Âm nhạc giúp làm giảm stress hiệu quả khi áp dụng đúng cách

Rate this post

Cuộc sống ngày càng bận rộn và hối hả khiến con người dễ rơi vào trạng thái stress, điều này sẽ làm cho chúng ta không còn nhiều năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Có rất nhiều cách để giúp giải tỏa tâm trạng, chẳng hạn như sử dụng âm nhạc. Âm nhạc giảm stress là một liệu pháp vừa đơn giản, vừa an toàn khi được chúng ta áp dụng đúng cách.

Âm nhạc giúp giảm stress vô cùng hiệu quả
Âm nhạc là một “liều thuốc” giảm stress vô cùng hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.

Tại sao âm nhạc giúp giảm stress hiệu quả?

Có thể nói, âm nhạc là một chất liệu quan trọng không thể thiếu để dệt nên cuộc sống tâm hồn của mỗi người. Âm nhạc không chỉ đơn thuần là một bài hát, một giai điệu, một âm thanh được phát ra, mà nó còn là thế giới quan đầy sâu sắc với những câu chuyện riêng biệt.

Âm nhạc có vai trò thể hiện cảm xúc, thôi thúc niềm tin, tạo thêm động lực, tăng cao sự tích cực. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng như liệu pháp chữa trị vô cùng hiệu quả để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi mà người ta hay gọi chung là stress.

Bởi trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta đều sẽ có lúc cảm thấy khó khăn, thăng trầm và mất cân bằng trong cuộc sống, điều đó làm chúng ta cảm thấy chán nản với tất cả mọi thứ. Một tinh thần mệt mỏi và đang cảm thấy bị tổn thương bao giờ cũng cần một phương thức xoa dịu nhanh chóng, và âm nhạc là thứ mà chúng ta cần nhất ngay lúc này.

Âm nhạc giảm stress? Nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó hoàn toàn là sự thật. Bạn có bao giờ để ý rằng, khi đi đến bất cứ đâu, những âm thanh vui vẻ, đầm ấm đều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng? 

Bạn cũng có nhận ra rằng, những lúc chán nản hay mệt mỏi, bạn thường tìm đến âm nhạc để giải tỏa tâm trạng và xóa bỏ đi những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn? Chắc hẳn những lúc như thế, âm nhạc đều giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và phấn chấn tinh thần lên rất nhiều.

Thật ra, đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của âm nhạc đối với tinh thần. Một nghiên cứu tại Mỹ được thực hiện trên 40 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, các bệnh nhân này đều đang phải chịu những cơn đau kéo dài và được chăm sóc tại bệnh viện trước khi đưa vào phẫu thuật, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 74.

Để thực hiện nghiên cứu, người ta đã chia những bệnh nhân này thành hai nhóm riêng biệt. Một nhóm được chăm sóc theo chế độ bình thường của bệnh viện, nhóm còn lại cũng được chăm sóc tương tự, nhưng họ được đặt cách tiếp xúc với âm nhạc trong suốt quá trình phẫu thuật và chăm sóc sau hậu phẫu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhận được tiếp xúc với âm nhạc thì luôn giữ được trạng thái bình tĩnh trong suốt quá trình phẫu thuật, điều đó thể hiện qua chỉ số áp suất của họ luôn ở mức ổn định.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Ngược lại, những người không được tiếp xúc với âm nhạc thì họ sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi nhiều hơn, chỉ số áp suất của họ tăng liên tục. Điều đó cho thấy rằng, âm nhạc thực sự là một liệu pháp hiệu quả, chúng tác động đến tinh thần của con người để giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

Thực tế chứng minh, âm nhạc không chỉ có vai trò một công cụ giải trí bình thường mà nó còn là một liều thuốc tinh thần vô cùng chất lượng, giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Nhạc giúp giảm stress tác động đến tinh thần như thế nào?

Không phải tự nhiên mà các chuyên gia tâm lý hay các chuyên gia sức khỏe lại khuyến khích chúng ta thường xuyên nghe nhạc. Bởi vì âm nhạc có một tác động vô cùng đặc biệt, chúng tạo ra những âm thanh giảm stress đánh vào tinh thần của chúng ta, giúp thả lỏng các dây thần kinh đang cảm thấy căng thẳng.

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc về cách âm nhạc tác động đến tinh thần của chúng ta như thế nào không? Thực chất cũng vô cùng đơn giản.

Âm nhạc giúp tinh thần phấn chấn.
Âm nhạc giúp tinh thần của chúng ta trở nên phấn chấn hơn rất nhiều.

Âm nhạc sau khi được phát ra sẽ lan tỏa đến xung quanh theo dạng rung động và sau đó đi vào tai chúng ta. Những rung động này sau đó sẽ được biến đổi thành các dạng tín hiệu điện, các tín hiệu này sẽ được các tế bào thần kinh tiếp nhận và phân phối, di chuyển đến từng những vị trí khác nhau trong vỏ não.

Ở mỗi vị trí của não sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận một tín hiệu khác nhau, đó có thể là nhịp điệu, giai điệu, cao độ… Đến khi tất cả những yếu tố được xử lý và tổng hợp lại ở trên não bộ thì những âm thanh hoàn chỉnh sẽ được chúng ta tiếp nhận và chúng ta có thể cảm nhận chính xác giai điệu của âm thanh.

Thông qua những bước này, các dây thần kinh đang cảm thấy căng thẳng của chúng ta sẽ phải thực hiện nhiệm vụ xử lý âm thanh, và những âm thanh này tương đối dễ chịu và khiến chúng ta thích thú nên chúng ta sẽ không còn phải bận tâm đến những lo âu khác. Điều này khiến tinh thần chúng ta được xoa dịu, chỉ tập trung cảm thụ âm nhạc và từ từ sẽ đánh bay hoàn toàn căng thẳng, mệt mỏi.

Những nhịp điệu trong âm nhạc có khả năng kích thích não bộ chúng ta. Những bản nhạc có tiết tấu nhanh chóng, dồn dập, vui tươi sẽ khiến tinh thần chúng ta được phấn chấn và tràn đầy năng lượng hơn.

Những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng sẽ giúp tinh thần được thư giãn, giúp tinh thần luôn giữ được vẻ trạng thái bình tĩnh và cân bằng.

Qua nghiên cứu về các bệnh nhân đục thủy tinh thể, chúng ta có thể thấy rằng, các tế bào thần kinh não và nhịp tim của của con người cũng có một mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Khi con người đang ở trạng thái lo lắng, sợ hãi, tim của họ sẽ đập nhanh hơn, nhịp thở cũng tăng lên khiến cho tinh thần trở nên căng thẳng và không thể tập trung. Tuy nhiên, khi được xoa dịu bằng âm nhạc, tinh thần họ cảm thấy thư giãn thì cơ thể họ cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Chính vì vậy, chẳng có lý do gì chúng ta lại từ chối âm nhạc, từ chối âm nhạc chẳng khác nào từ chối một liều thuốc tuyệt vời nhất cho tinh thần của mình. Những người yêu âm nhạc bao giờ cũng có một tinh thần tươi trẻ, thoải mái và yêu đời hơn rất nhiều.

Sử dụng âm thanh giảm stress như thế nào để mang đến hiệu quả

Âm nhạc luôn mang đến những giá trị tích cực trong cuộc sống của mỗi chúng ta, luôn khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, phấn chấn và vượt qua những lúc buồn chán, mệt mỏi. 

Để âm nhạc giảm stress phát huy được hết công năng tối đa của mình, trong quá trình sử dụng âm nhạc, hãy lưu ý một số điều dưới đây để đạt được hiệu quả nhất và tối ưu nhất:

  • Nên sử dụng những bản nhạc có giai điệu phù hợp với trạng thái của bạn hiện tại. Nếu bạn đang cảm thấy chán nản và muốn giảm stress, có thể sử dụng những bản nhạc có giai điệu vui tươi, nhịp điệu nhanh để vực dậy tinh thần, tăng thêm động lực. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi, hãy sử dụng những bản nhạc có giai điệu êm đềm, dễ chịu để nhanh chóng đi đến giấc ngủ hơn. 
  • Cuộc sống ngày càng bận rộn, những thể loại nhạc sóng não đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm của người sử dụng. Những loại nhạc sẽ tạo ra sóng âm tương đương với tần số não của người sử dụng, tác động chính xác vào những dây thần kinh đang cảm thấy mệt mỏi, giúp xoa dịu cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Một số loại nhạc sóng não phổ biến hiện nay là: Sóng não Alpha (8-12Hz) thường sẽ sử dụng cho những trường hợp căng thẳng, giúp giảm bớt stress và đau đầu; Sóng não Beta (12 – 40Hz), sử dụng cho những trường hợp cần sự tập trung cao; Sóng não Delta (0 – 4Hz) thường sử dụng cho những trường hợp mất ngủ, ngủ không ngon, sóng não này giúp tinh thần được thả lỏng, xoa dịu các dây thần kinh, đưa con người dễ dàng rơi vào giấc ngủ hơn; Sóng não Theta (4 – 8Hz), loại sóng não này thường khá nhẹ nhàng, giúp tỉnh táo tinh thần vượt trội, đầu óc được sáng suốt, thích hợp sử dụng khi ngồi thiền…
  • Có thể kết hợp chuyển động cơ thể hoặc nhẩm theo lời bài hát, điều này không chỉ tốt cho tinh thần mà còn giúp toàn bộ cơ thể được tiếp thêm năng lượng.
  • Kết hợp âm nhạc với thể thao như chạy bộ, tập gym, yoga, đánh cầu… là những là thức vô cùng hiệu quả để loại bỏ những mệt mỏi trong lúc luyện tập, đồng thời nhằm gia tăng hứng khởi, tạo thêm nhiều động lực hơn cho một ngày làm việc hăng say.
  • Tuy âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng và hoàn toàn không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng chúng. Đặc biệt, đừng nên sử dụng tai nghe quá lâu và quá nhiều, điều đó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng cho thính giác. Bên cạnh đó, cũng không nên xem âm nhạc là một loại “thuốc thần”, chúng có khả năng vực dậy tinh thần, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, nhưng đối với các bệnh về thần kinh như rối loạn lo âu, trầm cảm… thì không thể nào chữa được, vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của các vấn để về sức khỏe tinh thần, hãy nhanh chóng tìm đến các chuyên gia tâm lý để có những tư vấn chính xác nhất.
âm thanh giảm stress
Nghe nhạc giúp chúng ta trở nên yêu đời hơn, có nhiều động lực và năng lượng cho cuộc sống.

Có thể thấy, nhạc giúp giảm stress là một liệu pháp chữa trị căng thẳng vô cùng hiệu quả, giúp tinh thần của chúng ta trở nên phấn chấn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng âm nhạc trị liệu cần phải tuân thủ một số lưu ý như trên để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Tận dụng âm nhạc giảm stress để giữ một tinh thần phấn chấn

Chắc chắn, trong cuộc sống, sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy năng lượng trong cơ thể cạn kiệt và không muốn làm bất cứ điều gì. Đó có thể là lúc bạn không muốn rời giường mỗi buổi sáng, bạn không thể tập trung cho công việc, mọi thứ bạn làm đều không thể mang đến hiệu quả cao, bạn cảm thấy bế tắc và chán nản với những mối quan hệ xung quanh…

Những lúc như thế, bạn có thể sạc pin bằng năng lượng âm nhạc. Theo các chuyên gia, có những thời điểm trong ngày, nếu bạn sử dụng âm nhạc, chúng có thể giúp tinh thần của bạn được dâng cao, bạn cảm thấy yêu đời hơn và giải quyết các vấn đề phát sinh cũng dễ dàng hơn.

Nhạc giúp giảm stress cho buổi sáng

Buổi sáng là một thời điểm quan trọng để quyết định tinh thần một ngày của bạn. Nếu bạn không muốn rời giường hoặc rời giường với một tinh thần chán chường, không có chút sức sống, thì cả ngày hôm ấy bạn cũng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng.

Vì vậy, hãy đẩy lùi cơn buồn ngủ bằng một bản nhạc với giai điệu yên bình hoặc vui tươi, giúp tăng sự tỉnh táo, giữ gìn sự tập trung, cảm thấy yêu đời và không còn chán nản. Một tinh thần tốt sẽ mang đến một ngày làm việc hiệu quả.

Nhạc giúp giảm stress khi làm việc, học tập

Đôi khi việc tập trung và suy nghĩ quá lâu sẽ làm cho tinh thần của bạn bị cảm thấy quá tải, điều này chỉ khiến cho bạn cảm thấy thiếu tỉnh táo và mất tập trung hơn mà thôi, dẫn đến năng suất làm việc và học tập cũng kém theo.

Những lúc như thế này, hãy cho bản thân một vài phút thư giãn bằng cách nghe nhạc. Âm nhạc là một phương pháp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tinh thần và tăng cường sự tập trung vô cùng hiệu quả.

Nghe nhạc giúp giảm stress trước khi đi ngủ

Một ngày làm việc mệt mỏi hoặc nhiều nỗi lo toang có thể làm cho bạn cảm thấy không khó ngủ, không thể ngủ, điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, không còn sức sống.

Vì vậy, trước khi đi ngủ, hãy mở một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái hoặc nhạc sóng não để giúp tinh thần bớt căng thẳng, xoa dịu các dây thần kinh và giúp bạn dễ dàng rơi vào giấc ngủ hơn. 

Nghe nhạc giúp giảm stress khi đang tập thể dục

Tập luyện thể dục thể thao cũng là một biện pháp hiệu quả để mang đến một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái.

Khi kết hợp tập thể thao và âm nhạc, hiệu quả này sẽ ngày càng được tăng lên. Âm nhạc giúp bạn giữ được sự tỉnh táo, tăng sự tập trung và không cảm thấy quá mệt mỏi trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, nghe nhạc cũng giúp bạn cảm thấy hăng hái và hứng thú hơn, không cảm thấy lười biếng hoặc trì trệ.

âm thanh giảm stress
Nghe nhạc khi đang tập thể dục cũng là một cách giúp xóa tan mệt mỏi và cảm giác trì trệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng âm nhạc trong lúc nấu ăn hoặc bữa ăn, trong lúc dọn dẹp nhà cửa để giúp tinh thần vui vẻ, tìm thấy niềm vui trong những công việc hàng ngày, điều này cũng giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn và không cảm thấy lười biếng, chán chường khi phải dọn dẹp.

Có thể nói, âm nhạc không chỉ là một giai điệu thông thường mà chúng ta cảm thấy hay, bắt tai và muốn nghe đi nghe lại, mà âm nhạc còn là một “liều thuốc chữa lành” vô cùng hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Chình vì vậy, hãy tập thói quen nghe nhạc giúp giảm stress nhiều hơn, kết hợp với một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc để có được một sức khỏe tốt hơn, một tinh thần tỉnh táo.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *