Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có bình thường không? Nên làm gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ cũng là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu và lo lắng. Nhiều trẻ nói liên tục, nói rất nhiều nhưng giọng nói của trẻ khó nghe, phát âm không chuẩn khiến mọi người xung quanh không thể hiểu rõ được những điều trẻ muốn truyền đạt. 

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Ở giai đoạn tập nói, trẻ thường có xu hướng nói rất nhiều nhưng không rõ.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có bất thường không?

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ nhỏ đã được tiếp cận và học hỏi ngôn ngữ thông qua việc giao tiếp, tương tác hàng ngày với người thân, ba mẹ. Từ khoảng 3 tháng tuổi trở lên trẻ đã có thể tạo ra các âm thanh “gừ gừ” và bắt đầu quan sát, tiếp nhận thông tin, ngôn ngữ từ những người xung quanh.

Trẻ được khoảng 2 tuổi đã có được vốn từ riêng của mình và nói được những từ đơn giản hoặc biết cách ghép các từ thành cụm từ để giao tiếp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ là khác nhau, có những trẻ biết nói từ rất sớm nhưng cũng có không ít các trường hợp trẻ đã được 2-3 tuổi nhưng vốn từ hạn hẹp, chưa thể giao tiếp tốt.

Bên cạnh đó, có những trẻ đã biết nói, nói rất nhiều nhưng lời nói không rõ, khiến mọi người xung quanh không thể hiểu rõ được những điều trẻ muốn nói. Tình trạng này khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, hoang mang vì sợ con mình đang gặp phải các vấn đề bất thường, các bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của rất nhiều các chuyên gia thì việc trẻ nhỏ nói nhiều nhưng không rõ thực tế không phải là vấn đề quá nguy hiểm mà các bậc phụ huynh phải lo ngại. Cũng bởi, đối với trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi thì các bộ phận phát âm của trẻ vẫn chưa thực sự được hoàn thiện. Điều này gây nên sự cản trở trong quá trình tạo ra các âm thanh chuẩn xác, khiến giọng nói của trẻ không được rõ ràng.

Do đó, nếu trong giai đoạn tập nói, trẻ nhỏ đôi khi phát âm không chính xác, nói không rõ nghĩa thì các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo ngại. Hãy chú ý quan sát quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ để có thể hỗ trợ trẻ cải thiện và khắc phục tốt tình trạng này, giúp cho trẻ nói chuyện rõ ràng, rành mạch hơn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ vẫn cứ tiếp diễn ra theo thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nhiều khả năng đây chính là một trong các dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề bất thường nào đó cần được can thiệp sớm. Nếu trẻ nói liên tục, nói nhanh, các âm thanh phát ra hoàn toàn không rõ nghĩa, không chính xác thì các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ, chẩn đoán cụ thể.

Tình trạng nói nhiều nhưng không rõ nghĩa của trẻ nhỏ nếu liên tục kéo dài có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

1. Trẻ nói ngọng

Nói ngọng hay còn gọi là phát âm sai hoặc phát âm lỗi khiến cho một người gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm, giọng nói không được rõ ràng, rành mạch khiến mọi người xung quanh khó có thể hiểu họ đang nói gì. Nói ngọng là tình trạng thường gặp ở trẻ em và nếu không được can thiệp, hỗ trợ khắc phục tốt thì vấn đề này sẽ duy trì cho đến khi trẻ trưởng thành, gây nên nhiều cản trở trong giao tiếp và đời sống.

Trong thực tế thì tình trạng nói ngọng không hiếm gặp đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu không kịp thời cải thiện và khắc phục tốt ở giai đoạn sớm thì trẻ nhỏ dễ hình thành nên thói quen và khó chữa về sau. Thông thường, đối với giai đoạn tập nói, trẻ nhỏ vẫn hay nói ngọng, nói không rõ vì cấu trúc của răng, lưỡi, môi, miệng vẫn chưa thực sự được hoàn thiện.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Chứng nói ngọng có thể là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa.

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng trẻ nói ngọng qua các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ nói chuyện, phát âm không rõ ràng, đôi khi bị mất âm, sai lệch âm.
  • Nói nhanh, nói rất nhiều nhưng âm phát ra khó hiểu.
  • Khó khăn trong việc cử động môi, lưỡi, miệng, hàm,…
  • Hơi thở ngắn, khi nói nhịp thở không đều, ngắt quãng.

Ngọng ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn do bắt chước, thói quen ngậm ti giả, các vấn đề về dị tật môi, hàm, miệng, lưỡi,…Ngoài ra, nó cũng có thể đến từ các chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não gây ảnh hưởng đến vùng ngôn ngữ khiến cho việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ lời nói bị sai lệch.

2. Trẻ nói nhiều nhưng không rõ do khiếm thính

Khiếm thính cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến cho nhiều trẻ nhỏ nói không rõ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì phần lớn trẻ em học hỏi và hình thành ngôn ngữ thông qua quá trình lắng nghe, quan sát và bắt chước theo những người xung quanh.

Chính vì thế, nếu khả năng nghe của trẻ bị yếu kém thì trẻ sẽ khó có thể tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ một cách trọn vẹn. Trẻ vẫn có thể nghe và hiểu được những điều mà người khác truyền đạt nhưng do quá trình nghe có nhiều thiếu sót nên trẻ khó có thể hoàn thiện tốt về việc phát âm, đôi khi nói ra những từ ngữ không được rõ ràng, cụ thể.

Tình trạng này cần được thăm khám và áp dụng tốt các biện pháp cải thiện phù hợp cho trẻ. Cũng bởi nhiều trẻ khi không được can thiệp ở giai đoạn sớm có thể khiến cho hoạt động của tai bị ảnh hưởng, lâu ngày làm cho trẻ không thể nghe được, dẫn đến việc khó có thể phát triển ngôn ngữ.

3. Do nói lắp

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ đôi khi cũng là dấu hiệu của chứng nói lắp. Tuy đây không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người nhưng nếu không được chữa trị tốt nó sẽ làm cản trở đến chất lượng cuộc sống, suy giảm khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, khiến người bệnh mất dần sự tự tin.

Nói lắp được biết đến là một dạng rối loạn nhịp điệu khiến cho nhiều người phải liên tục kéo dài các phát âm, không thể nói chuyện liền mạch và có xu hướng lặp đi lặp lại từ ngữ trong câu khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu và đôi lúc không thể hiểu rõ nội dung lời nói.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói lắp thường gặp khó khăn trong quá trình phát âm và tạo thành câu ngắn gọn, suôn sẻ, hoàn chỉnh.

Những người nói lắp có thể nghe, hiểu và biết rõ những điều mình mong muốn nhưng lại gặp khó khăn trong việc truyền đạt qua lời nói. Những sự gián đoạn trong lời nói này hoàn toàn không theo chủ ý và người bệnh cũng không thể kiểm soát được hành vi, lời nói của chính mình nên dễ gây nên nhiều sự cản trở trong vấn đề giao tiếp, trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân.

Khi trẻ nói lắp sẽ có xu hướng nói nhanh nhưng vấp liên tục, kèm theo đó là các cử chỉ như chớp mắt, rung môi, rung hàm, cơ mặt co giật, nắm chặt tay,…Nhiều trẻ có nhu cầu được kết nối, giao tiếp nên cố gắng để nói nhiều hơn nhưng quá trình thể hiện bằng lời nói gặp khó khăn khiến trẻ dần mất đi sự tự tin.

4. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo về chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là một trong các tình trạng do sự ảnh hưởng của các tổn thương xảy ra ở hệ thần kinh trung ương khiến cho chức năng của não bộ không được đảm bảo về hoạt động, gây nên những khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp.

Những trẻ mắc phải chứng rối loạn này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nói ra những mong muốn, suy nghĩ của bản thân. Trẻ có thể quên đi một số từ đã học hoặc nói những câu tối nghĩa, không phù hợp với ngữ cảnh. Một số trường hợp trẻ có thể nói rất nhiều nhưng giọng nói không rõ, không biết cách diễn tả được điều mình muốn.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có gần 15% các trường hợp trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ và làm suy giảm đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là quá trình giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh. Trẻ có thể quên đi những từ ngữ đã học, thường xuyên đảo lộn các từ có liên quan, dùng sai từ hoặc ý nghĩa của câu,…khiến cho đối phương khó có thể hiểu rõ được những điều trẻ đang muốn nói.

Trẻ rối loạn ngôn ngữ có thể tồn tại ở dạng rối loạn diễn đạt, rối loạn tiếp nhận hoặc cả hai. Tùy vào các biểu hiện và tình trạng rối loạn của mỗi trẻ nhỏ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp để giúp trẻ dần phục hồi khả năng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt và thuận lợi hơn.

5. Tăng động giảm chú ý khiến trẻ nói nhiều nhưng không rõ

Trẻ tăng động giảm chú ý cũng có khả năng xuất hiện triệu chứng nói nhiều nhưng không rõ. Do ảnh hưởng của chứng tăng động nên trẻ em thường có xu hướng hoạt động, nói liên tục, nói nhanh, nói không rõ lời khiến mọi người xung quanh khó có thể hiểu rõ.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Tăng động giảm chú ý là một trong các lý do thường gặp khiến trẻ nói nhiều, nói to, nói nhanh, nói không rõ.

Các bậc phụ huynh có thể thấy trẻ nói rất nhiều, liên tục đặt ra các câu hỏi, câu nói với âm lượng to hoặc đôi khi nói về những vấn đề không có ý nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ không thể kiểm soát được lời nói, hành vi của chính mình, không có khả năng chờ đợi, kiên nhẫn để lắng nghe hết câu chuyện của người khác, thường có xu hướng chen ngang khi mọi người trò chuyện.

6. Ảnh hưởng từ thói quen xem tivi, điện thoại quá nhiều

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ, hiện nay hầu hết các gia đình đều sử dụng các thiết bị như điện thoại, tivi và trẻ e cũng được tiếp xúc với nó ngay từ rất sớm. Tuy nhiên, thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại của nhiều trẻ nhỏ chính là một trong các lý do phổ biến khiến trẻ nói nhiều nhưng nói không rõ, nói những người khác không hiểu trẻ đang muốn nói gì.

Trong rất nhiều các cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi nếu được sử dụng các thiết bị công nghệ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, trẻ cần được tiếp xúc và học tập trực tiếp từ ba mẹ, người thân và môi trường xung quanh qua đầy đủ các giác quan.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì việc trẻ nhỏ thường xuyên xem điện thoại sẽ khiến cho lời nói của trẻ dễ bị xáo trộn. Khi trẻ nghe hàng loạt các âm thanh, ngôn ngữ khác nhau trên các trang mạng xã hội thì trẻ sẽ khó có thể chắt lọc và hiểu rõ hết những ý nghĩa của nó, vì thế dễ gây ra sự rối loạn về vốn từ và âm vị, khiến trẻ nói ra những từ ngữ, câu nói không rõ nghĩa, phát âm không chính xác.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ nói nhiều nhưng không rõ?

Tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ nếu chỉ xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 5 tuổi và trẻ hoàn toàn có thể hiểu rõ về những điều mà mình nói, biết cách tuân theo các yêu cầu, mệnh lệnh của người lớn thì ba mẹ cũng không nên quá lo ngại. Như đã chia sẻ, đây được xem là một trong các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn tập nói và có thể dần cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nói không rõ vẫn cứ kéo dài liên tục và có kèm theo các biểu hiện bất thường khác gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập, sinh hoạt thì ba mẹ cũng cần quan tâm và tìm kiếm phương pháp hỗ trợ thích hợp cho trẻ. Việc trẻ nói nhiều nhưng không rõ cần được can thiệp ở giai đoạn sớm để tránh hình thành nên thói quen khiến trẻ khó điều chỉnh tốt.

Cụ thể, một số điều ba mẹ cần làm khi nhận thấy con nói nhiều nhưng không rõ, không thể hiểu được những điều con muốn nói như sau:

1. Cho trẻ tiến hành thăm khám

Nếu nghi ngờ về khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ hoặc cho rằng trẻ đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nghiêm trọng khác thì các bậc phụ huynh cũng nên chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám tại các bệnh viện Nhi khoa chất lượng. Tại đây trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá cụ thể về tình trạng nói nhiều nhưng không rõ, đồng thời sàng lọc về các nguyên nhân ảnh hưởng để đưa ra được phương pháp can thiệp phù hợp nhất.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ kéo dài cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Quá trình điều trị cho trẻ cần phải phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây ra sự hạn chế về ngôn ngữ, phát âm ở trẻ. Ví dụ khi trẻ nói nhiều nhưng không rõ do ảnh hưởng từ các vấn đề về bộ phận phát âm (lưỡi, hàm, miệng, răng,…) thì chuyên gia sẽ hướng dẫn và áp dụng các bài tập cơ miệng, lưỡi để giúp trẻ điều chỉnh được tốt hơn.

Hoặc nếu sự khó khăn trong quá trình giao tiếp của trẻ xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm hơn như rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý,….thì cần được can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn. Trẻ có thể được cân nhắc áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu kết hợp với chăm sóc sức khỏe tâm lý để cải thiện khả năng tiếp thu, nhận thức, kiểm soát hành vi, cảm xúc, lời nói hiệu quả.

2. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Song song với việc đưa trẻ đến thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp thì phụ huynh cũng cần tìm hiểu các cách hỗ trợ trẻ tại nhà, giúp trẻ điều chỉnh phát âm, cải thiện khả năng giao tiếp linh hoạt và chính xác hơn. Đối với những trẻ nói nhiều nhưng không rõ, phát âm không chuẩn thì ba mẹ nên áp dụng các mẹo sau đây:

  • Tăng cường thời gian trò chuyện và chia sẻ với trẻ nhỏ nhiều hơn. Bằng cách tương tác trực tiếp, quan sát phát âm rõ ràng sẽ giúp trẻ có cơ hội được bắt chước và luyện tập giọng nói hiệu quả hơn.
  • Trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng điều chỉnh phát âm và học hỏi thêm nhiều từ vựng, cách diễn đạt mới thông qua việc được ba mẹ kể chuyện, đọc sách hàng ngày. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy nên lựa chọn những cuốn sách phù hợp với trẻ nhỏ, các nội dung cần đơn giản với các hình ảnh minh họa hấp dẫn để trẻ có thể vừa chơi, vừa học.
  • Khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ hoặc những người thân xung quanh nên chú ý đến cách phát âm, nói chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và dứt khoát để trẻ có thể lắng nghe và bắt chước tốt hơn.
  • Chú ý đến các phát âm và dùng từ của trẻ nhỏ. Ngay khi trẻ nói một từ hoặc một câu nào đó không rõ ràng, ba mẹ hãy điều chỉnh ngay lập tức bằng cách nói lại chính xác và yêu cầu trẻ nói theo. Có như thế trẻ mới ý thức được lỗi sai của mình và dần điều chỉnh đúng đắn hơn.
  • Hạn chế và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có thói quen thường xuyên xem điện thoại, tivi, ba mẹ hãy nên điều chỉnh và cắt giảm bớt bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động lành mạnh khác hoặc giao cho trẻ những công việc đơn giản trong nhà.
  • Trẻ nói nhiều nhưng không rõ cũng cần được điều chỉnh về cảm xúc và cách kiểm soát lời nói, hành vi của mình. Một số trẻ do quá kích động hoặc nóng vội nên có xu hướng nói nhanh, nói liên tục. Do đó, ba mẹ cần nhẹ nhàng khắc phục cho con, dạy cho con biết cách giữ bình tĩnh, thận trọng trong từng lời nói và hãy cho con hiểu rằng, ba mẹ luôn chờ đợi và lắng nghe con.
  • Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để được gặp gỡ nhiều bạn bè, tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài trời để gia tăng sự dạn dĩ, tự tin. Đồng thời, khi trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và khám phá được nhiều điều thú vị, trẻ sẽ dần phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả hơn.
  • Những lời khen ngợi, cổ vũ, động viên cũng là một trong các yếu tố tích cực để giúp trẻ cải thiện tốt tình trạng nói nhiều nhưng không rõ. Ví dụ, khi trẻ điều chỉnh được lỗi phát âm hoặc chỉnh sửa được câu nói rõ ràng, dễ nghe hơn thì ba mẹ hãy dành cho trẻ những lời khen để trẻ có thêm nhiều động lực để cố gắng hơn.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp và khắc phục ở giai đoạn sớm. Mong rằng qua những thông tin của bài viết trên đây, bạn đọc có thể hiểu và biết cách hỗ trợ cho trẻ thật hiệu quả, giúp trẻ điều chỉnh tốt khả năng ăn nói và phát triển ngôn ngữ toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *