Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?

5/5 - (22 bình chọn)

Các chuyên gia cho biết rằng, con người là những thực thể sinh vật – xã hội phản ứng với môi trường sống nên rất dễ lây lan về mặt cảm xúc. Cũng chính vì lý do này mà người bệnh trầm cảm và những người thân bên cạnh luôn tự đặt ra câu hỏi “Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?”.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?

Giới thiệu về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, nó có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ sơ sinh cho đến người già lớn tuổi. Những người mắc phải chứng bệnh này luôn cảm thấy buồn chán, u sầu, thiếu năng lượng, bi quan, tiêu cực và không còn hứng thú với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn sẽ làm cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, liên tưởng đến cái chết và có ý định tự sát để thoát khỏi những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.

Hiện nay, tỉ lệ người tự sát vì trầm cảm cũng đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, theo số liệu thống kê nhận thấy số lượng người chết bởi chứng trầm cảm chỉ đang đứng sau các vụ tai nạn giao thông. Các chuyên gia cho biết, tuy tỉ lệ nữ giới mắc bệnh sẽ cao hơn so với nam giới nhưng số lượng người tự sát vì trầm cảm lại chiếm phần đông ở nam giới.

Tình trạng trầm cảm có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy, những căng thẳng, áp lực kéo dài cũng có thể là lý do dẫn đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Mặt khác, những người từng trải qua các khủng hoảng, sang chấn tâm lý cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này.

Cho dù trầm cảm xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào thì nó đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với người bệnh. Nếu không thể phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sẽ làm cho bệnh tình càng phát triển nghiêm trọng hơn, lâu dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và cả tính mạng của người bệnh.

Vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ các thông tin của trầm cảm là vô cùng cần thiết. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, nhờ đó mà quá trình điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Bệnh trầm cảm có lây không?

Bệnh trầm cảm có lây không? là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh và những người có người thân, bạn bè đang mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Tạp chí Memory & Cognition (Mỹ) cũng đã từng công bố một nghiên cứu và khẳng định trầm cảm có thể truyền nhiễm giống như các bệnh cảm lạnh.

Các tình nguyện viên trong nghiên cứu này đã báo cáo rằng, khi giao tiếp xã hội với những người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng rượu bia, chán ăn hoặc tâm thần phân liệt đều nhận thấy chúng có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, những căn bệnh này sẽ lây lan theo một cách khá đặc biệt.

Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không chỉ riêng trầm cảm mà ngay cả thói quen hút và bỏ thuốc lá cũng có thể lây lan. Nếu bạn của bạn ngưng sử dụng thuốc lá thì khả năng cao bạn cũng sẽ ngưng sử dụng thuốc lá.

Đặc biệt hơn, ngay cả những hành vi tự sát cũng có thể truyền nhiễm. Trong một nghiên cứu khoa học đã được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng của Mỹ nhận thấy rằng, nếu bạn có người thân hoặc bạn bè chết vì tự sát thì bạn cũng có xu hướng nghĩ đến điều này.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Con người là những thực thể sinh vật – xã hội phản ứng với môi trường sống nên rất dễ lây lan về mặt cảm xúc.

Theo nhận định của các chuyên gia thì bất kì bệnh tâm thần nào cũng có khả năng truyền nhiễm. Trong thực tế, bạn hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen, cảm xúc của người khác nếu thường xuyên tiếp xúc và sinh hoạt cùng với họ. Vì thế, nếu bạn thân hoặc bạn cùng phòng của bạn đang bị trầm cảm, lo lắng, căng thẳng quá mức thì bạn cũng có thể xuất hiện các cảm xúc như vậy. Hoặc nếu một thành viên trong gia đình rơi vào trạng thái trầm cảm, bế tắc, tuyệt vọng thì những người còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm trạng nếu giao tiếp thường xuyên với họ.

Về vấn đề này, Tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng Judy Ho cũng đã cho biết rằng, con người chúng ta là những thực thể sinh vật – xã hội phản ứng với môi trường sống nên rất dễ lây lan về mặt cảm xúc. Đây được gọi là sự “truyền nhiễm cảm xúc” bởi cảm xúc của những người xung quanh có thể làm bạn tin rằng bạn cũng đang có được cảm xúc tương tự.

Vậy trầm cảm sẽ lây lan như thế  nào? Qua nhiều nghiên cứu khoa học về tình trạng bệnh trầm cảm thì các chuyên gia cũng đã chỉ ra được một số cách lây lan của căn bệnh này như sau:

  • Thuyết so sánh xã hội: Mỗi người đều luôn có mong ước muốn biết rằng bản thân so với người khác sẽ thế nào. Vì thế họ luôn có xu hướng muốn so sánh bản thân với những người xung quanh ở hầu hết các phương diện mà họ quan tâm. Khi gặp gỡ, tiếp xúc với người khác, bạn sẽ thường đánh giá cảm xúc, giá trị của bản thân dựa trên họ. Thế nhưng nếu bạn so sánh với những người có suy nghĩ tiêu cực, bi quan thì đôi lúc nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
  • Giải thích cảm xúc: Thực tế, bạn có thể diễn giải được các cảm xúc của người đối diện. Não bộ của bạn có thể nhận được những cảm xúc hoặc tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Tuy nhiên, chúng có thể được diễn giải một cách khác đi và trở nên tiêu cực hơn so với dự định.
  • Đồng cảm: Thông thường, chúng ta sẽ có xu hướng muốn đồng cảm với những nỗi đau của những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn quá tập trung hoặc cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người bệnh trầm cảm thì có thể bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trầm cảm khi tiếp xúc và giao tiếp với người bệnh trầm cảm. Các chuyên gia cho biết rằng, bạn chỉ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường, đặc biệt là khi bạn đang gặp phải những tổn thương hoặc trong trạng thái tiêu cực nào đó.

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến nó có thể khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tập trung nhiều nhất đó chính là tình trạng căng thẳng, áp lực, tổn thương kéo dài liên tục. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học còn tìm thấy các biến thể gen thường xuyên có mặt trong cơ thể những bệnh nhân bị trầm cảm. Điều này cũng khiến cho nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh trầm cảm có di truyền không?”.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Di truyền là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở nhiều người

Trong một nghiên cứu về bệnh trầm cảm, các nhà khoa học đã tìm ra 2 loại biến thể gen thường xuất hiện trong các gia đình có người mắc phải chứng bệnh này. Cụ thể đó là các thành viên trong 800 gia đình có người mắc bệnh trầm cảm đều có sự xuất hiện của nhiễm sắc thể 3p25-26. Do đó, các nhà khoa học cũng đã đưa ra kết luận rằng, có khoảng hơn 40% những người bị trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người được sinh ra trong gia đình có người thân như cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột từng mắc chứng bệnh trầm cảm thì khả năng mắc bệnh của họ sẽ cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Tuy nhiên, yếu tố này không chiếm toàn bộ 100%, nó chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không phải chắc chắn sẽ bị.

Làm thế nào để cải thiện bệnh trầm cảm?

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Sau khi biết được rõ tình trạng bệnh của mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp nhất. Hiện nay, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần sẽ được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, cải thiện tại nhà,…

Tùy vào từng mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ áp dụng một hoặc kết hợp nhiều các phương pháp sau đây:

1. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Đối với những trường hợp có thể phát hiện bệnh sớm, các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống, sức khỏe của người bệnh thì sẽ được khuyến khích áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu có thể nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và cởi mở hơn trong cách suy nghĩ, quan hệ xã hội sẽ giúp người bệnh đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu mà trầm cảm gây ra.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Tập luyện yoga mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh trầm cảm.

Một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh trầm cảm nhẹ như:

  • Ăn uống đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Việc có thể bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh tăng cường được sức đề kháng, cải thiện tâm trạng tốt hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, bệnh nhân bị trầm cảm nên chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại gia vị như đường, muối,….
  • Không được lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…Bởi vì những chất này có thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm suy giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị.
  • Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao là một trong các thói quen cần thiết của mỗi người. Tốt nhất bạn nên dành ra khoảng 30 phút để giúp cơ thể được vận động và thư giãn tốt hơn. Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, việc tập luyện thể dục hàng ngày sẽ giúp gia tăng hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình sản sinh hormone gây hạnh phúc, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng mà trầm cảm gây ra.
  • Chủ động hơn trong việc giao tiếp, chia sẻ và trò chuyện với những người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Bạn nên học cách nói ra những khó khăn, khúc mắc trong lòng với những người mà mình tin tưởng. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa được cảm xúc, đồng thời có thể nhận được nhiều lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua khó khăn.
  • Chú ý nhiều hơn về giấc ngủ, tốt nhất là nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hình thành thói quen ngủ trước 23 giờ. Đối với những người bị trầm cảm lại rất hay rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Do đó, bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ như ngâm chân với nước ấm, sử dụng tinh dầu thơm, massage, xoa bóp để giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc những câu lạc bộ dựa trên sở thích cá nhân. Việc có thể tham gia vào các hoạt động này sẽ giúp cho bạn cải thiện được các mối quan hệ xã hội, tăng khả năng giao tiếp và giúp tinh thần được thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Sắp xếp công việc một cách hợp lý và khoa học, hạn chế tối đa tình trạng làm việc quá sức.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý hiện đang là một trong các phương pháp điều trị trầm cảm được đánh giá rất cao về hiệu quả và tính an toàn. Đối với biện pháp này, người bệnh sẽ được trao đổi và trị liệu trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý. Thông qua quá trình tiếp xúc, các chuyên gia sẽ dần khai thác được những thông tin cần thiết từ người bệnh, đồng thời giúp cho bệnh nhân nhìn thấy được các biểu hiện khác lạ của bản thân.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị trầm cảm được đánh giá rất cao về hiệu quả và tính an toàn.

Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho người bệnh tìm ra hướng giải quyết các vấn đề khúc mắc trong lòng, từ đó các triệu chứng của bệnh cũng sẽ được thuyên giảm đi. Sau khi sức khỏe dần được phục hồi, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, nhờ đó giúp cho người bệnh hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.

3. Điều trị bằng thuốc

Khi các triệu chứng của bệnh trầm cảm chuyển biến nghiêm trọng hơn hoặc người bệnh bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự sát thì bác sĩ đề nghị đến việc sử dụng thuốc. Một số loại thuốc chống trầm cảm sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tình trạng tự tử ở những trường hợp nặng.

Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn chức sinh lý,…Do đó, người bệnh cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tốt nhất là nên tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ.

Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?
Thuốc chống trầm cảm có tác dụng rất tốt đối với việc kiểm soát các triệu chứng buồn bã, chán nản, tuyệt vọng,…

Một số lưu ý cần phải nhớ khi điều trị trầm cảm bằng thuốc Tây:

  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Không dùng chung đơn thuốc với bệnh nhân khác hoặc uống lại đơn thuốc cũ.
  • Tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của chuyên gia, uống đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng.
  • Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng của thuốc.
  • Tuyệt đối không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
  • Kiên trì sử dụng thuốc đúng theo thời gian quy định của bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Báo ngay cho bác sĩ điều trị biết nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng các chất cấm trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc có thể trả lời được thắc mắc “Bệnh trầm cảm có lây hay di truyền không?” Đối với những người có bạn bè, người thân trong gia đình đang mắc phải căn bệnh này cũng nên chú ý và tìm hiểu thông tin cụ thể để phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
5/5 - (22 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *