Bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, tránh gì tốt?
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật là một quá trình dài đòi hỏi người bệnh phải cần kiên trì và áp dụng đúng theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc biết được người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn, thời gian chữa bệnh cũng được rút ngắn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn thần kinh thực vật
Đối với bất kì bệnh lý nào thì chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cải thiện bệnh. Việc có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp không chỉ giúp nâng cao sức khỏe đề kháng cho cơ thể mà còn hỗ trợ rất tốt đối với phác đồ điều trị bệnh, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chuyển hóa, tiêu hóa.
Riêng với tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, đây là tình trạng mất cân bằng giữa hai hệ giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh thực vật. Được biết hệ thần kinh thực vật có vai trò ổn định và điều hòa các chức năng tự động của một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ bài tiết, hệ tim mạch, hệ sinh lý, hệ nội tiết, hệ mồ hôi,…
Vì thế, nếu một trong hai hệ của hệ thần kinh thực vật bị mất ổn định hoặc xảy ra xung đột với nhau sẽ dẫn đến một số triệu chứng như tức ngực, khó thở, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, tiểu rắt, táo bón, huyết áp thay đổi bất thường,…Những triệu chứng này gây nên sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nếu muốn cải thiện và điều trị dứt điểm tình trạng bệnh thì ngoài việc áp dụng tốt các phương pháp sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và hợp lý. Đặc biệt là các trường hợp có xuất hiện các vấn đề về huyết áp cao, tiêu hóa do tác động của bệnh.
Việc người bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp:
- Hỗ trợ ổn định huyết áp và nhịp tim, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
- Cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể
- Hỗ trợ cải thiện và nâng cao chức năng của não bộ
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, phòng chống các tác nhân xấu xâm nhập từ bên ngoài gây bệnh tật.
- Hạn chế tình trạng làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?
Trong thực tế, chế độ ăn uống của người bị rối loạn thần kinh thực vật không quá khắt khe. Có rất nhiều các loại thực phẩm tốt cho người bệnh. Bệnh nhân nên chú ý tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng gia tăng sức đề kháng, cải thiện trí não và hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, khi bị rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm thuộc những nhóm sau đây:
1. Thực phẩm giàu vitamin B
Để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với những người bị rối loạn thần kinh thực vật thì không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu vitamin B. Một số vitamin thuộc nhóm B như vitamin B1, B6, b9 và B12 có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dẫn truyền thần kinh.
Các chuyên gia cho biết rằng, các loại vitamin nhóm B có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày sẽ có khả năng kích thích tiết homocysteine hỗ trợ cải thiện nhịp tim. Bên cạnh đó, vitamin B1 có tác dụng chuyển hóa carbohydrate giúp tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh và tăng hoạt động của cơ bắp.
Ngoài ra, các loại vitamin nhóm B còn có thể tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu giúp cho tuần hoàn máu được diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế, khi cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này sẽ khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, buồn ngủ, lo lắng, căng thẳng quá mức hoặc thậm chí có thể gây nên một số vấn đề về tiêu hóa và tim mạch.
Để bổ sung vitamin B vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên tăng cường ăn các thực phẩm bổ dưỡng như đậu hà lan, cà rốt, cá hồi, bông cải xanh, các loại hạt, chuối, các loại đậu,…..
2. Thực phẩm giàu protein
Người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên ăn nhiều các thực phẩm giàu protein. Đây là một trong các chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, nó có thể giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể.
Bên cạnh đó, protein còn là chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và hình thành những tế bào bên trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Ngoài ra, một vài loại protein là hormone còn nắm giữ chức năng là chất dẫn truyền giúp ích rất nhiều cho quá trình giao tiếp giữa những tế bào với các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, mỗi người trưởng thành cần phải bổ sung khoảng 0,8 – 1,3g protein trên 1kg dựa theo trong lượng của cơ thể. Khi bị thiếu hụt protein sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, thiêu năng lượng, sức đề kháng suy giảm, cáu kỉnh, kích động, mất ngủ, suy dinh dưỡng,…
Cũng chính vì thế mà những người bị rối loạn thần kinh thực vật nên chú ý tăng cường bổ sung hàm lượng chất này để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, từ đó rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Thông thường, chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyến khích bệnh nhân cung cấp protein từ cá, thịt, sữa, trứng. Bởi các protein có từ động vật sẽ có hàm lượng các chất dinh dưỡng và acid amin cao, hỗ trợ rất tốt đối với hệ thần kinh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, không nên quá lạm dụng các thực phẩm này sẽ dễ gây khó tiêu, tăng cân, làm tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, có thể bổ sung qua các loại thực vật như hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó.
3. Các loại rau xanh
Không chỉ những người bị rối loạn thần kinh thực vật mà ngay cả những đối tượng có sức khỏe bình thường cũng cần phải bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Trong các loại rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt đối với những người đang mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật nên tăng cường ăn nhiều rau để cải thiện tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón khiến cho quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn, ăn không ngon miệng. Một chế độ ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cho phân mềm, nhờ đó quá trình hoạt động của đường ruột cũng diễn ra trơn tru hơn.
Bên cạnh đó, một số loại rau có màu xanh đậm còn có chứa nhiều canxi, các loại vitamin bổ ích như vitamin A, C, E với tác dụng tăng cường sức khỏe toàn diện. Đặc biệt đối với các trường hợp người bệnh có triệu chứng mất ngủ thì việc bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện hiệu quả hơn.
Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe mà người bệnh cần bổ sung vào thực đơn ăn uống như:
- Súp lơ xanh: Bổ sung loại rau này sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch, cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý mãn tính, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Rau cải thảo: Hỗ trợ giảm mỡ máu, nhuận tràng, lợi tiểu.
- Rau chân vịt: Rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết nhờ đó cải thiện tốt tình trạng tiêu đường.
- Củ cải: Giảm triệu chứng chóng mặt, chảy máu mũi, đau đầu, kích thích cảm giác ăn ngon miệng ở người bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
4. Omega 3 và Omega 6
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Omega 3 và Omega 6, bởi trong rất nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, Omega 3 và Omega 6 là các thành phần thiết yếu và quan trọng đối với sức khỏe thể chất và hệ thần kinh của mỗi người. Ngoài ra, hoạt động của hệ tim mạch và các sinh hoạt hàng ngày của cơ thể cũng cần sự giúp sức của hai loại chất béo này.
Omega 3 nếu được cung cấp đúng cách sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tim mạch, cao huyết áp, phòng tránh tình trạng bị ung thư. Còn đối với Omega 6 sẽ có công dụng kiểm soát và cân bằng hàm lượng cholesterol và triglyceride trong cơ thể.
Việc cơ thể bị thiết hụt hàm lượng Omega 3 và Omega 6 cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hệ thần kinh phát triển kém, trí nhớ dần bị suy giảm, còi xương, trẻ nhỏ bị kém thông minh,….Tuy vậy, cơ thể chúng ta lại không có khả năng tự tổng hợp hai chất này vì thế cần phải bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc các sản phẩm hỗ trợ.
Một số loại thực phẩm giàu Omega 3 và Omega 6 mà người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên tăng cường bổ sung vào cơ thể như các loại hạt (hạt óc chó, hướng dương, đậu nành,…), các loại cá béo (cá mòi, cá hồi, cá ngừ,…), các loại dầu thực vật (dầu hạt cải, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu cây rum,…). Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách cân bằng và bổ sung với hàm lượng vừa phải.
Việc cung cấp quá nhiều Omega 3 và Omega 6 cho cơ thể có thể gây nên tình trạng viêm khớp, béo phì, hen suyễn,…Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người trưởng thành nên bổ sung Omeg6 khoảng 17 gram đối với nam và 12 gram đối với nữ, còn với Omega3 thì cần khoảng 250 mg và tối đa 3.000 mg EPA và DHA.
5. Tăng cường bổ sung vitamin C qua các loại trái cây
Lý do người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn, uống bổ sung các loại trái cây, nước ép chứa nhiều vitamin C là vì Vitamin C có tác dụng giúp tỉnh táo, cải thiện tinh thần, giúp bạn trở nên phấn chấn, vui vẻ hơn. Đồng thời khi bổ sung chúng qua các loại trái cây còn hỗ trợ đẹp da, cải thiện vóc dáng hiệu quả. Ngoài ra, những bệnh nhân đang mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật cần phải tăng cường dung nạp lượng chất này để gia tăng sức đề kháng, cải thiện vấn đề tim mạch cùng các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, việc cung cấp vitamin C cho cơ thể còn có thể hỗ trợ rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Đối với những trường hợp bị thiếu máu khi tăng cường vitamin C và Sắt sẽ giúp cải thiện hàm lượng máu trong cơ thể. Hơn thế, khi bị rối loạn nhịp tim thì vitamin cũng có thể giúp ổn định và ngăn ngừa trạng thái bị loạn nhịp.
Hơn thế, thành phần dinh dưỡng trong các loại trái cây cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì thế các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh bổ sung mỗi ngày. Một số loại trái cây giàu vitamin C mà người bị rối loạn thần kinh thực vật cần phải bổ sung như việt quất, đu đủ, ổi, kiwi, dâu tây, cam,…
Thực phẩm người bị rối loạn thần kinh thực vật cần tránh
Để giải đáp trọn vẹn cho thắc mắc người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì và kiêng gì thì bệnh nhân cũng cần phải nắm rõ các thực phẩm cần phải hạn chế trong quá trình điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
1. Cần kiêng các loại đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ
Trong thực tế các loại đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ đều gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người. Mặc dù các loại thức ăn này không trực tiếp gây nên tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nhưng nó có thể khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồ ăn được chế biến từ nhiều loại dầu mỡ sẽ có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, xơ vữa động mạch hoặc gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa, khiến cho các triệu chứng rối loạn tiêu hòa càng chuyển biến nặng nề hơn.
Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định rằng, việc ăn quá nhiều các món ăn chứa dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tim mạch, đồng thời gian là gia tăng lượng mỡ bên trong máu, nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Hơn thế, các thực phẩm trong quá trình chiên rán với dầu mỡ sẽ làm gia tăng sự sản sinh acrylamide và một số chất béo gây hại cho hệ thần kinh.
Chính vì vậy, để tình trạng rối loạn thần kinh thực vật được sớm cải thiện thì người bệnh cần phải nhanh chóng loại bỏ các món ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày hoặc giảm bớt số lần ăn lại. Có thể thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật để tốt cho sức khỏe hơn.
2. Hạn chế các món ăn chế biến sẵn
Thông thường các món ăn chế biến sẵn sẽ có hàm lượng muối hoặc đường khá cao có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, thận. Bên cạnh đó các món ăn này cũng chứa nhiều thành phần chất bảo quản nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ tác động đến sức khỏe của cơ thể.
Do đó, người bệnh cũng nên tránh xa nhóm đồ ăn này, bao gồm cả các thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, các thức uống đóng hộp. Trong một vài nghiên cứu chuyên khoa còn nhận thấy việc thường xuyên sử dụng thịt xông khói, xúc xúc chiên hoặc các món ăn nhanh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật.
3. Các thực phẩm chứa nhiều đường
Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường, béo phì và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết rằng, việc bổ sung quá nhiều đường vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng làm hạn chế quá trình giải phóng hormone adrenalin, từ đó khiến cho tim đập nhanh hơn, tay chân run rẩy mất kiểm soát.
Tuy vậy, không đồng nghĩa với việc bạn phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa đường ra khỏi chế độ ăn dinh dưỡng. Tốt nhất chỉ nên sử dụng đường một cách hợp lý, tránh xa việc dung nạp các món ăn như trà sữa, bánh ngọt, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, các loại nước có gas,….Hoặc nếu bạn muốn ăn ngọt hãy thay thế bằng mật ong hoặc các loại đường ăn kiêng để tốt hơn cho sức khỏe.
4. Kiêng rượu bia, các chất kích thích, gây nghiện
Việc sử dụng các loại chất kích thích, chất gây nghiện chưa bao giờ mang lại tác dụng tốt đối với sức khỏe. Ngược lại rượu bia, thuốc lá hoặc các chất cấm còn là yếu tố làm tàn phá sức khỏe, gây nên hàng loạt các vấn đề nguy hiểm như gia tăng hàm lượng mỡ trong máu, kích thích thần kinh, mất ngủ,…
Những đối tượng khi mắc phải bệnh rối loạn thần kinh thực vật nếu sử dụng quá nhiều các chất này sẽ khiến cho nhịp tim tăng cao, choáng váng, nhức đầu, các triệu chứng bệnh biểu hiện ở mức độ trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất này trong quá trình điều trị còn làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, kéo dài thời gian cải thiện bệnh.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thực phẩm mà người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn và tránh sử dụng. Hi vọng người bệnh sẽ biết cách xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp để giúp cho bệnh tình mau chóng được cải thiện, tình trạng sức khỏe được ổn định hơn.
Tham khảo thêm:
- Các Loại Bệnh Tâm Lý Thần Kinh Thường Gặp Hiện Nay
- Bệnh Loạn Thần Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
- Bệnh Tâm Thần Phân Liệt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Hướng Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!