Trầm cảm có tự khỏi được không? Có chữa được không?
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, nó khiến cho người bệnh trở nên buồn chán, tuyệt vọng và mất dần hứng thú với cuộc sống hiện tại. Nếu các triệu chứng bệnh không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân. Vậy trầm cảm có tự khỏi được không? Có chữa được không?
Tổng quan về căn bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh với nhiều triệu chứng đặc trưng và riêng biệt chứ không đơn thuần là những cảm xúc buồn chán, chán nản. Trong y học hay gọi đây là tình trạng rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với con người
Bệnh lý này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên theo thống kê nhận thấy thì tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm sẽ cao gấp 2 lần so với nam giới, độ tuổi tập trung nhiều nhất là từ 15 đến 30 tuổi.
Các chuyên gia còn cho biết rằng, mỗi người đều có thể trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong cuộc đời. Tình trạng này có thể tự biến mất sau một thời gian nhưng cũng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nếu người bệnh chủ quan không có biện pháp can thiệp đúng đắn.
Trong thực tế căn bệnh này không có nguyên nhân cụ thể để gây ra bệnh, chủ yếu là những yếu tố thúc đẩy tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh phát sinh và kéo dài. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và cả tính mạng của bệnh nhân.
Hiện nay, tỉ lệ số người tự sát vì trầm cảm đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Dựa vào số liệu thống kê cho thấy, số lượng người chết vì trầm cảm đang xếp thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau các vụ tai nạn giao thông. Đặc biệt hơn là nguy cơ tử sát ở nam giới bị trầm cảm lại cao hơn so với nữ giới.
Tóm lại, trầm cảm là một căn bệnh cực kì nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, thời gian chữa bệnh cũng sẽ được rút ngắn.
Trầm cảm có tự khỏi được không? Có chữa được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không? luôn là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Trên thực tế cũng có một số ít trường hợp mắc bệnh trầm cảm và đã tự khỏi mặc dù không áp dụng phương pháp điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên bệnh chỉ có khả năng tự khỏi khi ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá phức tạp và người bệnh cần phải có tâm lý vững vàng để có thể tự thoát khỏi căn bệnh quái ác này.
Tuy nhiên, tỉ lệ người bệnh trầm cảm có thể tự khỏi là rất ít và hiếm gặp. Hầu hết những trường hợp còn lại đều phải cần đến sự can thiệp của các biện pháp chuyên khoa mới có thể phục hồi tốt nhất. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường đối với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải nhà như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, chủ động giao tiếp, tập luyện thể dục thường xuyên cũng có thể giúp sức khỏe hồi phục tốt hơn. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn vừa và nặng thì cần áp dụng các biện pháp chuyên sâu hơn như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Dù được chỉ định áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cũng cần tuy thủ đúng theo các chỉ định điều trị của bác sĩ mới có thể giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Quá trình điều trị bệnh trầm cảm cần phải thực hiện trong thời gian dài, đôi lúc phải áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc. Bên cạnh đó, sự nỗ lực và cố gắng của bệnh nhân là rất cần thiết, nó góp phần quyết định kết quả của việc điều trị bệnh.
Theo thống kê thì có khoảng 80 đến 90% các trường hợp bị trầm cảm được tiến hành điều trị đã cải thiện tốt về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên một điều đáng buồn đó chính là hiện nay số lượng người trầm cảm tìm đến sự giúp đỡ của y khoa vẫn chưa cao, điều này tìm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với người bệnh và là gánh nặng của những người bên cạnh.
Làm thế nào để chữa bệnh trầm cảm hiệu quả?
Trầm cảm có thể chữa khỏi, tuy nhiên để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:
1. Tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt
Các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh nên tiến hành thăm khám thật sớm, kể từ khi nhận thấy các triệu chứng bất thường bạn nên tìm đến bệnh viện hay các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất. Việc có thể phát hiện bệnh sớm sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cũng cần chia sẻ cụ thể và chi tiết về những triệu chứng của bản thân. Đồng thời nên lựa chọn những địa chỉ uy tín và chất lượng để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao thực hiện việc thăm khám. Sau khi biết được tình trạng bệnh của mỗi người, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
2. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
Thông thường đối với những tình trạng bệnh nhẹ, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách khắc phục ngay tại nhà mà chưa cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Tuy nhiên, khi bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mới có thể cải thiện bệnh, thậm chí một số trường hợp cần thiết phải tiến hành nhập viện để theo dõi.
Do đó, để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của trầm cảm và giúp cho sức khỏe được phục hồi tốt nhất, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân phải tham gia đầy đủ các buổi trị liệu tâm lý với chuyên gia, đồng thời hoàn thành tốt các bài tập mà bác sĩ đã hướng dẫn.
Đặc biệt là đối với những trường hợp được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm càng phải nghiêm ngặt hơn trong việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân phải đảm bảo uống thuốc đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, không được tự ý tăng giảm liều dùng của thuốc.
Điều quan trọng nhất đó chính là không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột, điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ngưng thuốc hoặc làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh, thậm chí sẽ làm người bệnh tử vong. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích trong quá trình chữa bệnh, bởi chứng có khả năng cản trở sự hấp thu của thuốc.
3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tại nhà cũng là một trong các cách quan trọng góp phần giúp cho quá trình điều trị được thành công hơn. Người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Một số chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho người bệnh có được một sức đề kháng tốt, đồng thời góp phần bổ sung các chất cần thiết cho sự hoạt động của não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm có lợi cho não bộ. Đồng thời phải hạn chế bớt các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Những người bệnh trầm cảm luôn có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ, họ dường như không muốn thực hiện hoặc tham gia vào bất kì hoạt động nào. Điều này cũng là yếu tố làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì thế, bệnh nhân nên cố gắng vận động mỗi ngày, có thể lựa chọn những bộ môn đơn giản để tập luyện tại nhà như yoga, thiền định, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp,…Tốt nhất bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện và nên tập vào buổi sáng, ở không gian mát mẻ, không khí trong lành.
- Đảm bảo giấc ngủ: Trầm cảm và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hầu hết những người bị trầm cảm đều bị rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là tình trạng mất ngủ. Do đó, người bệnh nên cố gắng ngủ đủ 8 tiếng và nên ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Để giấc ngủ được trọn vẹn hơn, bạn nên lựa chọn không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ phòng cũng vừa phải. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số liệu pháp như tinh dầu thơm, ngâm chân với nước ấm, xoa bóp, massage,…để ngủ ngon hơn.
- Học cách cân bằng cảm xúc: Đây là điều rất cần thiết đối với những người đang bị trầm cảm. Việc khống chế và biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên học cách đối diện với những khó khăn, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn và không nên phán xét vội vàng về một sự việc nào đó.
- Sắp xếp thời gian hợp lý: Học tập, làm việc căng thẳng quá mức cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Vì thế bệnh nhân cần lên kế hoạch cụ thể cho những hoạt động trong ngày, hạn chế tối đa sự căng thẳng và áp lực. Tốt nhất nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Bạn có thể tìm kiếm những hoạt động mới mẻ như hội họa, ca hát, nhảy múa, đọc sách, nghe nhạc, xem phim để thư giãn đầu óc.
- Chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng: Nếu có thể thực hiện được điều này sẽ giúp cho người bệnh có cái nhìn mới về thế giới xung quanh, giảm thiểu sự cô lập và cải thiện thêm các mối quan hệ xã hội. Bệnh nhân sẽ quen biết và thiết lập được thêm những mối quan hệ mới đồng thời cải thiện được khả năng giao tiếp của bản thân.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Trầm cảm có tự khỏi được không? Có chữa được không?”. Để có thể chữa khỏi được căn bệnh quái ác này, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
- Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?
- Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
- Cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc bạn nên biết
Cho mình hỏi các phương pháp tự chăm sóc tại nhà nào có thể giảm bớt triệu chứng trầm cảm được không?
ở nhà hầu như chỉ có ăn uống, thể dục cùng lắm là thêm yoga và thiền
thiền hiệu quả lắm học thiền đi bạn
cuộc sống hàng ngày dường như trở nên một thách thức lớn đối với tôi những buổi tối dài và yên tĩnh chỉ khiến cho tâm trạng của tôi trở nên trầm lắng hơn. Cảm giác bất lực ngày càng gia tăng ai đó có thể giúp tôi
đi chữa đi bạn
mình đi viện rồi mà những suy nghĩ tiêu cực vẫn quay trở lại
để thế mà vẫn chịu được
thật sự không ổn và đã tìm cách những vẫn không được nên mới lên đây ạ
tôi dùng thuốc nhiều mà chỉ sau 1 thời gian lại bị cảm xúc tiêu cưc, khiến tôi nghĩ nhiều thì có phải bệnh của tôi trở nên mãn tính và không thể khỏi không
cẩn thận dùng nhiều ảnh hưởng thần kinh
em biết mà không dùng thì khó ngủ vô cùng
điều trị tạm thời hay nhẹ thì thuốc ok thôi chứ bị dài ngày hoặc nặng thì thuốc không ăn thua đâu
vậy phải làm sao
mình nghĩ bạn sẽ rất thích nơi này, trung tâm NHC
tôi nghĩ trầm cảm hay ko do bản thân ng đó thôi
Mình tin là trầm cảm có thể chữa được, chỉ cần chúng ta cho mình một cơ hội và tìm kiếm sự đồng hành, hỗ trợ. Nếu ko thể tự giải quyết chúng ta có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý
trước kia tôi tưng fnghix rằng mình sẽ phải sống chung với trầm cảm cả đời, cả dời uống thuốc, sống lay lắt qua ngày. nhưng mà thực sự các chuyên gia tâm lý trị liệu ở nhc đã cho tôi một góc nhìn hoàn toàn khác. khi tôi tin tưởng bản thân mình có thể vượt qua được thì mọi thứ cũng dễ dàng hơn, tât nhiên, họ đã trị liệu đồng hành với tôi trong vài tháng, ko dơn giản nhưng là có thể nhé mọi người
ở đâu thế
trung tâm nhc bạn
giờ bạn khỏi hẳn rồi à
vâng giờ mình cảm thấy bình an lắm
Nếu từng trải qua trầm cảm rồi thì mới biết được rơi vao trầm cảm khó thoát ra ntn
Mình cũng tự hỏi trầm cảm qua một thời gian có thể tự hết được hay k, vì bạn trai mình đợt trước bị mà giờ thấy ảnh bình thường ròi
vấn đề này chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, để tự mình cải thiện sẽ không thể hết được