10 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả tại nhà, mẹ nên biết

Trẻ bắt đầu chậm phát triển ngôn ngữ, nhiều bậc cha mẹ lo lắng nên tìm kiếm phương pháp giúp con giao tiếp tốt hơn. Vậy đâu là những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà?

10 cách dạy trẻ chậm nói đơn giản tại nhà, dễ áp dụng

Tìm ra và áp dụng được các cách dạy trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh sẽ thấy bé dần tiến bộ trong khả năng giao tiếp. Việc áp dụng các phương pháp đơn giản sẽ làm con thêm tự tin trong thể hiện ý tưởng cùng cảm xúc. Đây là cách hữu ích hỗ trợ con học tập và cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh.

cách dạy trẻ chậm nói
Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà có thể mang lại kết quả cải thiện ngôn ngữ tích cực

Để bắt đầu, cha mẹ có thể áp dụng những hoạt động dễ thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả nhanh chóng như sau:

1. Đưa con đi tham gia hoạt động ngoài trời

Việc tham gia các hoạt động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Tiếp xúc với không gian rộng lớn có nhiều người xung quanh, bé sẽ học cách tương tác, quan sát và nhận thức về thế giới qua ngôn ngữ. Các hoạt động này cũng giúp bé giao tiếp tự tin và kích thích con dùng ngôn từ để diễn đạt suy nghĩ.

Trẻ chậm nói có thể tham gia những hoạt động ngoài trời như:

  • Đi bộ trong công viên cùng cha mẹ
  • Chơi bóng đá, bóng rổ nhỏ với bạn bè
  • Cùng mẹ làm vườn và học nhận biết tên các loại cây
  • Leo trèo trên các thiết bị, cơ sở vật chất vui chơi ngoài trời
  • Chơi đùa trong cát, nước để học các từ ngữ liên quan
  • Tham gia trò chơi nhóm như kéo co, nhảy dây
  • Đi dạo và quan sát động vật trong sở thú
  • Chơi các trò chơi với bóng, chạy đua cùng bạn bè
  • Thực hành bài tập nói bằng cách thổi bong bóng xà phòng
dạy trẻ chậm nói
Cha mẹ có thể đưa con ra ngoài hoạt động nhiều hơn để phát triển ngôn ngữ

2. Trò chuyện với con

Trò chuyện với trẻ thường xuyên là cách mà cha mẹ giúp bé nhận thức được các từ ngữ và cách dùng chúng trong mọi hoàn cảnh thực tế. Điều này giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp và mở rộng vốn từ vựng của mình.

Để giúp trẻ chậm nói, phụ huynh nên nói chuyện với bé bằng từ ngữ đơn giản và rõ ràng. Ngoài ra, nên lặp lại chúng nhiều lần để con dễ dàng ghi nhớ. Cùng với đó là tạo không gian thoải mái khuyến khích bé trả lời và tham gia vào mọi cuộc trò chuyện để tiến bộ nhanh chóng.

3. Chơi trò chơi tương tác

Chơi trò chơi là phương pháp học ngôn ngữ rất hiệu quả cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm nói. Các trò chơi giúp bé học cách sử dụng từ ngữ qua hành động và giao tiếp với người khác. Khi chơi, con sẽ dần quen với việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Cha mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi như sau:

  • Chơi búp bê và ô tô khuyến khích bé tạo nên những câu chuyện riêng cho mình
  • Phụ huynh chơi bóng và mô tả các hành động khi chơi để trẻ bắt chước
  • Chơi trốn tìm và gọi tên các đồ vật khi tìm kiếm
  • Sử dụng trò chơi bóng ném vào rổ nhỏ để bé học từ vựng liên quan
  • Chơi trò chơi xây dựng hoặc tạo hình với đồ chơi

Bé nên được chơi các trò chơi này vào thời gian rảnh rỗi, đặc biệt là khi có thể tập trung vào một hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế thời gian chơi để tránh làm con bị mệt mỏi và thiếu chú ý.

4. Hát cho bé nghe

Người lớn hát cho bé nghe, cùng hát với con sẽ giúp trẻ học thêm được nhiều từ mới mà còn rèn luyện kỹ năng nghe, phát âm. Đồng thời đây là cách tạo ra không gian cùng kỉ niệm vui vẻ để các bé thêm phần thoải mái và yêu thích việc học ngôn ngữ hơn.

dạy trẻ chậm nói tại nhà
Dạy con học hát giúp bé phát triển vốn từ vựng nhanh chóng

Để bài hát mang lại hiệu quả, phụ huynh nên lặp lại các từ và câu trong bài hát để con dễ nhớ và theo kịp. Bên cạnh đó hãy sử dụng biểu cảm khuôn mặt và động tác tay minh họa cho bé hiểu ý nghĩa các từ, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia hát cùng cha mẹ.

Hơn nữa, một trong những yếu tố quan trọng để quá trình học ngôn ngữ thông qua ca hát cho trẻ chậm nói đạt hiệu quả cao là một không gian yên tĩnh và thoải mái.

5. Dạy con nói từ đơn giản trước

Dạy trẻ chậm nói nên được bắt đầu với những từ ngữ đơn giản. Đây là cách hiệu quả để bé có thể tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ dễ dàng hơn. Lúc này con cần học những từ gần gũi với đời sống, dễ hiểu và được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt. Việc dạy học với câu từ đơn giản làm các bé có thêm tự tin để phát âm tốt và thuận tiện hơn.

Cha mẹ có thể dạy trẻ các từ đơn giản với chủ đề đồ vật trong gia đình, động vật, các hành động như ăn, ngủ, chơi. Đây là những từ dễ nhớ và dễ sử dụng trong mọi tình huống thực tế. Việc được học chúng khiến trẻ thấy thoải mái và có thêm hứng thú giao tiếp hơn.

6. Đọc sách cho trẻ nghe

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được người lớn đọc sách cho nghe để thoát khỏi tình trạng chậm nói. Các sách có hình ảnh sinh động, nhân vật dễ hiểu gồm động vật, bạn bè, câu chuyện vui nhộn sẽ thu hút sự chú ý của các bé. Cha mẹ nên đọc sách vào thời điểm con thấy thư giãn, tốt nhất là trước khi đi ngủ. Cùng với đó hãy luôn tương tác với trẻ bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn bé mô tả các hình ảnh có trong sách.

Lúc đọc sách, phụ huynh cần chú ý cách phát âm của mình một cách rõ ràng, thay đổi giọng điệu để làm câu chuyện thêm sinh động. Hơn nữa hãy tương tác qua việc chỉ vào hình ảnh và nhắc lại từ ngữ để bé ghi nhớ, hiểu rõ câu chuyện. Đừng quên hỏi về những hình ảnh hoặc từ ngữ mà con yêu thích để khuyến khích trẻ nói và giao tiếp thường xuyên.

trẻ chậm nói và cách dạy
Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ mô tả hình ảnh trong sách để có thêm từ vựng khi nói

7. Hạn chế cho sử dụng thiết bị điện tử

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm nói là thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính,… Sử dụng chúng sẽ làm trẻ ít giao tiếp trực tiếp, ít có cơ hội thực hành ngôn ngữ khi chỉ chú ý đến các màn hình. Điều này dẫn đến việc bé không thể phát triển đầy đủ kỹ năng giao tiếp như mong muốn.

Cha mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử mà thay vào đó, khuyến khích con tham gia hoạt động tương tác gồm trò chuyện, chơi cùng người lớn hay bạn bè. Đây là việc giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ và học hỏi qua cuộc trò chuyện trực tiếp. Đừng để bé say mê chơi trò chơi điện tử mà hãy tìm các hoạt động ngoài trời, trò chơi tương tác để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.

8. Để đồ vật xa tầm với

Để đồ vật xa tầm với của trẻ là một chiến lược giúp phát triển khả năng giao tiếp của trẻ chậm nói. Khi bé thấy đồ vật yêu thích, bé sẽ muốn nói ra yêu cầu để có được món đồ đó, từ đó tăng cơ hội giao tiếp. Phụ huynh có thể tạo tình huống này khi cho bé chơi đồ chơi hoặc khi cần trẻ nói rõ hơn yêu cầu của mình.

Khi thực hiện phương pháp này, phụ huynh không nên vội vàng đáp ứng ngay lập tức mà hãy khuyến khích bé nói, yêu cầu rõ ràng để lấy đồ vật. Ví dụ, thay vì đưa đồ chơi cho bé ngay lập tức, hãy nói “Con muốn lấy ô tô à?” để kích thích bé dùng từ ngữ phù hợp. Đây là cách giúp bé luyện tập giao tiếp mỗi ngày.

9. Nói song song

Kỹ thuật nói song song là khi trẻ nói một từ đơn giản, phụ huynh có thể mở rộng câu nói đó bằng cách thêm từ hoặc câu ngắn để con học cách sử dụng từ chính xác hơn. Đó cũng là cơ hội để trẻ học từ mới mỗi ngày.

cách dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ
Trò chuyện song song giúp bé dễ tiếp thu từ ngữ và sử dụng dễ dàng

Chẳng hạn, nếu bé nói “bóng” thì mẹ có thể nói “Quả bóng màu xanh này mình chơi nhé!” Hãy sử dụng từ ngữ dễ hiểu và câu ngắn gọn để trẻ dễ tiếp thu. Kỹ thuật này giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ mà không gây áp lực hay khiến bé cảm thấy khó giao tiếp.

10. Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu là một phương pháp hữu ích khi trẻ gặp khó khăn trong việc nói. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng nó chỉ nên được sử dụng hỗ trợ trong giai đoạn đầu, giúp bé giao tiếp trước khi có thể nói rõ. Quan trọng là không để con quá phụ thuộc vào ngôn ngữ ký hiệu mà bỏ qua việc phát triển khả năng nói.

Để đảm bảo phương pháp này hiệu quả, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ ký hiệu song song với việc dạy nói. Như khi chỉ cho bé kí hiệu của từ “nước”, hãy kèm theo việc nói “nước” để trẻ thấy được sự kết nối giữa từ ngữ và hành động. Phương pháp này sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, không bị lệch hướng.

Lưu ý trong cách dạy trẻ chậm nói mẹ nên biết

Mỗi gia đình cần có phương pháp dạy và sự kiên nhẫn đặc biệt để giúp bé chậm nói phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó còn có những lưu ý quan trọng mà cha mẹ nên nhớ khi dạy để con tiến bộ và tự tin hơn:

lưu ý cách dạy trẻ chậm nói
Để dạy trẻ chậm nói hiệu quả cha mẹ cần động viên con giao tiếp nhiều hơn
  • Tìm hiểu nguyên nhân: Trước khi áp dụng, nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến trẻ chậm nói để chọn được cách thức phù hợp.
  • Tạo môi trường học tập vui vẻ: Hãy biến việc học thành phương pháp thú vị để trẻ cảm thấy hứng thú bằng những trò chơi khơi gợi sự sáng tạo và tò mò.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và đánh giá đúng mức độ phát triển ngôn ngữ. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Kiên nhẫn, nhất quán: Dạy trẻ chậm nói với bài tập ngôn ngữ cần sự kiên trì và nhất quán từ phía phụ huynh.
  • Không so sánh: Vì mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên ngừng so sánh để tránh gây áp lực cho con.
  • Khuyến khích giao tiếp: Tạo cơ hội cho con giao tiếp với người lớn và bạn bè bằng nhiều cuộc trò chuyện, buổi đi chơi dã ngoại,….
  • Theo dõi tiến độ: Ghi lại tiến bộ của trẻ để đánh giá hiệu quả dạy học và điều chỉnh phương pháp nếu cần thiết.
  • Đừng ép trẻ phải nói: Việc tạo áp lực sẽ khiến bé sợ hãi và không muốn giao tiếp. Hãy để con thấy tự nhiên và thoải mái học tập.
  • Kết hợp nhiều phương pháp: Đừng chỉ tập trung vào một phương pháp duy nhất mà hãy kết hợp nhiều cách dạy để các con học tốt hơn.

Tóm lại, cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả tại nhà không hề khó khăn nếu các bậc phụ huynh kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp. Quan trọng nhất là tạo môi trường giao tiếp tích cực, khuyến khích bé nói chuyện. Có như vậy, các con mới hoàn toàn có thể phát triển ngôn ngữ như các bạn cùng trang lứa.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://speechpathologymastersprograms.com/resources/help-late-talkers-activities-for-parents/
  • https://speechmatters.com.sg/top-tips-to-help-with-speech-and-language-delay/
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *