Trầm cảm nhẹ nên sớm nhận biết và điều trị kịp thời

Rate this post

Theo nhận định của các chuyên gia thì tần suất nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm trong suốt cuộc đời của mỗi người là từ 15 đến 25%, đặc biệt là giai đoạn trầm cảm nhẹ. Các triệu chứng của bệnh có thể khởi phát ở bất kì độ tuổi nào, thường sẽ phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới.

Trầm cảm nhẹ
Ai trong chúng ta đều có khả năng mắc phải ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc đời 

Trầm cảm nhẹ là gì?

Trầm cảm nhẹ là giai đoạn ít nghiêm trọng nhất của bệnh bởi lúc này các triệu chứng của bệnh chỉ mới khởi phát, chưa có biểu hiện cụ thể và rõ ràng. Dựa vào số liệu nghiên cứu nhận thấy rằng, ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm nhẹ khi phải thường xuyên đối diện với các biến cố, áp lực, căng thẳng kéo dài dai dẳng.

Tuy đây chỉ là giai đoạn ban đầu của bệnh, các triệu chứng trầm cảm vẫn chưa biểu hiện ở mức nguy hiểm, đồng thời cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe, đời sống hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan và không thể kịp thời phát hiện để ngăn chặn đúng cách thì sẽ làm cho các triệu chứng càng tiến triển nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao biến thành trầm cảm vừa và nặng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Trầm cảm dù ở bất kì giai đoạn nào cũng cần phải được quan tâm và tiến hành điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ vẫn chưa cần sử dụng đến thuốc điều trị mà chủ yếu là sự thay đổi lối sống và quan tâm, chăm sóc từ phía người thân, gia đình. Nếu có thể áp dụng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì các triệu chứng bệnh trầm cảm nhẹ sẽ dần biến mất và được kiểm soát tốt hơn.

Thông thường, đối với những trường hợp mới khởi phát bệnh thì các biểu hiện như buồn bã, tuyệt vọng, bi quan, suy nghĩ tiêu cực, mất dần hứng thú, rối loạn ăn uống và giấc ngủ vẫn sẽ tồn tại. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của nó còn khá mơ hồ, lúc có lúc không nên rất khó để nhận biết ở giai đoạn này.

Cách nhận biết sớm trầm cảm nhẹ

Thông thường, những người được chẩn đoán mắc phải tình trạng trầm cảm nhẹ sẽ có 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan. Các triệu chứng này sẽ không xuất hiện liên tục, biểu hiện cũng không quá rõ ràng và sẽ kéo dài tối thiểu 2 tuần.

Trầm cảm nhẹ
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhẹ còn khá mơ hồ, chưa biểu hiện cụ thể nên rất khó nhận biết

2 triệu chứng chính của bệnh trầm cảm:

  • Khí sắc trầm buồn, chán nản, tuyệt vọng, có hoặc không có kèm theo triệu chứng hay khóc lóc không rõ nguyên nhân.
  • Không có nhiều động lực, mất dần hứng thú đối với những sự việc, hoạt động xung quanh, ngay cả những điều bản thân từng rất yêu thích trước đây.

7 triệu chứng liên quan thường gặp ở bệnh trầm cảm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, thiếu sức sống và không muốn thực hiện bất cứ việc gì.
  • Thay đổi khẩu vị, có thể chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc thèm ăn quá mức.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc liên tục buồn ngủ, ngủ quá nhiều.
  • Lười vận động, di chuyển chậm chạp hoặc dễ bị kích động, nhạy cảm.
  • Có cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân vô dụng và luôn thất vọng về chính mình.
  • Mất tập trung, khó khăn trong việc đưa ra quyết định hay lựa chọn, kể cả những việc đơn giản mỗi ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định muốn tự sát.

Trầm cảm nhẹ có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Bản chất của trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy trầm cảm nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sức khỏe của người bệnh nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Vì thế, việc nắm rõ các triệu chứng của trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nhận biết và ngăn chặn bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, nhiều người thường chủ quan rằng đối với các trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ có thể tự hồi phục sau một thời gian mà không cần áp dụng bất kì phương pháp chữa bệnh nào. Trong thực tế cũng có một vài trường hợp bệnh nhân trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi bệnh một cách tự nhiên mà không có sự can thiệp nào từ y khoa.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng hầu hết các trường hợp bị trầm cảm đều cần phải được tiến hành thăm khám và chữa trị bằng những phương pháp phù hợp mới có thể khống chế tốt. Tùy vào mức độ bệnh và nhiều yếu tố khác mà các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm nhẹ không quá nguy hiểm và có thể cải thiện tốt nếu người bệnh sớm phát hiện.

Thông thường đối với các đối tượng có thể phát hiện sớm trầm cảm ở giai đoạn nhẹ thì chưa cần phải sử dụng đến thuốc chống trầm cảm. Người bệnh sẽ được hướng dẫn một số biện pháp thay đổi lối sống tích cực ngay tại nhà hoặc có thể áp dụng thêm phương pháp tâm lý trị liệu để đẩy lùi bệnh tốt nhất.

Dù người bệnh bị trầm cảm ở giai đoạn nào và áp dụng bất kì phương pháp điều trị gì thì cũng cần phải kiên trì và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chữa bệnh trầm cảm đôi lúc phải duy trì trong một khoảng thời gian dài nên bệnh nhân cũng cần phải nỗ lực và cố gắng thật nhiều để có thể nhanh chóng phục hồi được sức khỏe của bản thân.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng có đến hơn ̣90% các trường hợp người bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ được cải thiện tốt sức khỏe và đẩy lùi triệt để bệnh nhờ vào việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh phù hợp. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất. Nếu không kịp thời phát hiện bệnh và để bệnh tiến triển theo hướng tự nhiên sẽ là cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng, nguy cơ tử vong ở người bệnh cũng tăng cao.

Cách điều trị trầm cảm nhẹ kịp thời

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhẹ tuy không quá nặng nề nhưng cũng sẽ làm ảnh hưởng một phần đối với đời sống, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì thế, nếu có thể sớm phát hiện được bệnh trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Lúc này bệnh nhân chưa cần sử dụng đến thuốc mà sẽ được hướng dẫn các biện pháp khắc phục ngay tại nhà. Cụ thể như sau:

1. Ngồi thiền

Thiền định cũng được đánh giá là một trong các phương pháp giúp kiểm soát cảm xúc tốt, đặc biệt nó có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình cải thiện sức khỏe đối với người bệnh trầm cảm. Thói quen ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp cho tâm trạng của bạn được cân bằng và ổn định hơn rất nhiều. Khi cơ thể hoàn toàn được thả lỏng và tĩnh tâm nhất sẽ giúp cho con người cảm thấy dễ chịu, giảm bớt các căng thẳng, áp lực và lo âu.

Trầm cảm nhẹ
Ngồi thiền 15 đến 30 phút mỗi ngày cũng là biện pháp phòng tránh và cải thiện trầm cảm hiệu quả

Ngoài ra, việc ngồi thiền còn giúp người bệnh gia tăng được sự tập trung. Đồng thời họ sẽ có thời gian để suy ngẫm và đánh giá lại bản thân để hạn chế tối đa các suy nghĩ lệch lạc. Vì thế, đối với những người đang mắc bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ thì thói quen ngồi thiền từ 15 đến 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy ổn định hơn về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết rằng bộ môn này còn giúp cho người bệnh cải thiện được chất lượng giấc ngủ.

2. Tập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cho con người tăng cường sức đề kháng, gia tăng sức khỏe thể chất mà hỗ trợ cơ thể giải phóng năng lượng, ổn định tâm trạng tốt hơn. Đặc biệt là các người bệnh trầm cảm thường sẽ có xu hướng lười vận động, không muốn di chuyển. Họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi yên một chỗ và không làm bất cứ việc gì.

Điều này sẽ khiến cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh càng trở nên suy kiệt, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống. Do đó, để cải thiện tốt các triệu chứng mà trầm cảm gây ra, người bệnh nên tăng cường sức khỏe bằng cách tập luyện thể thao mỗi ngày.

Theo kết quả từ các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc vận động thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể kích thích sản sinh hàm lượng hormone tạo hạnh phúc, từ đó giúp cho con người cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân trầm cảm nhẹ đó chính là dành ra khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày để vận động và tập luyện các bài thể dục yêu thích.

Tốt nhất bệnh nhân nên tập thể dục vào buổi sáng và lựa chọn không gian mát mẻ, nhiều cây xanh để tập luyện. Khi cơ thể được vận động vào buổi sáng sớm sẽ giúp cho bạn có được một nguồn năng lượng tích cực để hoạt động tốt hơn, đồng thời không khí buổi sáng rất dịu nhẹ và trong lành sẽ giúp cho tâm trạng được thoải mái.

3. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đối với sức khỏe tổng thể của con người. Đồng thời giấc ngủ và trầm cảm cũng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Các chuyên gia cho biết rằng, những đối tượng thường xuyên mất ngủ sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng trầm cảm, ngược lại bệnh trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu khiến cho con người dễ bị rối loạn giấc ngủ.

Dựa vào số liệu thống kê thì có đến khoảng 80% các trường hợp người bệnh trầm cảm từ nhẹ đến nặng có xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, thường xuyên mơ gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc. Khi tình trạng này cứ liên tục xuất hiện và kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đồng thời nó cũng là yếu tố khiến cho trầm cảm nhẹ tiến triển mạnh mẽ thành các giai đoạn nguy hiểm hơn.

Trầm cảm nhẹ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể lẫn và tinh thần của con người

Vì thế, để cải thiện tốt nhất các triệu chứng của bệnh trầm cảm, người bệnh cần phải chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của bản thân. Đối với người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng, đồng thời rèn luyện thói quen ngủ sớm trước 23 giờ mỗi ngày. Khi có được một giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi để lấy lại nguồn năng lượng bị hao hụt, đồng thời sức khỏe tinh thần cũng được ổn định hơn rất nhiều.

Để có được một giấc ngủ tốt bạn cũng cần phải lựa chọn cho mình một không gian thoải mái, sạch sẽ, yên tĩnh với nhiệt độ phòng và ánh sáng phù hợp. Nếu cảm thấy khó ngủ bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ như sử dụng tinh dầu thơm, uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm, uống sữa nóng, nghe nhạc, ngồi thiền,…

4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh những biện pháp nêu trên thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị cho bệnh nhân trầm cảm nhẹ. Người bệnh cần phải chú ý xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tốt nhất là nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho não bộ. Đồng thời cũng phải tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả tươi, các loại đậu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải chú ý hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, các loại gia vị như muối, đường,….Tuyệt đối không được lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá, ma túy, thuốc lắc để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

5. Chủ động hơn trong việc giao tiếp

Các chuyên gia cho biết rằng, việc có thể nói ra được những khó khăn, khúc mắc trong lòng sẽ giúp bạn phòng tránh và hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Vì thế, khi rơi vào căn bệnh này, bạn hãy cố gắng tập cho mình thói quen chủ động trong giao tiếp. Sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi bạn có thể gặp gỡ bạn bè, người thân để cùng nhau trò chuyện, tâm sự.

Trầm cảm nhẹ
Người bệnh nên chủ động nhiều hơn trong việc giao tiếp để giảm bớt căng thẳng, áp lực cuộc sống

Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn gia tăng kỹ năng giao tiếp và cải thiện tốt các mối quan hệ xã hội. Nếu cảm thấy mệt mỏi, bế tắc bạn cũng có thể tìm kiếm những người mà mình thực sự tin tưởng để bày tỏ nỗi lòng. Thay vì phải ngồi đối diện với 4 bức tường thì bạn hãy cố gắng bước ra ngoài và giao lưu nhiều hơn. Nếu có thể rèn luyện được điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các nỗi lo, buồn phiền trong lòng và hạn chế tối đa các suy nghĩ tiêu cực.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Những đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, họ cho rằng bản thân không xứng đáng và sợ làm phiền đến những người xung quanh. Vì thế, mỗi khi gặp phải khó khăn hoặc trở ngại trong cuộc sống họ đều muốn tự chịu đựng, cố che giấu chúng và không nhờ đến bất kì sự trợ giúp nào từ người thân, bạn bè.

Do đó, bạn hãy cố gắng thoát ra khỏi những suy nghĩ bi quan này và hãy chủ động tìm kiếm sự trợ giúp khi cảm thấy mệt mỏi và không còn năng lượng. Sự quan tâm và hỗ trợ từ những người thân bên cạnh cũng cũng là nguồn động lực rất lớn đối với quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh trầm cảm. Hãy cố gắng dành những lời động viên, khích lệ và giúp đỡ người bệnh khi cần thiết để họ cảm thấy bớt cô đơn và giảm thiểu các áp lực.

7. Tìm kiếm những niềm vui mới

Hầu hết những đối tượng mắc bệnh trầm cảm đều rất ngại việc thay đổi và họ khó có thể thích ứng tốt với những điều mới mẻ. Vì thế, họ thường có xu hướng đâm đầu vào những lối mòn và lối suy nghĩ cũ. Do đó, để mau chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần phải nỗ lực hơn và thử sức với những điều mới lạ trong cuộc sống.

Trầm cảm nhẹ
Nghe nhạc, xem phim cũng là cách để người bệnh trầm cảm thư giãn hiệu quả và an toàn.

Bạn có thể đăng kí tham gia vào những câu lạc bộ, hoạt động thư giãn dựa trên sở thích của bản thân hoặc đơn giản là làm những việc gì đó mà trước đây chưa từng trải nghiệm. Một số gợi ý thú vị và thích hợp dành cho người bệnh trầm cảm như câu lạc bộ thư pháp, vẽ tranh, sáng tác nhạc, khiêu vũ hoặc các hoạt động như đọc sách, nấu ăn, xem phim, đi du lịch, chăm sóc cây cảnh,….

8. Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý

Bên cạnh những phương pháp hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà thì người bệnh trầm cảm nhẹ cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Việc có thể được trò chuyện và chia sẻ với chuyên gia sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời, với những kỹ thuật chuyên môn của mình mà các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho người bệnh nhìn nhận tốt các vấn đề mà bản thân đang gặp phải.

Sau những buổi trò chuyện trực tiếp, người bệnh cũng sẽ dần hiểu được các suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc của chính mình và tìm ra hướng giải quyết chúng tốt hơn. Đồng thời người bệnh cũng sẽ biết được cách thay đổi suy nghĩ của mình theo chiều hướng tích cực và kiểm soát tốt các cảm xúc của bản thân.

Với biện pháp trị liệu tâm lý, các bệnh nhân trầm cảm sẽ được phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên nhất mà không cần đến sự can thiệp của thuốc điều trị. Mặt khác, sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh đã được thuyên giảm và biến mất hoàn toàn thì các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn của người bệnh biết được cách đối mặt và xử lý các khó khăn trong cuộc sống để hạn chế tình trạng tái phát hoặc phát triển bệnh nghiêm trọng hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hi vọng thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ và có cách khắc phục hiệu quả nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở chuyên khoa để nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ sức khỏe tâm thần.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *