Tự kỷ ám thị: Dấu hiệu nhận biết, tác động và can thiệp
Tự kỷ ám thị là một chứng rối loạn tâm thần khiến cho người bệnh bị mờ nhận thức. Hiểu một cách đơn giản đó chính là những người mắc phải tình trạng này sẽ luôn tự huyễn, tự thuyết phục bản thân tin vào một điều gì đó, kể cả khi nó không có thật.
Tự kỷ ám thị là gì?
Tự kỷ ám thị hay còn được gọi là tự thôi miên, tên tiếng anh là Autosuggestion là các thuật ngữ nói về một chứng rối loạn tâm thần mà trong đó người bệnh sẽ tự tâm niệm và thuyết phục bản thân tin vào một điều gì đó, dù nó có thật hay không. Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa tự kỷ và tự kỷ ám thị, hoặc thậm chí có người cho rằng đó là một. Tuy nhiên, trong thực tế thì hội chứng tự kỷ ám thị hoàn toàn không có sự liên quan đến chứng tự kỷ thông thường.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tự kỷ ám thị được ví như một sợi dây kết nối giữa phần ý thức tạo ra tư duy cùng với phần tiềm thức tạo ra hành vi. Thông thường, chúng ta sẽ có nhiều xu hướng tin tưởng vào một điều gì đó và bản thân luôn tự nhắc nhở về niềm tin ấy.
Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng tự kỷ ám thị, niềm tin của họ diễn ra một cách mãnh liệt và dữ dội hơn. Nếu họ liên tục suy nghĩ về một điều gì đó sai trái và tự thôi miên bản thân chấp nhận điều đó thì lâu ngày họ sẽ xem đó chính là những gì đúng đắn, phù hợp.
Ví dụ như, một người mắc chứng tự kỷ ám thị có thể tự cho rằng bản thân đang mắc phải một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó, họ có thể chết bất cứ lúc nào. Và niềm tin này sẽ dần ăn sâu vào tâm trí của họ, khiến họ trở nên lo lắng, sợ hãi và hoang mang kéo dài. Các hành động của họ cũng đáp ứng cho niềm tin này, họ có thể sinh hoạt giống như một người đang mắc bệnh nan y.
Tự kỷ ám thị có phải bệnh không? Tích cực hay tiêu cực?
Tự kỷ ám thị hoàn toàn không phải là bệnh, thậm chí trên thế giới còn có nhiều nhà khoa học áp dụng nó trở thành một phương pháp khoa học để có thể tạo động lực cho cuộc sống hoặc góp phần chữa trị một số vấn đề tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện ý chí và tinh thần hiệu quả. Như chia sẻ của nhiều chuyên gia, tự kỷ ám thị cũng tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực.
1. Tác động tích cực
Xét về mặt tích cực, hội chứng này có khả năng làm mờ nhận thức của con người, giúp chúng ta đạt được những sự thành công ngoài cả mong đợi. Nếu bạn có những sự ám thị tích cực sẽ giúp bạn dễ dàng khám phá ra được những tiềm năng bí ẩn trong con người của chính mình và phát huy nó một cách hiệu quả.
Trong thực tế đã có không ít các thiên tài sau khi mắc phải hội chứng này đã khai phá ra những khả năng vượt trội của mình và đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. Một ví dụ điển hình mà nhiều người hay nhắc đến đó chính là Tiger Wood. Ông đã từng bị bắt giam tại một nhà tù trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Trong thời gian bị giam giữ, ông đã mắc phải chứng tự kỷ ám thị và cho rằng mình chính là một nhà vô địch đánh golf. Do niềm tin quá lớn nên sau khi ra tù, ông đã cố gắng và biến điều đó trở thành hiện thực. Hiện nay, ông đã là một trong các nhà vô địch, đoạt được chức quán quân đánh golf tại Mỹ với những cú đánh đi vào lịch sử.
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý còn cho biết rằng, tự kỷ ám thị còn có thể hỗ trợ giảm bớt căng thẳng, giúp vượt qua khó khăn, stress. Nó làm giảm bớt sự ức chế về mặt cảm xúc, ngăn chặn sự bùng phát của những khủng hoảng tâm lý dữ dội. Nếu bạn biết cách ứng dụng nó trong cuộc sống, tự nhủ với bản thân mỗi khi căng thẳng rằng mọi chuyện dần sẽ ổn thì cảm giác tồi tệ cũng dần được qua đi.
2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực mà tự kỷ ám thị mang lại thì nó vẫn tiềm ẩn nhiều sự bất lợi nếu chúng ta không biết cách tận dụng phù hợp. Theo đó, hội chứng này có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc phải chứng rối loạn nghi bệnh. Tình trạng này khiến cho nhiều bệnh nhân luôn có xu hướng ám thị về những điều tiêu cực, bi quan, họ tự cho rằng bản thân đang mắc phải một chứng bệnh nguy hiểm nào đó và tìm kiếm mọi biện pháp để chữa trị mặc dù thực tế không phải như thế.
Bên cạnh đó, những niềm tin sai lệch hoặc không phù hợp với thực tế cũng có thể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống lẫn sức khỏe của con người. Chẳng hạn như bạn luôn có suy nghĩ về việc những điều tồi tệ luôn xảy đến với mình và nó dần xâm chiếm lấy tâm trí của bạn, bạn bắt đầu tin điều đó là sự thật và dần mất đi niềm vui, sự cố gắng cho hiện tại và tương lai.
Biểu hiện của người mắc chứng tự kỷ ám thị
Các biểu hiện của người mắc chứng tự kỷ ám thị có thể dễ nhận biết qua các triệu chứng sau đây:
- Có xu hướng sống khép kín, hạn chế việc giao tiếp với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình.
- Giảm sự tập trung, khó khăn trong việc chú ý vào nhiều vấn đề cùng một thời điểm.
- Mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ về bản thân hoặc những vấn đề mà họ xem là quan trọng và cần thiết. Họ luôn cảm thấy lo lắng, trằn trọc về điều đó, thậm chí là rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bế tắc khi không thể tìm được hướng ra và giải quyết tốt vấn đề mà bản thân đang quan tâm, mặc dù đôi lúc điều đó hoàn toàn không có thực.
- Không thể kiểm soát được các suy nghĩ của chính mình.
- Họ chỉ chăm chú vào những gì mà bản thân cho là cần thiết và điên cuồng làm những điều đó. Mặt khác, họ lại bỏ qua những điều thực sự quan trọng nếu họ nghĩ đó là những điều vô bổ, tầm thường.
- Ít bộc lộ cảm xúc và thể hiện bản thân.
- Hay mơ mộng, liên tưởng đến những điều không thực.
- Có thể sở hữu một tài năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó như ca hát, nhảy múa, hội họa, toán học,…
Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng nêu trên và nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe thì bạn cũng nên chủ động tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tự kỷ ám thị
Về nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ám thị, các chuyên gia cũng đã đưa ra rất nhiều giả thuyết. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và thống kê thì có thể gom gọn thành các lý do cụ thể sau:
- Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu các suy nghĩ tiêu cực và sai lầm tác động lên những vùng não bị tổn thương sẽ rất dễ phát triển để trở thành một ổ ức chế bền vững, kiên cố. Các tế bào thần kinh bị tổn thương sẽ trở nên gián đoạn và ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian. Nếu lúc này bạn bắt đầu hình thành một lối suy nghĩ không lành mạnh và tự huyễn hoặc bản thân mình thì nó sẽ dần trở nên vững chắc và được cũng cố bền vững.
- Tự kỷ ám thị dễ phát triển ở những người có lối sống khép kín, nhạy cảm cao.
- Một số nhà khoa học còn cho biết, hội chứng này có khả năng liên quan đến những yếu tố di truyền (gen).
- Sự bất thường của những chất thần kinh trong não bộ cũng có thể làm phát triển tự kỷ ám thị.
- Sự kích thích quá lớn từ hàm lượng testosterone bên trong cơ thể khiến nhiều người phát dục sớm và khiến cho não bộ phát triển như người trưởng thành khi tuổi còn nhỏ. Tình trạng này có thể làm vô hiệu một số vùng não, đặc biệt là thùy trán dẫn đến việc thiếu khả năng giao tiếp xã hội và gây nên những suy nghĩ lệch lạc.
Làm sao để thoát khỏi tự kỷ ám thị?
Tự kỷ ám thị có thể mang đến nhiều lợi ích và phát huy tốt tiềm năng của mỗi con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các niềm tin sai lệch có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và cả sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, thay vì cố gắng đánh bại và thoát ra khỏi tự kỷ ám thị, bạn hãy học cách “sống chung với lũ” và tìm cách phát huy lợi ích của nó.
Chính vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu của tự kỷ ám thị, bạn cũng cần áp dụng ngay các biện pháp sau đây để biến nó thành động lực, thay đổi chính bản thân.
1. Diễn tập tinh thần
Những người bị tự kỷ ám thị sẽ có một niềm tin mãnh liệt vào những gì bản thân suy nghĩ và cảm nhận. Do đó, hãy luôn diễn tập tinh thần trước khi bắt đầu một việc gì đó. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh tốt các suy nghĩ sai lệch của bản thân, đồng thời dễ dàng đối phó tốt với những khó khăn, cản trở trong thực tế.
Khi bạn liên tưởng, não bộ sẽ không thể phân biệt rõ ràng giữa những gì có thực và những gì không thực. Chính vì thế, những sự tưởng tượng của bạn có thể tác động đến nhận thức và cả hành vi của bản thân. Do đó, khi bạn diễn tập tinh thần kỹ lưỡng thì khi bước vào thực tế, bạn cũng sẽ dễ dàng đối phó tốt với những thách thức và rèn luyện được sự tự tin nhất định cho chính mình.
Ví dụ bạn đang chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng. Hãy bắt đầu diễn tập tinh thần thật nhuần nhuyễn, hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng bạn có đủ tự tin và có thể hoàn thành tốt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc “tự cao”, tự cho rằng mình sẽ không bao giờ thất bại.
2. Lập ra “Tuyên ngôn” cho bản thân
Nếu cảm thấy mơ hồ về những gì bản thân đang thực hiện và không hiểu rõ về những gì mình muốn thì cách tốt nhất là bạn hãy bắt đầu lập “Tuyên ngôn” cho chính mình. Hãy bắt đầu suy nghĩ về những điều mình mong muốn, những ước mơ, hoài bão và định hướng mà bản thân đang ấp ủ. Đây có thể được xem là mục tiêu của bạn và bạn phải hoàn thành nó trong một khoảng thời gian nhất định.
Hãy dành thời gian để có thể xem xét kỹ lưỡng về những điều bản thân đang mong muốn, con đường mà mình hướng đến và suy nghĩ thật nhiều về nó. Khi xác định cụ thể về những điều cần làm, bạn sẽ dễ dàng tìm ra hướng đi phù hợp cho chính mình và hãy luôn nhắc nhở bản thân hành động về điều đó.
Bài viết của Tạp Chí Tâm Lý Học đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chứng tự kỷ ám thị. Mong rằng chúng ta sẽ có thêm cái nhìn mới về hội chứng này và có thể phát huy tốt các lợi ích mà nó mang lại, giúp cuộc sống trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm:
- Trẻ hay nói lẩm bẩm một mình: Biểu hiện bệnh lý cần chú ý
- Bài Test Nhanh Kiểm Tra Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Nên Biết
- Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc: Điều cha mẹ cần biết
- Trẻ tự kỷ có hay cười không? Làm thế nào để xác định?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!