Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói cần được can thiệp kịp thời

Rate this post

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói, nói không rõ ràng cũng là một vấn đề thường gặp và hoàn toàn có thể điều trị được thông qua các biện pháp phẫu thuật. Thực tế tật dính thắng lưỡi có thể phát hiện khá sớm ngay từ những năm tháng đầu đời, tuy nhiên do chủ quan nên nhiều phụ huynh nhận diện khá chậm trễ dẫn tới những ảnh hưởng trong việc ăn uống, bú mẹ hay giao tiếp đáng kể.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói là gì?

Chậm nói là tình trạng khi một đứa trẻ đã đến các giai đoạn phát triển ngôn ngữ nhưng lại không đạt được “thành tựu” tại các cột mốc này như những đứa trẻ khác. Chẳng hạn bình thường trẻ 2 tuổi đã có thể nói được từ ghép, vốn từ cũng phải trên 50 từ nhưng với trẻ chậm nói con mới chỉ bập bẹ nói vài từ nhưng cũng không quá rõ ràng, người khác khó nghe hiểu.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói
Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói là tình trạng thường gặp, tuy nhiên không quá nguy hiểm

Theo đó có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, biết nói chậm hơn so với các bạn bè đồng trang lứa, trong đó trẻ bị dính thắng lưỡi cũng là yếu tố rất thường gặp. Dính thắng lưỡi hay phanh lưỡi ngắn, hãm phanh lưỡi là một dị tật bẩm sinh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên có thể điều trị được và không gây ra quá nhiều nguy hiểm.

Thắng lưỡi thực chất là một lớp niêm mạc mỏng nằm dưới lưỡi. Thông thường thắng lưỡi có chức năng hỗ trợ các chuyển động của lưỡi linh hoạt trong giới hạn, tùy theo cấu trúc của vòm miệng, từ đó mới có thể phát âm hay nhai nuốt thức ăn. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà phanh lưỡi này bị ngắn và dày khiến cho các chuyển động lưỡi bị hạn chế, khó chuyển động và không hoàn thành được chức năng.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam có đến 4% – 5% trẻ bị dính thắng lưỡi và dẫn tới các hệ lụy như chậm nói, chậm ăn, khó bú. Chẳng hạn trong năm 2020, tại khoa Răng Hàm Mặt thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thăm khám và điều trị cho tới hơn 500 trẻ bị dính lưỡi với  nhiều mức độ, mang đến sự thay đổi lớn về cuộc sống, sức khỏe, tinh thần cho nhiều trẻ.

Bất cứ trẻ nào cũng có thể bị ngắn phanh lưỡi và chưa thể xác nhận được các nguyên nhân cụ thể. Tùy theo độ dài phanh lưỡi ( được đo từ điểm bám của phanh lưỡi ở sàn miệng điểm bảo vào dưới lưỡi) mà tình trạng này có thể chia làm 4 cấp độ sau

  • Dính thắng lưỡi độ 1:  12-16 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 2: 8-11 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 3: 3-7 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 4: Dưới 3 mm

Theo các chuyên gia, trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói là vấn đề bẩm sinh vốn đã có thể phát hiện ngay từ giai đoạn sớm, trong những tháng đầu đời của con. Tuy nhiên hầu hết tính trạng này không gây đau cho trẻ và những tháng đầu tiên con cũng chưa có biểu hiện về ngôn ngữ hay lời nói nên phụ huynh thường ít phát hiện thấy. Thậm chí có những trường hợp trẻ đến độ tuổi đi học phụ huynh mới biết con có phanh lưỡi ngắn hơn bình thường.

Biểu hiện khi trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói

Để xác định trẻ bị châm nói có phải dính thắng lưỡi không thì cần thực hiện các biện pháp đo thắng lưỡi chuyên khoa tại bệnh viện do nhìn bằng mắt thường thôi thì không thể đảm bảo chính xác. Tuy nhiên phụ huynh cũng có thể phát hiện sớm những bất thường của con thông qua các biểu hiện về ngôn ngữ, khả năng bú mẹ, ăn uống hay nhìn hình dáng lưỡi của con.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói
Dính thắng lưỡi ở trẻ có thể phát hiện được từ giai đoạn sớm

Một số biểu hiện việc trẻ bị chậm nói do dính thắng lưỡi mà phụ huynh có thể tham khảo như

  • Lưỡi trẻ bị hạn chế cử động, khó thực hiện các động tác như liếm quanh miệng do phanh quá ngắn
  • Đầu lưỡi của trẻ hầu như không thể đưa ra đến ngoài đầu môi hay đưa đến vòm họng
  • Quan sát, nhìn trực tiếp khi con khóc hay khi con há miệng, phụ huynh có thể thấy đầu lưỡi của trẻ bị dính thắng lưỡi nếu thè ra thường có dạng hình trái tim hoặc hình nhọn hoặc vuông khá kỳ lạ
  • Thường khó bú, khó nuốt, dễ bị trào sữa hay thức ăn ra ngoài
  • Thắng lưỡi ngắn cũng khiến cho răng cửa ở hàm dưới của trẻ nhỏ có xu hướng bị nghiêng hoặc không khít
  • Khi đến các cột mốc tập nói nếu bị dính thắng lưỡi, trẻ chậm nói, nói ít, không nói hoặc phát âm không rõ ràng các âm r, kh, tr, l…

Với trẻ bị dính thắng lưỡi độ nhẹ thì các biểu hiện này càng ít rõ ràng hơn, trẻ vẫn có thể nói nhưng chỉ là ngọng và không rõ ràng, bởi thế nhiều trẻ mãi khi lớn mới có thể phát hiện. Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói hầu như cũng không cảm thấy đau hay khó chịu nên con thường cũng không thông báo với cha mẹ.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhưng không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ vì hoàn toàn có thể khắc phục và điều trị được thông qua phẫu thuật. Hầu hết các biện pháp phẫu thuật cho trẻ dính thắng lưỡi hiện nay đều khá an toàn, có thể thực hiện tại nhiều bệnh viện mà không quá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không nên vì thế mà phụ huynh chủ quan với tình trạng này.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói
Trẻ bị dính thắng lưỡi can thiệp quá muộn sẽ ảnh hưởng đến việc học nói, nha chu và giao tiếp

Như đã nói, trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gây chậm nói, khó khăn trong giao tiếp. Lời nói của con không rõ ràng được các âm nên đôi khi người khác nghe không hiểu gì và không hiểu được các nhu cầu của con.  Đặc biệt trẻ khi đến tuổi đến trường mà không phát âm chuẩn, chậm nói sẽ khó kết bạn, khó tham gia các hoạt động tương tác hay theo kịp bạn bè.

Ngoài ra việc dính thắng lưỡi cũng ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề nha chu của trẻ. Phanh lưỡi ngắn không chỉ làm răng mọc lệch mà còn gây viêm và tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về lâu về dài.

Mặt khác, trẻ bị dính thắng lưỡi không chỉ chậm nói mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày. Trẻ bú kém, khó ăn nên có thể tăng cân rất chậm. Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ vừa chậm lớn, vừa chậm nói lại lo lắng rằng con gặp các vấn đề nguy hiểm như chậm phát triển, tự kỷ hay hàng loạt vấn đề khác.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói cần làm gì?

Có hai vấn đề cần quan tâm ở đây chính là trẻ bị chậm nói và dính thắng lưỡi. Tuy nhiên do trẻ dính lưỡi chậm nói cần phải giải quyết được gốc rễ vấn đề đầu tiên chính là thắng lưỡi ngắn, sau đó mới có thể can thiệp các biện pháp cần thiết để tăng cường ngôn ngữ. Nhưng quan trọng nhất thì việc đưa trẻ đến bệnh viện chính là điều đầu tiên bố mẹ cần làm.

Bác sĩ cần thực hiện thăm khám, kiểm tra chi tiết để biết chính xác việc trẻ chậm nói do nguyên nào, độ dài của phanh lưỡi là bao nhiêu, từ đó mới có thể lên phương án điều trị thích hợp. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện về răng hàm mặt để thực hiện đầy đủ các biện pháp xét nghiệm kiểm tra chuyên môn.

Phẫu thuật dính thắng lưỡi

Tùy mức độ dính thắng lưỡi mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Hầu hết với tình trạng trẻ dính thắng lưỡi độ 1 và độ 2 thì có thể không cần phải phẫu thuật mà sẽ được chỉ định theo dõi thêm, nếu không quá nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể tự hết sau đó.

Tuy nhiên với tình dạng trẻ chậm nói vì bị dính thắng lưỡi độ 3, độ 4 thì hầu hết cần phải thực hiện phẫu thuật để tránh các ảnh hưởng đến giao tiếp hay việc ăn uống, nha chu. Các biện pháp phẫu thuật cho trẻ dính thắng lưỡi hiện nay đều được đánh giá an toàn, ít để lại biến chứng, không để lại sẹo nên phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói
Phẫu thuật dính thắng lưỡi được thực hiện khá phổ biến hiện nay

Thường các bác sĩ khuyến khích trẻ bị dính thắng lưỡi cần được phẫu thuật từ sớm, tốt nhất là từ giai đoạn 3- 4 tháng tuổi bởi càng để lâu thì phần dính thắng lưỡi theo thời gian sẽ hình thành những mạch máu khiến bé dễ bị chảy máu và nguy hiểm hơn khi phẫu thuật. Hơn nữa càng phẫu thuật sớm tình tình trạng trẻ bị chậm nói do dính thắng lưỡi sẽ càng được giải quyết sớm.

Thực tế thì cắt thắng lưỡi dính chỉ là một tiểu phẫu khá đơn giản, không gây nguy hiểm và quy trình cũng khá nhanh chóng, chỉ khoảng 15- 20 phút. Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi và có thể giữ yên đầu trẻ bác sĩ sẽ thường ưu tiên gây tê, tuy nhiên với trẻ lớn hơn bác sĩ sẽ cần gây mê để đảm bảo quy trình thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Hiện nay cũng có một vài bệnh viện thực hiện gây mê ngắn chỉ vài phút để hạn chế các ảnh hưởng từ thuốc mê đến trẻ.

Tình trạng này thường được phẫu thuật bằng laser để cắt phần thắng lưỡi từ trước ra sau đến sát phần chân lưỡi bị dính, thường sau phẫu thuật sẽ ít gây chảy máu hơn. Trẻ có thể được chỉ định một số thuốc để giảm đau, thường sẽ hoàn toàn lành sau vài tuần, trẻ vẫn có thể nói chuyện và sinh hoạt như bình thường.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần chú ý đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật cho trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói để con nhanh chóng tham gia vào quá trình tăng cường bổ sung ngôn ngữ sau đó. Bác sĩ khuyến khích các chế độ chăm sóc trẻ sau tiểu phẫu dính thắng lưỡi như sau

  • Nên cho trẻ uống nhiều nước sạch để làm sạch miệng
  • Tuân thủ liệu trình thuốc mà bác sĩ chỉ định đồng thời cũng thực hiện vệ sinh vùng dưới lưỡi của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Ưu tiên ăn các đồ ăn lỏng, mềm và nguội như cháo, súp, cang ranh củ hầm, khoai tây nghiền.. Tránh ăn đồ quá nóng do có thể kích thích tình trạng chảy máu nhiều hơn
  • Không được cắn hay ngậm các vật cứng khi các vết thương chưa hoàn toàn lành
  • Với trẻ đang bú mẹ vẫn có thể bú bình thường, tuy nhiên chú ý nhiệt độ của sữa nếu cho con bú bình
  • Tuyệt đối không để trẻ chạm vào vết thương do có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành hơn
  • Theo dõi các dấu hiệu của con và thông báo cho bác sĩ khi cần thiết
  • Tái khám theo chỉ định từ bác sĩ để xem xét vết mổ, tránh

Can thiệp cho trẻ chậm nói

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói sau khi đã được phẫu thuật sẽ cần nhanh chóng can thiệp để phát triển ngôn ngữ kịp thời với những đứa trẻ đồng trang lứa khác. Tùy độ tuổi, mức độ chậm nói mà quá trình can thiệp ngôn ngữ sẽ được thực hiện khác nhau. Gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia về tình trạng của con để có hướng can thiệp đúng cách.

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói
Trẻ cần nhanh chóng hướng dẫn các bài tập nói để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp kịp thời

Chẳng hạn nếu trẻ ở dưới 1 tuổi mà bị chậm nói do dính thắng lưỡi thì quá trình can thiệp khá dễ dàng, việc phụ huynh tăng cường trò chuyện tương tác cũng có thể giúp trẻ biết nói nhanh. Tuy nhiên nếu là trẻ 3- 4 tuổi trở lên thì cần phải hướng dẫn trẻ cách vận động cơ miệng, cách đặt lưỡi, các chuyển động lưỡi thì con mới dần có thể phát âm chuẩn xác và đúng cách.

Một số biện pháp tăng cường ngôn ngữ, giúp trẻ chậm nói do bị dính thắng lưỡi phát âm chính xác hơn, phát triển khả năng giao tiếp hằng ngày mà phụ huynh có thể tham khảo như

  • Hướng dẫn con các bài tập vận động, tăng cường cảm nhận của lưỡi, chẳng hạn như liếm mép, đưa lưỡi sang trái, phải, lên, xuống. Phụ huynh cũng có thể kích thích chuyển động của lưỡi bằng cách bôi mật ong hay các thực phẩm có dạng dính, có độ ngọt quanh miệng trẻ để tạo cảm giác muốn liếm. Tuy nhiên các hoạt động này nên thực hiện sau khi tiểu phẫu đã lành hoàn toàn
  • Cùng con học phát âm các âm mà con nói ngọng, nói sai. Cha mẹ cần phải quan sát các chuyển động lưỡi để xem có phải do con chưa biết cách kết hợp các hoạt động lưỡi hay không. Cần chú ý rằng cha mẹ phải phát âm chính xác, to, rõ ràng, ngắn gọn thì con mới có thể học phát âm đúng
  • Cho trẻ nhai các thức ăn có tính chất cứng hoặc dai, tuy nhiên phải dễ tiêu hóa, điều này cũng rất tốt cho các hoạt động của cơ miệng của trẻ chậm nói
  • Liên tục tạo cơ hội để trẻ có cơ hội nói và phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động hằng ngày, đặc biệt để con chủ động
  • Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói đến phát hiện quá muộn có thể cần phải tham gia các liệu pháp trị liệu ngôn ngữ chuyên môn để đảm bảo trẻ có thể phát âm chính xác, không bị nói ngọng, cải thiện những khiếm khuyết trước đó khi thắng lưỡi quá ngắn

Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói dù không quá nguy hiểm nhưng nếu can thiệp quá chậm sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp, ăn uống hay nha chu nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ này nhưng phụ huynh vẫn có thể phát hiện sớm tình trạng trẻ dính thắng lưỡi ngay từ những năm tháng đầu đời nên cần chú ý quan sát hơn để có biện pháp can thiệp từ sớm.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *