Hội chứng Trầm Cảm Cười: Nụ cười ẩn giấu nhiều bất ổn

5/5 - (27 bình chọn)

Hội chứng trầm cảm cười là một loại rối loạn trầm cảm khá đặc biệt. Các biểu hiện không đặc trưng như những dạng khác, ngược lại bệnh nhân thường muốn che giấu cảm xúc của mình, luôn tỏ ra vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan. Điều này cũng gây cản trở rất nhiều đến việc nhận biết và phát hiện bệnh.

Hội chứng trầm cảm cười là gì
Người bị trầm cảm cười luôn cố gắng che giấu những cảm xúc đau buồn của mình

Hội chứng trầm cảm cười là gì?

Hội chứng trầm cảm cười còn có tên tiếng anh là Smiling Depression. Thuật ngữ này được sử dụng để nói về tình trạng trầm cảm nhưng người bệnh lại cố gắng tìm cách che giấu cảm xúc thật của bản thân. Thay vào đó họ luôn tỏ ra vui vẻ, yêu đời, lạc quan trong mọi tình huống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hội chứng này sẽ phổ biến đối với những người mắc chứng rối loạn trầm cảm kéo dài.

Nếu chỉ nhìn nhận và đánh giá qua hành động, cử chỉ, biểu cảm của người bệnh thì hầu như không thể phát hiện được những điểm khác biệt đối với người bình thường. Điều này cũng gây cản trở rất nhiều cho quá trình nhận biết và điều trị bệnh. Khi người bệnh luôn muốn che giấu cảm xúc của chính mình khiến cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Đối với những người trầm cảm thông thường, biểu hiện đặc trưng đó chính là khí sắc trầm buồn, chán nản, ủ rũ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống kéo dài, bệnh nhân sẽ mất dần hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, không muốn trò chuyện hay tiếp xúc với bất kì ai. Việc che giấu những cảm xúc này bằng hạnh phúc và mãn nguyện sẽ khiến cho những người xung quanh khó nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ thật của người bệnh.

Cũng chính vì thế mà trầm cảm cười được đánh giá là một bệnh tâm lý nặng và nguy hiểm hơn so với các dạng trầm cảm thông thường khác. Nếu không thể phát hiện và tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng tột độ, dần phát sinh các ý nghĩ tự sát. Chứng trầm cảm cười còn khiến người bệnh trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trầm cảm cười

Nếu quan sát tổng thể bên ngoài thì những người mắc chứng trầm cảm cười không có bất kì biểu hiện khác lạ nào. Ngược lại, nụ cười, sự vui vẻ, hạnh phúc trên khuôn mặt còn khiến cho những người xung quanh lầm tưởng rằng họ có khả năng kiểm soát cảm xúc và cuộc sống rất tốt.

Tuy nhiên, trong thực tế những người này lại phải nhiều tổn thương và nỗi đau trong tâm lý, nội tâm lúc nào cũng xung đột mạnh mẽ. Những đau khổ, giằng xé tâm can chỉ biểu hiện rõ khi “chỉ mình ta với ta” mà không cho bất kỳ ai khác thấy.

Những biểu hiện bên ngoài của người mắc hội chứng trầm cảm cười như:

  • Tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, thể hiện rằng cuộc sống luôn hạnh phúc và ổn định.
  • Luôn hứng thú, năng động và nhiệt huyết đối với công việc, học tập.

Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng, bạn cũng có thể nhận thấy những biểu hiện cảnh báo ở người bị trầm cảm cười, cụ thể như:

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều.
  • Dễ mất tập trung, đầu óc trống rỗng, không có ý kiến khi tham gia các cuộc họp, thảo luận.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng hoặc kiệt sức vào cuối ngày nhưng không xác định được nguyên nhân.
  • Khẩu vị bị thay đổi bất thường, cân nặng cũng tăng hoặc giảm nhanh chóng.
  • Cảm giác bị ép buộc vào những buổi sáng thức dậy hoặc bắt đầu tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi,…
  • Một số trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được hoàn toàn cảm xúc của mình, đôi lúc họ cũng sẽ cáu gắt, giận dữ, kích động,…

Các triệu chứng của người bệnh trầm cảm cười rất khó nhận biết, chỉ có bản thân bệnh nhân mới hiểu được những sự bất thường này. Tuy nhiên, nếu có thể chú ý quan tâm đến cảm xúc và hành vi của bệnh nhân, mọi người xung quanh cũng có thể phát hiện ra những dấu hiệu đặc biệt.

Do người bệnh phải cố gắng giấu đi cảm xúc thật của mình nên nguy cơ tự sát sẽ cao hơn so với bình thường. Vì thế, khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân nên chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh để tránh được những hậu quả khó lường.

biểu hiện chứng trầm cảm cười
Người bệnh trầm cảm cười luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

Nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười và các dạng rối loạn cảm xúc khác có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguồn gốc cụ thể của chứng bệnh này. Dựa vào thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỉ lệ mắc trầm cảm cười nói riêng và trầm cảm nói chung đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. 

Tuy vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng này nhưng các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có liên quan như:

  • Sang chấn tâm lý: Đây là tình trạng xúc động mạnh mẽ khi con người phải đối mặt với các sự kiện vượt quá mức giới hạn như ly hôn, mâu thuẫn trong gia đình, mất mát người thân, mất việc, phá sản, bị bệnh nan y như nhiễm HIV, ung thư,…Người bệnh trầm cảm cười sẽ có xu hướng biểu cảm tích cực, vui vẻ để tránh sự dò xét của những người xung quanh.
  • Kỳ vọng quá nhiều từ người thân: Những sự kỳ vọng quá lớn có thể trở thành áp lực cho một người. Họ luôn phải tỏ ra vui vẻ, lạc quan, hưng phấn trong mọi hoàn cảnh, dù có gặp phải những điều tiêu cực.
  • Ảnh hưởng từ nền văn hóa: Hiện nay, ở một số quốc gia, các căn bệnh về rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Do đó, khi rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh thường gặp phải những sự soi xét, kì thị, dè bỉu của những người xung quanh. Với tâm lý đó, họ sẽ dần muốn giấu đi căn bệnh của mình bằng cách vẫn tỏ ra vui vẻ, cân bằng tốt cuộc sống.
  • Một số yếu tố khác: Cũng giống như chứng trầm cảm thông thường, hội chứng trầm cảm cười cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của những chất dẫn truyền thần kinh bên trong bộ não hoặc bị tổn thương thực thể não. Các yếu tố sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm, kết hợp với sự kỳ vọng quá nhiều sẽ khiến cho bệnh nhân phát triển thành trầm cảm cười.

Hội chứng trầm cảm cười có nguy hiểm không?

So với bệnh trầm cảm thông thường, hội chứng trầm cảm cười có mức độ nguy hiểm cao hơn do người bệnh luôn cố gắng che giấu cảm xúc nên việc nhận biết bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết những đối tượng bệnh đều phải một mình đối mặt với những xung đột, mâu thuẫn dữ dội của nội tâm.

Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ làm cho bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhiều nguy cơ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Sự nguy hiểm của chứng trầm cảm này chính là rất khó để phát hiện ra và đa phần khi nhận ra thì bệnh đã diễn biến khá trầm trọng.

 trầm cảm cười có nguy hiểm không
Nụ cười của người trầm cảm tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường

Hội chứng trầm cảm cười có thể gây nên rất nhiều các tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Hơn thế, do phải che giấu cảm xúc trong thời gian dài nên nguy cơ tự sát sẽ càng gia tăng.

Một số ảnh hưởng của hội chứng trầm cảm cười như:

  • Cơ thể bị suy nhược, kiệt sức, xanh xao.
  • Người bệnh có thể hoàn thành tốt các công việc, học tập hàng ngày nhưng không có một chút hứng thú nào. Khi phải che giấu cảm xúc này sẽ làm cho người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục, giấc ngủ không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của một số bệnh thực thể, điển hình như tuyến giáp, tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh lý về thận, gan,….
  • Giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tự sát hoặc xuất hiện các hành vi làm tổn thương và gây hại cho những người xung quanh.

Chẩn đoán hội chứng trầm cảm cười

Như đã nói trên, người bệnh trầm cảm cười không có các triệu chứng nhận biết giống các dạng rối loạn trầm cảm khác. Vì thế quá trình chẩn đoán bệnh cũng gặp phải rất nhiều trở ngại.

Để có thể chẩn đoán được hội chứng này, chuyên gia sẽ tiến hành các bước sau đây:

  • Quan sát cảm xúc, biểu hiện, hành vi của bệnh nhân
  • Khai thác và tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh cùng những người thân trong gia đình.
  • Đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các việc, sự kiện mà bệnh nhân đã từng trải qua.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành điện tâm đồ, xét nghiệm máu, điện tim, kiểm tra chức năng gan, mật hoặc các xét nghiệm có liên quan khác.

Cách điều trị hội chứng trầm cảm cười

Trầm cảm cười được xem là một dạng rối loạn tâm thần ở mức độ nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường. Người bệnh có thể xuất hiện các suy nghĩ về cái chết và hình thành những ý định muốn tự sát nếu không được can thiệp kịp thời.

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, các chuyên gia sẽ xem xét và hướng dẫn bệnh nhân áp dụng một số phương pháp sau đây:

1. Thay đổi lối sống

Nếu có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ thì việc thay đổi lối sống cũng góp phần giúp kiểm soát tốt các triệu chứng trầm cảm cười. Với biện pháp này, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh cũng dần ổn định hơn, các ý nghĩ tiêu cực cũng sẽ thuyên giảm đáng kể. Trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy, lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ người bệnh trầm cảm dễ dàng hòa nhập với xã hội, cân bằng trạng thái tâm lý tốt hơn.

chữa trầm cảm cười tại nhà
Luyện tập yoga mỗi ngày cũng là cách cân bằng cảm xúc hiệu quả

Để có được lối sống lành mạnh và tích cực, người bệnh trầm cảm cười cần áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Thường xuyên vận động, mỗi ngày người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các bài tập thể thao phù hợp với độ tuổi, thể trạng của mình. Các chuyên gia cho biết, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giải phóng hormon endorphin tạo nên cảm giác vui vẻ, thoải mái. Trong rất nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy, vận động mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để gia tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng như thịt, cá, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt,….Những thực phẩm này sẽ giúp gia tăng nồng độ serotonin bên trong não bộ giúp người bệnh ổn định được tâm trạng.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, nước ngọt có gas, rượu bia, các thức ăn có chứa nhiều caffeine. Việc dung nạp quá nhiều các thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
  • Yoga, thiền cũng là một trong các phương pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe rất tốt, đặc biệt là hội chứng trầm cảm cười. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút để ngồi thiền hoặc tập luyện các bài tập yoga đơn giản cũng giúp cho tâm trí được xoa dịu, cảm xúc được cân bằng, hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
  • Ngủ đủ giờ, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng. Các chuyên gia nhận thấy, giấc ngủ và trầm cảm có mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Vì thế, việc có được giấc ngủ chất lượng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của trầm cảm cười.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài. Trong những lúc rảnh rỗi, người bệnh có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim hoặc tham gia các hoạt động yêu thích như hội họa, ca hát, nhảy múa, thêu thùa,…
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc đơn giản là chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Mỗi khi gặp khó khăn hoặc những vấn đề căng thẳng, bạn nên tâm sự và cởi mở chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa tốt hơn.

2. Tâm lý trị liệu cho chứng trầm cảm cười

Trong những năm trở lại đây, trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong quá trình cải thiện các bệnh rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc, trong đó có trầm cảm cười. Biện pháp này được đánh giá rất cao về mức độ hiệu quả và an toàn. Cũng bởi nó không cần đến sự can thiệp của những loại thuốc chống trầm cảm, vì thế hạn chế được những tác dụng phụ và không để lại biến chứng sau điều trị.

điều trị trầm cảm cười
Tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh nhìn nhận và khắc phục tốt các cảm xúc, hành vi sai lệch

Sau quá trình điều trị tâm lý, người bệnh trầm cảm cười sẽ được khắc phục một cách triệt để, hiệu quả kéo dài, hạn chế nguy cơ bị tái phát. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ tư duy. Người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tâm lý để chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình.

Từ đó các chuyên gia cũng chỉ ra được những sự sai lệch của người bệnh, từ đó giúp họ tự đưa ra hướng giải quyết thích hợp đối với bản thân. Ngoài ra, sau khi phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cũng sẽ học được cách kiểm soát và cân bằng cảm xúc các nhân, đối mặt và xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

3. Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm

Đối với một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến việc sử dụng thuốc điều trị. Sau khi xem xét và đánh giá về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, tâm lý của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Phương pháp dùng thuốc tuy không thể thay thế cho các cách điều trị chuyên khoa nhưng sẽ kiểm soát tốt được những triệu chứng của trầm cảm cười.

Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm chỉ có tác dụng tạm thời, không duy trì lâu dài để tránh gây nghiện và lạm dụng vào thuốc. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc cũng có nguy cơ cao gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc chữa trầm cảm cười
Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh

Vì thế, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sử dụng thuốc, không nên tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngưng uống thuốc đột ngột. Nếu trong thời gian sử dụng có xuất hiện những biểu hiện bất thường, bệnh nhân cũng nên thông báo với chuyên gia để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Một số loại thuốc có thể sử dụng trong quá trình điều trị trầm cảm cười như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) bao gồm Amitriptyplin, Tianeptine, Clomipramin, …
  • Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) bao gồm Fluoxetine, Paroxetine, Escitalopram, Citalopram, …
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) bao gồm Isocarboxazid , Tranylcypromine, Phenelzine,…
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) gồm Desvenlafaxine , Duloxetine, Venlafaxine,…
  • Ngoài ra, một số loại thuốc bổ thần kinh hoặc tăng cường tuần hoàn não cũng sẽ được chỉ định sử dụng kèm theo.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hội chứng trầm cảm cười là một dạng rối loạn trầm cảm đặc biệt nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều hiểm nguy đối với sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể cướp lấy tính mạng con người bất cứ lúc nào. Vì thế, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Cách thành viên trong gia đình cũng cần quan tâm và hỗ trợ tốt trong quá trình cải thiện để giúp bệnh tình được khắc phục triệt để.

THAM KHẢO THÊM:

ArrayArray
5/5 - (27 bình chọn)
Array

Bình luận

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Chuyên gia có thể hướng dẫn giúp tôi làm thế nào để người thân có thể hiểu và hỗ trợ tốt nhất người bệnh trầm cảm?

    1. Đặng Thanh Trang says: Trả lời

      bạn muốn hỗ trợ người trầm cảm thì cần phải hiểu trầm cảm là gì trước mới thông cảm được cho người ta chứ

      1. Huy Vinh says: Trả lời

        cảm ơn đúng là mình chữa rõ trầm cảm là như thế nào ý

    2. Mai Lan says: Trả lời

      đôi khi lắng nghe và bên cạnh là đủ

      1. Huy Vinh says: Trả lời

        vâng ạ

    3. Trịnh Ngọc Thanh says: Trả lời

      động viên, chia sẻ và bên cạnh quan tâm hằng ngày thì mình tin chắc người trầm cảm sẽ cởi mở dần thôi

  2. Trần Thanh Bình says: Trả lời

    tôi hay suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thường xuyên cảm thấy buồn bã thì có cần đi khám không

    1. Đỗ Hiên says: Trả lời

      nên khám đi sức khỏe tinh thần cũng giống sức khỏe thể chất đó không chủ quan được

    2. Trần Thanh Tâm says: Trả lời

      lo lắng bất an gây nên bệnh tật nên đi khám cho lành

  3. Dương Quốc Khánh says: Trả lời

    bác sĩ ơi em muốn trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện trầm cảm mà em đang trải qua thì liên hệ qua đâu vậy

    1. Phương Liêng says: Trả lời

      hic ở đây làm gì có bác sĩ đâu toàn các bác bình luận dạo thôi

    2. Bùi Thị Yến says: Trả lời

      liên hệ tới trung tâm nhc cũng điều trị tâm lý đó

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    hội chứng này nhiều ng ko nhận ra vấn đề thật sự

    1. Mỹ says: Trả lời

      chuẩn

  5. Minh Hoa says: Trả lời

    🙁 bên người cười nhưng trong lòng vỡ vụn đau đến thấu tim, lúc nào cũng phải giả cười với cả thiên hạ, cuộc đời này thạt khổ

  6. Hoàng Tùng says: Trả lời

    làm mình nghĩ đến nhân vật Joker, bệnh này còn đáng sợ hơn cả trầm cảm bình thường

  7. Luyến says: Trả lời

    Ngày trước mình cũng từng ở trong tình trạng này, mong là nhiều người có thể đọc được và nhận biết vấn đề của mình để sớm được chữa lành

    1. Mai Thanh Trúc says: Trả lời

      bạn bị nặng như nào

      1. Luyến says: Trả lời

        tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ trải qua căn bệnh này, tôi đều cảm nhận sự cô đơn và tuyệt vọng đến mức không thể tả, ngày càng khó khăn để đối mặt với thế giới xung quanh và thậm chí với chính bản thân mình, áp đặt từ công việc và áp lực từ môi trường xã hội. Những triệu chứng như mất ngủ, suy giảm năng lượng, và tư duy tiêu cực ngày càng làm tăng sự cảm giác mệt mỏi và cô đơn cảm giác tự giết mình thường xuyên hiện hữu. Tuy nhiên cũng may có bà hàng xóm thấy tôi như vậy nên mách với gia đình có trung tâm nhc chữa rất tốt bệnh này thì đến đấy chữa 6 tháng mới khỏi

        1. Mai Thanh Trúc says: Trả lời

          sợ thật đúng phép màu trung tâm đấy ở đâu vậy

          1. Luyến says:

            bạn vào đây nhé https://tamlytrilieunhc.com/dich-vu/tram-cam

  8. Hải Nam says: Trả lời

    Bạn bè mình cũng có 1 bạn cười rất nhiều. Nhưng có lần mình thấy bạn ấy trốn 1 chỗ khóc 1 mình. Mình chạy lại hỏi thì bạn ấy nói k sao rồi lại cười như chưa có chuyện gì. Mãi gần đây mình mới biết nhà bạn ấy đã xảy ra rất nhiều việc. Mình thấy rằng đôi khi chia sẻ với người khác sẽ là liều thuốc tốt cho tinh thần hơn là giấu nỗi niềm vào bên trong

    1. Hường Hường says: Trả lời

      đúng chia sẻ lắng nghe là thứ mà người đang bị tổn thương, gặp bất ổn rất cần

    2. Oanh Kieu says: Trả lời

      sẽ học bạn

  9. nam anh says: Trả lời

    Hội chứng trầm cảm cười quá nguy hiểm, ngay khi nhận thấy tâm lý có vấn đề, thấy bất ổn hãy đi tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia.

  10. Hoàng Oanh says: Trả lời

    áp lực cuộc sống sinh ra nhiều loại tâm lý, biết buông, thôi mong cầu thì bệnh sẽ dần khỏi

  11. Trọng Ân says: Trả lời

    nhiều lúc thấy những người tcc có phần đáng sợ í, k biết bên trong họ nghĩ gì, liệu có thành đa nhân cách k hixxx

    1. Bùi Huy Phương says: Trả lời

      nó sẽ điều khiển tâm trí của minh

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *