Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu và cách chữa trị
Những dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng khá giống với chứng trầm cảm phổ biến đối với các đối tượng khác. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn chán, ủ rũ, tuyệt vọng, mất dần hứng thú với các sự kiện xảy ra xung quanh, không còn niềm tin và hi vọng vào tương lai. Phát hiện trầm cảm sớm khi trẻ còn nhỏ sẽ có nhiều triển vọng điều trị khỏi hoàn toàn.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần khá phổ biến, nó có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến những người già lớn tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, những trẻ đang bước vào độ tuổi dậy thì sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn so với thông thường.
Ở giai đoạn dậy thì, trẻ đang bắt đầu hình thành và phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần, tư duy, trí tuệ, cảm xúc. Do đó, khi gặp phải căn bệnh nguy hiểm này sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, học tập, công việc.
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh đóng vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình điều trị trầm cảm. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở những đối tượng tuổi dậy thì như:
- Thiếu sự đồng cảm: Tuổi dậy thì cũng chính là giai đoạn nhạy cảm nhất ở trẻ, lúc này trẻ luôn cần sự quan tâm và đồng cảm từ cha mẹ, cùng những người thân yêu. Ngoài ra, đây cũng là thời gian trẻ bắt đầu thay đổi nhanh chóng về ngoại hình, nhận thức, cảm xúc, hành vi của bản thân. Nhiều trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ cảm thấy hoang mang và vô cùng lo lắng. Đây cũng chính là nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Áp lực, căng thẳng từ học tập, nhà trường: Những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì thường xuyên gặp phải những khó khăn, áp lực đến từ việc thi cử, học tập. Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh hay nhà trường lại đặt quá nhiều kì vọng ở trẻ, vô tình tạo nên một áp lực nặng nề đối với trẻ. Trẻ thường phải đối mặt với những mục tiêu quá lớn, luôn phải cố gắng đạt được thành tích cao khiến trẻ không được thoải mái và luôn lo lắng. Tình trạng này nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần khép kín, thu mình lại, đặc biệt là những lúc trẻ không đạt được những gì mà người khác kì vọng.
- Hormone thay đổi: Các chuyên gia cho biết rằng, ở những trẻ từ khoảng 11 đến 14 tuổi sẽ dễ bị thay đổi về nồng độ hormone bên trong cơ thể. Khi lượng hormone được sản xuất từ cơ quan sinh dục và não bộ bị biến đổi sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của trẻ. Ngoài ra, nếu nồng độ hormone tuyến giáp và cortisol bị thay đổi đột ngột sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm.
- Lối suy nghĩ tiêu cực: Theo nghiên cứu, những trẻ thường có suy nghĩ tiêu cực, bi quan, luôn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định hay tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn ở tuổi dậy thì.
- Gia đình không hạnh phúc: Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình tràn đầy tình thương sẽ thấp hơn những gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, cãi vã. Ngoài ra, một số biến cố gia đình như cha mẹ ly hôn, mất mát người thân, phá sản,…cũng có thể là yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ dậy thì.
- Bạo lực học đường: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang ở giai đoạn đáng báo động. Thực tế có rất nhiều trẻ em đang là nạn nhân của hiện tượng này. Nếu gia đình, nhà trường thờ ơ hoặc không kịp thời khắc phục sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng tâm lý trầm trọng, lâu ngày dễ dẫn đến trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì là đối tượng dễ bị trầm cảm. Cũng bởi lúc này trẻ sẽ chịu nhiều sự thay đổi về ngoại hình, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ khiến trẻ không thể thích ứng kịp. Nhiều trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức cùng với sự thờ ơ, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh sẽ làm cho trẻ bị ảnh hưởng đến tinh thần, dần trở nên khép kín và thu mình lại.
Tuy nhiên, nếu có thể sớm phát hiện được các triệu chứng của bệnh và áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp sẽ giúp trẻ phục hồi sức khỏe tốt hơn. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm để can thiệp kịp thời, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị trầm cảm:
1. Khí sắc kém, luôn trầm buồn
Đây được xem là biểu hiện đặc trưng của tất cả những người bệnh trầm cảm. Họ luôn cảm thấy chán nản, suy sụp, thiếu sức sống, không có năng lượng để làm việc gì cả. Triệu chứng này sẽ thường xuyên xuất hiện và kéo dài liên tục nhưng không xác định được cụ thể nguyên nhân.
Phụ huynh cũng sẽ thấy trở nên trầm tính, ít nói hơn so với bình thường, trẻ không còn hứng thú đối với những hoạt động vui chơi bên ngoài.
2. Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan
Những trẻ mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ không còn hi vọng, niềm tin vào tương lai và cuộc sống. Trẻ luôn cảm thấy tuyệt vọng, bi quan và cho rằng bản thân đang là nạn nhân của tất cả sự việc đang diễn ra xung quanh.
Người bệnh thường cảm thấy bị bỏ rơi hoặc nghĩ rằng những người bên cạnh đang nhìn mình với ánh mắt thương hại. Vì thế mà bệnh nhân càng có xu hướng cô lập bản thân, không trò chuyện hay giao tiếp với bất cứ ai, họ sẽ tự tạo cho mình một vỏ bọc để chống lại thế giới bên ngoài.
3. Mất dần hứng thú với mọi việc
Người bệnh sẽ dần không còn cảm thấy hứng thú đối với bất cứ hoạt động vui chơi, giải trí nào, ngay cả những việc đã từng yêu thích trước kia. Lúc này trẻ sẽ không muốn chia sẻ, trò chuyện với ai, kể cả những bạn bè thân thiết hay người thân trong gia đình.
Bệnh nhân trở nên ít nói, rụt rè, lười vận động hơn so với trước. Trẻ sẽ thích ở một mình, ngồi yên một chỗ, nhất là những nơi ít ánh sáng.
4. Khó tập trung, suy giảm trí nhớ
Những triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng thường xuyên xuất hiện và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ làm cho người bệnh dần khó tập trung hơn, hầu như trẻ không thể hoàn thành tốt được việc học hay các công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ cũng sẽ bị suy giảm đáng kể, trẻ không thể ghi nhớ được khối lượng lớn công việc và rất hay quên các nhiệm vụ, những việc cần làm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, học tập trở nên sa sút.
5. Dễ kích động, nóng giận vô cớ
Khi trẻ phải chịu áp lực, căng thẳng trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến trẻ dễ kích động, cáu gắt một cách vô cớ. Dường như trẻ không thể khống chế và kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Ngay cả những lúc các sự việc diễn ra bình thường cũng khiến cho trẻ cảm thấy giận dữ, khó chịu.
Ngoài ra, khi các cơn nóng giận không được giải tỏa mà càng ngày càng tăng cao sẽ khiến cho trẻ có xu hướng thực hiện các hành vi gây tổn hại đến bản thân hoặc những người xung quanh như la hét, đập phá, cào cấu,…
6. Cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng
Khi trẻ liên tục không thể thực hiện được các việc làm bình thường hàng ngày, thành tích học tập bị giảm đi đáng kể sẽ dần tạo cho trẻ cảm giác bản thân vô dụng. Từ đó trẻ sẽ thấy tội lỗi và tự giày vò chính mình. Điều này cũng làm cho trẻ dần trở nên tự ti, không tin vào khả năng của bản thân và có xu hướng không muốn thực hiện bất kì công việc nào, thậm chí là tự vệ sinh cá nhân.
7. Nhạy cảm với những lời phê bình
Thông thường, trẻ em khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ nhạy cảm hơn đối với những lời phê bình, chê bai của người lớn. Đặc biệt là ở những trẻ bị trầm cảm còn cảm thấy bị xem thường, xúc phạm khi cha mẹ hoặc những người thân có những lời phê bình, góp ý.
Khi nghe thấy những lời này, phản ứng đầu tiên của trẻ là phản kháng lại bằng lời nói hoặc sự tức giận. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ khiến cho trẻ nhìn nhận sai về giá trị của bản thân, mất dần sự tự tin.
8. Nổi loạn, chống đối
Chứng trầm cảm có thể khiến cho trẻ trở nên chống đối, nổi loạn, không muốn tiếp nhận hay lắng nghe bất kì ý kiến nào từ những người xung quanh. Khi trẻ cảm thấy không hài lòng, trẻ sẽ có những hành vi, lời nói phản kháng lại những vấn đề mà cha mẹ đang đề cập đến.
Ngoài ra, trẻ sẽ dần xa lánh với mọi người, luôn có cảm giác đề phòng với những người xung quanh. Đặc biệt hơn là khi trẻ cảm thấy bản thân đang bị tấn công bởi những hành động hay lời nói nào đó, trẻ sẽ thường phản kháng lại và dừng tiếp nhận thông tin.
9. Nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát
Khi các triệu chứng nêu trên không được phát hiện và can thiệp đúng lúc sẽ làm gia tăng những suy nghĩ tiêu cực ở trẻ. Trẻ sẽ dần nghĩ về cái chết và muốn tự sát để giải thoát khỏi những áp lực, căng thẳng hiện tại. Theo thống kê cũng có rất nhiều các trường hợp người tử vọng đến từ căn bệnh nguy hiểm này. Tỉ lệ tử vong do trầm cảm hiện chỉ xếp thứ 2, sau các vụ tai nạn giao thông.
Cách chữa trầm cảm tuổi dậy thì
Phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng sẽ giống với những trường hợp khác. Tuy nhiên, dựa vào từng mức độ bệnh lý, nguyên nhân gây ra bệnh và nhiều yếu tố khác mà các chuyên gia sẽ lựa chọn biện pháp thích hợp nhất cho mỗi người bệnh.
Song song với việc áp dụng biện pháp cải thiện chuyên khoa thì những thành viên trong gia đình, trường hợp cũng cần chú ý quan tâm và chăm sóc bệnh nhân để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi hơn. Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số biện pháp điều trị phù hợp.
1. Hỗ trợ cải thiện tại nhà
Các chuyên gia cho biết rằng, những trường hợp trầm cảm nhẹ, các triệu chứng bệnh không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh thì có thể nhanh chóng cải thiện bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà. Do đó, thời gian phát hiện bệnh được xem là yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng các biện pháp điều trị.
Để cải thiện tốt các triệu chứng của trầm cảm, người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Đồng thời, thực đơn ăn uống của trẻ cũng phải được cân bằng giữa các chất, hạn chế các thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ.
- Trẻ nhỏ tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê, các chất gây nghiện.
- Ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, ăn đúng giờ và không nên để trẻ bỏ bữa. Đối với những trẻ tuổi dậy thì khi mắc phải chứng trầm cảm thường sẽ bị rối loạn ăn uống. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến bữa ăn của trẻ, nếu trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng thì nên chia nhỏ từng bữa ăn để trẻ ăn được nhiều hơn.
- Mỗi ngày nên vận động, tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút. Các môn tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…vừa phù hợp với lứa tuổi vừa giúp trẻ tăng cường được sức đề kháng và ổn định tinh thần tốt hơn.
- Ngoài ra, đối với trẻ trầm cảm thì nên rèn luyện tâm trí bằng 2 bộ môn yoga và thiền. Người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm bớt áp lực khi tập luyện bộ môn này.
- Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế, trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên cho trẻ ngủ trước 23 giờ. Cha mẹ cũng tạo điều kiện cho không gian ngủ của trẻ, bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
- Không nên học tập, làm việc quá sức, trẻ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ tham gia các hoạt động dựa vào sở thích của trẻ như hội họa, ca hát, nhảy múa, thơ văn,…Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời gia tăng khả năng giao tiếp với nhiều người.
- Những người thân trong gia đình nên dành nhiều tình thương cho trẻ, học cách lắng nghe và chia sẻ với trẻ nhiều hơn để biết được những tâm tư, nguyện vọng của trẻ.
- Gia đình, nhà trường không nên đặt áp lực, mục tiêu quá lớn đối với trẻ. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy bị gò bó và luôn căng thẳng.
- Trước tuổi dậy thì, cha mẹ cần trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản cho trẻ. Ngoài ra, trong thời gian này người lớn cần đồng hành và san sẻ với trẻ nhiều hơn, hỗ trợ và giải đáp cặn kẽ những thắc mắc của trẻ, tránh để trẻ hoang mang, lo sợ.
2. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý hay còn được biết đến là phương pháp điều trị bằng ngôn ngữ, thường được áp dụng cho nhóm bệnh tâm thần, các vấn đề liên quan đến tâm lý, suy nhược cơ thể hoặc đơn giản là gặp phải một vấn đề khó khăn không giải quyết được trong cuộc sống. Những năm gần đây, biện pháp này được sử dụng rất phổ biến và đã nhận được sự đánh giá rất cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn.
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị không có sự can thiệp của thuốc, người bệnh sẽ được cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên và hạn chế tối đa tình trạng tái phát. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng ngôn ngữ khoa học tâm lý để tác động vào suy nghĩ, tư duy của từng người bệnh. Từ đó giúp họ nhìn nhận và có biện pháp khắc phục tốt các vấn đề của bản thân.
3. Điều trị bằng thuốc
Khi các triệu chứng trầm cảm nhẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chúng dần phát triển lên những giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh cần được kiểm soát tốt hơn bằng những loại thuốc chống trầm cảm.
Tuy phương pháp sử dụng thuốc không thể điều trị triệt để bệnh nhưng nó sẽ giúp bệnh nhân khống chế và thuyên giảm dần các triệu chứng như buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, đồng thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực về cái chết.
Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ lựa chọn thuốc và kê đơn với liều lượng khác nhau. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ vì những loại thuốc này có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Đặc biệt, trong thời gian đầu sử dụng thuốc, thuốc chống trầm cảm có thể làm gia tăng suy nghĩ và hành vi tự sát. Điều này được ghi nhận nhiều ở trẻ dưới 25 tuổi. Bởi vậy, trong quá trình điều trị bằng thuốc, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, nếu nhận thấy trẻ có xuất hiện các triệu chứng bất thường, phụ huynh nên thông báo ngay với bác sĩ để có hướng khắc phục nhanh chóng.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết được những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì. Căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, do đó ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để giúp trẻ phục hồi sức khỏe tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 5 Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở tuổi dậy thì và hướng điều trị
- Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì Và Những Điều Cha Mẹ Cần Tránh
- Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân và cách vượt qua
- Các rối loạn tâm lý tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ vị thành niên
Từ đó giờ thay đổi giấc ngủ, biếng ăn rồi ko thích tiếp xúc với ai, nhốt mình trong phòng. Cứ ai đụng mình là cáu lên, có phai toi bị trầm cảm rồi không
Có thể bạn đang ở giai đoạn 2 ở trầm cảm rồi, bạn nên đi khám hoặc gặp bác sĩ tâm lý để có giải pháp kịp thời nha
Chương trình kênh vtv2 nói về giải pháp chữa trầm cảm, khá hữu ích, thiết thực, mn tham khảo trên youtube video “Giải pháp trị liệu Trầm Cảm hiệu quả được VTV2”
video này sát thực tế, khách quan, nó mang đến góc nhìn trầm cảm ở góc độ tâm lý trị liệu chứ không phải góc độ y khoa. vấn đề tâm lý phải chữa bằng tâm lý. cảm ơn bạn đã chia sẻ
Tôi năm nay 21 tuổi, ngại va chạm ngại đám đông, ngồi với bạn bè gia đình ít nói kiểu tự ti không biết nói gì, sợ nói ko hay không ai nghe. Thích ở một mình ôm điện thoại máy tính, tinh thần mệt mỏi luôn có một chút xíu lo nắng sợ hãi, không biết mục tiêu tương lai là gì, không biết tương lai đi về đâu. Làm cái gì cũng vụng về không biết bắt đầu từ đâu, không còn gì hứng thú đối với cuộc sống nữa, cảm giác bản thân vô dụng, ăn mặc cũng tự ti sợ cái nhìn của mọi người cười nhạo, sợ cái nhìn của xã hội đối với tất cả việc làm hành động của bản thân. Tự ti mặc cảm với hoàn cảnh, liệu đây có phải là dấu hiệu Trầm Cảm không ?
Bạn đi gặp chuyên gia tâm lý sớm đi nhé, tránh để bản thân nặng hơn…
chính nó đó bạn ơi, tôi trước cũng vậy, giờ ổn rồi, giải quyết sớm còn học tập, làm việc bạn nhé, cứ thế này không học được cũng chả làm được đâu
BẠn chữa ở đâu thế
Mình trị liệu tâm lý ở trung tâm NHC, bạn qua đó tham vấn thử xem, mình thấy họ làm việc chuyên nghiệp, uy tín, chuyên gia tận tình, m học được nhiều thứ lắm
Cảm ơn bạn, để tôi tìm hiểu thêm
Luôn muốn 1 mình, luôn mệt mỏi, buồn chán, thức khuya. :(((
đã ai chữa khỏi trầm cảm bằng trị liệu tâm lý chưa, con tôi bị trầm cảm, cháu đang uống thuốc mà mệt mỏi quá, cháu còn nói là uống vào cảm giác bệnh mình nặng hơn
Uống thuốc nhiều tác dụng phụ lắm, nhất là những tuần đầu sử dụng thuốc cơ thể chưa quen
trẻ thì nên chữa bằng tâm lý trị liệu, thuốc nhiều tác dụng phụ hại người lắm, có nhiều người còn không bỏ được thuốc ấy
Tôi đã chữa bằng cả thuốc lẫn tâm lý trị liệu rồi. Tôi nói thiệt là uống thuốc không ăn thua, mất thời gian và rất nhiều tác dụng phụ. 3 năm dòng dã uoogns thuốc, bệnh thì ko khỏi, những tháng đầu uống cảm thấy đỡ, ổn ổn, sau đó ko cải thiện gì cả, người rất mệt mỏi và yếu ớt do tác dụng phục, bỏ thuốc 1 hôm lthì ko ngủ được, quá phụ thuộc vào thuốc rồi tôi lại kiếm bác sĩ khác để thăm khám và đổi thuốc nhưng tình hình vẫn thế, thực sự không ăn thua. Tôi được một người mách đến NHC để trị liệu, thực sự lúc đầu tôi thấy hoang mang lắm, gì mà không dùng thuốc mà khỏi nhưng họ có cam kết, và họ cũng phân tích cho tôi hiểu được nên tôi quyết định thử xem sao. 3 năm sử dụng thuốc cũng ko có tác dụng gì rồi. chương trình trị liệu của tôi là 3 tháng, sau 1 tháng đầu, tôi đã có kết quả khả năng, sức khỏe tôi ổn hơn nhiều, đầu óc cũng minh mẫn hơn, tôi ko phải sử dụng thuốc nữa, bỏ thuốc nhưng cơ bản là giấc ngủ vẫn đảm bảo. tôi bắt đầu đi ra ngaofi kiếm việc để làm. trước có mỗi việc nghỉ ngơi uống thuốc mà nhiều khi thở không nổi, giờ tôi có thể chạy được 5km mỗi ngày. sau 3 năm chữa bệnh được đi làm, thực sự vui lắm. sau 3 tháng kết quả của tôi rất tốt, tôi sống vui vẻ, bình an hơn, mối quan hệ của tôi với gia đình cũng tốt hơn. tôi thấy pp này rất ổn, nhất là với trẻ con. trung tâm làm việc cũng rất uy tín, tôi đã từng bị trầm cảm, tôi hiểu được nó thế nào, mong muốn thoát khỏi bệnh tật để sống thế nào, rất hy vọng chia sẻ của tôi có thể giúp ích cho ai đó
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, cảm ơn rất nheieuf, gia đình tôi cũng đang cảm thấy bế tắc về việc này, mất ăn mất ngủ với bệnh của cháu
Phương pháp này tốt thật vậy sao, mình có đọc nhiều review của khách hàng về phương pháp này rồi nhưng chưa tin lắm, mình cũng đang tìm pp chữa trầm cảm cho người thân
theo phương pháp này bạn phải thực hiện các bài tâp chuyên gia giao đó, thành quả ko chỉ đến từ pp, chuyên gia mà còn đến từ chính mình nữa
Bố mẹ mình ko quan tâm, cứ mặc kệ mình, họ hàng nhà mình ở xa ko cũng ko nương tựa vào ai được cả, ở trường thì bị bắt nạn học đường, về nhà thì bố mẹ cãi nhau. Mình muốn chết chứ ko muốn sống nữa
Mạnh mẽ lên bạn, tương lai còn ở phía trước
bắt đầu từ hai năm trước, em bị rụng tóc rất là nhiều và em luôn cảm thấy mình vô dụng. Khi em làm sai điều gì đó, em thường trút cơn giận lên bản thân. và khi làm những test trầm cảm trên mạng thì điểm stress của em cao. em bị đổ mồ hôi tay rất nhiều, hầu như ngày nào cũng bị. khi học tập thì em cảm thấy rất sợ bị trêu chọc, sợ thể hiện cái sai của mình. em không tập trung được. em không hoàn toàn có ý định muốn tự xác, tuy nhiên em vẫn không mong muốn làm con người ở một thế giới khác. dẫu thế em vẫn có phương tiện giải trí, em vẫn vui cười bình thường. nhưng đôi khi em lại cảm thấy buồn và tự trách rất nhiều, em so sánh bản thân với các bạn. em cảm thấy mình không giúp gì được cho bản thân và gia đình, hơn nữa em cũng bị mất động lực học tập và trí nhớ kém hơn. liệu em có dấu hiệu bị trầm cảm không ạ? em cảm ơn.
đúng rồi em gái ơi, em nến nói chuyện với bố mẹ sớm để khám chữa nhé
tôi cugnx có nhiều biểu hiện giống bạn, 90% bị trầm cảm rồi
đồng cảnh ngộ, mình bị trầm cảm do áp lực học hành 🙁
Tôi có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm nhưng nói với ba mẹ, ba mẹ không tin thì làm thế nào, tôi cũng muốn được sống như người bình thường lắm
bạn đi khám rồi mang kết quả về cho bố mẹ
bố mẹ bây giờ chả quan tâm đến con cái gì cả, lúc nào cũng nghĩ tiền là nhất, thật là buồn
thời buổi công nghệ 4.0 nhưng ba mẹ thì không 4.0 tí nào
đã ai trị liệu tâm lý ở NHC chưa, có tốt không
chương trình của truyền hình vĩnh long nói về trầm cảm tuổi dậy thì, có bạn nam bị trầm cảm đã chữa khỏi, chia sẻ về trị liệu tâm lý tại NHC này, rất chi tiết luôn, bạn thử tham khảo video trên youtube là “Trầm cảm tuổi dậy thì – Truyền hình Vĩnh Long 1”