Chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là một vấn đề tâm lý không mấy quen thuộc nhưng trong thực tế lại có khá nhiều người đã trải qua và gánh chịu nhiều tổn thương bởi nó. Tình trạng này xảy ra nếu cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình không đáp ứng đủ các nhu cầu về tình cảm của trẻ nhỏ. 

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là tình trạng trẻ nhỏ không được đáp ứng đủ nhu cầu cảm xúc từ cha mẹ

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì?

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu hay còn có tên tiếng anh là Childhood Emotional Neglect (CEN), là tình trạng một đứa trẻ không được đáp ứng đủ các nhu cầu về mặt cảm xúc từ cha mẹ hoặc những người trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy mình từ bé. Ví dụ như khi trẻ nhỏ đang rất hào hứng kể về một câu chuyện vui ở trường nhưng lại bị cha mẹ phớt lờ, không quan tâm. Tình trạng này nếu thường xuyên lặp lại sẽ khiến trẻ bị tổn thương, cho rằng bản thân không được xem trọng và có nhiều xu hướng không muốn chia sẻ bất kì điều gì với cha mẹ.

Tình trạng này hoàn toàn không giống với chứng ngược đãi cảm xúc (Emotional Abuse), cũng bởi thực tế cha mẹ không có ý định làm tổn thương hoặc bỏ mặc cảm xúc của con cái. Nó không phải là một hành vi nhằm mục đích ngược đãi, chà đạp cảm xúc của trẻ nhỏ, cha mẹ hoàn toàn không dùng những lời lẽ chỉ trích, hạ thấp để thao túng quyền hành với con cái.

Trong thực tế, những đứa trẻ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu vẫn được chu cấp đầy đủ về mặt vật chất, chỗ ở, sức khỏe, điều kiện học tập,…Các bậc phụ huynh vẫn dành cho con tình yêu thương nhưng họ vô tình bỏ quên việc thể hiện điều đó hoặc dù đã cố gắng trao tình cảm đến con nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu về cảm xúc của trẻ nhỏ.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì ngay tại thời điểm bị thiếu hụt về mặt cảm xúc, trẻ nhỏ sẽ không cảm nhận được rõ ràng về những tổn thương của khía cạnh tâm lý, bởi nó không diễn ra một cách cụ thể. Chính vì thế mà nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm CEN – thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Tuy nhiên, những sự tổn thương này sẽ dần đeo bám và phát triển theo thời gian. Cho đến khi trưởng thành, bản thân họ sẽ tự cảm nhận được những sự bất ổn bên trong tâm trí nhưng không thể xác định hoặc hiểu rõ về nó. Lúc này bạn có thể bắt đầu hồi tưởng về những sự việc đã xảy ra thời thơ ấu nhưng sẽ không thể thấy rõ được bởi nó chỉ là những việc vô hình, không có tổn thương về mặt thể xác.

Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là một trải nghiệm vô hình, khó có thể hình dung và nhớ được cụ thể. Mặc dù nó không biểu hiện rõ ràng và bạn không thể nhận ra nó nhưng nó sẽ bám theo bạn, trở thành một bóng tối bao phủ lên cuộc đời của bạn và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.

Trong thực tế, rất khó để bạn có thể xác định một người đang hoặc đã từng trải qua CEN. Đặc biệt, ngay chính bản thân họ cũng không thể xác định và nhận thức được rõ ràng về những sự thiếu hụt cảm xúc mà mình đã gánh chịu bởi nó tồn tại một cách vô hình, không có bất kì tổn thương nào hữu hình.

Những người đã từng bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu vẫn có thể lớn lên và sinh hoạt giống như những người bình thường. Tuy nhiên, họ luôn có cảm giác bản thân bị mất mát một thứ gì đó, bị mất kết nối với cảm xúc và trở nên thờ ơ, vô cảm với những ai đã từng làm tổn thương họ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia tâm lý thì CEN không gây ra các trạng thái đau đớn về mặt thể chất nhưng nó lại tạo ra các khoảng trống lớn trong tâm hồn và kéo dài mãi cho đến cuối đời.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Những trẻ đã từng trải qua CEN thường sẽ luôn có cảm giác bị thiếu thốn, mất mát một thứ gì đó

Qua thời gian nghiên cứu lâu dài về tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu, tiến sĩ Jonice Wepp đã đưa ra 7 dấu hiệu nhận biết sau đây:

1. Không có sự thấu hiểu cho chính mình

Bạn sẽ dễ nhận thấy những người đã từng trải qua tổn thương hoặc là nạn nhân của tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu sẽ có xu hướng khắc khe, quy tắc quá mức đối với bản thân. Mặt khác họ lại có sự dễ dãi và thoải mái với những người bên cạnh.

Trong thực tế những đối tượng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không biết cảm bày tỏ cảm xúc, không thể chia sẻ suy nghĩ của mình với những người xung quanh. Mỗi khi muốn tâm sự, diễn tả về cảm xúc của chính mình thì họ lại gặp phải một thứ gì đó cản trở và ngăn cấm họ làm điều đó.

2. Cảm giác trống trãi, cô đơn

Tùy vào từng trải nghiệm trong quá khứ và tính cách của mỗi người mà cảm giác trống trãi sẽ được cảm nhận một cách khác nhau. Ở vài trường hợp, đây là cảm giác trống rỗng trong ngực, bụng và cổ họng. Thỉnh thoảng họ có cảm giác trong cơ thể không còn tồn tại bất kì thứ gì và cảm giác này không thể diễn tả bằng lời và cũng không xác định được cụ thể nguyên nhân.

Ở một số người khác thì cảm giác trống trải được biểu hiện bằng cảm giác tê liệt về mặt cảm xúc. Họ bị mông lung và không cảm nhận được những tình yêu thương, quan tâm mà người khác dành cho mình. Đồng thời, họ cũng không biết cách bày tỏ và thể hiện cảm xúc một cách cụ thể và chính xác.

3. Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc

Những người đã từng trải qua CEN thường sẽ không biết cách kiểm soát và khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, tâm lý của bản thân. Vì thế, họ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng. So với người bình thường, họ sẽ không biết cách an ủi bản thân, không có khả năng tự vực dậy tinh thần và dễ dàng lún sâu vào những cảm xúc tiêu cực.

Bên cạnh đó, do những khoảng trống về mặt tâm lý cứ mãi đeo bám và tồn tại theo thời gian nên nhiều người dần mất đi khả năng bộc lộ cảm xúc. Họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay cả khi có người thân, gia đình, bạn bè bên cạnh.

4. Tự đánh giá sai về chính mình

Như đã chia sẻ ở trên, khi cha mẹ không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về mặt tình cảm của trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái bị thiếu hụt cảm xúc. Việc cha mẹ luôn thờ ơ, phớt lờ hoặc không biết cách thể hiện tình yêu thương với trẻ sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bản thân không xứng đáng, cho rằng mình tội lỗi, vô dụng nên mới không được cha mẹ yêu thương.

Những suy nghĩ và cảm xúc này nếu không được khắc phục tốt sẽ khiến cho trẻ có những đánh giá sai lầm về bản thân mình. Mặc dù đã trưởng thành nhưng nhiều người vẫn không thể tự nhận xét cụ thể về những ưu và nhược điểm của bản thân. Họ có thể không hiểu rõ về những mong muốn của chính mình và thường xuyên đưa ra các lựa chọn, quyết định sai lầm.

5. Bị thiếu sót nghiêm trọng về cảm xúc

Đây được xem là một trong các biểu hiện đặc trưng mà chỉ bản thân những người từng bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu mới nhận biết được. Họ sẽ vô cùng khó chịu, bức bối khi cảm giác thiếu sót, mất mát cứ mãi xuất hiện và quấy nhiễu tâm trí. Họ luôn có suy nghĩ rằng cuộc sống của mình đang bị thiếu đi một thứ gì đó nhưng họ mãi không thể biết được cụ thể nó là thứ gì.

Cũng chính vì cảm giác này nên nhiều người có xu hướng hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực, bi quan xoay quanh cuộc sống của họ. Chẳng hạn như họ nghĩ rằng “Mình khác lạ so với mọi người”, “Sẽ không có ai yêu thích mình”, “Mình chẳng có tài năng và chẳng làm được việc gì có ích”.

6. Cảm giác tội lỗi, xấu hổ

Họ luôn có cảm giác tự oán trách, tội lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng, xấu hổ về chính mình và đôi khi tự nổi giận với bản thân. Những người từng trải qua CEN luôn có cảm giác nghi ngờ về năng lực của mình, họ tự ti, xấu hổ và luôn nghĩ rằng bản thân sẽ không thể làm tốt được bất kì công việc gì, kể cả những việc đơn giản nhất.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
CEN khiến cho nhiều trẻ luôn có cảm giác tội lỗi, thu mình và tự oán trách bản thân

Một vài người còn luôn cảm thấy e ngại, thẹn thùng một cách thái quá đối với những việc mà người khác cho là bình thường. Hoặc đôi khi xảy ra bất kì vấn đề, sự cố nào họ cũng có xu hướng tự đổ lỗi, cảm thấy sợ sệt, bất an cho dù đó không phải là lỗi từ họ.

7. Sợ hãi cảm giác phụ thuộc

Những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu thường có xu hướng sống tự chủ, độc lập và tách biệt bởi họ luôn có cảm giác lo sợ về sự phụ thuộc. Họ sẽ cảm thấy tội lỗi, lo lắng và bất an quá mức khi phải phụ thuộc và nhờ vã vào một người nào đó. Chính vì thế họ luôn cố gắng làm mọi thứ một mình và hạn chế tối đa việc nhờ đến sự hỗ trợ của người khác, dù đó là những người thân thiết.

Nếu bạn nhận thấy một người nào đó đang cố gắng gồng mình, chịu đựng và không ngừng nỗ lực, phấn đấu chỉ vì không muốn nhận được bất kì sự hỗ trợ, giúp đỡ nào từ người khác thì có thể họ đã từng bị thiết hụt cảm xúc từ thời thơ ấu. Những đối tượng này luôn phải trải qua những sự giằng xé trong tâm hồn và cuộc sống của họ đôi lúc cần phải cố gắng gấp nhiều lần so với người bình thường

Lưu ý: Mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, không phải bất cứ người nào từng bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu cũng tồn tại đầy đủ các triệu chứng nêu trên. Đồng thời, đây chỉ là các biểu hiện điển hình và thường gặp, nó không thể thay thế hoàn toàn cho các tiêu chuẩn chẩn đoán.

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống?

Những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng khác nhau, theo thời gian các tác động đó cũng có thể thay đổi. Khi còn nhỏ, những sự thiếu hụt về mặt cảm xúc rất khó nhận biết, ngay cả bản thân trẻ cũng không ý thức được rõ ràng về vấn đề này.

Tuy nhiên, sau khi lớn lên, trẻ bắt đầu phát triển toàn diện về mặt tinh thần, thể chất và có được bản ngã của riêng mình thì những khoảng trống về cảm xúc sẽ trở thành một bức rào cản lớn đối với con cuộc sống của mỗi người. Nếu mức độ nhẹ thì sẽ khiến nhiều người không còn sự kết nối và không hứng thú với những thứ diễn ra xung quanh. Họ thường có xu hướng muốn che giấu, chôn vùi những cảm xúc của bản thân và trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa thế giới của chính mình.

Còn nếu tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu diễn ra một cách nghiêm trọng hơn thì sẽ khiến cho nhiều người phải đối mặt và liên tục vật lộn với những cơn căng thẳng kéo dài, nguy cơ cao mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc,….Khi trưởng thành, họ có thể bị thiếu hụt một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng hiểu, tiếp nhận, xử lý và truyền đạt cảm xúc.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần nguy hiểm

Khi những nhu cầu về cảm xúc không được đáp ứng tốt từ thuở nhỏ do đó họ luôn có sự mặc cảm và cho rằng vì mình không đủ tốt, không xứng đáng được yêu thương. Những lỗ hổng trong cảm xúc khi không được lấp đầy sẽ có nhiều khả năng khiến cho họ dù đã “trưởng thành” nhưng tâm hồn vẫn chưa đủ “lớn”.

Ngoài ra, những người từng trải qua CEN sẽ không luôn nghi ngờ về bản thân, vì thế họ sẽ gặp phải nhiều cản trở trong việc tìm kiếm và xác định bản ngã của riêng mình. Đặc biệt hơn, một trong đã từng trải qua tuổi thơ thiếu hụt cảm xúc, sau khi lớn lên cũng có nhiều khả năng trở thành một bậc cha mẹ thờ ơ, bỏ rơi cảm xúc của con cái. Tình trạng này nếu không sớm được nhận biết và chữa lành các tổn thương tâm hồn thì nó sẽ mãi trở nên một vòng tròn luẩn quẩn không thể chấm dứt.

Trong thực tế, sự ảnh hưởng của thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu đối với mỗi người là khác nhau, cho dù họ là anh chị em trong cùng một nhà và được cùng cha mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có tính cách, giới tính, độ tuổi, cảm nhận và nhu cầu tình cảm khác, năng lực khác nhau. Khi biến cố xảy ra, họ sẽ cảm nhận và đối mặt với nó theo cách riêng của mình.

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu – Lỗi do ai?

Qua quá trình tìm hiểu thì việc cha mẹ bỏ rơi cảm xúc của con cái có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Nhiều bậc phụ huynh cũng đã từng là nạn nhân của CEN nên họ không biết cách thể hiện cảm xúc của mình và trở nên thờ ơ với con cái. Hoặc một số người do quá bận rộn với cuộc sống, lo nghĩ về kinh tế gia đình nên không còn nhiều thời gian dành cho con trẻ. Một vài trường hợp khác lại gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý nguy hiểm nên không đủ khả năng để chăm sóc, yêu thương con cái.

Theo chia sẻ từ tiến sĩ Jonice Wepp thì các trường hợp con trẻ bị bỏ rơi cảm xúc thường xuất phát từ việc nuôi dạy của các kiểu cha mẹ như sau:

  • Cha mẹ dễ dãi: Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ dễ dãi thường có xu hướng sống tự do quá mức, thậm chí nhiều trẻ còn vô kỷ luật.
  • Cha mẹ độc đoán: Trẻ phải luôn hành động và sống theo ý muốn của cha mẹ. Họ liên tục đặt ra những giới hạn, quy luật và nguyên tắc cứng nhắc đối với trẻ.
  • Cha mẹ ái kỷ: Kiểu cha mẹ này chỉ quan tâm đến quyền lợi, các vấn đề của bản thân mà quên đi các cảm nhận của con cái, bất kể hành động, lời nói nào của con cũng không được làm tổn hại đến danh dự và thể diện của họ.
  • Cha mẹ suy sụp: Họ luôn có mong muốn và khiến đứa trẻ phải trở thành người hoàn mỹ, toàn diện, thành công để họ không thể lo lắng quá nhiều.
  • Cha mẹ vắng bóng: Hiện nay, do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên có những bậc cha mẹ không xuất hiện trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ, điều này khiến cho trẻ bị thiếu hụt lớn về mặt cảm xúc.
  • Cha mẹ cầu toàn: Kiểu cha mẹ này luôn đặt cho con những mục tiêu, kỳ vọng quá cao, thậm chí là vượt xa khả năng của trẻ nhỏ.
  • Cha mẹ nghiện ngập: Khi rơi vào cơn nghiện, họ có thể trở nên tồi tệ, không quan tâm và để ý đến cảm xúc của con cái.
  • Cha mẹ bị rối loạn nhân cách: Do mắc phải chứng bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng nên các bậc phụ huynh sẽ không còn quan tâm đến những nhu cầu, mong muốn của con cái.

Làm sao để chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu?

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là những tổn thương, thiếu thốn về mặt tinh thần đã kéo dài từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Do đó, quá trình để chữa lành chưa bao giờ là đơn giản. Để có thể lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn và giúp cho đứa trẻ bên trong bạn được nuôi dưỡng tốt hơn thì bạn hãy từng bước cải thiện chúng.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Để chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu cần phải nỗ lực trong thời gian dài
  • Hiểu và học cách chấp nhận chính mình: Để có thể nhìn nhận cụ thể và chính xác hơn về những sự ảnh hưởng mà tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu gây ra thì trước tiên bạn cần phải lục tìm lại những mảnh ký ức tuổi thơ. Từ đó hãy liên kết với thực tế để có thể đánh giá được chính xác về vấn đề trước khi đưa ra bất kì biện pháp cải thiện nào.
  • Tôn trọng những nhu cầu, cảm xúc của bản thân: Hãy học cách bao dung và đối xử nhẹ nhàng hơn với chính mình. Nếu bạn cứ mãi hà khắc với những mong muốn của bản thân thì chỉ khiến bạn càng phải gắng gượng và gồng mình hơn để sống. Do đó, hãy bắt đầu chia sẻ và đáp ứng tốt về mặt cảm xúc hoặc bạn cũng có thể đưa ra các tiêu chuẩn, ranh giới cụ thể khi giao tiếp, kết nối với những người xung quanh.
  • Bộc lộ cảm xúc: Sau khi đã xác định được vấn đề của bản thân và học cách thả lỏng, thoải mái hơn với chính mình thì bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là bày tỏ, bộc lộ cảm xúc ra ngoài. Hãy thử trò chuyện và nói về những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của bản thân với những người bên cạnh, chẳng hạn như bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp.
  • Tập cách an ủi, động viên bản thân: Như đã nói, những người đã từng trải qua sự thiếu hụt cảm xúc từ thời thơ ấu sẽ có xu hướng tự lập, không muốn dựa dẫm vào bất kì ai và họ bị hạn chế về khả năng tự an ủi bản thân. Do đó, để có thể cân bằng được cuộc sống, cách tốt nhất là hãy học cách tự xua tan các muộn phiền, tự vỗ về những cảm xúc tiêu cực để luôn giữ được trạng thái tinh thần ổn định.
  • Gặp gỡ chuyên gia tâm lý: Trong thực tế, CEN hoàn toàn không phải một chứng bệnh tâm lý nhưng nếu bạn không thể nào thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và các ảnh hưởng của nó đối với đời sống thì cách tốt nhất là tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý. Đồng thời, nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và khắc phục tốt cũng dễ khiến cho bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. Vì thế, việc được trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tháo gỡ được những nút thắt trong lòng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có được cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và cuộc sống, nhờ đó tâm trạng cũng trở nên ổn định hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là một tình trạng khá thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Mong rằng qua những thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ biết cách chữa lành các tổn thương tinh thần của mình để có thể lấp đầy các khoảng trống tinh thần, mau chóng ổn định tâm trạng để hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Trần hà my says: Trả lời

    Con có những triệu chứng của căn bệnh này và trầm cảm, thực sự con rất mệt mỏi, mẹ con đi làm trả nợ cho bố con nên hai mẹ con ít nói chuyện, đồng thời con cũng suốt ngày nghe những lời cay nghiệt của bố dành cho mẹ con làm con nảy sinh sự thù hận với mẹ và con đã có những lời ko hay với cả mẹ và bố do bố con cứ thỉnh thoảng lại lôi mẹ con ra đay nghiến trước mặt con dù con ko muốn nghe. Giờ con ít giao tiếp với bố mẹ và cảm giác mhuw họ cũng coi con là người dưng vậy, con cảm thấy vô cùng cô đơn và mệt mỏi. Và đau khổ, con mới 17 tuổi và con bị bệnh này từ 2021

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *