Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?

Nghiện game online thường gặp rất nhiều ở các đối tượng trẻ tuổi, nhất là trẻ vị thành niên. Tình trạng này có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, chất lượng đời sống của trẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con trẻ bị nghiện game? 

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Gia đình là yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực cho con trẻ cai nghiện game

Con trẻ nghiện game – Cha mẹ nên làm gì?

Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 2019 và nhận thấy rằng game là một trong các ứng dụng được trẻ em yêu thích nhất hiện nay, nhất là các bé trai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ em có nhiều nhu cầu muốn vui chơi, giải trí và tiếp xúc, sử dụng các thiết bị công nghệ.

Tuy nhiên, yêu thích và nghiện là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã từng lên tiếng về vấn đề này. Họ cho biết nghiện game là một trong các dạng bệnh tâm thần và nó thuộc nhóm rối loạn do các hành vi có tính nghiện ngập. Loại bệnh này cần phải được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng trao đổi về tình trạng nghiện game, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) – chuyên gia về giáo dục và phát triển trẻ em cho hay “Việc trẻ em dành quá nhiều thời gian chơi game sẽ ảnh hưởng tới nhịp sinh học, thiếu vận động, cận thị, không quan tâm đến thế giới xung quanh, khó kiểm soát tâm lý, hoà nhập xã hội”.

Bên cạnh đó, nếu con trẻ bị nghiện game online cũng sẽ gia tăng nguy cơ kết bạn xấu. Đặc biệt nếu chơi các trò chơi không lành mạnh sẽ có nhiều xu hướng thực hiện theo các hành động bạo lực, khiêu dâm giống như game. Cũng chính vì những hậu quả mà nghiện game có thể gây ra mà nhiều bậc phụ huynh khi đối mặt với vấn đề này đều trở nên bất an và lo lắng.

Để giúp con “cai” nghiện game thành công thì đòi hỏi cha mẹ phải có sự nhẫn nại, biết cách trao đổi và dẫn dắt con. Tuyệt đối không nên áp đặt, đánh đập con vì điều này đôi khi sẽ khiến trẻ có những phản ứng ngược, càng làm cho tình trạng nghiện khó kiểm soát. Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ bị nghiện game?

1. Không sử dụng bạo lực với con

Sử dụng bạo lực với con khi con nghiện game online là một trong các điều cấm kỵ mà cha mẹ tuyệt đối không được thực hiện. Thực tế, khi con làm bất cứ việc gì, dù là những hành đồng sai trái thì cũng sẽ xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Vì thế, là người lớn chúng ta cũng nên biết cách cư xử, không nên đổ hoàn toàn trách nhiệm lên con cái.

Cách tốt nhất mà các bậc phụ huynh cần làm là xem xét lại các yếu tố có liên quan. Hãy xem việc nghiện game của con có phải do cách giáo dục chưa phù hợp của cha mẹ hay không, hoặc do sự ức chế từ các mối quan hệ, do bạn bè rủ rê, do trẻ quá cô đơn,….

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Tuyệt đối không được sử dụng bạo lực để ép con cai nghiện game online

Nếu trong lúc này chúng ta chỉ biết sử dụng đòn roi, bạo lực với con thì chỉ khiến con cảm thấy sợ hãi. Cũng có một số trường hợp con sẽ bỏ game do sợ cha mẹ đánh phạt, chửi mắng. Nhưng con sẽ cố tìm cách để lén lút chơi, thậm chí là dành thời gian chơi nhiều hơn nhằm giải tỏa những nỗi tổn thương trong tâm hồn.

Vì thế, đôi khi việc sử dụng bạo lực với con cái lại gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Khi trẻ bị cấm thực hiện những điều mà bản thân mong muốn, trẻ có thể hình thành các hành vi chống đối, bạo loạn khiến cho cha mẹ không thể tiếp tục kiểm soát. Trong thực tế, không ít các trường hợp trẻ nhỏ bỏ nhà đi vì cha mẹ ngăn cản chuyện chơi game.

2. Không xem game online là xấu

Nhiều bậc phụ huynh khi nhắc đến game online lại có cái nhìn không thiện cảm, hoặc có nhiều trường hợp dị ứng, cho rằng game là một thứ gì đó vô bổ, tồi tệ. Tuy nhiên, quan điểm này có phần không đúng, cũng bởi nhiều game cũng mang lại lợi ích, game giúp chúng ta giải trí, giảm bớt căng thẳng, tăng cường kỹ năng tư duy, sáng tạo, cải thiện khả năng phối hợp tay mắt, dạy kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,…

Bà Nguyễn Phương Linh cũng đưa ra lời khuyên rằng, các bậc phụ huynh không nên đặt tư tưởng chơi game online là xấu và cố gắng để ngăn cản, cấm đoán, kiểm soát con trẻ. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về những thể loại game mà còn đang chơi để đánh giá về mức độ hữu ích của nó. Sau đó, cha mẹ cũng có thể trao đổi và thảo luận với con về các tác hại và lợi ích của em, giúp con tự phân định được đâu là điều tốt và xấu để điều chỉnh hành vi chơi game phù hợp hơn.

3. Quy định cụ thể về thời gian chơi game của con

Để có thể giúp con dần cai nghiện việc chơi game thì cha mẹ cũng nên có những quy định cụ thể về thời gian mà con được giải trí, tiếp xúc với game online. Nếu như trước đây trẻ được thoải mái chơi game khi rảnh và không bị ràng buộc về thời gian thì bây giờ sẽ có những điều cần phải tuân thủ.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng nghiện của mỗi trẻ mà cha mẹ nên có quy định và cắt giảm thời gian hợp lý. Nếu trước đây trẻ đã có thói quen chơi game nhiều giờ liền hoặc có lúc chơi game cả ngày thì không thể cắt giảm đột ngột. Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn và từ từ giảm bớt thời gian của trẻ.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Cha mẹ hãy quy định cụ thể về thời gian chơi game của con trong ngày

Bên cạnh các quy định đó thì cha mẹ cũng phải có kèm những hình phạt thỏa đáng và được sự đồng tình của cả đôi bên. Ví dụ như nếu hôm nay con chơi game quá giờ quy định thì ngày mai thời gian chơi game sẽ bị cắt giảm bớt hoặc con sẽ phải dọn dẹp nhà cửa, úp mặt vào tường, chép phạt, giảm tiền tiêu vặt,….

Việc đưa ra hình phạt cụ thể nhằm mục đích báo trước cho trẻ về những điều mà bản thân phải đối mặt nếu chơi game quá nhiều. Đồng thời giúp trẻ ý thức và có trách nhiệm hơn với các quy tắc đã được đề ra, từ đó thực hiện đúng theo quy định ban đầu.

4. Đặt điều kiện với con

Thực tế, nghiện game cũng giống như tình trạng nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy và nó rất khó cai. Đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ vẫn chưa thể có đủ nhận thức để biết rõ về những hậu quả nghiêm trọng mà việc nghiện game có thể gây ra. Lúc này trẻ chỉ để tâm và thu hút bởi những sự hấp dẫn, mới lạ và thú vị của những trò chơi điện tử.

Do đó, để kiểm soát và giúp con bỏ được thói quen này thì cha mẹ cũng nên trao đổi và đưa ra điều kiện cụ thể với con. Chẳng hạn như nếu con muốn được chơi game thì phải học tập tốt, phải đạt được điểm cao,…Hãy cố gắng đưa ra những mục tiêu phù hợp với năng lực của trẻ để trẻ vừa có thể nỗ lực hoàn thành, vừa thỏa mãn sở thích của bản thân.

5. Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động lành mạnh

Một trong các nguyên nhân thường gặp khiến nhiều trẻ em mãi vùi đầu vào game online đó chính là do trẻ không có điều kiện hoặc cơ hội trải nghiệm các hoạt động vui chơi khác. Do đó, để giúp con mau chóng thoát khỏi “thế giới ảo” trong các trận game thì cha mẹ nên cho con tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

Tốt nhất là để con tham gia vào các trò chơi ngoài trời như đánh cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, đá bóng, chạy bộ, đạp xe đạp,…Các hoạt động giải trí này sẽ giúp con gia tăng sức khỏe thể chất, đồng thời giải tỏa những căng thẳng, áp lực từ việc học tập.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Tạo cho con nhiều cơ hội để vui chơi ngoài trời, giảm bớt thời gian sa đà vào game

Nếu gia đình có nhiều thời gian thì hãy cùng con tham gia các hoạt động cắm trại, leo núi vào cuối tuần để gia tăng các trải nghiệm mới mẻ cho con. Những hoạt động thú vị ngoài trời sẽ giúp con có thêm nhiều trải nghiệm sống, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các trò chơi online.

Hơn thế, khi cha mẹ dành nhiều thời gian ở bên con cái còn giúp cho đôi bên hiểu nhau nhiều hơn, biết cách cư xử tốt hơn. Sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ cũng chính là một trong các động lực lớn nhất giúp con cai nghiện game, cố gắng học tập và hoàn thiện bản thân.

6. Giao việc nhà cho con

Giao việc nhà cho con cũng là một trong các cách cha mẹ nên làm khi con trẻ bị nghiện game. Các trò chơi điện tử ra đời cũng nhằm mục đích giúp con người có được các hoạt động giải trí, thư giãn thoải mái sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động thư giãn ngoài trời thì cha mẹ cũng có thể giao thêm cho con các công việc nhà.

Tùy vào khả năng và độ tuổi của con mà các bậc phụ huynh có thể phân công các công việc phù hợp như lau nhà, quét nhà, dọn dẹp phòng ngủ, nấu ăn, xếp quần áo,…Khi giao việc cho con, cha mẹ cũng nên cùng con thực hiện để tạo thêm động lực và giúp con ý thức được nhiệm vụ mà mình phải thực hiện.

7. Đưa ra phần thưởng cho con

Trẻ em luôn thích thú với các phần thưởng, quà tặng. Do đó, khi con bị nghiện game cha mẹ cũng nên đưa ra các phần thưởng hấp dẫn để giúp con cai nghiện tốt hơn. Nếu con hoàn thành tốt được một việc gì đó hoặc giảm bớt được thời gian chơi game thì cha mẹ cũng nên thưởng cho con bằng một món đồ chơi mà con thích, một món ăn  ngon, một bộ quần áo đẹp,….

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Đưa ra những phần thưởng nếu con có biểu hiện cai nghiện game tốt

Khi nhận được phần thưởng trẻ sẽ cảm thấy phấn khích và có nhiều động lực hơn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu mà cha mẹ giao phó. Tuy nhiên, việc khen thưởng chỉ nên sử dụng đúng mục đích, không phải cứ bất kì việc gì cũng cần phải có khen thưởng, tặng quà.

Cha mẹ cũng có thể đặt ra cho con một mục tiêu lâu dài và nếu con đạt được thì con sẽ nhận được một thứ gì đó mà con mong muốn. Ví dụ như nếu trong 1 tháng con giảm được thời gian chơi game thì cha mẹ sẽ tặng con một chuyến du lịch vào cuối tuần.

8. Thẳng thắn trao đổi với con

Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ bị nghiện game? Điều cần thiết và hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên thực hiện đó chính là thẳng thắn trao đổi với con và cho con biết về các dấu hiệu nghiện chơi game online của mình. Hãy phân tích và cho con biết được những tác hại nghiêm trọng của thói quen này.

Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên đưa ra các bằng chứng cụ thể, ví dụ như các thông tin trên báo, tình trạng sa sút học tập của con gần đây,…để giúp trẻ ý thức rõ hơn về các ảnh hưởng của việc chơi game quá nhiều. Bên cạnh đó, việc trao đổi trước với con cũng sẽ giúp con phần nào chuẩn bị tâm lý cho việc cai nghiện game. Tránh tình trạng đột ngột thay đổi sẽ khiến cho không thể thích ứng và trở nên cáu gắt, phản kháng dữ dội.

Cha mẹ cũng nên thống nhất với nhau về các thông tin và cách nói chuyện cùng với con. Cũng bởi đa phần các đối tượng nghiện game online sẽ là những trẻ tuổi dậy thì, vị thành niên nên rất nhạy cảm về mặt tâm lý. Tốt nhất cha mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh, sử dụng những lời nói dễ nghe, nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc để con có thể dễ dàng tiếp thu.

9. Nghiêm khắc nhưng phải biết lắng nghe

Khi đã nghiện vào các trò chơi online thì hầu như trẻ sẽ không còn hứng thú với bất kì thứ gì xoay quanh cuộc sống. Nếu lúc này cha mẹ thực hiện hành vi cấm đoán một cách dữ dội sẽ khiến trẻ hình thành các phản ứng chống đối mạnh mẽ, đôi lúc gây nên những hậu quả khôn lường.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Nghiện Game?
Cha mẹ hãy học cách lắng nghe để tìm hiểu cụ thể về lý do khiến con nghiện game

Cha mẹ nghiêm khắc để giúp con cai nghiện game online là một điều cần thiết. Tuy nhiên sự nghiêm khắc phải dựa trên quan điểm lắng nghe và thấu hiểu mới có thể mang lại hiệu quả tốt. Nếu cha mẹ cố gắng bắt ép con theo ý của mình thì càng khiến con cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.

Cha mẹ cũng nên dành thời gian lắng nghe ý muốn và những suy nghĩ của con cái. Cũng bởi lẻ việc con nghiện game cũng có thể xuất phát từ sự giáo dục, dạy bảo chưa phù hợp của các bậc phụ huynh. Lắng nghe con tâm sự sẽ giúp cha mẹ hiểu được con hơn, từ đó sẽ có biện pháp đúng đắn để hỗ trợ con thoát khỏi những tác hại của game online.

10. Cho trẻ đến trung tâm cai nghiện game online

Đối với các trường hợp con trẻ bị nghiện game ở mức độ nặng thì gia đình cũng cần cân nhắc đến việc cho trẻ đến điều trị tại các trung tâm cai nghiện game online. Cũng bởi nghiện game là một trong các vấn đề sức khỏe tâm thần với những biểu hiện của rối loạn hành vi. Quá trình điều trị bệnh cũng tương tự như phác đồ của những bệnh nhân cai nghiện ma túy.

Nếu cần thiết, cha mẹ cũng nên đưa con đến các trung tâm điều trị để được hỗ trợ nội trú trong khoảng 4 đến 6 tuần. Quá trình cai nghiện tại đây sẽ giúp trẻ nhanh chóng cắt nhanh được cơn nghiện, đồng thời cách ly trẻ khỏi internet, giúp trẻ điều chỉnh tốt lối sống của bản thân.

Sau đó, con trẻ cũng có thể được gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ ổn định về tinh thần, thay đổi tư duy, hành động của mình. Quá trình trị liệu tâm lý cho trẻ có thể kéo dài và cần thời gian để phục hồi tốt hơn. Lúc này gia đình cũng cần phải dành nhiều thời gian quan tâm và hỗ trợ trẻ, tạo thêm động lực để trẻ có thể nhanh chóng thoát khỏi sự cám dỗ của game online.

11. Đồng hành cùng con thiết lập mục tiêu học tập

Nhiều bạn trẻ hiện nay đắm mình vào game online là do kết quả học tập không được như ý, chán nản hoặc stress trong việc học nên muốn trốn tránh thực tại. Các bạn bị suy giảm hứng thú học tập, mất động lực và ngày càng giam mình vào thế giới ảo của game online dẫn đến nghiện game với nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Chính vì vậy, có một cách khác cũng hỗ trợ cai nghiện game tốt là đồng hành cùng các bạn trẻ thiết lập được mục tiêu học tập, khơi gợi hứng thú học tập và có thêm động lực học tập. Khi có được mục tiêu rõ ràng đi kèm kế hoạch học tập hợp lý, việc chán học hay áp lực kết quả học tập sẽ được cải thiện.

Đồng thời, bản thân các bạn có động lực học thì sẽ tập trung vào việc học nhiều hơn, hạn chế dần những hoạt động không lành mạnh. Đặc biệt đến khi đạt được những kết quả tích cực, thấy được sự tiến bộ của mình, cuộc sống thực tại sẽ trở nên có ý nghĩa và kéo các bạn ra khỏi thế giới ảo của game online.

Các bậc phụ huynh có thể dành thời gian cùng con thiết lập những mục tiêu dựa trên những mong muốn và năng lực hiện tại của con.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin trả lời cho câu hỏi “Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ bị nghiện game?”. Quá trình cai nghiện cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài và gặp khá nhiều khó khăn, cản trở. Chính vì thế mà cha mẹ cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và luôn đồng hành cùng còn để con có thể vượt qua hoàn toàn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (41 bình chọn)

Bình luận

  1. Phùng Như says: Trả lời

    Những đứa trẻ có tổn thương từ gia đình không chỉ là những đứa trẻ phải chịu nhục hình, bạo hành, xâm hại, mà còn là những đứa trẻ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ. Chấn thương tâm lý tuổi ấu thơ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh tâm lý khác nhau. Một số dư chấn còn có thể tiếp diễn ở các thế hệ sau. Tuy nhiên, viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc, hân hưởng và bình an dành cho những trẻ này và cha mẹ chúng hoàn toàn vẫn có thể trở thành sự thực!

    1. Lê Thanh Tâm says: Trả lời

      đâu cũng có mặt nhỉ

  2. Huy Vinh says: Trả lời

    Bài viết rất hay và bổ ích, con tôi đang bị nghiện game nặng, tôi sẽ áp dụng các phương pháp trên vào cuộc sống, hi vọng con trai của tôi sẽ cai đc nghiện game này.

  3. Phuong Nguyen says: Trả lời

    Con cái nghiện game thực sự là một vấn đề đau đầu với các bố mẹ. Mình thấy nhiều bố mẹ hay dùng bạo lực hoặc những cách rất tiêu cực để bắt các con ngừng chơi game. Nhưng như thế thì càng làm các con thêm bất mãn thôi.

    1. Trương Thảo Trinh says: Trả lời

      chuẩn bảo lực chỉ làm tăng sự sợ hãi và tức nước vỡ bờ thôi

  4. Mai Hoàng Thảo Vy says: Trả lời

    con trai cua tôi thường xuyên rút lui khỏi các hoạt động xã hội và thậm chí bỏ qua bữa ăn để chơi game

    1. La Xuân Thắng says: Trả lời

      giống như này không

  5. Võ trọng Nghĩa says: Trả lời

    tôi muốn tìm hiểu liệu có các triệu chứng cụ thể của nghiện game ở trẻ em không, và làm thế nào chúng ta có thể giúp con tôi

    1. Đặng Thúy says: Trả lời

      có đấy tần suất và tâm lý biểu hiện rất rõ rệt đấy

      1. Võ trọng Nghĩa says: Trả lời

        đọc được bài này thấy lo quá

  6. Thanh Mai says: Trả lời

    Con nhà đối diện mình mới có lớp 3 mà nhà bên đó k chơi với con chỉ đưa điện thoại cho chơi game suốt ngày. Con mình chơi với thằng bé đó và ngồi cạnh nhau xem chơi game, mình gọi thì con vẫn về nhà, và cũng vẫn ngoan không có đòi điện thoại chơi game với mình. Nhưng mình vẫn lo con bị ảnh hưởng, vì mình không kiểm soát được các con sẽ chơi và tiếp xúc những điều gì trên mạng. Nhưng cấm con qua nhà đối diện thì lại không được. Mình k biết nên làm sao

    1. Nguyễn Đình Anh says: Trả lời

      Chơi cũng được nhưng mà luôn quan sát và nhắc nhở chia sẻ với con thường xuyên để con biết đâu xấu biết đâu tốt

      1. Thanh Mai says: Trả lời

        vâng tôi vẫn phải nhắc con thường xuyên về vấn đề này

  7. Khánh says: Trả lời

    Ngày trước tôi hay đưa điện thoại cho con chơi xong cũng không nghĩ nhiều. Bây giờ con cứ hở ra là đòi tôi đưa điện thoại. Giờ tôi muốn con cải thiện vấn đề này thì nên làm sao để tốt và k mắng con nếu giận quá được ạ

    1. Triệu Thị Thanh says: Trả lời

      sang trung tâm nhc đi có mấy chuyên gia giúp bỏ game đó, con mình đang chữa overthinking ở đó cũng mau hồi phục

      1. Khánh says: Trả lời

        trung tâm nhc là cái gì vậy

  8. Bùi Hường says: Trả lời

    cha mẹ nên để ý quan tâm con hơn đó

  9. Tinh Lan says: Trả lời

    tôi thấy giờ dịp hè hay có các chương trình huán luyện trẻ vị thành niên đó, đến đó bọn trẻ thường ko được sử dụng máy tính, điện thoại gì cả và tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe, kỹ năng, cái này cũng khá hay. hoặc có thể tham khảo các chương trình cai nghiện game ở trung tâm về tâm lý xem nhé, cái này hơi mới, cần tìm hiểu kỹ. còn vào trại thì hơi khổ nhờ

    1. Nhiên An says: Trả lời

      khổ mới nên người

    2. Lê Thanh Khoa says: Trả lời

      sợ con khổ thì không biết bao giờ con lớn

  10. đình lâm says: Trả lời

    Đánh k ăn thua đâu, p cho đi gặp bác sĩ, chuyên gia người ta có cách làm có phương pháp mới trị được. Nhất là tuổi cấp 2, cấp 3 dậy thì, nói chuyện với bố mẹ còn khó nữa là

  11. tô An says: Trả lời

    Tôi thấy chuyệnlàm thế nào để các con lập được mục tiêu rất đúng. Vì k có mục tiêu nên mới vùi đầu vào game. Chứ biết mình muốn gì, phải làm gì thì các con k có thời gian suốt ngày game nữa. khi ấy game sẽ chỉ là 1 hình thức giải trí mà thôi.

  12. Lan Hương says: Trả lời

    Mình đã từng nghiện mạng xã hội , có thời điểm dành 6 tiếng đến 8 tiếng một ngày , thậm chí thức trắng đêm . Bố mẹ dùng biện pháp mạnh, mắng , đánh, cắt mạng nhưng bản thân càng cố chống đối và tìm cách sử dụng. Mối quan hệ của hai mẹ con càng trở nên căng thẳng . Tác hại của việc này là bị suy nhược thần kinh, đau đầu, đau mắt, đau lồng ngực, đau ruột đau đại tràng

    1. Minh Minh says: Trả lời

      làm đầu óc mụ mị chậm tư duy luôn

  13. Anh Nguyễn says: Trả lời

    Với những phương pháp trên đây, mong rằng con tôi có thể cải thiện được tình trạng nghiện game

  14. Ngoc Mai says: Trả lời

    Mình cũng đã từng mắng, từng đánh con để bắt con bỏ chơi game nhưng không hiệu quả. Sau này mình nghe theo lời các chuyên gia, thay đổi phương pháp tiếp cận, trò chuyện tâm sự với con nhiều hơn, thì con cũng dần ngoan hơn và bỏ chơi game. Thường việc chơi game xuất phát nhiều từ vấn đề tâm lý khi con không có nơi để chia sẻ và giải tỏa, vì vậy các bố mẹ hãy kiên nhẫn hơn với con nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *