Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì? Tác dụng phụ và lưu ý

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là nhóm thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị và cải thiện chứng rối loạn trầm cảm hoặc một số loại rối loạn tâm thần khác. Các loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực và hành vi muốn tự sát của bệnh nhân. 

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng rất phổ biến trong điều trị nhiều bệnh tâm lý tâm thần

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là thuốc gì?

Thuốc chống trầm cảm 3  vòng (thuốc chống trầm cảm tuần hoàn) hay còn được gọi tắt là TCA – Tricyclic Antidepressant được nghiên cứu và sản xuất từ những thập niên 50 của thế kỷ XX. Nhóm thuốc chống trầm cảm này cũng là loại đầu tiên được giới thiệu và áp dụng trong việc điều trị trầm cảm cùng các loại rối loạn có liên quan khác.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, y học ít sử dụng loại thuốc này bởi vì các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một số nhóm thuốc vượt trội và ít gây tác dụng phụ hơn. Do đó, chỉ trong một số trường hợp người bệnh không thể đáp ứng được các loại thuốc hiện đại thì mới được cân nhắc sử dụng nhóm thuốc này. Do đó, trong phác đồ điều trị ban đầu của những bệnh nhân trầm cảm ít khi thấy sự xuất hiện của các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Mặc dù các loại thuốc nhóm 3 vòng đều mang lại kết quả tích cực, những triệu chứng bệnh dần được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại khó dung nạp và tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cơ chế hoạt động

Thông thường, khi người bệnh đã sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm khác nhưng không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Cơ chế hoạt động chủ yếu của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine trong não bộ. Những chất hóa học này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của con người, nhờ đó mà cảm xúc được cân bằng và ổn định tốt hơn.

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có thể ngăn chặn được các thụ thể như alpha-adrenergic, muscarinic M1 và histamin H1. Đây là một loại amin sinh hoạt có hoạt động tương tự như các chất dẫn truyền thần kinh não bộ, tử cung, tủy sống và có sự liên quan mật thiết với hệ thống miễn dịch cục bộ cùng các chức năng sinh lý ở đường ruột.

Nhờ vào những cơ chế của thuốc mà các loại thuống chống trầm cảm 3 vòng không chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm mà còn được sử dụng nhiều đối với những trường hợp như đau mạn tính, rối loạn hoảng sợ, đau nửa đầu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoạc đái dầm mạn tính.

Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng phổ biến

Theo nhận định của các chuyên gia thì những loại thuốc nhóm chống trầm cảm 3 vòng thường có hiệu quả khác chậm, trung bình từ tuần 2 đến tuần 4 mới phát huy rõ công dụng. Một số loại thuốc thường được áp dụng cho người bệnh trầm cảm:

thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Amitriptylin là loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần mạnh.
  • Amitriptylin: Loại thuốc này có tác dụng an thần rất mạnh, giúp xoa dịu hệ thần kinh. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến bởi hiệu quả cao mà giá thành lại thấp. Amitriptylin thường sẽ được chỉ định cho những đối tượng bị trầm cảm, rối loạn lo âu, kích động,…Tuy nhiên, chúng sẽ không được khuyến khích sử dụng cho các nam giới mắc chứng phì đại tiền liệt tuyến, những người lớn tuổi hoặc có tiền sử gặp phải một số vấn đề về tim mạch.
  • Clomipramine: So với các loại thuốc khác thì Clomipramine có tác dụng tốt hơn trong quá trình điều trị trầm cảm và rối loạn ám ảnh. Thuốc sẽ có tác dụng chủ yếu trên serotonin.
  • Tianeptine: Những người cao tuổi, có bệnh thực tổn hoặc nam giới bị trầm cảm nhưng chức năng sinh lý kém sẽ được ưu tiên sử dụng loại thuốc này. Tianeptine có khả năng dung nạp tốt, ít tác dụng phụ và ít gây ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của người bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thời gian bán hủy ngắn, do đó bệnh nhân cần sử dụng ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng mang lại hiệu quả rất tốt, nó giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của người bệnh, đồng thời hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại có nhiều khả năng gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn và hiện đang dần được thay thế bởi các loại thuốc khác. Trong thực tế, bất kì loại thuốc chống trầm cảm nào cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ. Nếu người bệnh tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thì sẽ hạn chế được những rủi ro này.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian điều trị bằng thuốc như:

  • Bồn chồn, táo bón, đầy bụng: Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện trong khoảng vài tuần đầu sử dụng thuốc, sau đó sẽ dần biến mất. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm Clomipramine. Những biểu hiện cụ thể như nôn ói, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…Đối với tác dụng phụ này bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng, bởi sau khoảng 1 đến 2 tuần, cơ thể dần thích nghi với thuốc thì chúng sẽ tự hết.
  • Khô miệng, đắng miệng: Đây là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, sau khoảng vài tháng chúng sẽ dần thuyên giảm.
  • Bí tiểu: Tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở những người bệnh trầm cảm bị phì đại tiền liệt tuyến. Vì thế, các bác sĩ sẽ hạn chế sử dụng clomipramine cho đối tượng bệnh là nam giới.
  • Ăn nhiều, tăng cân mất kiểm soát: Người bệnh có thể thấy thèm ăn, ăn quá mức gây ảnh hưởng đến cân nặng, đặc biệt là những người đang trong trạng thái thừa cân. Bệnh nhân có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách dung nạp nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thường xuyên rèn luyện bằng những bài tập thể dục thể thao.
  • Buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu: Đây là những tác dụng phụ thường gặp ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đặc biệt là thuốc Amitriptyline. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, thay đổi vị giác, đánh trống ngực,…Vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân không nên thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao, điển hình như điều khiển phương tiện giao thông, máy móc, trèo cao,….
  • Một số tác dụng phụ khác: Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng có thể gây nên những triệu chứng như hạ huyết áp, rối loạn tình dục, suy nhược cơ thể, giảm ham muốn, rụng tóc, mệt mỏi, hoang tưởng, ảo giác, co giật, mất phương hướng,….

Ngộ độc thuốc chống trầm cảm có nguy hiểm không?

Thuốc chống trầm cảm cần được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới có thể sử dụng được. Do đó, khi người bệnh tự ý mua thuốc về uống hoặc tăng/giảm liều lượng, ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây ra tình trạng ngộ độc thuốc. Người bệnh sẽ thường gặp phải tình trạng ngộ độc cấp tính, biến chuyển nhanh, khó tiên lượng. Một số tình trạng ngộ độc có thể gặp phải khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như:

ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Ngộ độc thuốc chống trầm cảm có nguy hiểm không?
  • Độc tính trên hệ hô hấp: Người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như tăng gánh thể tích, co thắt phế quản, tụt huyết áp, co mạch, nhiễm trùng phổi, tổn thương phổi cấp,…
  • Độc tính trên hệ tim mạch: Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, tụt huyết áp, kiệt thể tích, giảm oxy máu,…
  • Độc tính trên hệ thần kinh trung ương: Co giật toàn thân, kích động, ảo giác, ngủ gà, hôn mê, sản, rối loạn hành vi,…là những triệu chứng thường gặp khi người bệnh sử dụng thuốc quá liều hoặc các đối tượng có yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, chấn thương sọ não, tiền sử bị co giật.

Bên cạnh đó, nếu rơi vào tình trạng ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như nhịp tim tăng nhanh, mơ màng, nói mớ,…Những biểu hiện muộn hơn như loạn nhịp tim, hôn mê, hạ huyết áp, ngủ lịm, co giật,…

Khi bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ. Vì thế, trong quá trình điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đổ không thay đổi liều lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, góp phần giúp cho người bệnh sớm được phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, loại thuốc này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần nắm rõ một số lưu ý sau đây:

  • Không sử dụng thuốc cho những đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em dưới 12 tuổi, người bệnh đang phục hồi sau nhồi máu cơ tim, những người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng đồng thời giữa các loại thuốc chống trầm cảm với IMAO. Hoặc nếu trong trường hợp cần thiết thì phải sử dụng cách nhau ít nhất 14 ngày.
  • Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bắt đầu với liều thấp, sau đó sẽ tăng dần lên nếu thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ có tác dụng khá chậm, thông thường từ tuần thứ 2 trở đi mới nhận thấy được hiệu quả của thuốc. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng, không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng đột ngột.
  • Tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, các chất kích thích, các chất gây nghiện trong thời gian điều trị. Cũng bởi những chất này có thể làm gia tăng độc tính của thuốc.
  • Bệnh nhân cần trao đổi cụ thể với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng hoặc tiền sử kích ứng của bản thân để hạn chế tối đa nguy cơ tương tác thuốc.
  • Ngoài ra, những người thân trong gia đình cũng cần theo dõi và đồng hành trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường ở người bệnh, cần thông báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.

Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng hiện đang được sử dụng phổ biến đối với những trường hợp bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám cụ thể để chuyên gia đánh giá mức độ bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

ĐỌC THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *