Mệt mỏi căng thẳng vì áp lực điểm số và cách vượt qua
Từ trước đến nay, điểm số luôn là câu chuyện muôn thuở đối với lứa tuổi học sinh. Không ít các trường hợp trẻ chia sẻ rằng bản thân cảm thấy vô cùng mệt mỏi và căng thẳng vì những áp lực về điểm số, thậm chí có trường hợp từng nghĩ đến việc tự tử vì không thể tìm ra lối thoát cho chính mình.
Dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực điểm số
Trong thực tế, điểm số chính là mục tiêu để chúng ta có thể nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn trong quá trình học tập. Việc đặt ra các thang điểm đánh giá nhằm mục đích giúp cho các em học sinh chú tâm đến việc học tập, hạn chế sự lơ là và trì trệ. Cũng bởi, khi làm bất kì công việc gì trong cuộc sống bạn cũng cần phải có được mục tiêu rõ ràng thì mới có thể phát triển được hết năng lực của bản thân.
Hiểu rằng, nền giáo dục của nước ta chú trọng nhiều vào thành tích, sự kì vọng của cha mẹ đối với con cái cũng xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm, mong muốn con mình có được những thành tích tốt. Tuy nhiên, không ít các trường hợp sự quan tâm trở nên thái quá lại gây ra các tác dụng phụ khiến cho việc học tập, giành được điểm số cao trở thành gánh nặng hàng ngày, từ đó việc học không còn là niềm vui thích nữa.
Thực chất, điểm số không phải yếu tố duy nhất quyết định và chứng minh về khả năng của mỗi người, trong một số trường hợp nó chỉ mang tính chất hỗ trợ và tương đối. Việc quá coi trọng điểm số đôi lúc không mang lại kết quả tốt mà còn gây nên một áp lực vô hình đối với trẻ. Về lâu dài, những sự áp lực đó có thể tích tụ lại và gây nên các trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng vì áp lực điểm số như:
- Trẻ quan tâm quá mức đến điểm số, thường có tâm lý lo lắng, bất an mỗi khi đến kì kiểm tra, thi cử hoặc chờ kết quả thi.
- Không còn nhiều niềm vui đối với việc học tập, thường lo âu, bồn chồn, hoang mang sợ rằng bản thân chưa nắm vững kiến thức.
- Khi không đạt được điểm số như kì vọng hoặc có điểm số thấp hơn các bạn khác thì sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, buồn rầu, ủ rũ, thất vọng về chính mình và cho rằng bản thân vô dụng. Đôi lúc, trẻ còn cố gắng che giấu, cảm thấy sợ hãi đối với những lời chê trách, la mắng của cha mẹ, thầy cô.
- Đôi lúc những người xung quanh không có ý xem thường hay trêu đùa điểm số của trẻ nhưng trẻ vẫn cảm thấy khó chịu và bị tổn thương rất nhiều.
Mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực điểm số là do đâu?
Điểm số thực sự là một yếu tố quan trọng, nó giúp đánh giá và phân loại học sinh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi chúng ta coi trọng điểm số quá mức thì lúc này điểm số sẽ trở thành một điều tiêu cực, vô hình chung biến thành áp lực đè nặng lên các em học sinh.
Ngày nay có rất nhiều các quan điểm, những bàn cãi xoay quanh vấn đề điểm số. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần phải chú ý và quan tâm đó không phải là điểm số có quan trọng hay không mà liệu rằng chúng ta có thực sự đủ tỉnh táo để có thể nhìn nhận điểm số theo chiều hướng tích cực. Đừng tự biến bản thân thành kẻ cứ mãi chạy theo thành tích, cố gắng đạt được những điểm số cao nhưng lại không lưu giữ được những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích cho chính mình.
Tuy nhiên, để thay đổi quan điểm về điểm số thực sự là một điều rất khó khăn. Cũng bởi môi trường giáo dục của nước ta chú trọng nhiều vào các thành tích. Tuy những năm trở lại đây đã có chủ trương giảm bớt các áp lực về vấn đề này nhưng không ít bậc phụ huynh vẫn còn giữ lối suy nghĩ cũ mà thúc ép con cái khiến cho con phải gánh chịu nhiều sự áp lực, mệt mỏi, căng thẳng.
Một số nguyên nhân có thể gây mệt mỏi và căng thẳng vì áp lực điểm số như:
1. Muốn khẳng định năng lực bản thân
Hiện nay, cho dù là học sinh cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 đều sẽ được đánh giá chủ yếu qua điểm số. Khả năng của trẻ sẽ được ghi nhận và tán thưởng nếu trẻ đạt được thành tích cao. Điều này thực sự không sai nhưng đôi lúc mọi người lại đề cao những con số một cách quá mức khiến cho trẻ phải luôn nỗ lực và chạy theo chúng.
Đặc biệt đối với những đứa trẻ đang ở giai đoạn dậy thì, vị thành niên lại càng có xu hướng muốn thể hiện bản thân và khẳng định năng lực của mình. Trẻ luôn muốn tạo ấn tượng với mọi người xung quanh, vì thế việc cố gắng học tập và đạt được các điểm số cao cũng là một cách thể hiện hiệu quả.
Tuy nhiên, kết quả học tập không phải lúc nào cũng sẽ thuận theo ý muốn của chúng ta. Nhiều trẻ vì muốn thể hiện bản lĩnh của mình nên đã tự đặt ra mục tiêu quá lớn đối với khả năng vốn có. Điều này vô tình tạo nên một áp lực lớn khiến cho trẻ bị mất phương hướng, nhiều trẻ còn dẫn đến sự sai lầm đối với quá trình học tập, thi cử.
2. Cha mẹ, thầy cô đặt quá nhiều kì vọng
Sự kì vọng quá nhiều của cha mẹ, thầy cô chính là nguyên nhân lớn nhất kiến trẻ bị căng thẳng vì những áp lực từ điểm số. Thực tế cho thấy bất kì bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình đạt được những thành tích cao trong học tập, muốn con học giỏi, có được những điểm số vượt trội. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có năng lực và tài năng riêng của mình, đôi lúc sự kì vọng quá lớn về điểm số có thể gây nên nhiều tác dụng phụ đối với trẻ.
Khi cha mẹ, thầy cô đặt cho trẻ một mục tiêu quá lớn vượt xa đối với khả năng của trẻ thì dù trẻ có thực sự cố gắng, chăm chỉ cũng khó có thể đạt được thành tích như mong đợi. Hiện nay, không ít các trường hợp phụ huynh đến tận trường học, các cơ sở thi để khiếu nại, đòi phúc khảo vì điểm số của con mặc dù vẫn chưa biết được thực hư con làm bài có tốt không.
Ngoài ra, ở trường học, nhiều thầy cô còn đặt nặng vấn đề thành tích, điểm số, các thành thích đối với một cá nhân nào đó. Hi vọng rằng các em sẽ đạt được những điểm số cao để có thể rinh về những giải thưởng lớn cho trường, lớp. Sự kì vọng này vô tình tạo nên một áp lực nặng nề khiến cho các em học sinh không còn sự thoải mái, vui vẻ trong quá trình học tập và trau đòi kiến thức.
3. Vì thường xuyên bị so sánh
Cha mẹ đặt kì vọng vào con cái là một điều hết sức dễ hiểu. Tuy nhiên, khi con không đạt được những gì mà người lớn mong muốn thì rất dễ gây ra những sự bất đồng. Nhiều bậc phụ huynh thường hay tỏ thái độ thất vọng, trách mắng, chê bai con cái khi con không đạt được thành tích tốt. Thậm chí còn có nhiều phụ huynh thường hay đem con so sánh với bạn bè, “con nhà người ta” luôn là câu nói quen thuộc của họ.
Nhiều bậc phụ huynh luôn đem điểm số để đánh giá năng lực của con, sử dụng những lời nói khó nghe, hay chì chiết hoặc so sánh con với những bạn có thành tích cao hơn. Từ đó họ có tâm lý muốn con học nhiều hơn nữa, đặt ra mục tiêu cao hơn cho con và luôn ép con phải dành toàn bộ thời gian cho việc học tập. Những sự so sánh, bắt ép này càng kéo dài thì càng gây cho trẻ sự mệt mỏi, căng thẳng vì những áp lực điểm số đè nặng.
Như đã chia sẻ ở trẻ, mỗi trẻ sẽ có năng lực và thế mạnh khác nhau. Có những trẻ sẽ có khiếu hơn về các môn xã hội nhưng cũng có trẻ cảm thấy hứng thú với những môn khoa học hay những hoạt động thể chất,…Cha mẹ nên hiểu rằng năng lực của con không chỉ được đánh giá bằng điểm số mà còn là quá trình mà con cố gắng, nỗ lực và phấn đấu.
4. Tự đặt áp lực cho chính bản thân
Tình trạng này thường gặp nhiều ở các học sinh đã có thành tích xuất sắc. Tâm lý của trẻ luôn muốn giữ vững được “phong độ” của mình, nhất là những cá nhân đang ở vị trí dẫn đầu. Lúc này trẻ luôn muốn cố gắng, vùi đầu vào học tập, ôn luyện để có thể giữ vững thứ hạng của mình.
Tuy rằng điều này có thể mang tính chất tích cực, giúp trẻ có thể phấn đấu nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, những áp lực vô hình mà trẻ tự tạo ra đôi lúc sẽ khiến trẻ cảm thấy đuối sức, mệt mỏi và căng thẳng. Cũng bởi nếu thành tích bị tụt dốc sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thất vọng về bản thân, nhiều trường hợp trẻ còn tự đổ lỗi và dằn vặt chính mình.
Đặc biệt, một số học sinh có tính cầu toàn, luôn muốn mình đạt được điểm số tối đa trong tất cả các môn học và những kì thi. Điều này đôi lúc không giúp trẻ đạt được kết quả tốt mà thậm chí còn là những áp lực vô hình vì điểm số mà trở nên căng thẳng, mệt mỏi, suy kiệt về sức lực.
Có thể bạn quan tâm: 7 Điều con cái mong muốn ở bố mẹ: Lắng nghe để thấu hiểu con
Cách vượt qua áp lực điểm số – Hết mệt mỏi, căng thẳng
Mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực điểm số là một tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều em học sinh, nhất là những đối tượng đang ở giai đoạn cuối cấp, chuẩn bị bước vào những kì thi quan trọng. Tuy rằng, điểm số cũng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình học tập nhưng đó không phải là điều duy nhất có thể đánh giá năng lực và khả năng của bạn.
Nếu cứ liên tục cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì những áp lực đến từ điểm số có thể gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình học tập, thậm chí làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm lý nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn mau chóng khắc phục tốt tình trạng này.
1. Điểm số không phải là tất cả
Học tập là một hành trình rất dài, không chỉ dừng lại ở việc trau dồi kiến thức tại ghế nhà trường mà ngay cả khi bạn trưởng thành cũng cần phải học tập thêm rất nhiều. Bạn nên hiểu rằng, học tập là để giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm hạnh phúc và trọn vẹn hơn chứ không phải sống là chỉ để học tập.
Quá trình học hỏi, trau dồi nhiều kiến thức sẽ đem lại cho bạn một cuộc sống lành mạnh, vui vẻ và thành công. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, điểm số chính là thang đánh giá tốt nhất để có thể biết được năng lực và khả năng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng đó chỉ là một công cụ đánh giá chứ không phải là kết quả của cả quá trình.
Điểm số không thể phản ánh đúng 100% năng lực của một người. Để có thể được công nhận và đứng ở vị trí cao bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn ở mọi khía cạnh, kể cả việc học tập và kỹ năng sống. Việc có được một điểm số cao thực sự là một điều tốt và tích cực nhưng không đồng nghĩa với việc khi đạt điểm thấp nó lại là một điều xấu, đáng hổ thẹn.
Bạn nên hiểu rằng, điểm số không phải là đại diện cho tương lai của bạn, đó chỉ là kết quả kiểm tra việc ôn luyện những kiến thức đã học và khả năng làm chủ được tình hình của mỗi cá nhân. Vì thế, đừng vì điểm số mà tự hạ thấp hay đề cao quá mức năng lực của bản thân.
2. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực
Điểm số không phải là tất cả nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể bỏ bê việc học và lãng quên nó. Để dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt được những thành công nhất định thì trước tiên bạn cần đưa ra mục tiêu cụ thể cho bản thân. Bạn cần biết được năng lực của mình ở đâu để có thể cân nhắc đưa ra điểm số phù hợp với chính mình.
Mỗi người sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng, bạn cần biết được bản thân mạnh ở điểm nào và cố gắng phát huy điều đó. Nếu bạn cứ liên tục so sánh khuyết điểm của bản thân với những ưu điểm của người khác thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự giết hại chính mình.
Hãy tự nhìn nhận và đưa ra đánh giá về bản thân, hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy cô để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp. Sau khi đạt được những thành tích nhất định bạn hãy từ từ nâng cao mục tiêu lên để có thể phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn nữa. Chỉ có như vậy mới giúp bạn có thể tiến bộ nhưng không gây ra sự căng thẳng bởi vì những áp lực từ điểm số.
3. Chia sẻ, tâm sự với thầy cô, cha mẹ
Nếu sự mệt mỏi và căng thẳng vì điểm số xuất phát từ sự kì vọng quá lớn của cha mẹ, thầy cô thì các em nên chia sẻ, tâm sự với họ. Khi trò chuyện, cần giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh và nói ra những tâm tư, suy nghĩ, áp lực mà bản thân đang đối mặt để người lớn có thể đồng cảm và thấu hiểu nhiều hơn.
Bạn hãy cho họ biết về những khó khăn, lo lắng của bạn về việc cứ liên tục nghĩ đến các điểm số, mục tiêu. Tuy nhiên bạn cũng cần thể hiện rằng bản thân sẽ luôn cố gắng và phấn đấu để có thể đạt được thành tích tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt các áp lực từ những người xung quanh nhưng vẫn giữ được lòng tin của họ.
Tuy nhiên, việc thay đổi suy nghĩ của người lớn đối với việc coi trọng điểm số là một điều khá khó khăn. Do đó, bạn cần phải kiên trì và nỗ lực rất nhiều để chia sẻ, tâm sự và bày tỏ mong muốn của bản thân. Đôi lúc cha mẹ sẽ có phần cứng nhắc và gây nên một số mâu thuẫn không đáng có. Lúc này bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người thân khác trong gia đình để có thể khuyên ngăn và giải tỏa căng thẳng giữa cả hai.
4. Lập kế hoạch học tập cụ thể
Trong rất nhiều các trường hợp thực tế nhận thấy rằng, đôi lúc các em học sinh đã học tập vô cùng chăm chỉ và siêng năng nhưng kết quả lại không được tốt như mong đợi. Điều này có thể là do quá trình học tập chưa có kế hoạch cụ thể, chưa biết cách phân bố những nội dung cần phải học và ôn luyện.
Vì thế, để đạt được thành tích tốt và giảm thiểu các áp lực thi cử thì bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể cho việc học của mình. Ở lớp học bạn cần phải ghi chép thật cẩn thận những nội dung mà thầy cô truyền tải, biết được đâu là những vấn đề quan trọng và cần phải chú tâm. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và có thể nắm vững được tốt kiến thức.
Khi đến những kì thi, kiểm tra thì bạn cũng cần phải tổng hợp lại các kiến thức trọng yếu, sắp xếp thời gian ôn luyện nó trước, tránh tình trạng chạy nước rút. Nếu cần thiết hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô để có thể sắp xếp nội dung học thật hợp lý và hiệu quả.
Thiết lập mục tiêu được đánh giá trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà mình nghĩ rằng bất kỳ ai cũng cần phải biết kỹ năng này và cũng cần phải biết trau dồi nó. Vì thiết lập mục tiêu cũng giống như việc mà chúng ta thiết lập nên tương lai của mình, kiến tạo nên tương lai của mình.
Mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực từ điểm số là vấn đề mà rất nhiều học sinh gặp phải. Nếu cha mẹ, nhà trường không kịp thời quan tâm và hỗ trợ sẽ khiến cho tình trạng này kéo dài, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cũng như quá trình học tập của. Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ có cái nhìn khác về “điểm số” để hạn chế tình trạng gây nên những áp lực vô hình khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.
Tham khảo thêm:
- Cách Giảm Stress Trong Học Tập, Thi Cử Cho Học Sinh Sinh Viên
- Tác Hại Của Việc Học Quá Nhiều Phụ Huynh Cần Cảnh Giác
- Thực Trạng Áp Lực Học Tập Hiện Nay Và Những Hậu Quả Khôn Lường
Thật sự nhiều lúc thức đêm học bài đến khi mắt mở nổi mắt nữa, thèm ngủ lắm nhưng không dám chợp mắt dù chỉ một chút, cứ tưởng là cố gắng của mình sẽ được đền đáp thì lại nhận phải con điểm kém. Muốn khóc thật sự, huhu
Có thể bạn đã quá mệt mỏi, áp lực nên vậy đó.
Dù cố gắng học tập như thế nào thì vẫn cần thời gian nghỉ ngơi để cơ thể lấy lại sức khỏe và sự tỉnh táo, tập trung, nếu thức đêm quá nhiều, đến lúc thi bạn sẽ rất mệt mỏi và không thể làm bài tốt được
Mình cũng như bạn, giống như mọi công sức và nỗ lực của mình đều đổ sông đổ biển
Giống mình nè mình cũng hay bị như vậy cố gắng làm cẩn thận lắm nhưng cuối cùng điểm số vẫn lẹt tẹt
Ức nhất là khi bạn chăm chỉ học nhưng kết quả thì lại chả bằng mấy đứa lười học
Chuẩn luôn, chúng nó vừa được đi chơi, vừa được điểm cao, trogn khi mình chả dám xem phim chả dám đi chơi
Buồn
ai mà chả có lúc buồn
Lúc trước anh cũng nghĩ như em, tại sao những đứa lười học lại làm bài tốt đến thế, nhưng sau này ngẫm lại thì họ học có hiệu quả chứ không phải họ lười, họ học tập trung, 1 lúc là xong rồi họ nghỉ ngơi đi chơi, còn mình học nhiều nhưng lại không hiệu quả bằng họ. Mình dành cả thời gian ngủ, thời gian nghỉ để học rồi mất hết năng lượng và sự tỉnh táo nên ko được điểm cao
càng học nhiều thì áp lực càng đè nặng bản thân
Bị điểm kém mình rất sợ bố mẹ buồn, sợ mọi người khinh thường mình, sợ mình sẽ mãi đắm chìm trong những con điểm kém, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không hiểu sao mình lại bị sai nhiều như thế, cảm giác thật tệ hại
Có thể bạn đang quá kỳ vọng vào bản thân mình, bố mẹ bạn cũng quá kỳ vọng vào bạn nên bạn bị áp lực quá, áp lực vừa phải là động lực nhưng áp lực quá thì lại phản tác dụng đó
Cố gắng học hành để được điểm cao mà toàn bị sai những lỗi vặt, thất vọng lắm
Trước mình cũng đặt áp lực điểm cao cho mình quá lớn khiến mình càng ngày càng thất vọng về bản thân. Mẹ mình thấy mình học nhiều mà ko đạt được điểm cao, mẹ cũng thương lắm nhưng ko biết làm thế nào. Sau mẹ nói chuyện với một cô làm chuyên gia tâm lý, xong cô có nói chuyện với mình thì mình mới biết được mình đã quá nặng nề trong việc phải đạt điểm cao, mình thường xuyên thức đêm nên không có năng lượng học tập cho ngày hôm sau. Sau đó, cô có chỉ cho mình một vài cách để giải tỏa áp lực và đạt được điều mình mong muốn. Mình thực hiện theo và thực sự kết quả rất bất ngờ, mình ko cần học quá nhiều như trước nhưng vẫn đạt được kết quả mình mong muốn.
Bạn có thể chỉ cho mình với được không
Cô dậy mình cách đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu, cách quan sát bản thân. cái mình thích nhất là cách ghi nhận bản thân mình dù mình chỉ cố gắng hơn ngày hôm qua một chút thôi thì cũng đáng khen rồi, ko cần phải quá xuất sắc mới cảm thấy yêu bản thân mình, cô cũng bảo mình cứ tham gia các hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và lấy năng lượng tích cực để học tập, ko cần quá khắt khe với bản thân
bạn có thể hướng dẫn mình với được không? mình thật sự đang rất mệt mỏi và mất phương hướng, học rất nhiều chăm bài nào mình cũng hiểu nhưng đến kiểm tra điểm lại chẳng như mong muốn. Cố gắng rất nhiều nhưng kết quả lại không xứng đáng giờ minh thấy nản lắm! Bạn giúp mình với, mình rất cả ơn
sợ bị bạn bè chê bai nên mỗi học sinh phải cố gắng học nhưng bù lại là những con điểm liệt, như mình muốn từ bỏ việc học
Đúng là đi học bạn nào cũng sợ điểm kém 😀
Cảm ơn bài viết đã giúp mình nhìn nhận lại vấn đề học tập của mình. Mình cũng chăm học nhưng cũng thường xuyên bị điểm kém, trước không hiểu tại sao, giờ mình hiểu rồi
Ko sợ bị điểm kém mà chỉ sợ ba mẹ buồn và thất vọng thôi hazz
Đúng đấy, ba mẹ lúc nào cũng đặt hết hy vọng vào mình, nên lúc nào mình cũng sợ bị điểm kém lắm, về không dám nói, lúc nói được thì khóc tu tu, xin lỗi mẹ
Trong lòng ba mẹ, mình lúc nào cũng là số 1 còn mình thì ko muốn là số 1 của ba mẹ, lúc mình làm gì đó sai, bố mẹ buồn mình cũng buồn lắm
Học trong môi trường lớp chọn nên ăn được con điểm cao rất khó khăn :((( lần đầu tiên dưới trung bình nên khá sợ , mà tức cái là lỗi toàn lỗi nhỏ, lỗi vặt thôi mới cay chứ
Lấy đó làm bài học để lần thi sau tốt hơn thôi, chuyện nhỏ ý mà
Đợt vừa rồi học online, hầu hết là kiến thức cơ bản, khi kiểm tra thì ai ai cũng được 9, 10 nhưng có mình em là bị 6. Biết điểm xong là chui vào phòng mà khóc lun. ngày nào em cũng học từ 3 đến 6 tiếng nhưng vẫn bị điểm kém. Nản lắm, em phải làm sao
Bị điểm kém không có gì xấu cả. Nhưng mình cần lấy điều đó làm động lực để cố gắng. Bên cạnh đó hãy giữ cho tinh thần mình thật thoải mái đừng tạo cho mình quá nhiều áp lực
Tôi vừa có điểm học kỳ 1, một điểm số thật kém, tôi thấy mình thật vô dụng, thật kém cỏi, thất vọng về chính mình. Tôi đã cố gắng quên nó nhưng không thể nào mà quên được, mỗi lần đag chơi vui vẻ tự nhiên cái con điểm kém hiện lên, muốn khóc thật 🙁
Các bạn bi quan vậy, điểm số chứ có phải mình đâu, ngay cả điểm kém thì nó cũng không chứng minh được điều gì. Các bạn có biết là đa số những người thành đạt hiện tại mình biết, họ đều có một quá khứ chơi nhiều hơn học, học thì toàn điểm kém không. Mọi người hãy thoải mái đi, đừng gây áp lực quá với bản thân mình
Em học trong lớp chọn, trường tuyển nên được điểm 8 là kém rồi, học ở đây áp lực lắm, điểm xấu là bị bạn bè chê cười
Đừng quan tâm đến người khác bạn ạ, không ai làm tổn thương mình được trừ khi mình cho phép họ làm tổn thường mình, đừng so sánh mình với người khác. Chỉ cần mình nhận ra mình đang ở đâu, có điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt để khắc phục là được
Nhiều lúc bị điểm thấp muốn khóc thật sự. Ở trường cô giáo chửi, về nhà bố mẹ chửi, chưa bao giờ nhận được sự an ủi hay khích lệ, chỉ toàn buông lời cay đắng thôi
Giáo viên cũng có áp lực của giáo viên mà, cũng phải thi đua ý, còn bố mẹ thì biets rồi, lúc nào cũng nói là muốn tốt cho con nhưng thực ra là muốn ra oai với nhà hàng xóm
Họ cũng chỉ muốn tốt cho bạn thôi, đừng quá nặng nền mà ảnh hưởng đến việc học của bản thân nhé
Bình thường em học khá tốt nhưng ko hiểu sao cứ vào thi là đầu óc quên sạch à, ko còn nhớ cái gì nữa, rồi sợ ko làm được bài nữa
Xem search thử video trên youtube này xem nhé “Áp lực thi cử – Trầm cảm mùa thi || Chuyên gia tâm lý Ông Thục Bảo”
mình mệt quá mng, hóa gk mình chỉ có 7,8 mà mình chả bt mình sai ở đâu. Điểm thì lại nhập trên vietschool rồi. Mỗi lần nhìn vào bảng điểm, mình lại cảm thấy áp lực vô cùng:(
Thiệt sự là những lúc ấy thấy áp lực lắm luôn. Bây giờ mình đang thấy chênh vênh và mệt mỏi lắm, điểm gk của mình thấp quá, khả năng cao là cuối năm bị out top 3. Nản thật sự. Thiệt ra thì đối.với mình thứ hạng cũng không quan trọng, nhưng mỗi lần lên lớp nhìn ánh mắt khinh thường của mọi người, về nhà thì thấy sự mệt mỏi của mẹ lại bỗng thấy cảm giác tội lỗi nặng nề lắm, nhiều đêm chỉ biết khóc(×_×)
May mắn cho mình là bố mẹ chẳng bao giờ ép mình phải bằng ng nọ ng kia nm chính mình lại tạo áp lực cho mình ,nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi vô cùng .chiều nay mk đi thi về cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống nay lắm luôn
mình học đại học có tiếng nhưng khi lên đại học mình thấy nghành học có lẽ không phù hợp nhưng mình ko thể làm lại và ko được phép làm lại vì mình thấy mình chẳng thích ngành gjif môn gì cả 12 năm mình điều được học sinh giỏi áp lực gia đình áp lực con trưởng lo cho ba mẹ em út, sự so sánh với bạn bè cùng tuổi của ba mẹ và sự tự dằn vặt của bản thân đôi lúc khiến mình khá khó chịu trong lòng mất cảm giác muốn học lắm nên điểu của mình khá là tệ, đôi khi mình có ý nghĩ là giá như có 1 điều gì đó xảy ra và mang mình đi đi nhưng nghĩ về gia đình mình lại thôi.
mình chỉ muốn viết ra đôi dòng cảm xúc hiện tại của mình cảm ơn các bạn đã xem :”((
nhiều bạn nói nhiều người ko học mà điếm số vẫn cao , nhưng thật ra họ thông minh sẵn r nên chỉ cần học 1 ít là ổn. Còn với người như mình ko thông mih thì chỉ còn cách chăm chỉ học chứ ko phải là ko có phương pháp học hiệu quả. Và điều đó khiến mình rất áp lực, mình rất ám ảnh việc điếm số,chính mình tự đặt áp lực cho bản thân, và gần đây mình luôn trong tình trạng,mệt mỏi và muốn khóc. Mình chỉ muốn buông bỏ nhưng chính suy nghĩ của mình đã thúc giục mình phải học tiếp,do chỉ cần nghĩ đế bạn bè hơn mình là cảm giác nặng nề thất sự. Mình đã luôn tự nhủ : hãy cố gắng, nhưng nó chỉkhiến mình muốn khóc hơn
Đọc bl mới thấy nhiều bạn có hoàn cảnh giống mình .Buồn thật sự ,ba mẹ k ép mình ,cũng rất thoải mái ,nhưng mỗi khi mình đạt thành tích cao ,ba mẹ mình rất vui luôn í,từ đó mà mình tạo ra áp lực cho bản thân.Rất cố gắng luôn ạ,nhưng kết quả nhận lại chẳng đáng là gì ,mình phải đối mặt sao đây….
Gần đến ngày thi thì mình cứ cảm thấy áp lực tràn về,muốn khóc lắm rồi.Áp lực vì sợ ba mẹ buồn,sợ mọi người chê cười.Mặc dù tôi đã cố gắng lắm rồi mà kết quả chẳng như mong đợi.Một ngày tôi học từ 9-12 tiếng nhưng điểm số thì lúc 6 lúc 7 cao nhất thì chỉ 8.Tôi thấy nản lắm chẳng biết làm sao cả.Bố mẹ thấy tôi cố gắng như thế nên cũng chẳng nói gì nhiều.Tôi thấy tôi thật vô dụng chẳng bao giờ làm cho bố me vui tôi cũng buồn lắm
k sao đâu bạn mình cố gắng như này có thể k đạt được kết quả cao nhưng sau này chắc chắn mình sẽ được hưởng lợi thôi, quan trọng là mình cố gắng