Trẻ chậm nói không tập trung: Dấu hiệu cần đặc biệt chú ý
Trẻ chậm nói không tập trung, luôn liếc ngang liếc dọc, ngọ nguậy không yên chính là những dấu hiệu bất thường mà phụ huynh đặc biệt cần phải quan tâm. Trẻ không thể tập trung nên khả năng học ngôn ngữ, học nói lại càng tiến triển chậm và khó khăn hơn. Phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân thì mới có hướng can thiệp chính xác.
Trẻ chậm nói không tập trung là dấu hiệu bất thường
Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói cần được tăng cường các hoạt động giao tiếp thường xuyên, điều này sẽ giúp trẻ phát triển hiệu quả cả về lời nói lẫn vốn từ. Tuy nhiên quá trình này không hề đơn giản bởi nếu con không hiểu được người khác nói gì, có vốn từ ngữ kém thì việc giao tiếp hay bổ sung ngôn ngữ sẽ mất rất nhiều thời gian, đặc biệt nếu không thực hiện đúng cách.
Cũng cần biết rằng, trẻ chậm nói có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân với các hành vi, đặc điểm khác nhau. Trong đó, trẻ chậm nói đơn thuần được cho là dù chưa có ngôn ngữ, không hiểu lời nói nhưng vẫn luôn có thể chú ý, tập trung khi nghe một ai đó nói. Ánh mắt của con có sự dõi theo để thể hiện sự tương tác chú ý, và cũng có thể làm theo yêu cầu của người khác.
Việc trẻ chậm nói không tập trung chính là một đặc điểm hoàn toàn bất thường mà phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Nhóm trẻ này thường không chú tâm khi được gọi tên, không nhìn vào người khác khi đang giao tiếp, hoặc chỉ tập trung trong một thời gian ngắn, còn lúc nào cũng ngọ nguậy và không không ngừng xoay trái xoay phải nên rất khó khăn khi cần giao tiếp với con.
Vậy việc trẻ chậm nói không tập trung là do đâu, là dấu hiệu của bệnh nào?
Rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ hay còn được gọi là tự kỷ được đặc trưng bởi sự thiếu hụt trong 3 khía cạnh chính gồm ngôn ngữ, giao tiếp hay hành vi lặp lại rập khuôn. Chậm nói là biểu hiện chắc chắn xuất hiện ở tất cả trẻ tự kỷ, thậm chí có những trẻ trong những năm tháng đầu hầu như không nói một chữ nào cùng các hành vi kỳ lạ như vỗ tay, đập tay vào bàn mà không có lý do nào.
Thiếu tập trung cũng là một trong những đặc điểm giúp phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ khá phổ biến. Như đã nói, trẻ chậm nói đơn thuần hầu như vẫn thích chơi nên khi được cùng người khác tương tác, dù là để chơi hay học thì con vẫn có sự tập trung khá cao, cho dù không hiểu nhưng con vẫn có xu hướng bắt chước theo.
Trong khi đó, trẻ tự kỷ hầu như luôn lơ khi được người khác gọi tên. Trẻ có xu hướng thích kết nối với đồ đạc hơn là con người. Nếu gọi trẻ 10 lần thì tối đa chỉ có 4 lần là con sẽ quay lại. Mặt khác khi trẻ quay lại khả năng con tập trung vào người gọi cũng rất ngắn. Trẻ không ngừng ngọ nguậy, nhìn trái, nhìn phải chứ không nhìn vào mắt người đối diện, cũng không tập trung vào điều gì.
Trẻ chậm nói không tập trung rất có thể chính là biểu hiện của trẻ tự kỷ, đặc biệt nếu có thêm các hành vi như thường xuyên la hét khó kiểm soát và không rõ nguyên nhân, tiếng hét có biên độ cao, nghe rất khó chịu; có các hành kỳ lạ rập khuôn, lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vặn xoắn tay, vỗ tay; không thể tập trung vào một điểm ( trừ khi đó có thể là một loại đồ chơi, đặc biệt đồ chơi chuyển động hay có hình tròn).
Tất nhiên do không thể tập trung, không chịu chú ý nên khả năng học ngôn ngữ hay nhận thức của trẻ chậm nói sẽ rất kém. Mặt khác phụ huynh nếu không biết cách cũng hầu như khó kết nối với con bởi trẻ chỉ chú ý vào điều gì mà con hứng thú, thường là các loại đồ vật, đồ chơi mà con yêu thích.
Cần biết thêm rằng tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa bẩm sinh và vĩnh viễn, không thể nào điều trị khỏi hoàn toàn. Tình trạng trẻ chậm nói không tập trung chỉ có thể cải thiện phần nào nếu thực hiện sớm và đúng cách. Do đó gia đình khi thấy các đặc điểm này cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và can thiệp phù hợp.
Tăng động giảm chú ý
Trẻ chậm nói không tập trung, luôn đứng ngồi không yên, chạy nhảy táy máy không ngừng, hành vi mất kiểm soát rất có thể chính là biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý. Một nghiên cứu của nhà khoa học A Ornoy đã cho thấy những biểu hiện điển hình của chứng ADHD chính gồm 3 đặc điểm là chậm nói, kém tập trung và tăng động.
Hay theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5. cũng đã đưa ra các biểu hiện điển hình của rối loạn tăng động giảm chú ý thì kém chú ý cũng là một trong 9 dấu hiệu được đề cập đến. Tuy nhiên trong báo cáo này lại không đề cập đến việc chậm nói là một trong những biểu hiện đặc trưng, tuy nhiên rõ ràng tốc độ học nói thường luôn song song với mức độ tập trung.
Các chuyên gia đã tìm thấy đặc điểm chung giữa trẻ chậm nói và trẻ ADHD chính là đều có có kích thước thùy trán nhỏ hơn bình thường đồng lời lượng máu được vận chuyển đến cơ quan này cũng ít hơn. Bởi thế mà trẻ chậm nói không tập trung cũng hoàn toàn có thể chính là dấu hiệu điển hình của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Một số biểu hiện khác của ADHD mà thông qua đó phụ huynh cũng có thể nhận diện, chẳng hạn luôn dễ bị phân tâm bởi một điều gì đó, chân tay ngọ nguậy không yên, tính tình bốc đồng dễ mất kiểm soát, hay quên, hay làm thất lạc đồ.. Cũng cần biết thêm rằng, trẻ chậm nói không tập trung liên quan đến ADHD cũng hoàn toàn có thể kèm theo tự kỷ với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Một số yếu tố khác
Thực tế nhiều trẻ chậm nói khi mẹ nói không đáp lời, không chú tâm vào khi người đối diện đang nói chính là do con không nghe thấy hoặc khó nghe. Khi trẻ không nghe thấy sẽ chỉ chú tâm vào thứ mà con nhìn thấy chứ không thể tiếp thu hay phát triển về ngôn ngữ, lời nói. Do đó đôi khi việc trẻ chậm nói không tập trung hoàn toàn có thể do yếu tố này.
Mặt khác trẻ nhỏ vốn dĩ cũng rất hiếu động nên không phải con lúc nào cũng chịu ngồi yên làm một việc gì đó. Do đó đôi khi con trở nên xao nhãng khi đang giao tiếp với cha mẹ, đặc biệt là khi không gian xung quanh có nhiều tác động thì việc trẻ mất tập trung cũng khá là điều hiển nhiên. Tuy nhiên phụ huynh cần phân biệt trẻ năng động, hoạt bát hay là thuộc nhóm tăng động giảm chú ý.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc trẻ nhỏ thường lạm dụng quá mức các thiết bị vô tuyến, dành thời gian xem TV, máy tính quá nhiều thay vì các hoạt động tương tác, trò chuyện hay vận động cũng dễ dẫn tới tình trạng chậm nói kèm theo giảm sự chú ý. Đặc biệt nếu trẻ thường xuyên xem các chương trình không phù hợp còn dễ ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, khiến trẻ phát triển sai với độ tuổi.
Bên cạnh đó, việc trẻ không tập trung còn có thể do chính việc trò chuyện, vui chơi hay học tập từ người đối diện không đủ để thu hút con. Chẳng hạn dù chỉ là trẻ chậm nói đơn thuần nhưng đôi lúc việc cha mẹ cứ nói quá dài dòng, nói qua nhanh khiến trẻ không theo kịp và không thể nào chú ý tập trung vào vấn đề hay bài giảng.
Hầu hết các nguyên nhân này đều có thể khắc phục được, tuy nhiên không có nghĩa là không nguy hiểm. Tình trạng chậm nói, kém tập trung kéo dài lâu thường khiến nhận thức, hành vi hay các hoạt động của trẻ cũng chậm chạp và khó khắc phục hơn rất nhiều.
Trẻ chậm nói không tập trung có ảnh hưởng gì không?
Thực tế vốn dĩ chỉ việc chậm nói đã là một vấn đề rất bất thường, nếu kèm thêm khả năng tập trung kém thì mức độ chậm nói của trẻ chắc chắn sẽ còn kéo dài. Bởi khi trẻ không thể tập trung sẽ không thể tiếp thu được lời nói hay ngôn ngữ được hướng dẫn và quá trình phát triển lời nói cá nhân sẽ ngày càng kéo dài lê thê hơn.
Việc không tập trung chú ý cũng dễ kèm theo việc trẻ bị mất kiểm soát với hành vi, cảm xúc của bản thân, không ý thức được nguy hiểm. trẻ chậm nói không tập trung nếu liên quan đến tự kỷ hay ADHD thì đều là các vấn đề không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mọi biện pháp can thiệp đều chỉ nhằm cải thiện phần nào các đặc điểm “khác biệt” và giúp trẻ dễ hòa nhập hơn với cuộc sống.
Trẻ chậm nói và kém tập trung thì khả năng học hỏi, nhận thức của trẻ sẽ kém hơn các bạn đồng trang lứa rất nhiều. Do có ngôn ngữ kém nên trẻ rất dễ kích động, bốc đồng, hay la hét khiến cha mẹ không thể hiểu con muốn nói gì. Tình trạng này kéo dài càng lâu càng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như tốc độ phát triển toàn diện của con.
Nếu tình trạng trẻ chậm nói không tập trung kéo dài đến giai đoạn đi học vẫn không được cải thiện thì sẽ khiến con gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ hầu như không thể hòa nhập được với các bạn, đồng thời các thầy cô giáo nếu không đủ chuyên môn cũng rất khó để giao tiếp với con. Dạy trẻ bình thường chỉ cần 1 tiết học nhưng với trẻ vừa chậm nói vừa kém tập trung thì đôi khi 5 tiết cũng không hiệu quả.
Mặt khác việc trẻ không nói chuyện, chỉ hay la hét, không tương tác với cha mẹ và cứ luôn không ngừng ngọ nguậy còn làm chính cha mẹ cảm thấy bất lực và mệt mỏi. Có những người không hiểu vì sao con lại như thế nên liên tục la hét, yêu cầu trẻ ngồi im và kết quả trẻ lại càng trở nên kích động và nghịch ngợm, thậm chí là la hét lại to hơn.
Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ chậm nói không tập trung nên vô cùng lo lắng, tưởng rằng con bị tự kỷ. Như đã nói, việc trẻ chậm nói có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân nếu chỉ thông qua một vài triệu chứng bên ngoài thì không thể nào khẳng định được. Đồng thời mỗi vấn đề cũng có một tiên lượng, hướng can thiệp và điều trị khác nhau nên không thể nào đánh đồng mức độ nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức
Trẻ chậm nói không tập trung phụ huynh cần phải làm gì?
Như đã nói, trẻ chậm nói không tập trung có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân và nếu chưa thể xác định chính xác thì rất khó để đưa ra hướng can thiệp phù hợp. Do đó ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu này, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên gia hoặc các trung tâm cho trẻ chậm nói để được thăm khám chính xác nhất.
Thường với tình trạng này, tùy theo lứa tuổi và nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ làm các bài test kiểm tra hoặc các xét nghiệm chuyên môn đánh giá các hoạt động của các cơ quan khác. Phụ huynh cũng cần quan sát và thông báo chi tiết cho bác sĩ về các biểu hiện bất thường của con xuất hiện từ giai đoạn này, các đặc điểm gì khác không, từ đó mới có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ quyết định lộ trình can thiệp điều trị khác nhau cho trẻ chậm nói không tập trung , ngoài ra phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau
- Trao đổi chi tiết với bác sĩ, chuyên gia về tình trạng của trẻ cũng như cách hỗ trợ can thiệp cho con tại nhà để đảm bảo thực hiện đúng cách
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, thường đáp ứng nếu liên quan đến chứng ADHA. Một số loại thuốc như Methylphenidate, Lisdexamfetamine, Dexamfetamine.. được đánh giá có thể ổn định hoạt động của não bộ, hạn chế các hành vi tăng động quá mức, tuy nhiên luôn kèm theo nhiều tác dụng phụ nên cần chú ý thận trọng khi sử dụng cho trẻ
- Nói chuyện chậm rãi, ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề khi giao tiếp với trẻ chậm nói không tập trung
- Gia tăng sự chú ý của trẻ khi giao tiếp thông qua các công cụ trực quan, sinh động, hỗ trợ cho học tập hay giao tiếp. Chẳng hạn muốn dạy trẻ chậm nói về ngôn ngữ thì cần có bảng chữ cái, dạy về tên loài vật thì cũng cần có hình ảnh con vật đó trực tiếp
- Luôn gọi tên con kết hợp với giao tiếp bằng mắt ( yêu cầu con nhìn thẳng vào mình) trong mỗi lần giao tiếp
- Luôn ngồi ngang bằng song song với con, kích thích tạo ra mối liên kết bằng mắt, cố gắng yêu cầu con “nhìn” khi giao tiếp để kéo dài sự tập trung chú ý
- Thiết kế không gian học tập không có sự xao nhãng, đề cao sự yên tĩnh, loại bỏ đồ chơi hay các vật dụng không cần thiết
- Đưa trẻ đi tham gia các hoạt động tăng cường về ngôn ngữ theo hướng chuyên môn được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo đi đúng hướng và có hiệu quả nhất
- Luôn chú ý kiểm soát các hành động của trẻ, đặc biệt nếu có liên quan đến trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. Đặc biệt cần phải hướng dẫn, chỉ dạy về các hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân để tránh nguy cơ con thực hiện do không đủ ý thức
- Trẻ chậm nói không tập trung nếu đến tuổi đi học mà tình trạng này vẫn không cải thiện phụ huynh nên tham khảo đưa con đến môi trường trường giáo dục chuyên biệt thay cho các trường học bình thường. Bởi các hành vi, cảm xúc bất thường của trẻ nếu không có đủ chuyên môn sẽ rất khó để hỗ trợ. Do đó gia đình nên ưu tiên đưa trẻ đến các môi trường giáo dục chuyên biệt để trẻ có thể gia tăng ngôn ngữ, nhận thức, ứng xử, hành vi phù hợp trước khi hòa nhập vào môi trường cộng đồng
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, MV hay máy tính hay các thiết bị vô tuyến khác bởi điều này có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng của con. Bởi các thiết bị này có thể khiến trẻ không chỉ bị chậm nói mà còn rối loạn về ngôn ngữ, trẻ nói những ngôn ngữ kỳ lạ đồng thời trẻ sẽ không thể tập trung làm bất cứ điều gì ngoài việc đòi xem máy tính, điện thoại
- Kiên trì trong giao tiếp hằng ngày với trẻ chậm nói không tập trung. Thực tế đôi khi việc trẻ xao nhãng là rất bình thường nên phụ huynh tuyệt đối không nên la mắng, đánh đòn, khó chịu hay ép buộc con làm điều gì. Hãy tạo cho trẻ không gian học tập, vui chơi hay sinh hoạt thoải mái nhưng cần có kế hoạch để chính bản thân con tự chủ động giao tiếp chứ không phải là bắt buộc
- Chăm sóc tâm lý cũng là một khía cạnh cần thiết mà gia đình nên xem xem xét nếu thấy con thường xuyên bốc đồng, kích động, tâm lý bất ổn.. Bởi chỉ khi tâm lý trẻ thoải mái, vui vẻ, tích cực thì mới có thể tiếp nhận thông tin, nhận thức có hiệu quả nhất
Trẻ chậm nói không tập trung có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân nên phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Tự kỷ hay ADHD không phải các hội chứng có thể điều trị hoàn toàn, tuy nhiên nếu can thiệp đúng cách trong giai đoạn sớm vẫn có thể mang đến cho trẻ rất nhiều tiên lượng tích cực trong cả hiện tại và tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ đơn giản mẹ nên thử cho bé
- Trung tâm dạy trẻ chậm nói ở Hà Nội chất lượng tốt nhất
- Trẻ chậm nói khám ở đâu tại Hà Nội
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!