Trẻ tự kỷ có hay cười không? Làm thế nào để xác định?
Trẻ tự kỷ có hay cười không, làm thế nào để xác định sớm việc trẻ mắc chứng này là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng. Phát hiện và điều trị sớm cho trẻ tự kỷ từ 2 năm đầu đời chính là thời điểm tốt nhất để giúp con cải thiện các kỹ năng xã hội, nhận thức hay việc thể hiện cảm xúc nên gia đình cần đặc biệt chú ý.
Liệu trẻ tự kỷ có hay cười không?
Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển bẩm sinh với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu là 1/150. Thực tế cho dù đã nghiên cứu rất nhiều những nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định, chỉ tạm thời chỉ ra có liên quan đến môi trường sống trong thời điểm mang thai, ảnh hưởng từ một số loại thuốc mẹ bầu dùng, mắc một số bệnh lý, mang thai khi lớn tuổi hay thiếu oxy hay một số vấn đề trong lúc sinh..
Đặc trưng của tự kỷ là khiếm khuyết về mặt nhận thức và giao tiếp xã hội, trẻ không hiểu được các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như cách kết bạn hay nói chuyện với một ai đó. Hiện tại chưa có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị hoàn toàn được chứng tự kỷ mà chỉ tạm thời có hướng đến mục đích giúp người tự kỷ có thể tự chăm sóc và nuôi sống bản thân, dù vậy vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Trẻ tự kỷ có hay cười không chính là một trong những vấn đề rất nhiều phụ huynh băn khoăn thắc mắc để sớm nhận biết được các triệu chứng sớm của bệnh. Tuy nhiên từ mức độ tự kỷ nặng nhẹ khác nhau mà các biểu hiện cũng được thể hiện khác nhau nên phụ huynh cần xem xét nhiều yếu tố để xác định chứ không thể chỉ dựa trên một dấu hiệu này.
Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường không cười trong 3 tháng đầu. Con không giao tiếp bằng mắt, tránh tương tác với cha mẹ, không hiểu các cử chỉ từ cha mẹ hay những người xung quanh nên con hầu như không cười như trẻ khác trong vòng 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên phụ huynh thường chưa để ý quá nhiều đến vấn đề này, hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu.
Trẻ tự kỷ có hay cười không thì con có thể cười ở những tháng sau tháng thứ 3. Các chuyên gia cũng cho biết rằng trẻ tự kỷ không hay cười, thậm chí là ít. Con cũng thường cười trong các trường hợp kỳ lạ, không có gì đáng cười, tự bật cười mà không cần bất cứ lý do gì, nói chung là các tình huống không đáng cười như các nhóm trẻ khác.
Cách trẻ tự kỷ cười cũng khá khác biệt, con thường tự cười một mình chứ ít biểu lộ điều này với những người xung quanh. Đồng thời con cũng chỉ cười một kiểu là cười có âm thanh, thậm chí cười ré lên chứ không biểu lộ việc cười âm thầm không phát ra tiếng như những người bình thường.
Trẻ tự kỷ có hay cười không thì câu trả lời là không và đồng thời con cười cũng là để thể hiện sự phấn khích của mình chứ không nhằm mục đích tương tác với xung quanh. Một điều đặc biệt hơn chính là những người xung quanh có thể bị thu hút bởi nụ cười, tiếng cười của người tự kỷ bởi nó có một điều gì đó cực kỳ tích cực, ấn tượng khiến những người xung quanh cũng cảm thấy vui vẻ theo.
Trẻ tự kỷ có thể cười nhẹ nhàng, cười khúc khích đôi khi cười phá lên và không thể kiểm soát được kể cả trong các hoàn cảnh không phù hợp. Trẻ tự kỷ không hay cười nhưng có những lúc cười không ngớt trong các tình huống bình thường, lại tự cười một mình nên luôn khiến phụ huynh lo lắng và khó hiểu.
Làm thế nào để xác định trẻ mắc chứng tự kỷ?
Thực tế việc trẻ tự kỷ có hay cười không không phải triệu chứng để xác định chứng tự kỷ điển hình, đây chỉ là một biểu hiện rất nhỏ. Có những trẻ đã có thể phát hiện tự kỷ ngay từ 6 tháng đầu đời nhờ những biển hiện bất thường khác tuy nhiên điều này vẫn cần phụ thuộc vào sự am hiểu của cả phụ huynh và bác sĩ.
Tùy độ tuổi và mức độ tự kỷ mà các triệu chứng được biểu hiện khác nhau, tuy nhiên đa phần đều có các biểu hiện điển hình sau đây?
- Không biết tương tác với cha mẹ, né tránh ánh mắt, không hiểu những hành động hay lời nói cơ bản của cha mẹ, không hiểu biểu cảm trên khuôn mặt.
- Chơi một mình, không biết kết bạn, không chơi với những người xung quanh.
- Chậm về ngôn ngữ, trẻ 12 tháng tuổi chưa bập bẹ, 16 tháng chưa nói được từ đơn, 24 tháng chưa nói được câu 2 từ đồng thời điệu bộ khi giao tiếp cũng rất bất thường. Một số trẻ thậm chí có thể bị câm hoặc chỉ phát ra được các âm vô nghĩa
- Ý thích bị thu hẹp, nếu trẻ tự kỷ thích điều gì sẽ chỉ chú tâm đến đồ chơi đó, hoặc chỉ ăn duy nhất một món ăn hoặc cách chơi cũng lặp đi lặp lại một cách nhàm chán
- Kén ăn quá mức, trẻ chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định, ghét một số loại mùi vị hoặc đồ ăn và cũng rất nhạy cảm với mùi vị. Chẳng hạn nếu phụ huynh thay đổi một nguyên liệu trong món ăn thường làm cho con thì trẻ cũng nhanh chóng nhận ra và từ chối ăn món đó.
- Có các hành vi khác lạ lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay liên tục dù không có lý do. Một số khác còn có các hành vi giật tóc, tự đánh bản thân,
- Thích tạo ra tiếng động từ các đồ vật, trẻ thường gõ vào một đồ vật nào đó để tạo ra âm thanh lớn.
- Không quan tâm đến xung quanh, kể cả cha mẹ, chỉ chú tâm vào một vấn đề gây chú ý, chẳng hạn trẻ tự kỷ có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ để theo dõi chuyển động xoay của một trái cầu
- Ít bắt chước các hành động hay biểu cảm của cha mẹ
- Tiếng khóc có cao độ hơn so với tiếng khóc thông thường của những đứa trẻ đồng trang lứa
- Ít ngủ, khó ngủ, quấy khi ngủ, thậm chí có những trẻ không ngủ theo giấc bình thường.
- Nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng, màu sắc. Con có thể bịt tai và la hét dữ dội khi nghe thấy tiếng tranh cãi hay một âm thanh nào đó dù với người bình khác nó rất bình thường. Trẻ cũng không thích ai khác chạm vào mình, kể cả cha mẹ.
- Trẻ tự kỷ có hay cười không thì trẻ có thể không biết cười trong 3 tháng đầu, những tháng sau con có thể cười nhưng rất ít, không cười trong các trường hợp bình thường, thường cười thành âm thanh lớn.
- Các vấn đề về thể chất như rối loạn tiêu hóa, khoảng 80% trẻ có thể bị táo bón nghiêm trọng mặc dù bổ sung rất nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày; ngoài ra trẻ tự kỷ cũng có thể thường xuyên gặp các vấn đề như viêm – tai – mũi – họng (1 – 2 tuần, 1 tháng/ lần) hoặc thường xuyên bị cảm sốt không lý do.
- Đi nhón chân, chạy nhiều, đi không đánh tay hoặc ít ngã dù mới tập đi.
Nói chung nếu chỉ xác định trẻ tự kỷ có cười hay không thì không đủ các yếu tố chẩn đoán bệnh, bản thân phụ huynh cũng không thể dựa trên các tiêu chuẩn này để tự xác nhận con có mắc bệnh hay không. Trên đây chỉ là một số thông tin mang tính chất tham khảo, Tạp chí tâm lý học khuyến khích phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc: Điều cha mẹ cần biết
- Trẻ hay nói lẩm bẩm một mình: Biểu hiện bệnh lý cần chú ý
- Bài Test Nhanh Kiểm Tra Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Nên Biết
- Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Làm sao phân biệt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!