Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Trẻ chậm nói đơn thuần thường bị hạn hẹp về mặt ngôn ngữ, khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và có thể khắc phục tốt bằng các biện pháp đơn giản, hiệu quả.
Trẻ chậm nói đơn thuần là gì?
Mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển ngôn ngữ riêng biệt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được những những mốc phát triển chung nhất cho trẻ nhỏ theo từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau. Dựa vào đó, các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng nhận biết và phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ và các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho trẻ.
Trong thực tế, trẻ chậm nói đơn thuần là thuật ngữ dùng để nói đến những đứa trẻ có tốc độ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với bình thường. Những đứa trẻ này sẽ bị hạn chế về vốn từ, từ ngữ nghèo nàn và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng lời nói để diễn tả các mong muốn, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
Chậm nói đơn thuần gây nên nhiều cản trở đối với quá trình giao tiếp, tương tác xã hội của nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù khả năng ăn nói của trẻ không được thành thạo nhưng trẻ vẫn có đủ nhận thức, tư duy và hiểu rõ những điều mà người khác truyền đạt. Đồng thời trẻ cũng sẽ biết các thực hiện theo các yêu cầu, tuân thủ đúng các mệnh lệnh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là tạm thời và trẻ hoàn toàn có thể cải thiện, phát triển ngôn ngữ theo thời gian. Phần lớn những trẻ chậm nói chỉ bị hạn chế về ngôn ngữ, vốn từ chứ không bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ.
Các bậc phụ huynh cần phải phân biệt rõ ràng giữa chậm nói đơn thuần và chậm phát triển ngôn ngữ. Mặc dù đây là hai vấn đề luôn đi song hành cùng nhau nhưng so với chậm nói đơn thuần thì chậm phát triển ngôn ngữ mang tính chất nghiêm trọng hơn và cần được can thiệp tốt để tránh gây ra các tác động tiêu cực về sau.
- Trẻ chậm nói đơn thuần: Là tình trạng trẻ nhỏ gặp nhiều cản trở trong việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ, lời nói. Trong thực tế những đứa trẻ này vẫn có nhu cầu được giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh nhưng việc hình thành và tạo ra âm thanh của trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể hiểu và giao tiếp phi ngôn ngữ thuận lợi và phát triển ổn định về các khía cạnh khác.
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ không chỉ gặp khó khăn trong việc bày tỏ các mong muốn, nguyện vọng của bản thân bằng lời nói mà còn gặp nhiều trở ngại trong việc hiểu và tương tác với mọi người xung quanh.
Các bậc phụ huynh cần hiểu và biết cách phân biệt cụ thể giữa hai tình trạng này để có thể kịp thời can thiệp tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, sử dụng lời nói linh hoạt hơn. Trẻ chậm nói đơn thuần và chậm phát triển ngôn ngữ có thể tồn tại riêng biệt nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc.
Trong trường hợp nhận thấy trẻ chậm nói có kèm theo các biểu hiện bất thường như không hiểu được những điều người khác nói, thường nói những câu vô nghĩa, dùng từ không đúng nghĩa cảnh, có những hành vi lạ, ít giao tiếp thì phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám để xác định cụ thể về tình trạng sức khỏe và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói đơn thuần
Như đã chia sẻ, trẻ chậm nói đơn thuần không phải là tình trạng đáng lo ngại của trẻ nhỏ. Cũng bởi mỗi đứa trẻ sẽ có những tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, việc trẻ chậm nói hơn một chút so với mốc phát triển chung cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và các dấu hiệu chậm nói có thể dần được cải thiện tốt theo thời gian.
Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ nhỏ mà các dấu hiệu chậm nói đơn thuần có thể biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ hơn 3 tháng nhưng không tạo ra các âm thanh đơn giản.
- Trẻ hơn 1 tuổi nhưng không thể nói được các từ đơn giản như “ba”, “bà”, “ca”,…
- Trẻ 2 tuổi nhưng vốn từ hạn hẹp, dưới 25 từ.
- Trẻ 2 tuổi rưỡi không biết cách ghép các từ lại với nhau thành cụm từ có nghĩa.
- Trẻ được 3 tuổi nhưng không biết cách gọi tên mình, không nói được tên của các đồ vật quen thuộc và vốn từ nghèo nàn chỉ dưới 200 từ.
- Giọng nói của trẻ có phần bất thường, trẻ nói ngọng, nói không rõ, phát âm không chính xác gây khó hiểu cho những người xung quanh.
- Khả năng học hỏi và ghi nhớ ngôn ngữ của trẻ kém hơn so với thông thường. Trẻ có xu hướng quên cách nói và sử dụng các từ ngữ, câu nói đã từng được học.
Nhìn chung, những trẻ không đạt được mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng độ tuổi có thể được xác định là chậm nói. Nếu nhận thấy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, khó diễn đạt bằng lời nói nhưng không kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm vì đây chỉ là sự chậm nói thông thường và dễ dàng khắc phục tốt.
Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy lo lắng và băn khoăn về sự chậm phát triển của trẻ thì các ba mẹ có thể chủ động cho con đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín để được sàng lọc, đánh giá tốt hơn. Sau khi biết rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cụ thể về các biện pháp can thiệp, kích thích ngôn ngữ hiệu quả dành cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau.
Nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần
Chậm nói đơn thuần là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ và nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc cải thiện cho trẻ chậm nói còn phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố có liên quan khiến trẻ nhỏ bị hạn chế về ngôn ngữ.
Do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về các lý do gây ra chậm nói để có biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ can thiệp cho trẻ tốt hơn. Cụ thể các yếu tố có khả năng ảnh hưởng như sau:
1. Chậm nói do môi trường
Môi trường được xem là một trong các yếu tố quan trọng góp phần quyết định đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, trong đó có sự hình thành và phát triển ngôn ngữ, lời nói. Theo chia sẻ của các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế nhận thấy rằng, nếu trẻ không được sinh sống và trưởng thành trong môi trường lành mạnh thì nhiều khả năng trẻ sẽ bị kiềm hãm và cản trở rất nhiều đối với việc phát triển về ngôn ngữ.
Cụ thể, nếu trẻ sống trong môi trường ít hoặc không được giao tiếp thì trẻ sẽ khó có thể học hỏi, tiếp thu và gia tăng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân, từ đó khiến trẻ trở nên chậm nói, khó khăn trong việc diễn tả bằng lời nói. Đặc biệt là với xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm con cái khiến con không thể đảm bảo được môi trường giao tiếp lành mạnh.
Thậm chí có không ít các gia đình sử dụng điện thoại, tivi như một “người bảo mẫu” cho trẻ nhỏ. Khi trẻ được sử dụng các thiết bị công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến trẻ mất dần nhu cầu được giao tiếp, tương tác 2 chiều và gây nên sự cản trở trong việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ.
2. Trẻ chậm nói do tâm lý
Tâm lý cũng được xem là một trong các lý do thường gặp khiến nhiều trẻ trở nên chậm nói. Cụ thể nếu một đứa trẻ liên tục phải đối diện với các tổn thương tinh thần do ba mẹ ly hôn, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên bị bạo lực sẽ khiến trẻ dần rơi vào trạng thái bế tắt, mệt mỏi, chán chường và không còn động lực để làm bất cứ điều gì.
Nhiều trẻ còn có xu hướng sống tách biệt với mọi người xung quanh, không muốn giao tiếp hay tương tác với bất kỳ ai và dần bị suy giảm về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tình trạng này cần phải được can thiệp và hỗ trợ tốt để phòng tránh nguy cơ làm phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm, đặc biệt là trầm cảm.
3. Nguyên nhân thực thể
Các vấn đề liên quan đến những bộ phận phát âm như miệng, lưỡi, họng, hàm, tai,…cũng có nhiều khả năng gây ra tình trạng chậm nói ở nhiều trẻ nhỏ. Cụ thể nếu trẻ có khả năng nghe kém thì trẻ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận và phát triển về ngôn ngữ, khó có thể bắt chước các âm thanh, từ ngữ một cách chính xác.
Bên cạnh đó, những trẻ bị dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, sứt môi cũng gặp nhiều trở ngại trong việc phát ra âm thanh, lời nói của trẻ trở nên khó nghe và khiến nhiều người không thể hiểu rõ được. Ngoài ra, một số bệnh lý như bại não, tự kỷ hoặc các tổn thương ở não bộ cũng gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung khiến nhiều trẻ chậm nói.
Phương pháp điều trị trẻ chậm nói đơn thuần hiệu quả
Trẻ chậm nói đơn thuần có thể dễ dàng khắc phục tốt chỉ bằng các biện pháp can thiệp tại nhà. Trong thực tế thì trẻ nhỏ chỉ bị chậm ngôn ngữ hơn so với các bạn cùng trang lứa và hoàn toàn có khả năng phát triển tốt theo thời gian nếu các bậc phụ huynh biết cách áp dụng tốt các mẹo sau đây:
1. Trò chuyện nhiều hơn với trẻ
Trẻ nhỏ học hỏi và hình thành ngôn ngữ thông qua hình thức lắng nghe, quan sát và bắt chước. Vì thế, để trẻ nhỏ có thể gia tăng vốn từ và giao tiếp lời nói linh hoạt hơn, các bậc phụ huynh nên gia tăng thời gian trò chuyện, chia sẻ với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Những lúc rảnh rỗi hãy cùng trẻ ngồi lại kể về những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hàng ngày hoặc đơn giản chỉ là trong những hoạt động thường ngày như ăn uống, tắm rửa, vui chơi cũng là cơ hội để bạn gia tăng ngôn ngữ cho trẻ. Có thể trẻ vẫn chưa thể hết về những lời truyền đạt của phụ huynh nhưng trẻ hoàn toàn có khả năng lắng nghe và bắt chước theo các âm thanh đó để dần cải thiện kỹ năng của mình.
Vì thế, các bậc phụ huynh có con chậm nói nên học cách tương tác với trẻ ngay từ bây giờ. Trong các hoạt động hàng ngày, hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích nhu cầu được giao tiếp ở trẻ, đồng thời hãy giới thiệu và cho trẻ khám phá thêm nhiều điều thú vị để trẻ có thể học hỏi và gia tăng vốn từ tốt hơn.
2. Cùng trẻ đọc sách
Mặc dù trẻ vẫn chưa biết chữ nhưng khi được nghe ba mẹ đọc sách và kể chuyện cũng giúp trẻ biết thêm về nhiều kiến thức mới, đồng thời mở rộng thêm vốn từ của mình. Việc cùng trẻ đọc sách sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ, tập trung và sáng tạo hơn.
Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ nhỏ thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ để trẻ có được vốn từ vựng vững chắc. Tuy nhiên, để gia tăng sự hứng thú ở trẻ nhỏ, ba mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại sách phù hợp với những hình ảnh minh họa sinh động, từ ngữ, nội dung đơn giản theo từng độ tuổi.
3. Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, khám phá
Trẻ chậm nói đơn thuần thường chỉ bị hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nhìn chung trẻ vẫn có sự phát triển ổn định về thể chất, tinh thần, nhận thức, trí tuệ và vẫn có nhu cầu được vui chơi, khám phá những điều mới mẻ, thú vị xung quanh cuộc sống.
Ba mẹ nên tạo cho trẻ nhiều điều kiện và cơ hội để được vui chơi, thư giãn và tham gia vào các hoạt động lành mạnh bên ngoài. Việc được ngắm nhìn và quan sát cảnh vật thiên nhiên cùng nhiều điều thú vị xoay quanh đời sống sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú, thoải mái và dễ dàng phát triển ngôn ngữ hơn.
Bên cạnh đó, đây cũng chính là một trong các cơ hội vàng để trẻ có thể gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều bạn bè. Khi trẻ nhỏ được tương tác với những người xung quanh, trẻ sẽ dần trở nên dạn dĩ, tự tin và học hỏi được nhiều ngôn ngữ, gia tăng vốn từ hiệu quả, nhanh chóng.
4. Dạy trẻ chậm nói bằng âm nhạc
Một số trẻ chậm nói đơn thuần có thể là do sự hạn chế về khả năng nghe, trẻ khó có thể tiếp thu âm thanh ở một tần số cố định nào đó. Vì thế, việc cho trẻ tiếp xúc và thường xuyên nghe nhạc cũng chính là một trong các cách hay để trẻ có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất.
Các giai điệu cao thấp khác nhau cùng với những ca từ du dương sẽ giúp cho trẻ nhỏ ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời, khi nghe nhạc, trẻ cũng sẽ tập trung hơn vào các lời ca, tiếng hát và gia tăng được khả năng chủ động nghe. Nhờ thế mà trẻ nhỏ có thể dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ ngữ mới, lẩm nhẩm hát theo các giai điệu quen thuộc và dần phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Khi mới bắt đầu áp dụng, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các bài hát có ca từ đơn giản, dễ hiểu để trẻ có thể học theo nhanh chóng. Sau khi trẻ quen dần với điều này và học thuộc nhiều bài hát hơn thì có thể gia tăng độ khó bằng những bài hát với nhiều từ ngữ hơn, nội dụng phong phú hơn.
5. Dạy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các vật dụng hàng ngày
Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có nhu cầu được giao tiếp, tương tác nhưng vì sự hạn chế ngôn ngữ nên trẻ khó có thể diễn đạt những suy nghĩ, nhu cầu của mình bằng lời nói. Do đó, ba mẹ có thể giúp trẻ cải thiện vốn từ bằng cách dạy và hướng dẫn cho trẻ cách gọi tên những đồ vật, con vật quen thuộc hàng ngày.
Ví dụ khi trẻ đang ăn cơm, hãy chỉ cho trẻ đâu là đũa, muỗng, cơm, cá và hướng dẫn cho trẻ cách ăn phù hợp. Hoặc khi nếu trẻ là có niềm yêu thích với động vật, ba mẹ có thể cùng trẻ khám phá nhiều con vật thông qua việc quan sát đời sống hoặc có thể là các hình ảnh minh họa cụ thể.
Bằng cách này, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ được mọi thứ xung quanh mình và dần học hỏi thêm nhiều vốn từ mới để bổ sung kiến thức cho bản thân, đồng thời có thể linh hoạt hơn trong việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt thành lời. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá vội vàng hoặc thúc ép con học quá mức. Mỗi ngày chỉ cần dạy cho trẻ cách gọi tên từ 3 đến 5 đồ vật và kiên trì trong một thời gian cũng giúp trẻ dần cải thiện chứng chậm nói hiệu quả.
Bên cạnh những việc cần hỗ trợ để kích thích ngôn ngữ cho trẻ chậm nói đơn thuần thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều cần tránh như:
- Tuyệt đối không nhại lại lời của trẻ.
- Không được cười chê, chế nhạo lời nói của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại, iPad quá nhiều. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên quản lý và kiểm soát về thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ ở trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ nghiện và khó phát triển ngôn ngữ, giao tiếp.
- Không đem trẻ so sánh với những bạn bè cùng trang lứa.
- Quá trình cải thiện ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cần được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, ba mẹ đừng quá nóng vội và bắt ép trẻ quá nhiều.
Chậm nói đơn thuần là tình trạng thường gặp ở rất nhiều các trẻ nhỏ nhưng có thể dễ dàng khắc phục và trẻ vẫn có khả năng phát triển ngôn ngữ toàn diện trong tương lai. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về chứng chậm nói ở trẻ và có can thiệp phù hợp, giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời nói linh hoạt hơn.
Tham khảo thêm:
- Trẻ chậm nói không tập trung: Dấu hiệu cần đặc biệt chú ý
- 6 Trung tâm dạy trẻ chậm nói ở Hà Nội chất lượng tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!