Dạy con ở tuổi dậy thì và 5 điều cha mẹ cần tránh

4.9/5 - (52 bình chọn)

Dậy thì là độ tuổi rất nhạy cảm, lúc này tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi vô cùng phức tạp. Đây cũng là thời điểm mà nhiều bậc phụ huynh dễ áp dụng các cách dạy dỗ sai lầm. Vì thế, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về cách dạy con ở tuổi dậy thì và tìm hiểu kỹ những điều cần tránh trong giai đoạn này là hết sức cần thiết cho mỗi bậc làm cha làm mẹ. 

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Ở tuổi dậy thì, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và chia sẻ với con

Những điều cha mẹ cần tránh khi dạy con ở tuổi dậy thì

Trong thực tế, những người làm cha làm mẹ đều phải trải qua khoảng thời gian khó khăn và thăng trầm khi con bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Đây là một trong những độ tuổi vô cùng nhạy cảm, trẻ phải đối mặt với hàng loạt các sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì thế trong lúc này cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho con và cần dành thời gian quan tâm, dạy bảo con nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp các bậc phụ huynh lại có những cách dạy sai lệch, nhiều người thường xuyên sử dụng đòn roi hoặc cố gắng ép đặt con trẻ thực hiện theo ý muốn của mình. Điều này sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Để hỗ dạy con một cách hiệu quả, các bậc phụ huynh nên tránh làm những điều sau đây:

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

1. La mắng trẻ ở tuổi dậy thì

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, kể cả bé trai lẫn bé gái đều phải đổi mặt với những sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Ở giai đoạn này trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy tổn thương và tủi thân đối với những lời nói trách mắng, la rầy của cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình. Đặc biệt một số trẻ còn biểu hiện sự chống đối, phản kháng dữ dội khi cha mẹ thường quyên la mắng, trách phạt.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Cha mẹ nên tránh la mắng, quát nạt con trong quá trình dạy con ở tuổi dậy thì

Một thực tế cho biết rằng, những lời nói chửi mắng hoàn toàn không có tác dụng tốt đối với việc dạy con ở tuổi trưởng thành, đôi lúc nó còn gây ra các tác dụng ngược lại. Khi cha mẹ thường xuyên quát nạt sẽ làm con dần thu mình lại, khoảng cách giữa hai thế hệ càng xa dần, cảm giác thất vọng về gia đình càng nhiều. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế cảm xúc, các cơn tức giận của mình, chỉ hãy nói chuyện với con khi cả hai đã bình tĩnh trở lại.

2. Không chịu lắng nghe con

Thực tế cho thấy, người lớn luôn muốn con cái, trẻ nhỏ nghe theo lời mình nhưng lại tuyệt nhiên không muốn lắng nghe những điều mà con bày tỏ, chia sẻ. Để dạy con ở tuổi dậy thì tốt nhất, cha mẹ nên tránh việc thờ ơ, không quan tâm hoặc bác bỏ những lời nói của con. Có rất nhiều bậc phụ huynh vì sự bận rộn của công việc, vùi đầu vào “cơm áo gạo tiền” nên quên sự quan tâm, trở nên lạnh nhạt với con cái và cho rằng con đã đủ lớn.

Tuy nhiên khi nghiêm túc lắng nghe con nói, bạn sẽ hiểu hơn về những suy nghĩ, nguyện vọng của con, đồng thời phát hiện được những tư tưởng lệch lạc của con để nhanh chóng điều chỉnh. Càng gần với tuổi dậy thì, con cái thường mong muốn thổ lộ và chia sẻ nhiều hơn về những vấn đề của bản thân, cũng như các khúc mắc chưa được giải quyết. Do đó, khi con cái tìm đến thì cha mẹ cũng nên nắm bắt cơ hội để trò chuyện và lắng nghe con.

3. Quá nghiêm khắc, cứng nhắc với con

Tuy biết rằng sự nghiêm khắc là điều cần thiết đối với quá trình dạy con ở tuổi dậy thì. Khi bạn đưa ra những quy định, tiêu chuẩn cho con sẽ giúp con đi đúng hướng, nhận thức tốt những việc làm sai trách và không bị sa lầy vào các hành vi lệch lạc hoặc bị kể xấu lôi kéo, dụ dỗ.

Nhưng nếu cha mẹ quá khắt khe, cứng nhắc trong hầu hết các vấn đề của trẻ thì lại là điều không nên. Đôi lúc sự nghiêm khắc quá mức của bạn sẽ là rào cản vô hình khiến cả hai không thể thấu hiểu và chia sẻ với nhau. Rất nhiều các trường hợp trẻ em trở nên nổi loạn, chống đối cũng bởi sự cấm đoán một cách vô tội vạ của phụ huynh.

4. Sử dụng đòn roi khi dạy con tuổi dậy thì

Hiện nay, quan điểm “thương cho roi cho vọt” đôi lúc đã quá lỗi thời và cần phải điều chỉnh lại. Đặc biệt khi con bước vào lứa tuổi nhạy cảm thì việc sử dụng đòn roi có thể gây nên nhiều hệ lụy xấu, khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và bất mãn nhiều hơn. Cũng như việc la mắng, nếu bạn sử dụng đòn roi với con lúc ở chốn đông người sẽ làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm và tự ti nhiều hơn.

phương pháp dạy con tuổi dậy thì
Tuyệt đối không sử dụng đòn roi, bạo lực đối với trẻ tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, các con thường muốn thể hiện bản thân, muốn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao năng lực của mình. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh đập, sử dụng bạo lực của con sẽ khiến cho con hình thành nhiều sự bất mãn, cảm thấy không muốn gần gũi, yêu thương cha mẹ và cố gắng giữ khoảng cách. Điều này sẽ khiến phụ huynh không thể tiếp tục dạy dỗ con mà còn khiến cho con dễ bị vấp ngã, sa vào những con đường sai trái.

5. Gây áp lực học tập cho con

Thông thường những trẻ ở độ tuổi dậy thì thường đang bắt đầu chương trình học cấp 2. So với cấp tiểu học thì các em học sinh trung học cơ sở sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực học cũng như liên tục phải thi cử, làm nhiều bài kiểm tra. Việc học tập quá nhiều đôi lúc cũng sẽ trở thành áp lực và khiến cho nhiều trẻ trở nên mệt mỏi, đuối sức.

Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh lại đặt ra cho con mục tiêu quá lớn, kì vọng quá nhiều về các điểm số mà con đạt được. Điều này lại gây nên nhiều áp lực và khiến cho trẻ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Không ít các trường hợp trẻ em gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm lý như stress, trầm cảm, lo âu,… vì chính áp lực đến từ việc học tập và kì vọng quá lớn của cha mẹ, thầy cô.

Do đó, cha mẹ nên tránh việc cứ nhìn vào điểm số, so sánh con với những bạn khác. Thay vào đó hãy ghi nhận những sự nỗ lực và cố gắng của trẻ. Động viên và khuyến khích trẻ nhiều hơn khi còn chưa đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải theo dõi và quan tâm nhiều hơn đến quá trình học của con, đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn của lứa tuổi nhạy cảm.

Phương pháp dạy con ở tuổi dậy thì hiệu quả

Trước khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng nên dành thời gian tìm hiểu về các cách chia sẽ và hỗ trợ con trong giai đoạn nhạy cảm này. Cũng bởi lúc này người thân, gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất của con, hãy đồng hành cùng con vượt qua được những khó khăn, khủng hoảng của tuổi mới lớn.

Dưới đây là một số phương pháp dạy con hiệu quả ở tuổi dậy thì mà cha mẹ nên áp dụng:

1. Lắng nghe các nguyện vọng của con

Ngày nay, thế hệ trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các vấn đề xã hội bên ngoài, trẻ sử dụng công nghệ từ sớm nên đôi lúc tư duy, xu hướng phát triển sẽ có phần khác biệt với các bậc phụ huynh. Vì thế, cha mẹ cần dành thêm chút thời gian để có thể chia sẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tìm hiểu đến sự đổi mới của thời đại để hiểu được những suy nghĩ của con, từ đó giúp cho việc nuôi dạy con ở tuổi dậy thì được thuận lợi hơn.

Thông thường, những trẻ khi bước vào độ tuổi “ẩm ương” này thường sẽ có nhiều xu hướng muốn thể hiện bản thân, muốn chứng minh năng lực và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Vì thế, không ít các trường hợp trẻ em thực hiện những hành vi như nhuộm tóc, xỏ khuyên, xăm hình,…Đôi lúc các bậc phụ huynh cũng nên có cái nhìn thoáng hơn về những vấn đề này và cho phép con thực hiện những điều yêu thích trong một giới hạn nhất định.

2. Đặt ra tiêu chuẩn phù hợp với con

Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ sẽ bị thay đổi rất nhiều về mặt tâm sinh lý. Những đứa trẻ ở giai đoạn này rất tò mò, muốn khám phá nhiều thứ và đôi lúc học tập theo những suy nghĩ, hành vi của người lớn. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn chưa đủ nhận thức để có thể phân biệt được cụ thể những điều tốt và xấu, không có khả năng chọn lọc thông tin một cách chính xác. Nhiều trường hợp trẻ bị thu hút và lạm dụng vào những điều cấm kỵ như chất kích thích, chất gây nghiện,…

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Lứa tuổi dậy thì rất cần sự chăm sóc, yêu thương và quan tâm từ gia đình, đặc biệt là cha mẹ

Do đó, cha mẹ nên đặt ra cho con một số tiêu chuẩn nhất định nhưng không nên quá cứng nhắc với con. Các bậc phụ huynh nên cùng con trao đổi và thảo luận về các vấn đề mà con đang quan tâm. Phân tích cho con những điểm lợi và điểm hại để con hiểu rõ hơn về chúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, siết chặt tất cả mọi hoạt động của con sẽ khiến cho cảm thấy mất tự do, tù túng và gây nên nhiều phản ứng tiêu cực.

3. Dạy con tuổi dậy thì cần có nguyên tắc

Việc chỉ thiết lập các mục tiêu, nguyên tắc đối với trẻ vẫn chưa đủ, cha mẹ cần phải đưa ra những quy định cụ thể cho chính mình để có thể sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra xung quanh. Phụ huynh nên rèn luyện cho mình sự nhẫn nại, biết cách kiềm chế những cơn nóng giận, kiểm soát lời nói và hành vi của bản thân khi con mắc phải sai lầm.

Bạn nên hiểu rằng mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách, suy nghĩ riêng, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì trẻ sẽ càng trở nên nhạy cảm. Lúc này con chỉ vừa chập chững bước vào con đường trưởng thành. Con chưa thể hiểu và suy nghĩ một cách thấu đáo như người lớn. Vì thế, sẽ có những lúc con bồng bột, phạm phải những điều sai trái, không đúng chừng mực.

Do đó, bạn cần phải biết cách kiểm soát cảm xúc, không nên buông những lời chửi mắng khó nghe hoặc sử dụng bạo lực với con. Hãy bình tĩnh và làm rõ nguyên nhân sự việc, trò chuyện với con để phân tích cho con biết được những lỗi lầm của bản thân. Sự bao dung, ân cần và thấu hiểu của cha mẹ sẽ giúp trẻ được cảm hóa và dần biết cách điều chỉnh bản thân tốt hơn.

4. Cho con biết về những thay đổi của cơ thể

Cho con hiểu và biết được những thông tin về sự thay đổi của cơ thể là cách dạy cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi dậy thì. Lúc này cơ thể của trẻ nhỏ sẽ dần có sự thay đổi hơn so với trước. Một số trẻ không được cập nhật đầy đủ kiến thức về vấn đề này có thể cảm thấy hoang mang, lo lắng và bối rối không biết nên xử lý thế nào.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Phụ huynh nên dạy cho con biết được những thay đổi về cơ thể trước khi con bước vào giai đoạn dậy thì

Vì thế, tùy vào giới tính của trẻ mà cha mẹ hãy cho con biết được những điều cần thiết. Tốt nhất là mẹ nên hướng dẫn cho bé gái và cha nên hướng dẫn cho bé trai để trẻ cảm thấy thoải mái và không ngại ngùng. Thông thường đối với bé gái thì sẽ bắt đầu về kỳ kinh nguyệt, kích thước vòng 1,…Còn đối với bé trai thì có thể bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể, giọng nói thay đổi, chất nhờn tiết ra, kích thước của dương vật và tinh hoàn cũng sẽ tăng lên,…

5. Trở thành một người “bạn tri kỷ” của con

Để dạy con ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần phải cởi mở và thoải mái hơn trong cách giao tiếp, trò chuyện, không nên quá cứng nhắc, nghiêm túc hoặc bắt ép con không được đùa giỡn, cười nói. Các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu và cập nhật những sự thay đổi của xã hội hiện nay để có thể hiểu và nắm bắt được nhanh chóng những gì mà con chia sẻ.

Chỉ khi trở thành một người “bạn tri kỷ” thì trẻ mới có thể thoải mái tâm sự, chia sẻ những câu chuyện buồn vui, những khó khăn, trở ngại trong quá trình đi học, kết nối bạn bè hoặc là chuyện yêu đương ở tuổi mới lớn. Khi trò chuyện và tâm sự với con, cha mẹ cũng có thể khéo léo để đưa ra những lời khuyên khi con gặp phải khúc mắc, cản trở. Kèm theo đó là những kiến thức giáo dục con về những cách ứng phó với cuộc sống, cho con biết thêm thông tin về tình dục, giới tính, tình yêu và dạy con cách tự bảo vệ bản thân.

6. Ủng hộ con theo đuổi ước mơ

Cha mẹ nên theo dõi và quan sát về những năng khiếu, sở thích của con, xem con giỏi và hứng thú về lĩnh vực nào để có thể giúp con định hướng từ ngay tuổi dậy thì. Hãy hỏi ý kiến và tạo điều kiện cho con theo đuổi ước mơ của bản thân. Dù là thất bại hay thành công thì cha mẹ cũng cần ủng hộ và đưa ra cho con những lời khuyên, lời động viên đúng đắn.

Những ước mơ, mong muốn được thực hiện ở tuổi dậy thì sẽ luôn cháy bỏng và nhiệt huyết. Ngược lại, nếu trẻ phải cố gắng để thực hiện những điều mà bản thân không thích sẽ khiến trẻ dần có định kiến về nó và không còn niềm hăng say, hứng thú trong công việc cũng như tương lai của mình.

7. Giúp con suy nghĩ theo hướng tích cực

Trong giai đoạn con ở tuổi dậy thì thì những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của cha mẹ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Vì thế, trong quá trình dạy con các bậc phụ huynh nên chú ý hướng con đến những điều tốt đẹp và tích cực. Khi có bất kì sự việc nào xảy ra hãy luôn hướng đến những điều lạc quan, vui vẻ.

cách dạy con tuổi dậy thì
Cha mẹ nên dạy con nhìn nhận và đánh giá theo chiều hướng tích cực, lạc quan

Việc có thể suy nghĩ một cách tích cực sẽ giúp cho con đơn giản hóa về mọi việc xảy ra xung quanh, kể cả những khó khăn xuất hiện trong cuộc sống. Cũng chính nhờ thế mà con hình thành tốt khả năng ứng phó với xã hội, dễ dàng vượt qua những khó khăn, cản trở hoặc các yếu tố gây khủng hoảng ở tuổi dậy thì.

8. Tạo điều kiện giúp trẻ tự lập

Trẻ ở tuổi dậy thì tuy chưa đủ trưởng thành nhưng cũng có những suy nghĩ, nhận thức của riêng mình. Lúc này trẻ sẽ muốn tham gia vào các cuộc thảo luận, muốn đóng góp ý kiến và tự quyết định một số vấn đề cá nhân. Cha mẹ cũng nên tạo cho con nhiều điều kiện để con có thể mạnh dạn đưa ra quan điểm của bản thân, dạy cho con cách tự lập và chịu trách nhiệm với những việc bản thân đang làm.

Sự độc lập có thể giúp cho con gia tăng được lòng tự tin, cảm thấy bản thân có được sự đóng góp trong gia đình và cuộc sống. Cha mẹ hoàn toàn có thể cho con tự sắp xếp phòng ngủ, lựa chọn những trang phục mà con thích, tham gia các bộ môn yêu thích của bản thân, sắp xếp thời gian học tập,…

9. Hướng dẫn con cách chi tiêu hợp lý

Nhiều bậc phụ huynh thường quan điểm rằng, không nên cho con sử dụng tiền quá sớm vì sợ con sẽ dễ hình thành các thói hư tật xấu, dùng tiền không đúng mục đích. Tuy nhiên đây chưa hẳn là một cách dạy con đúng đắn, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho con một số tiền vừa đủ để chi tiêu trong ngày và hướng dẫn con cách sử dụng nó hợp lý.

Tốt nhất là nên đặt ra thời gian và quy định cụ thể về số tiền mà trẻ có thể chi tiêu. Như vậy trẻ cũng sẽ ý thức và biết cách phân chia số tiền một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể khuyến khích con dành tiền tiết kiệm, nuôi heo đất cho những mục tiêu lớn hơn của bản thân, ví dụ như quyên góp giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn…

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Hi vọng qua những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về các điều cần và nên tránh khi dạy con tuổi dậy thì. Cách dạy con ở tuổi dậy thì không phải lúc nào cũng dễ dàng, các bậc làm cha làm mẹ nên dành nhiều sự quan tâm, tìm hiểu các phương pháp hữu ích để giúp con trưởng thành tốt nhất.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.9/5 - (52 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *