Vì sao căng thẳng stress có thể gây ù tai?
Căng thẳng stress gây ù tai đang là vấn đề hiện gặp ở rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là những người bị áp lực bởi công việc hay học tập nhưng ít ai phát hiện ra. Thậm chí không ít người bị stress mãn tính còn bị suy giảm thính lực kèm theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe hằng ngày.
Thực trạng căng thẳng, stress gây ù tai
Có rất nhiều nguyên nhân gây stress căng thẳng, bất cứ ai cũng có thể rơi vào tình trạng này từ học sinh, sinh viên đến những người trưởng thành đi làm. Căng thẳng stress tưởng chừng là một vấn đề phổ biến đơn giản nhưng nếu không biết cách kiểm soát, để tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra hàng loạt các hệ lụy khác liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ù tai chính là một trong những hệ lụy xuất hiện do stress kéo dài. Khi bị ù tai chúng ta sẽ thấy tai khó chịu, cảm giác như nghe được âm thanh, tiếng động nào đó trong tai, chẳng hạn như tiếng vo ve, ù ù nhưng thực tế là không có âm thanh nào như vậy. Khả năng nghe khi bị ù tai cũng có phần giảm sút khiến bạn có thể gặp một số khó khăn khi giao tiếp.
Một số nghiên cứu tại Trường Y Harvard vào năm 2017 đã chỉ ra căng thẳng stress có thể gây ù tai, tình trạng này đang xuất hiện trên 60 triệu dân số Mỹ và đang chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Gomaa và các đồng nghiệp tại Đại học Minia ở Ai Cập cũng chỉ ra rằng cứ 100 người bị ù tai thì có đến hơn 80 người rơi vào trạng thái căng thẳng trước đó.
Hay trong nghiên cứu của S. Herbert có đến 53.6% người cho biết chứng ù tai của họ đã xuất hiện từ thời điểm họ cảm thấy căng thẳng, stress trong cuộc sống và cũng có đến 52.8% người nói rằng tình trạng ù tai nghiêm trọng hơn khi mức độ căng thẳng tăng. Thống kê trên thang DASS kiểm tra trầm cảm lo âu được tiến hành trên 196 đối tượng từ 20 đến 60 cũng khẳng định mức độ căng thẳng và chứng ù tai có độ tăng tiến tương đương nhau.
Thực tế hiện nay rất nhiều người bị ù tai, trạng thái này có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn khi chúng ta stress nhưng thường bị bỏ qua. Căng thẳng stress gây ù tai nếu kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất nên tuyệt đối không được bỏ qua.
Vì sao căng thẳng stress có thể gây ù tai?
Thực tế ù tai có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, đeo tai nghe quá nhiều, chứng rối loạn tiền đình, viêm họng, viêm mũi… Rất ít người nghĩ rằng những cảm xúc lo lắng, mệt mỏi, buồn phiền hằng ngày có thể trở thành nguyên nhân làm xuất hiện những ảo thanh trong tai. Hoặc nếu vô tình bị ù tai mọi người thường cho rằng tai bị nước vào, đã đeo tai nghe nhiều chứ không hề nghĩ đến bản thân đang bị căng thẳng.
Theo nghiên cứu tại National Institute of Mental Health (NIMH), căng thẳng stress nếu khiến cho adrenaline tăng cao làm bạn thở nhanh hơn, tăng nồng độ oxy đưa đến cơ bắp nên khiến bạn dễ kích thích hơn. Việc gia tăng các hormone này lâu dài lại làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng các vấn đề liên quan đến tim mạch, huyết áp và tiểu đường. Chính các vấn đề này đã làm những tế bào lông ốc tai bị hư hỏng, giảm khả năng truyền tín hiệu bởi nó phải phụ thuộc vào sự lưu thông máu để làm nhiệm vụ.
Các dòng tế bào lông sẽ có vai trò chuyển dịch các tần số cụ thể riêng, do đó nếu 1 tế bào nào bị hư hỏng hay chết đi thì chắc chắn tần số đó sẽ không được truyền đi. Bởi thế có trường hợp căng thẳng stress mãn tính gây ù tai bị mất nhiều tế bào lông và dẫn tới mất thính giác giác quan cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài ra một số yếu tố khác dẫn tới stress căng thẳng gây ù tai như
- Khi bị stress thường kèm theo rối loạn giấc ngủ, đây cũng là một nguyên nhân dễ đến đến chứng ù tai, thậm chí có mối liên quan đến các rối loạn thần kinh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra người ngủ càng kém thì tình trạng ù tai càng nặng.
- Với một số người bị stress dẫn tới lạm dụng các chất kích thích như bia rượu, hút thuốc lá.. đây cũng có thể là một trong những yếu tố gây ù tai do các chất này có thể khiến cho quá trình dẫn truyền âm thanh bị cản trở.
Stress và ù tai luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau, giống như một vòng tròn luẩn quẩn. Stress căng thẳng có thể gây ù tai, ù tai lại làm tình trạng stress gia tăng. Ngược lại, vì một tác nhân khác nhưng xuất hiện tình trạng ù tai cũng sẽ dẫn đến stress và càng làm hai vấn đề ngày nghiêm trọng hơn nữa.
Thực chất thì mọi vấn đề sức khỏe đều luôn có một mối liên kết với nhau mà chúng ta không ngờ tới. Sự suy yếu của một cơ quan cũng làm cho các cơ quan lân cận khác hoạt động chậm chạp theo do toàn bộ giống như một bộ máy sản xuất hoạt động luân phiên không ngừng nghỉ. Bởi thế khi thấy có bất cứ triệu chứng nào bất thường của cơ thể bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan.
Tìm hiểu thêm: Stress vì thất nghiệp cần sớm vượt qua để tránh những hệ lụy
Căng thẳng stress gây ù tai làm gì?
Căng thẳng stress nếu là nguyên nhân gây ù tai thường có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khi tinh thần được thoải mái xoa dịu thì những ảo thanh trong tai cũng dần biến mất. Tuy nhiên nếu các trạng thái stress mệt mỏi vẫn kéo dài, tình trạng mất ngủ vẫn tiếp diễn thì đồng thời mức độ ù tai cũng nặng hơn, thính lực giảm nghiêm trọng.
Gặp gỡ bác sĩ
Như đã nói, có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ù tai, bao gồm cả nhiều bệnh lý khác. Do đó khi chưa biết có phải căng thẳng stress gây ù tai hay không thì bạn không thể có cách điều trị chính xác. Do đó tốt nhất khi tình trạng ù tai đã kéo dài, lặp lại nhiều lần, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Thông qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ trao đổi về các triệu chứng mà người bệnh hay gặp phải và chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Chẳng hạn nếu nghi ngờ bị rối loạn tiền đình gây ù tai bác sĩ có thể chỉ định sang chuyên khoa thần kinh để làm xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ.. để cho ra kết quả cuối cùng.
Với tình trạng căng thẳng stress gây ù tai, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn kèm theo một số loại thuốc an thần kinh, vitamin để bồi bổ sức khỏe ổn định. Nói chung người bệnh có thể đến các khoa thần kinh hay khoa tai mũi họng để thăm khám chính xác hơn, đảm bảo đúng người, đúng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa biết chính xác nguyên nhân hay chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thực hành thiền hoặc yoga
Thiền hay yoga luôn là một trong những biện pháp rất được khuyến khích cho những người bị căng thẳng stress, hiệu quả trên bệnh nhân trầm cảm hay rối loạn lo âu. Đặc biệt kiên trì thực hành yoga hay thiền hằng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng ù tai hiệu quả mà không cần dùng bất cứ loại thuốc nào.
Nguyên nhân là do thiền và yoga có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu ổn định nên giúp các tế bào lông ốc tai có thể thực hiện nhuần nhuyễn các nhiệm vụ di chuyển các tần số đến tai. Hơn hết hai biện pháp này đều giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện tinh thần, xua tan mọi căng thẳng rất tốt.
Căng thẳng stress gây ù tai có thể cải thiện trong thời gian ngắn nhờ thiền hay yoga. Đồng thời người ứng dụng kỹ thuật trong hai liệu pháp này có thể hoàn toàn đẩy lùi mọi stress, nâng cao cả về chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe, duy trì một vóc dáng thon gọn, dẻo dai nên rất cần tạo thói quen luyện tập mỗi ngày.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Stress có thể bắt nguồn từ công việc, học tập quá áp lực nhưng đôi khi cũng có thể do lối sống kém lành mạnh gây ra. Dù là do bất cứ lý do nào thì việc loại bỏ stress cũng mang đến rất nhiều lợi ích, không chỉ trong việc giảm ù tai mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ, sức khỏe cùng rất nhiều hoạt động khác trong đời sống hằng ngày. Do đó nếu muốn cải thiện tình trạng căng thẳng stress gây ù tai nhất định nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và điều chỉnh một cuộc sống lành mạnh mỗi ngày.
Một số lưu ý trong chế độ sống hằng ngày sẽ giúp ích cho những người đang bị căng thẳng stress gây ù tai như
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Mỗi người cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ ngày, nên đi ngủ trước 11h để hỗ trợ quá trình phục hồi năng lượng của các cơ quan trong cơ thể.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động nặng nhọc hay lao lực quá nhiều.
- Hạn chế để nước vào tai hay đeo tai nghe quá to, quá nhiều khi tình trạng ù tai còn chưa được cải thiện.
- Tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày vừa giúp tăng cường sức khỏe thể chất, vừa giúp nâng cao tinh thần, kiểm soát căng thẳng stress hiệu quả.
- Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, thịt nạc, các loại hạt.. tránh xa các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán nhiều lần.. Những người đang bị căng thẳng stress gây ù tai có thể tham khảo các nhóm thực phẩm như cá thu, cá hồi, thịt đỏ, cải bó xôi..
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn hay các loại chất kích thích khác
Bên cạnh đó, nếu bạn đang rơi vào tình trạng stress kéo dài nhưng không tìm được giải pháp để loại bỏ thì có thể tham khảo gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tâm lý. Nhà tham vấn sẽ giúp khách hàng gỡ bỏ những vướng mắc trong lòng, loại bỏ những bóng đen tâm lý để hướng về một cuộc sống tươi sáng tích cực hơn. Stress mãn tính nếu không giải quyết sớm có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý nguy hiểm khác như trầm cảm và rối loạn lo âu nên rất cần đến sự hỗ trợ của nhà trị liệu để ngăn ngừa nguy cơ này.
Căng thẳng stress gây ù tai có một mối liên kết xoay vòng, cần phải giải quyết stress thì mới cải thiện được tình trạng ù tai. Thay đổi chế độ sống lành mạnh, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chính là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, phòng tránh nguy cơ ù tai cùng rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách giải tỏa áp lực công việc bạn nên biết
- Stress cũng có thể gây rụng tóc bạn nên đề phòng
- Lo lắng stress có thể gây buồn nôn và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!