Căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Rate this post

Căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ là trạng thái mà ai cũng phải đối mặt khi vừa kết thúc thời gian thư giãn, nạp năng lượng. Nếu không nhận diện sớm và kịp thời giải tỏa, chúng ta sẽ khó nhập cuộc lại với công việc, học tập một cách lành mạnh.

Căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ là gì?

Căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ có thể bắt gặp ở hầu hết mọi người, đây là điều hết sức tự nhiên.

Hội chứng này thường được biết đến với định nghĩa “post-holiday anxiety” do Liên minh Quốc gia về bệnh tâm thần đưa ra. Theo đó, cảm giác sợ hãi, căng thẳng xuất hiện do vẫn còn dư âm cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, vô tư tận hưởng cuộc sống.

Kỳ nghỉ càng dài, càng thú vị thì nguy cơ mắc phải hội chứng này càng cao. Tuy nhiên, nỗi buồn sau kỳ nghỉ thường chỉ diễn ra một khoảng thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tuần.

gặp căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ
Căng thẳng sau kỳ nghỉ xuất hiện do còn dư âm cảm giác nghỉ ngơi thoải mái trong dịp lễ.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ

Nhiều người thấy mình rơi vào hụt hẫng, lo lắng sau kỳ nghỉ lễ mà không biết vấn đề xuất phát từ đâu. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng này bao gồm:

1. Sự thay đổi trong hệ thần kinh

Trong suốt kỳ nghỉ lễ, não bộ sẽ sản sinh ra hormone dopamine, khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Khi kết thúc khoảng thời gian này để trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, mức dopamine đột ngột xuống thấp dẫn đến tâm trạng bị hụt hẫng, khó chịu.

2. Mất cân bằng tài chính

Mọi người có xu hướng tự thỏa hiệp với bản thân rằng một năm có rất ít kỳ nghỉ lễ nên tự cho phép mình chi tiêu mạnh tay vào quà tặng, đồ ăn, chuyến du lịch trong suốt thời gian này.

Bên cạnh đó, hội chứng FOMO (Fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ) thôi thúc mọi người sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để có trải nghiệm kỳ nghỉ lễ giống người khác ở trên mạng xã hội, từ đó vượt quá hạn mức chi tiêu.

3. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Kỳ nghỉ lễ là khoảng thời gian mọi người ăn uống thoải mái, tổ chức tiệc tùng liên tục với thực phẩm béo, thức uống chứa chất kích thích,… Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như vậy có thể dẫn đến hệ quả xấu ngay sau đó, bao gồm cả những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.

nguyên nhân gây căng thẳng sau kỳ nghỉ
Ăn uống, tiệc tùng thoải mái trong kỳ nghỉ lễ làm ảnh hưởng chế độ ăn uống lành mạnh trước đó.

4. Thiếu tận hưởng du lịch trong kỳ nghỉ

Việc không thật sự tận hưởng du lịch trong kỳ nghỉ bởi các lý do như lộ trình, sức khỏe không đảm bảo, sự di chuyển liên tục,…. làm cho mọi người trở nên kiệt sức, uể oải. Tình trạng này kéo dài đến sau thời gian nghỉ lễ làm tinh thần mọi người trì trệ và không trông đợi vào những chuyến đi ở kỳ nghỉ tiếp theo.

5. Từ bỏ thói quen lành mạnh

Có một vấn đề hầu như ai cũng gặp phải trong kỳ nghỉ lễ, đó là không thể duy trì lối sống thường ngày. Mọi người trở nên ăn uống kém hơn, bỏ thói quen tập thể dục, không ngủ đủ giấc. Việc từ bỏ các thói quen lành mạnh đã làm chúng ta không đảm bảo được sức khỏe sau khi kết thúc thời gian dành cho dịp lễ.

6. Kỳ vọng dịp nghỉ lễ 

Những kỳ vọng, trách nhiệm xung quanh những ngày nghỉ lễ có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài về sau. Nếu không đáp ứng được kỳ vọng đó, con người cảm thấy hụt hẫng kể cả khi đã kết thúc kỳ nghỉ. Và điều này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ em.

Dù là nguyên nhân nào thì căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ đã và đang có những tác động tiêu cực, làm cho chất lượng sống của mọi người đi xuống.

Triệu chứng của căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ

Những triệu chứng căng thẳng sẽ xuất hiện muộn nhất tầm khoảng một tháng sau kỳ nghỉ lễ và kéo dài trên 2 tuần, bao gồm:

1. Về mặt sinh lý

Với căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, một số thay đổi về bệnh lý trở nên phát triển. Chúng thể hiện trong các bệnh khác nhau về tâm thần, thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch và các hệ thống khác. Các triệu chứng chủ yếu bao gồm: viêm dạ dày, loét dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, rối loạn giấc ngủ, rụng tóc, chán ăn, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích,…

2. Về mặt tâm lý

Triệu chứng về tâm lý biểu hiện ra bên ngoài như lo lắng có thể kèm theo trầm cảm, mất hứng thú, mệt mỏi, mất ngủ, trống rỗng và thậm chí có trường hợp tự gây thương tích, tự sát.

Ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ

Các chuyên gia chỉ ra rằng mức độ căng thẳng trong kỳ nghỉ có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tinh thần của một người.

Hầu hết mọi người đều phải chịu áp lực lớn từ việc cân bằng giữa công việc, đời sống gia đình, vấn đề tài chính và việc thực hiện các nghĩa vụ hàng ngày dẫn đến chứng trầm cảm sau kỳ nghỉ. Ngoài ra cảm xúc của người bệnh rất dễ rối loạn, khó kiểm soát.

Căng thẳng có thể làm phát triển các bệnh như đau tim, huyết áp cao và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của mỗi người. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa với các chứng tiêu chảy, buồn nôn, co thắt, khó tiêu,….

Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng từ các mức độ căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ, những vấn đề về da chàm, vẩy nến và mụn sẽ làm làn da dễ bị tổn thương và trông kém đẹp hơn.

căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ gây bệnh tiêu hóa
Căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa.

Cách khắc phục tình trạng căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ

Trạng thái mệt mỏi, thiếu hứng thú và khó tập trung là những triệu chứng của hội chứng này. Nhưng có thể khắc phục tình trạng trên, lấy lại tinh thần bằng những biện pháp sau đây:

1. Quản lý căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng là cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định. Khi nhận ra cơ thể đang mắc phải các dấu hiệu như gián đoạn giấc ngủ, cảm thấy quá tải, cần có những biện pháp thư giãn như: đọc sách, ngồi thiền, yoga, đi dạo, hít thở sâu,…..

2. Vận động nhẹ nhàng

Việc ăn uống thoải mái quá mức vào những ngày nghỉ lễ là chuyện bình thường. Tuy nhiên nó cũng để lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như đầy bụng, thừa hoặc thiếu chất, bệnh biếng ăn,…

Cách hiệu quả để đối phó là tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như khiêu vũ, chạy bộ, đi bộ nhanh,… Khi vận động vừa đủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng dồi dào, hứng khởi.

đối phó căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ
Cách hiệu quả để đối phó với căng thẳng là tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng.

3. Lập kế hoạch mới

Mọi người có thể có nguy cơ mắc hội chứng căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ cao nếu không có điều gì để mong đợi sau đó.

Vì vậy, việc lập kế hoạch mới là để xác định tầm nhìn và tránh bỏ lỡ các thông tin trong kế hoạch cũ. Lên kế hoạch trước cho một việc gì đó, sắp xếp lại các sự kiện, thời gian biểu và đảm bảo chúng không bị quá tải có thể giúp chúng ta duy trì động lực vui vẻ sau kỳ nghỉ lễ.

4. Sinh hoạt điều độ

Thời gian nghỉ lễ dù dài hay ngắn cũng gây ra những xáo trộn về thói quen sống. Chính vì vậy cần thực hiện những biện pháp sau để điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt một cách điều độ:

  • Ngủ đủ giấc: Tạo thói quen ngủ sớm. Hạn chế thức khuya và giữ cho giấc ngủ được đều đặn.
  • Thức dậy sớm: Kỳ nghỉ lễ dài ngày là dịp được thoải mái nghỉ ngơi, ngủ nướng. Chúng ta thường dễ dàng ngủ quên trong ngày đầu tiên trở lại chỗ làm hay trường học. Để bắt đầu thời gian sau kỳ nghỉ lễ thuận lợi, cần thức dậy càng sớm càng tốt.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Khi thư giãn, con người có xu hướng ăn uống thoải mái quá mức các loại thực phẩm hạn chế về mặt dinh dưỡng. Vì vậy cần duy trì chế độ ăn lành mạnh với khẩu phần chứa dinh dưỡng như vitamin, kẽm, chất xơ, carotenoid – chất chống oxy hóa, thực phẩm lên men, omega-3,….
  • Đối phó chán ăn: Chế độ ăn nhạt với món ăn ít dầu mỡ. Hạn chế đồ uống kích thích như cà phê, rượu và trà đặc. Tập một số bài tập khiến tim đập nhanh và đổ mồ hôi để kích thích sự thèm ăn, khẩu vị cũng sẽ được điều chỉnh về trạng thái bình thường.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Điều này giúp cho cơ thể loại bỏ được vi khuẩn bên ngoài, giúp giảm mao mạch và tạo ra cảm giác sảng khoái.
  • Hoạt động giải trí: Thực hiện các hoạt động giải trí yêu thích. Bên cạnh đó có thể thử các hoạt động mới chưa từng làm trước đây, chẳng hạn như tham gia lớp học nhảy múa, diễn xuất,….

5. Xem xét lại công việc, học tập 

Sự trì trệ sau kỳ nghỉ lễ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy buồn bã trong thời gian dài, nên xem xét lại các vấn đề trong công việc hiện tại như môi trường làm việc, lương thưởng,…để có thể cân nhắc những thay đổi phù hợp.

Đối với trẻ em, sẽ có sự thay đổi trong năm học như số lượng bài tập, lên lớp hoặc chuyển cấp. Những ngày đầu quay lại trường học sau nghỉ lễ, phụ huynh nên trò chuyện với con mình về những kỳ vọng trong kỳ học tới.

6. Kiểm soát chi tiêu

Nếu lo lắng việc chi tiêu ảnh hưởng đến bản thân sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, hãy lập ngân sách và duy trì trong giới hạn chi tiêu đã đặt ra. Thay vì một món quà, chuyến du lịch quá đắt tiền, hãy thử tối ưu chi phí dành chúng nhưng thực sự chu đáo và phù hợp.

7. Kết nối với mọi người

Trong thời gian trở lại với nhịp sống cũ, không nhất thiết tất cả mọi thứ đều phải liên quan đến công việc, học tập. Ở cạnh và lên kế hoạch với bạn bè, gia đình, người thân quen sẽ giúp chúng ta cảm thấy được chia sẻ. Ngoài ra nên trò chuyện thân mật, vui vẻ với đồng nghiệp vì điều này giúp kích thích tinh thần phấn chấn, hứng khởi.

cách giảm căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ
Ở cạnh bạn bè, gia đình giúp chúng ta cảm thấy được sẻ chia và tạo hứng khởi sau kỳ nghỉ lễ.

8. Sử dụng hóa dược phẩm 

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng tâm lý và các triệu chứng của căng thẳng một cách hiệu quả như: Bamogin, Melissa Dream New Nordic, Address Stress Dietary Supplement,….

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên áp dụng những biện pháp giảm căng thẳng tại nhà lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý trước khi bắt buộc phải dùng đến thuốc. Việc sử dụng những loại thuốc trên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc và dẫn tới tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khắc phục hội chứng căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ không đơn giản là quay lại trạng thái bình thường để làm việc, học tập. Thay vì tiếc nuối kỳ nghỉ đã qua, chúng ta nên tự tìm ra niềm hứng khởi, niềm vui sống cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *