Mẹ bị stress có ảnh hưởng đến sữa? Cách khắc phục
Bị căng thẳng stress sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm và thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời được cho câu hỏi này và đưa ra một số giải pháp khắc phục hiệu quả.
Mẹ sau sinh bị stress có ảnh hưởng đến sữa không?
Căng thẳng, stress là tình trạng mà ai cũng có thể từng trải qua bởi rất nhiều các khó khăn, áp lực xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt là các đối tượng phụ nữ sau sinh thường có tâm lý bất ổn, nhạy cảm, dễ xúc động kèm với những áp lực trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh nên càng có nhiều nguy cơ bị stress.
Tình trạng căng thẳng quá mức đối với các mẹ bỉm sữa có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chuyên khoa còn nhận thấy rằng tình trạng stress sau sinh còn là yếu tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sữa mẹ.
Các chuyên gia cho biết rằng, căng thẳng không phải là yếu tố trực tiếp gây nên tình trạng mất sữa ở phụ nữ sau sinh. Thế nhưng các ảnh hưởng mà stress gây ra lại là điều kiện làm suy giảm hàm lượng dinh dưỡng bên trong sữa mẹ, gia tăng nguy cơ mất sữa.
Các mẹ bỉm nên hiểu rằng, Progesterone, Estrogen, Oxytocin và Prolactin là các loại hormone nắm giữ chức năng tạo và tiết ra sữa. Trong số đó, hormone Prolactin là loại được tiết ra chủ yếu ở Oxytocin của vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ hỗ trợ cho việc sản xuất sữa, đồng thời giúp sữa giải phóng ra bên ngoài.
Tuy nhiên, khi cơ thể người mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress sẽ làm cho hệ trục não bộ bị ức chế, buồng trứng và tuyến yên cũng bị tác động tiêu cực làm suy giảm nhanh chóng hàm lượng hormone Prolactin và Oxytocin. Hệ lụy là lượng sữa mẹ bị giảm đi đáng kể. Nếu tình trạng căng thẳng ̣(stress) kéo dài liên tục sẽ làm mất sữa.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết thêm, khi phụ nữ sau sinh bị stress quá mức sẽ có tác động tiêu cực đối với hàm lượng estrogen được tiết ra từ cơ quan sinh dục nữ. Lượng hormone này sẽ bị suy giảm đáng kể nếu người mẹ liên tục căng thẳng. Đây cũng được xem là yếu tố có thể ảnh hưởng đối với khả năng kích thích của ống dẫn sữa và số lượng sữa được sản xuất.
Gần giống với cơ chế của estrogen, progesterone là loại hormone được tiết ra ở nhau thai, tuyến thượng thận và buồng trứng. Sau khi phụ nữ sinh con, nhau thai sẽ dần bị bong ra và khiến cho hàm lượng hormoen này bị suy giảm nhằm báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc sữa bắt đầu tiết ra. Tuy nhiên, khi người mẹ bị stress sẽ làm giảm sút lượng progesterone tại buồng trứng và các tuyến thượng thận. Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ làm cho quá trình tiết sữa bị ức chế.
Đồng thời, tình trạng stress sau sinh còn có nhiều khả năng làm thay đổi thành phần sữa. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng cortisol, norepinephrine và adrenaline để phản ứng lại với tình trạng này. Mặc dù điều này không gây ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình sản xuất sữa nhưng chất lượng sữa sẽ bị tác động.
Các nhà sinh học đã tìm hiểu và nhận thấy rằng nguồn sữa của các phụ nữ sau sinh bị căng thẳng (stress) có chứa nồng độ cortisol – hormone stress khá cao. Cho dù vấn đề này vẫn cần phải có nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu hơn nhưng tính đến nay rất nhiều chuyên gia đã nhận thấy được sự gia tăng mức độ căng thẳng ở các mẹ bỉm sữa có kết quả là sữa được tạo ra có chứa nồng độ hormone stress cao.
Mất sữa do stress sau sinh có nguy hiểm không?
Mất sữa là một trong các tình trạng khá phổ biến đối với phụ nữ sau sinh bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Đây là trạng thái ngừng hoạt động của tuyến sữa, sữa không có khả năng sản xuất và tiết ra giống như bình thường. Mất sữa khiến cho trẻ sơ sinh không thể nhận được nguồn dinh dưỡng từ người mẹ mà phải sử dụng từ sữa ngoài.
Nếu tình trạng mất sữa do ảnh hưởng từ căng thẳng, stress không được kiểm soát tốt sẽ gây nên nhiều tác động xấu đối với trẻ nhỏ, khiến trẻ không thể phát triển tốt. Bên cạnh đó, tình trạng mất sữa còn có nhiều khả năng làm cho sữa bị tắc lại ở các ống dẫn sữa khiến cho người mẹ liên tục cảm thấy đau nhức ở bầu ngực. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ làm sưng tấy, viêm nhiễm.
Mặt khác, các hệ lụy này càng khiến cho chứng căng thẳng, stress sau sinh trở nên nặng nề hơn. Vì thế cần phải nhanh chóng tìm kiếm và áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm soát stress, cải thiện tình trạng mất sữa cho phụ nữ sau sinh. Nếu không thể ngăn chặn kịp thời thì tình trạng stress sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sữa mẹ mà còn có nhiều nguy cơ phát triển thành các chứng rối loạn thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Cách khắc phục tình trạng mất sữa do stress sau sinh
Căng thẳng stress sau sinh có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sữa mẹ. Nếu các mẹ bỉm đang gặp phải tình trạng này thì nên nhanh chóng tìm cách khắc phục và giải tỏa căng thẳng để tâm trạng trở nên ổn định hơn, từ đó lượng sữa được tiết ra cũng sẽ chất lượng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả và an toàn giúp giải tỏa stress nhanh chóng mà các chị em có thể áp dụng:
1. Thực hiện một số biện pháp thư giãn
Căng thẳng, stress sau sinh có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và kéo dài liên tục trong khoảng nhiều tháng. Stress không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ mà còn gây ra hàng loạt các vấn đề tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mẹ lẫn bé. Vì thế, nếu cảm thấy tinh thần không thoải mái, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi thì mẹ bỉm có thể thử áp dụng một số liệu pháp thư giãn sau đây:
- Ngồi thiền: Đây được xem là một trong các biện pháp thư giãn, tĩnh tâm hiệu quả và an toàn mà ai cũng có thể áp dụng. Thiền định sẽ giúp con người kiểm soát tốt tâm trạng, giảm bớt các trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức. Vì thế, nếu các mẹ bỉm đang bị stress thì nên nhanh chóng áp dụng thử phương pháp này. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút để ngồi thiền cũng giúp bạn kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực và dần ổn định tâm lý tốt hơn.
- Nghe nhạc: Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, âm nhạc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe tinh thần của mỗi người. Việc nghe những bản thân yêu thích, truyền cảm hứng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tích cực hơn. Vì thế, những lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì bất kì lý do nào bạn cũng có thể lựa chọn lựa chọn vài bản nhạc để thư giãn.
- Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà mật ong, trà gừng, trà hoa cúc,….cũng có công dụng giảm stress hiệu quả. Bên cạnh đó, những mùi hương nhẹ nhàng của trà cũng giúp kích thích thần kinh, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Các mẹ bỉm sữa có thể uống 1 ly trà mỗi ngày để thư giãn tốt hơn.
- Chủ động chia sẻ với người thân: Khi gặp phải những khó khăn, muộn phiền bạn nên chủ động chia sẻ với người thân, đặc biệt là chồng. Việc có thể nói ra những nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho những người bên cạnh kịp thời hỗ trợ và chăm sóc cho bạn. Họ cũng có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn giải tỏa tốt các cảm xúc tiêu cực hiện có.
2. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt
Sau sinh là thời gian rất nhạy cảm và khiến nhiều chị em phụ nữ khó có thể trở lại với nhịp sống bình thường. Một số đối tượng lần đầu sinh con hoặc sinh con khi còn quá trẻ cũng có thể chịu nhiều áp lực từ việc chăm sóc con cái. Điều này cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị stress sau sinh và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Do đó, để khắc phục tốt tình trạng này các mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh tốt lối sống của mình. Một số lời khuyên hữu ích như:
- Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu cảm thấy căng thẳng hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm tốt cho não bộ. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng nên bổ sung các loại vitamin, chất xơ để giúp nâng cao chất lượng sữa. Một số loại thực phẩm lợi sữa như đu đủ, đinh lăng, tảo biển, móng giò,…
- Vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1 tháng sinh con. Lúc này sức khỏe của các mẹ cũng dần được hồi phục tốt hơn. Thay vì cứ nằm yên một chỗ thì bạn nên đi bộ hoặc tập các động tác yoga phù hợp để xương khớp phục hồi tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tập luyện đúng cách còn giúp tăng cường hàm lượng hormone hạnh phúc cho cơ thể, từ đó giảm nhanh các triệu chứng stress, mệt mỏi.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những điều rất cần thiết khi mẹ bỉm rơi vào trạng thái căng thẳng. Thông thường, do việc chăm sóc trẻ sơ sinh chiếm quá nhiều thời gian làm cho giấc ngủ của các mẹ không được đảm bảo. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mất sữa do stress. Vì thế, các mẹ nên chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của mình, tận dụng những khoảng thời gian trẻ ngủ để thư giãn, nghỉ ngơi. Nếu quá mệt mỏi thì hãy chủ động san sẻ và nhờ đến sự trợ giúp của người thân.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại thức uống chứa caffeine, chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,…Thay vào đó hãy uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả, trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Thông thường đối với các tình trạng căng thẳng stress sau sinh ở mức độ nhẹ thì việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp ổn định tinh thần tốt hơn, từ đó hạn chế được những ảnh hưởng đến sữa mẹ.
3. Gặp bác sĩ khi cần thiết
Đối với các trường hợp nghiêm trọng, trạng thái căng thẳng biểu hiện ở mức độ nặng (người bệnh có dấu hiệu muốn tự sát, làm hại bản thân hoặc con của mình), các mẹ bỉm bị mất sữa, chất lượng sữa không được đảm bảo thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các chuyên gia sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp nhất để hạn chế các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Bị căng thẳng stress sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không”. Tuy rằng căng thẳng không phải là yếu tố trực tiếp tác động đến tuyến sữa nhưng những ảnh hưởng của nó có thể khiến cho mẹ bỉm rơi vào tình trạng mất sữa hoặc làm thay đổi thành phần sữa. Trong trường hợp cần thiết, chị em cũng nên đến gặp bác sĩ để được điều trị nhằm phòng tránh các hậu quả đáng tiếc.
Tham khảo thêm:
- Căng thẳng mệt mỏi kéo dài có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?
- Suy Nghĩ Quá Nhiều Có Phải Là Bệnh? Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe?
- Cách Xả Stress Sau Giờ Làm Để Đầu Óc Được Thư Giãn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!