Dùng âm nhạc điều trị bệnh trầm cảm có hiệu quả không?
Dùng âm nhạc điều trị bệnh trầm cảm không còn là phương pháp quá xa lạ đối với nhiều người. Thông thường âm nhạc được sử dụng để cải thiện sức khỏe tâm thần là những thể loại thư giãn, nhẹ nhàng, tạo cảm giác bình yên và thoải mái cho người bệnh.
Đôi nét về phương pháp trị liệu bằng âm nhạc
Âm nhạc là một trong các yếu tố tạo nên những sắc màu tươi đẹp của cuộc sống. Hiện nay, âm nhạc đã được ứng dụng rất nhiều trong quá trình điều trị các vấn đề rối loạn sức khỏe, bệnh tâm thần và đã mang đến nhiều hiệu quả vô cùng vượt trội. Các nhà trị liệu sẽ sử dụng âm nhạc để hỗ trợ người bệnh phục hồi và nuôi dưỡng tâm hồn, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Nhờ vào quá trình trải nghiệm với âm nhạc tích cực và được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp người bệnh dần tiếp thu và dễ dàng phát triển khả năng nhận thức, cảm nhận, tri giác, vận động và giao tiếp xã hội. Nhờ vào những hiệu quả mà âm nhạc có thể mang đến cho sức khỏe con người mà hiện nay liệu pháp này đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các trường hợp điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện rượu, sang chấn tâm lý,…
1. Lịch sử hình thành liệu pháp âm nhạc
Tạp chí y tế hàng đầu thế giới Medical News Today cho biết rằng, việc sử dụng âm nhạc để chữa bệnh, trị liệu tâm lý đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên mãi cho đến thế kỷ XX, sau khi Thế chiến thứ II chấm dứt thì phương pháp này mới được các nhà khoa học y khoa tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng nhiều trong thực tế.
Vào những thập niên 40 từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đã có rất nhiều binh sĩ bị rối loạn căng thẳng sau những chấn thương tâm lý nặng nề từ việc tham gia vào cuộc chiến tranh khốc liệt giành lại hòa bình. Khi ấy, các nhạc sĩ cộng đồng đã đến viếng thăm các cựu chiến binh đang điều trị tại bệnh viện. Họ đã chơi nhạc cho những người người đang mắc phải các vấn đề tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.
Một điều bất ngờ đó chính là các y bác sĩ ở đây đều nhận thấy sự chuyển biến tích cực về thể chất và tinh thần của người bệnh. Họ cho rằng những giai điệu lạc quan, đẹp đẽ của các bài thánh ca đã tạo nên sự kết nối mạnh mẽ và tác động đến trí não, suy nghĩ của người bệnh. Vì thế, đội ngũ bác sĩ, y tá ở bệnh viện cũng đã thống nhất thuê các nhạc sĩ đến để chơi nhạc thường xuyên cho các bệnh nhân.
Vào năm 1789, bài báo Music physically considered cũng đã từng đề cập đến liệu pháp âm nhạc, đây cũng là tài liệu sớm nhất về phương pháp chữa bệnh đặc biệt này. Ở những năm 1800, các nghiên cứu y học về công dụng của âm nhạc với trị liệu được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Sau đó cho đến năm 1840 thì các trường đại học mới bắt đầu mở những chuyên ngành và khóa đào tạo về lĩnh vực này. Một trong 3 người tiên phong về lĩnh vực dùng âm nhạc trong trị liệu và giúp nó sớm được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới chính là E. Thayer Gaston.
Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều các hiệp hội trị liệu âm nhạc ra đời trên toàn thế giới và quy tụ hàng nghìn nhà trị liệu trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc tư nhân, chăm sóc xã hội. Cụ thể, Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Quốc gia Hoa Kỳ (National Association for Music Therapy – NAMT) đã ra đời vào năm 1950 với mục đích thành lập các tiêu chuẩn cần thiết đối với công tác đào tạo lâm sàng cho các nhà trị liệu tâm lý âm nhạc ở cấp đại học. Bên cạnh đó hiệp hội còn muốn nghiên cứu bài bản và sâu rộng hơn về liệu pháp trị liệu này.
Sau sự kiện hợp nhất của Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Quốc gia Hoa Kỳ (NAMT) và Hiệp hội Hoa Kỳ cho Trị liệu Âm nhạc (American Music Therapy Association – AAMT) vào năm 1998 thì Hiệp hội Liệu pháp Âm nhạc Hoa Kỳ (American Association for Music Therapy – AMTA) được thành lập. Đây cũng là hiệp hội trị liệu âm nhạc hàng đầu thế giới hiện nay. Nơi đây thu hút hơn 5000 các nhà trị liệu âm nhạc đến từ khoảng 30 quốc gia trên toàn thế giới.
2. Liệu pháp âm nhạc mang lại những lợi ích gì?
Thông thường, nghe nhạc chỉ mang tính chất giải trí tuy nhiên trong thực tế chúng lại mang đến nhiều lợi ích vô cùng quý giá cho sức khỏe. Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mỗi người. Do đó, ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Pháp đều đã ứng dụng liệu pháp âm nhạc trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh tại các viện dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm chăm sóc trẻ em.
Cụ thể ở bệnh viện Kremkenhems của Đức đã bố trí hệ thống phát thanh tiên tiến với rất nhiều các chương trình âm nhạc đặt tại hầu hết các phòng phẫu thuật, phòng chờ mổ. Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng có khoảng 40% các đối tượng bệnh đang chờ phẫu thuật lựa chựa những bản nhạc dân ca. Còn những người bị đau nhức xương khớp lại cảm thấy hưng phấn và dễ chịu hơn đối với âm nhạc hiện đại.
Vậy âm nhạc mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
- Mang đến niềm vui
Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, việc nghe nhạc sẽ giúp kích thích não bộ giải phóng dopamine – một dạng chất dẫn truyền thần kinh giúp tạo ra cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thần kinh học của trường Đại học McGill tại Mỹ – Valorie Salimpoor đã thực hiện một nghiên cứu bằng cách quét PET ở những người sau khi nghe nhạc. Kết quả nhận thấy rằng những đối tượng này có nồng độ dopamine cao hơn so với bình thường.
- Âm nhạc giúp giảm căng thẳng
Không chỉ giúp tạo niềm vui cho người nghe mà âm nhạc còn hỗ trợ giảm bớt hàm lượng hormone gây căng thẳng và các triệu chứng stress mãn kinh. Do đó, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy cơ thể thoải mái và nhẹ nhàng hơn sau khi nghe một bản nhạc nào đó.
- Cải thiện giấc ngủ
Một nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng, những người có thói quen nghe nhạc cổ điển khoảng 45 phút trước khi ngủ sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người nghe sách nói hoặc hoàn toàn không nghe gì. Vì thế, nếu đang rơi vào trạng thái mất ngủ bạn có thể thử nghe vài bản nhạc không lời có âm hưởng êm dịu trước khi ngủ để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Nghe nhạc giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Âm nhạc giúp trấn tĩnh tinh thần, cải thiện cảm xúc và cân bằng sóng não hiệu quả. Tuy không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm nhưng nghe nhạc sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ làm thuyên giảm được các triệu chứng của bệnh.
- Kiểm soát tốt cơn thèm ăn
Âm nhạc không chỉ mang lại lợi ích về mặt tinh thần, tâm lý mà còn hỗ trợ rất tốt về mặt thể chất. Khi nghe nhạc sẽ giúp tác động đến cách ăn uống của bạn, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng và vóc dáng. Trường Đại học Công nghệ Georgia của Mỹ cũng đã tiến hành một nghiên cứu và nhận thấy khi con người ngồi nghe nhạc du dương trong căn phòng có ánh sáng nhẹ sẽ cảm thấy thoải mái và ít tiêu thụ calo hơn, đồng thời họ sẽ chú ý nhiều vào bữa ăn.
- Tăng cường trí nhớ
Các nhà khoa học nói rằng, âm nhạc chính là ngôn ngữ của trí nhớ. Trong một nghiên cứu tìm hiểu về khả năng ghi nhớ từ vựng tiếng Nhật cho biết, những người được nghe nhạc khi học tập thu về kết quả tốt hơn. Do đó, để nâng cao khả năng ghi nhớ và cải thiện chất lượng học tập thì bạn nên nghe vài bản nhạc êm dịu trong lúc học tập.
- Nghe nhạc giúp giảm đau
Một lợi ích tuyệt vời và ít ai biết đến của âm nhạc đó chính là cải thiện và làm thuyên giảm các cơn đau thể chất. Các nhà khoa học cho biết, nếu được nghe những bài nhạc yêu thích sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả hơn. Một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia cho biết rằng, âm nhạc là liệu pháp giúp chữa trị các cơn đau hiệu quả hơn cả những phương pháp tiêu chuẩn dành cho những đối tượng bệnh ung thư.
- Giúp cải thiện bệnh Alzheimer
Music & Memory – một tổ chức phi lợi nhuận đã hỗ trợ những người đang mắc bệnh Alzheimer và những người cao tuổi nhớ lại những kí ức xưa cũ bằng cách cho họ nghe các bản nhạc yêu thích. Một số người bệnh sau khi nghe các bản nhạc có gắn liền với kí ức đã dần nhớ lại hình ảnh của năm tháng xưa cũ. Do đó, có thể nói rằng, âm nhạc chính là sợi dây kết nối kí ức tuyệt vời của những người đãng trí.
- Cải thiện ngôn ngữ nhờ âm nhạc
Lợi ích này đã được chứng minh cụ thể nhờ vào một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học York của Mỹ. Kết quả cho thấy rằng có khoảng 90% các đối tượng là trẻ em từ 4 đến 6 tuổi sau khi học nhạc trong vòng 1 tháng đã có sự thay đổi vượt bậc về ngôn ngữ. Nhà nghiên cứu Sylvain Moreno nghĩ rằng việc tiếp xúc thời xuyên với âm nhạc sẽ giúp nâng cao khả năng hiểu và giải thích ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
Dùng âm nhạc điều trị bệnh trầm cảm có hiệu quả không?
Dùng âm nhạc điều trị bệnh trầm cảm có hiệu quả không? Các chuyên gia cho biết rằng, âm nhạc có thể giúp cân bằng sóng não và giúp cho người bệnh trấn tĩnh tốt hơn. Tuy chỉ áp dụng riêng âm nhạc sẽ không thể chữa được bệnh trầm cảm nhưng nó sẽ hoạt động theo cơ chế hỗ trợ rất tuyệt vời đối với quá trình điều trị và cải thiện bệnh.
AMTA đã liệt kê hàng tá nghiên cứu trên Music and Mental Health để nói về lợi ích của liệu pháp âm nhạc trong việc cải thiện chứng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Một số kết quả được ghi nhận lại trong khi áp dụng liệu pháp âm nhạc như:
- Giúp giảm bớt lo lắng, bồn chồn
- Giảm tình trạng căng cơ
- Gia tăng lòng tự trọng
- Cải thiện và tăng cường các mối quan hệ giữa những cá nhân.
- Tăng cường động lực
- Cải thiện khả năng bộc lộ cảm xúc.
Tạp chí Bác sĩ tâm thần Anh (British Journal of Psychiatrist) cũng đã từng công bố một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011. Các nhà khoa học nước Phần Lan đã tiến hành đánh giá dựa trên 79 người bị trầm cảm ở độ tuổi từ 18 đến 50. Trong đó, 46 người được chăm sóc theo tiêu chuẩn ở Khu Chăm sóc Sức khỏe Phần Lan. Tiêu chuẩn bao gồm sử dụng thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý, tư vấn tâm thần.
Còn 33 người khác cũng sẽ được tiến hành điều trị theo tiêu chuẩn nhưng kết hợp đồng thời thêm 20 buổi trị liệu âm nhạc kéo dài trong hai tuần, mỗi lần sẽ duy trì 60 phút. Sự biểu đạt âm nhạc trong từng buổi sẽ được căn cứ trong việc chọn lựa các nhạc cụ, bao gồm một nhạc cụ gõ, một nhạc cụ bộ gõ cùng một trống Djembe. Người bệnh và các nhà trị liệu cùng có những thiết bị giống như nhau. Các phản ứng và tương tác giữa của người bệnh sẽ được ghi lại cụ thể để tiến hành xử lý và thảo luận thêm.
Khi mới bắt đầu các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo điểm số trầm cảm cho mỗi người bệnh. Sau khoảng 3 tháng nhận thấy kết quả của những đối tượng được kết hợp giữa liệu pháp âm nhạc và các phương pháp chăm sóc tiêu chuẩn cải thiện hơn nhiều so với nhóm chỉ áp dụng cách chăm sóc tiêu chuẩn. Người bệnh dần cải thiện tốt về những triệu chứng bệnh và phục hồi được khả năng hoạt động thông thường.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng âm nhạc trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và gia tăng sự tự tin ở người bệnh. Thực tế cho thấy những đứa trẻ trên 13 tuổi sau khi được chăm sóc với liệu pháp âm nhạc đã cải thiện rất tốt về kỹ năng tương tác và giao tiếp của mình.
Như vậy, với rất nhiều các nghiên cứu khoa học được thực hiện trên quy mô lớn, các nhà khoa học cũng đã khẳng định được vai trò của âm nhạc trong việc tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Tuy nhiên để quá trình trị liệu âm nhạc đạt được thành công, tại Mỹ các y bác sĩ bắt buộc phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Các nhà trị liệu này sẽ được Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc AMTA bảo trợ. Để được phép điều trị bằng phương pháp này, các nhà trị liệu phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực này và chứng minh được rằng mình đã được đào tạo chuyên môn về âm nhạc, sư phạm, nghiên cứu xã hội, tâm lý học.
Liệu pháp âm nhạc tác động thế nào đến người bệnh trầm cảm?
Khi áp dụng liệu pháp âm nhạc, các nhà trị liệu sẽ sử dụng âm nhạc nhằm giải quyết các nhu cầu về tình cảm, thể chất và xã hội của từng cá nhân. Việc lắng nghe và sáng tạo ra giai điệu, ngôn ngữ của âm nhạc trong lúc trị liệu cho phép bệnh nhân thể hiện bản thân một cách thoải mái theo những cách phi ngôn ngữ của mình.
Sự tương tác hài hòa và nhẹ nhàng của giai đoạn và nhịp điệu sẽ giúp kích thích các giác quan của bệnh nhân, đồng thời giúp họ cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn bằng biện pháp làm chậm nhịp tim, hơi thở và các chức năng khác của cơ thể. Khi âm nhạc tham gia vào quá trình điều trị, đồng thời có kết hợp cùng với liệu pháp trò chuyện sẽ hỗ trợ làm gia tăng hàm lượng hormone dopamine. Hormone này nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với dạng hành vi phần thưởng và động lực.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà các nhà trị liệu sẽ sử dụng loại nhạc phù hợp nhất. Trong đó sẽ có một số kiểu kết hợp, sáng tạo âm nhạc được sử dụng thường xuyên.
Tạp chí Bác sĩ tâm thần Anh đã từng công bố một bài xã luận thú vị của bác sĩ tâm thần Michael Crawford viết về vấn đề nghiên cứu ở Phần Lan được chia sẻ ở trên. Ông đã nêu ra 3 lý do chính đáng để giải thích cho hiệu quả của liệu pháp âm nhạc trong việc chữa bệnh trầm cảm. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, âm nhạc sẽ giúp mang đến những niềm vui và điều ý nghĩa cho người bệnh. Nó chính là một trải nghiệm thẩm mỹ nhằm để dẫn dụ thụ động theo một hình thức khác đối với từng bệnh nhân.
- Thứ 2, liệu pháp âm nhạc kích thích và thu hút cơ thể, từ đó khiến cho mọi người đều muốn di chuyển theo. Sự tham gia vật lý vừa hỗ trợ ngăn chặn vừa góp phần vào việc cải thiện các triệu chứng của trầm cảm.
- Cuối cùng, âm nhạc là sự liên hệ, kết nối giúp chúng ta có thể giao tiếp, tương tác với nhau tốt hơn. Ai trong chúng ta đều có nhu cầu được kết nói và trở thành một thành phần của xã hội và âm nhạc sẽ giúp chúng ta làm được điều đó.
Khi áp dụng liệu pháp âm nhạc để chữa trầm cảm thường sẽ được thực hiện theo kiểu sau:
- Liệu pháp chủ động: Người bệnh và chuyên gia trị liệu sẽ tiến hành soạn nhạc bằng các công cụ hoặc giọng nói của mình. Người bệnh sẽ được khuyến khích nhiều để chia sẻ thoải mái về cảm xúc, suy nghĩ qua từng sáng tác bên ngoài. Trong suốt thời gian thực hiện liệu trình, bệnh nhân sẽ có sự phát triển vượt trội về cái nhìn sâu sắc vào các vấn đề của bản thân
- Liệu pháp thụ động: Người bệnh sẽ tiến hành nghe nhạc trong lúc ngồi thiền, vẽ tranh hoặc thực hiện một số hoạt động phản chiếu nào đó. Sau đó, các nhà trị liệu cùng bệnh nhân sẽ trao đổi và nói về những cảm xúc, kỷ niệm được khơi gợi từ âm nhạc.
Một số bản nhạc/ ca khúc được các nhà khoa học Anh Quốc khuyến khích nghe khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi như:
- Weightless (Marconi Union)
- Electra (Airstream)
- We Can Fly (Rue du Soleil (Café Del Mar)
- Mellomaniac (Chill Out Mix) (DJ Shah)
- Watermark (Enya)
- Canzonetta Sull’aria (Mozart)
- Strawberry Swing (Coldplay)
- Please Don’t Go (Barcelona)
- Pure Shores (All Saints)
- Someone Like You (Adele)
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc sử dụng âm nhạc trong cuộc sống. Tuy liệu pháp âm nhạc không thể thay thế hoặc áp dụng riêng lẻ để điều trị trầm cảm nhưng nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình chữa và phục hồi sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa bệnh trầm cảm bằng phương pháp thôi miên
- Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?
- Giải pháp đơn giản giúp phòng tránh bệnh trầm cảm hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!