Hậu quả của việc Nghiện Game: Những tác hại khôn lường

5/5 - (1 bình chọn)

Việc nghiện chơi game gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý tâm thần. Hiểu rõ những tác hại của tình trạng này sẽ giúp bố mẹ quản lý con cái tốt hơn và có biện pháp khắc phục kịp thời khi con có những biểu hiện bất thường.

hậu quả của việc nghiện game
Nghiện game online gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của trẻ

Những hậu quả của việc nghiện game online tác hại khôn lường

Game online là hình thức giải trí được trẻ em và người trẻ yêu thích. So với các trò chơi giải trí thông thường, game online lôi cuốn và hấp dẫn hơn nhờ đồ họa sinh động, nội dung game đa dạng và được cải tiến liên tục. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, game online trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống.

Không thể phủ nhận chơi game giúp giảm stress và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chơi game online cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện. Các trò chơi trực tuyến kích thích não bộ sản sinh các morphin nội sinh, trong đó có hormone dopamine giúp giải tỏa căng thẳng và mang đến sự hưng phấn. Do đó khi chơi game, nhiều người không thể dứt ra được và chơi liên tục trong nhiều giờ liền.

Nghiện game online là một dạng rối loạn tâm thần có biểu hiện và cơ chế tương tự như nghiện cờ bạc, nghiện chất kích thích,… Và những hậu quả của chứng bệnh này cũng có mức độ nghiêm trọng không kém.

Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ đều không có hiểu biết về chứng nghiện game và thường nhầm lẫn với sở thích chơi game thông thường . Chính những hiểu biết hạn chế khiến bố mẹ lơ là trước các biểu hiện của con trẻ dẫn đến tình trạng trẻ không được thăm khám và điều trị kịp thời.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Để có hình dung rõ hơn về chứng bệnh này, bố mẹ cần quan tâm đến các hậu quả mà chứng nghiện game gây ra:

1. Thành tích học tập đi xuống

Nghiện game online khiến trẻ không chế ngự được cảm giác thèm muốn chơi game dẫn đến tình trạng chơi game liên tục để thỏa mãn. Trẻ ưu tiên các trò chơi trực tuyến và bỏ bê việc học cùng với các khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, gia đình, bạn bè,… Vì lơ là việc học nên trẻ nghiện game online thường có kết quả học tập kém và thành tích đi xuống rõ rệt.

Ngoài tình trạng xao nhãng, nghiện game cũng khiến trẻ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và chậm tiếp thu với bài giảng. Trong quá trình học tập, não bộ sẽ bị chi phối bởi cảm giác thích thú khi chơi game. Do đó, trẻ thường có tâm lý chán học và có xu hướng bỏ học để thỏa mãn bản thân với các trò chơi trực tuyến.

tác hại của trò chơi điện tử
Thành tích học tập đi xuống là hậu quả thường thấy của việc nghiện game

Trong khi việc học gây ra những căng thẳng, áp lực và mệt mỏi thì chơi game mang đến cho trẻ cảm giác hứng thú và lôi cuốn. Chính vì vậy, trẻ thường ưu tiên các trò chơi trực tuyến và bỏ bê việc học. Nhiều trẻ ý thức được việc phải học tập để đạt thành tích cao nhưng do não bộ bị chi phối, khả năng tiếp thu kém và trí nhớ suy giảm nên khó có thể duy trì được kết quả học tập.

Nếu tình trạng tiếp diễn, trẻ có thể bị ở lại lớp và đối mặt với lỗ hổng kiến thức lớn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và khiến tương lai của trẻ bị đe dọa. Chính vì vậy, gia đình cần phát hiện sớm các dấu hiệu nghiện game online để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Chậm phát triển về thể chất

Nghiện game khác với sở thích và thói quen. Khi đã nghiện các trò chơi trực tuyến, trẻ không thể chế ngự cảm giác thèm muốn chơi game mặc dù ý thức bản thân đang chơi game quá nhiều và bỏ bê việc học. Cảm giác này thôi thúc khiến trẻ chơi game liên tục trong nhiều giờ, không ăn không uống và đôi khi trẻ chơi game suốt đêm vì quá chìm đắm trong thế giới ảo.

Tình trạng chán ăn, ăn uống kém, thiếu ngủ và chơi game không ngừng nghỉ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trong giai đoạn dậy thì, hormone tăng trưởng sẽ kích thích trẻ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên nếu mắc phải chứng nghiện game, trẻ sẽ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, thậm chí có dấu hiệu suy dinh dưỡng và thấp còi.

hậu quả của nghiện game
Nghiện game khiến trẻ quên ăn bỏ uống, thức trắng đêm dẫn đến chậm phát triển thể chất so với bạn đồng trang lứa.

Khi chơi game online, não bộ sẽ sản sinh dopamine có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, phấn chấn và hứng thú. Nếu nghiện game, nồng độ của hormone này có thể gia tăng quá mức dẫn đến mất cân bằng chất nội sinh trong não và gây ra một loạt các phản ứng bên trong cơ thể. Những ảnh hưởng này cũng tác động đáng kể đến quá trình phát triển thể chất của con trẻ.

Nhiều phụ huynh chỉ nghĩ nghiện game online khiến các con xao nhãng việc học và ảnh hưởng đến tâm lý. Ít người biết rằng, chứng bệnh này gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của con – đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì.

3. Suy nhược cơ thể – Hậu quả thường gặp của nghiện game online

Nghiện game online trong một thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nghiện game là nguyên nhân ít người ngờ đến. Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường ăn uống và sinh hoạt không điều độ.

Ngoài ra, các hình ảnh trong game cũng gây ra hiện tượng “ám thị” khiến trẻ suy nghĩ liên tục đến nội dung game. Tình trạng này khiến cho não bộ bị kích thích, căng thẳng liên tục và hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, sự gia tăng quá mức của hormone dopamine trong quá trình chơi game cũng tác động đáng kể đến các vùng chức năng của não bộ.

nghiện chơi game gây suy nhược cơ thể
Nghiện các trò chơi trực tuyến khiến trẻ bị suy nhược cơ thể do chán ăn, ăn uống kém và thức đêm để chơi game

Suy nhược cơ thể ở trẻ ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Đối với trẻ nghiện game, nguy cơ bị stress và trầm cảm tăng lên đáng kể. Các vấn đề tâm lý này sẽ tiếp tục gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy nhược tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Khi nghiện game online, trẻ thường không có nhu cầu giao tiếp hay nhận được sự quan tâm từ mọi người. Do đó khi gặp phải các biểu hiện bất thường, trẻ thường lờ đi thay vì chia sẻ với bố mẹ. Nếu gia đình không chú ý, tình trạng sẽ xấu dần theo thời gian khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý, thể chất.

4. Gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật

Hầu hết các trò chơi trực tuyến gây nghiện đều có nội dung bạo lực. Tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý xem nhẹ những hành vi này ở ngoài đời thực. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nghiện game online dễ bị ám thị bởi các nhân vật ảo và dễ hình thành các hành vi hung hăng, ngông cuồng.

Ngoài ra, để có tiền phục vụ cho game online, trẻ bắt đầu có hành vi nói dối bố mẹ, lừa gạt bạn bè, thậm chí tham gia vào các băng nhóm thực hiện hành vi bạo hành và trấn lột tài sản của người khác. Thực tế, các vật phẩm trong những trò chơi trực tuyến có giá thành không hề rẻ. Vì để đạt được thành tích cao và giành chiến thắng, trẻ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn.

nghiện game gây hậu quả khôn lường
Trẻ có hành vi nói dối bố mẹ, lừa gạt bạn bè, thậm chí tham gia vào các băng nhóm thực hiện hành vi bạo hành và trấn lột tài sản của người khác để có tiền chơi game.

Nhiều trẻ nhịn ăn và sử dụng tiền đóng học để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Khi gia đình phát hiện, trẻ hoàn toàn không nhận lỗi hay có tâm lý ăn năn, hối hận. Nếu gia đình không đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có thể duy trì việc chơi game online.

Trong những năm gần đây, không ít người ngỡ ngàng khi trẻ có hành vi hung hăng, tàn bạo với chính người thân của mình chỉ để có tiền phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Những sự việc thương tâm này chính là hồi chuông cảnh báo về vấn nạn nghiện game và sự vô tâm, hiểu biết hạn chế của gia đình lẫn nhà trường.

5. Lãng phí thời gian và tiền bạc

Nghiện game online khiến trẻ lãng phí thời gian cho các trò chơi vô bổ mà xao nhãng việc học và những vấn đề khác trong cuộc sống. Cảm giác thích thú, hưng phấn khi chơi game khiến trẻ chơi liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.

Ban đầu, trẻ chỉ chơi game trong 2 – 4 tiếng, sau đó lượng thời gian sẽ tăng dần lên. Cơ chế nghiện game tương tự như nghiện chất kích thích chỉ có điều game online là hình thức giải trí được chấp nhận và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận.

chơi game nhiều lãng phí thời gian, tiền bạc
Lãng phí thời gian, tiền bạc là một trong những hậu quả của việc nghiện game online

Bên cạnh đó, người nghiện game online cũng lãng phí tiền bạc để mua các vật phẩm và nâng cấp nhân vật ảo. Với những gia đình khó khăn, đây quả thực là số tiền không hề nhỏ.

Nhiều học sinh có hành vi lừa dối cha mẹ lấy học phí để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Thậm chí nhiều em đem tài sản cầm cố để có thể tiền chơi game. Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn gây ra gánh nặng cho gia đình – đặc biệt là với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

6. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách

Giai đoạn vị thành niên là thời điểm con trẻ có sự phát triển rõ rệt về thể chất và nhân cách. Lúc này, trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ riêng về cuộc sống và tự đánh giá sự việc qua lăng kính của bản thân thay vì lắng nghe bố mẹ hoàn toàn. Đây là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ nhỏ và người lớn nên trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc như người trưởng thành nhưng cũng không ngoan ngoãn, vâng lời và dễ nắm bắt như trẻ nhỏ.

Trong giai đoạn vị thành niên, đôi khi trẻ sẽ có những quan niệm và suy nghĩ lệch lạc do thiếu kinh nghiệm sống. Các suy nghĩ này sẽ dần được điều chỉnh nếu có định hướng đúng đắn từ bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ nghiện game online có thể cứng nhắc với những quan niệm sai lệch của bản thân do bị “ám thị” bởi nội dung của các trò chơi trực tuyến.

nghiện chơi game dẫn tới rối loạn tâm thần
Nghiện game online tác động tiêu cực đến quá trình phát triển nhân cách và gia tăng nguy cơ phát triển các dạng nhân cách bất thường

Nhiều phụ huynh không hề biết rằng, nghiện game gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là làm méo mó nhân cách của con. Khoảng thời gian từ 10 – 18 tuổi là giai đoạn con trẻ hình thành tính cách thông qua những tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên nếu nghiện game, cuộc sống của trẻ chỉ xoay quanh nội dung của các trò chơi trực tuyến. Đồng thời trẻ thường không có nhu cầu tương tác với mọi người và có hiện tượng giảm khả năng giao tiếp.

Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, một số trẻ nghiện game online sẽ phát triển các dạng nhân cách bất thường. Mặc dù nghiện game không phải là nguyên nhân chính nhưng tình trạng này được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới,… Các rối loạn nhân cách chính là rào cản khiến trẻ không thể hòa nhập với cộng đồng và gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm, kết bạn và duy trì các mối quan hệ xã hội.

7. Gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác

Nghiện game online đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là bệnh tâm thần chính thức. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, chứng bệnh này kéo dài cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý tương tự. Các thống kê và nghiên cứu được thực hiện cho thấy, nghiện game online gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn hành vi
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Hội chứng tự hủy hoại bản thân (Hội chứng Self-Harm)
  • Rối loạn hoang tưởng
  • Loạn thần

Trong đó, trầm cảm là bệnh lý có khả năng cao nhất. Khi nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy, người nghiện game online và bệnh nhân trầm cảm đều có hiện tượng sụt giảm serotonin ở khe synap. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý ở giai đoạn dậy thì cũng được xem là yếu tố gia tăng nguy cơ.

8. Giới hạn nghề nghiệp trong tương lai

Một hậu quả khác của chứng nghiện game mà ít người ngờ đến đó là giới hạn nghề nghiệp trong tương lai. Đa phần trẻ có biểu hiện nghiện game đều phải điều trị củng cố trong ít nhất 6 năm và đôi khi phải điều trị dài hạn cho đến khi ngoài 30 tuổi để ngăn ngừa tình trạng tái nghiện.

Khác với chất kích thích, game online là hình thức giải trí được chấp nhận. Do đó, để cách ly hoàn toàn với trò chơi trực tuyến, trẻ phải lựa chọn các công việc không sử dụng máy tính và điện thoại thông minh.

nghiện game ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Trẻ nghiện game bắt buộc phải làm các công việc không tiếp xúc với internet để tránh tình trạng tái nghiện

Ngày nay, thiết bị điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Việc cách ly hoàn toàn với các thiết bị này khiến trẻ chỉ có thể làm các công việc chân tay. Thông thường, trẻ nghiện game online sẽ được khuyến khích làm công nhân trong các dây chuyền sản xuất. Công việc này không phải tiếp xúc với internet và khiến trẻ bận rộn cả ngày nên sẽ quên dần cảm giác hứng thú khi chơi game online.

Nếu nghiện game online, trẻ sẽ bị giới hạn nghề nghiệp trong tương lai và không thể lựa chọn công việc phù hợp với năng lực. Ngoài ra, việc cách ly hoàn toàn với internet trong suốt một thời gian dài cũng khiến trẻ bị tụt hậu và gặp khó khăn trong việc hòa nhập trở lại. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ mắc chứng nghiện game phải đối mặt.

9. Khó duy trì các mối quan hệ lâu dài

Khi nghiện các trò chơi trực tuyến, trẻ thường không có nhu cầu giao tiếp hay tương tác với mọi người – kể cả gia đình. Thay vào đó, trẻ cô lập bản thân và chìm đắm vào các game online. Trẻ nghiện game thường che giấu cảm xúc và giải tỏa thông qua các hành vi bạo lực trong trò chơi.

Tình trạng này kéo dài khiến các chức năng xã hội suy giảm và bản thân trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Tuy nhiên, trẻ nghiện game online cũng không có nhu cầu kết bạn hay duy trì bất cứ mối quan hệ nào. Do đó, trẻ tỏ ra thờ ơ khi đánh mất các mối quan hệ thân thiết trước đây.

Về lâu dài, việc mất đi các mối quan hệ xã hội khiến trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống. Trẻ sẽ khó hòa nhập với mọi người, luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Cảm giác này thôi thúc trẻ quay lại với game online vì không có bất cứ mối liên hệ nào với những người xung quanh.

Lời khuyên cho bố mẹ khi có con nghiện game online

Nghiện game không đơn thuần là sở thích mà là bệnh tâm thần. Do đó, bố mẹ cần ý thức được mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này để có biện pháp xử lý kịp thời. Nghiện game online gây ra những hậu quả không thua kém tình trạng nghiện chất kích thích. Khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ có thể giúp con vượt qua tình trạng này bằng những biện pháp sau:

cần làm gì khi trẻ nghiện game?
Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất để vượt qua chứng nghiện game
  • Kiểm soát việc sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như đá bóng, bơi lội, đánh cầu lông,… Các hoạt động này cũng kích thích não bộ tạo ra endorphine và các morphine nội sinh có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, phiền muộn. Hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ giảm hứng thú với game online và hướng đến lối sống lành mạnh, khoa học hơn.
  • Ở bên cạnh con để kịp thời hỗ trợ con trong quá trình điều trị. Nếu gia đình không có nhiều thời gian, có thể cho trẻ học tập và điều trị tại các trung tâm cai nghiện game.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi đi chơi xa để trẻ khám phá thế giới và tăng trải nghiệm sống. Niềm vui, sự hứng thú từ những hoạt động này sẽ giúp trẻ thoát khỏi cảm giác hứng thú với game online. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng giúp trẻ định hướng nghề nghiệp và tìm ra đam mê của bản thân.
  • Xây dựng cho con lối sống khoa học để đảm bảo sức khỏe. Lên thực đơn ăn uống lành mạnh, khuyến khích trẻ tập thể dục và ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Gia đình cũng cần đồng hành và động viên con nỗ lực trong quá trình cải thiện bản thân. Nếu cha mẹ đang không biết làm thế nào thì có thể nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu trong chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới. Đây là chương trình do Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam thiết kế, xây dựng nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên thấu hiểu bản thân mình hơn, biết xây dựng mục tiêu, có động lực cố gắng và từng bước đạt được ước mơ của mình. 

  • Cho con đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu hoặc bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện khác thường như chơi game quá nhiều, xao nhãng việc học, sử dụng toàn bộ tiền cho mục đích chơi game, nói dối bố mẹ về thời gian chơi game,… Ngoài ra, gia đình cũng cần đồng hành và động viên con nỗ lực trong quá trình điều trị.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị trị liệu nghiện game uy tín, không dùng thuốc 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những đơn vị trị liệu tâm lý hàng đầu tại Việt Nam với quy trình trị liệu bài bản, khoa học, không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, tận tâm, giàu kinh nghiệm, Trung tâm đã hỗ trợ cho nhiều khách hàng ở tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, người trưởng thành cai nghiện game thành công và sống có mục tiêu, có ước mơ.

Bằng các phương pháp trị liệu tâm lý chuyên sâu, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề nghiện game và điều chỉnh hành vi, xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống hiện tại. Đồng thời, các chuyên gia cũng đồng hành cùng gia đình để giúp người thân thấu hiểu vấn đề tâm lý của người nghiện game và hỗ trợ họ một cách hiệu quả nhất.

Hiệu quả của quá trình trị liệu nghiện game online sẽ được Trung tâm cam kết rõ ràng sau quá trình tham vấn cùng với khách hàng và gia đình. Buổi tham vấn tại Trung tâm NHC Việt Nam có tính chất như một buổi thăm khám. Sau buổi này, khách hàng sẽ bước vào liệu trình trị liệu tâm lý được thiết kế dành riêng cho mỗi cá nhân.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu tâm lý dành cho người nghiện game, quý vị vui lòng liên hệ qua số Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Nghiện game online gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, cuộc sống của trẻ và gia đình. Để giảm thiểu những hậu quả do chứng bệnh này gây ra, gia đình cần chú ý đến con cái và cho trẻ thăm khám, điều trị trong thời gian sớm nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Anh tele says: Trả lời

    ngày xưa xóm trọ mình có thằng suốt ngày chơi Gunny, mụ mị u mê đầu óc luôn ấy. Ở cùng xóm trọ nhiều khi cùng hoang mang, k biết nó có nghiện game quá rồi bị ảo giác không

    1. nam Ni says: Trả lời

      Trò này ngày xưa hót hòn họt mờ lị

  2. Anh Chàng May Mắn says: Trả lời

    Ôi hôm nọ xem được clip 1 em chơi game, điện thoại nhiều quá xong cứ bị giật giật đầu, nhăn mặt không kiểm soát đc luôn í. Khổ thân bố mẹ đẻ ra bình thường lành lặn mà thành ra nông nỗi ấy.

    1. Nguyễn Thanh Nga says: Trả lời

      À, bệnh đấy gọi là hội chứng Tic bạn ạ. không chữa đc luôn, chỉ có trị tâm lý với cả cố gắng kiểm soát cơ thể thôi.

      1. Anh Chàng May Mắn says: Trả lời

        Đúng đúng rồi, là hội chứng Tic

  3. Kiet Hai Muoi BA says: Trả lời

    Tôi đã từng là con nghiện game nặng, thấy rằng chỉ có game mang lại hạnh phúc và niềm vui. Tôi bỏ bê ăn uống, k gặp gỡ đi chơi bạn bè gia đình gì hết. và chơi game thâu đêm là chuyện bình thường. Ai mà ý kiến và phản đối, ngăn cấm là tôi sẵn sàng đáp trả, tỏ thái độ. Tôi dần mất niềm tựa vào bản thân và không tin tưởng vào mọi thứ Nhưng may mắn khi tôi đã gặp được cgia tại tâm lý Nhc. A đã giúp tôi thay đổi nhận thức về bản thân, về cuộc sống của mình. Giờ đây tôi có nhiều thay đổi bản thân một cách rõ rệt.Khi bỏ thời gian cho những việc khác, thì chơi game giờ là 1 hoạt động giải tỏa căng thẳng. Tôi cũng yêu thương và biết gia đình hơn, hóa nhập lại được với xã hội,có nhiều bạn mới, được mọi người yêu mến. Tôi biết chia sẻ với người khó khăn. Tôi biết nói lời cảm ơn khi có người giúp đỡ và biết nói lời xin lỗi khi làm sai. Tôi yêu thương bản thân tôi hơn, tôi chơi thể thao, đọc sách để giúp chó bản thân tốt lên mỗi ngày. Tôi vô cùng biết ơn cgia tại Nhc và những người đã đồng hành cùng tôi khi tôi gặp khó khăn để tôi có thể tự tin và có được như ngày hôm nay.

    1. Nguyễn Ngọc Dương says: Trả lời

      Mừng cho bạn và gia đình. Em trai mình cũng được như vậy thì tốt quá. Cho mình xin thông tin bên Nhc với ạ! Cảm ơn!

      1. Kiet Hai Muoi BA says: Trả lời

        Hotline đây nhé 096 589 8008. Gọi hotline là nhanh nhất ạ. Còn địa chỉ cụ thể thì mình k nhớ rõ, có 1 cái ở Yên Hòa, 1 cái ở Trần Duy Hưng, bn cứ alo tới hotline nhé

  4. Vu Lan Phuong says: Trả lời

    Giờ ngta bán thẻ game các thứ nên á, đã say mê bập vào thì chỉ có mà nướng tiền thôi.

  5. Bé Út says: Trả lời

    Báo đài carh báo xuốt nhưng khó, càng cấm con trẻ càng ham, rồi luồn lách, nói dối để mà đi chơi

  6. Anya Ngô says: Trả lời

    Chữa tâm lý như bài viết chuẩn k, để đưa thằng e ở nhà đi ngay lập tức. Chưa nghe kiểu này bao giờ

    1. nguen khanh hoa says: Trả lời

      Game thì mình chưa rõ nhưng hôm nọ đọc bài chữa tâm lý cho học sinh, sinh viên bên này ổn lắm, bn đọc ở đây r đọc thêm tại trang đấy luôn nhé https://tamlytrilieunhc.com/vuot-qua-stress-tuoi-vi-thanh-nien-sau-10-buoi-dong-hanh-cung-chuyen-gia-21459.html

      1. Anya Ngô says: Trả lời

        Thanks bạn, để mình đọc thêm xem ntn. Kiểu nhìn nó mê game mà vừa giận vừa thương 🙁

  7. Hải Nguyễn Hoàng says: Trả lời

    Chơi game giỏi hẳn đi, đi thi đấu E-sport hẳn đi nó lại là cacsi tầm

    1. Thanh Nguyen Duc says: Trả lời

      1000 đứa mới được 1 bạn ei.

    2. Nguyễn Sơn says: Trả lời

      Đợt seagame xem thi Esports bánh cuốn phết 😀

  8. Trần Thanh Huyền says: Trả lời

    Giời ơi, sợ nhất là chơi game xong còn chơi sang game cá độ online các thứ r là không biết báo bố báo mẹ bao nhiêu luôn. Cạnh nhà em đã dính 1 thằng như thế rồi đấy. Khổ thân bố mẹ. Chỉ mong người ta dẹp hết mấy game gủng này đi cho các bố mẹ được yên ổn

    1. Phúc Starchains says: Trả lời

      Nói chung nhiều hệ lụy

      1. Trần Thanh Huyền says: Trả lời

        bố mẹ k biết con lên mạng làm những gì luôn ý. Nhà mình có bé 3 tuổi nwhng cũng đã cấm luôn sờ vào điện thoại, p ngăn từ tấm bé

  9. Mai Minh Hùng says: Trả lời

    Chuyên gia bảo rồi, nghiện game online cũng k khác gì nghiện ma túy đâu

    1. Nguyễn Hạnh says: Trả lời

      Nguy hiểm là nó laij tập trung vào các bạn trẻ

    2. Trần Thị Hiền says: Trả lời

      Game cũng có hại ,có lợi nhưng chơi để giải trí thôi , cũng ko phải có hại hoàn toàn. Nghành Game đang dần phát triển

  10. Thạch Trường Giang says: Trả lời

    mình là chàng trai 2k1 vì mê game mà mình đã từng bỏ lỡ 1 năm và phải đi học lại nhưng mình vẫn ngựa quen đường cũ mà lại may mắn thi đỗ đại học. Mình đc tiếp xúc vs công nghệ từ nhỏ . Ngày xưa mình chăm học lắm và giỏi công nghệ vs đam mê lắm nhưng từ khi mình dấu thân vào game và cũng thành nghiện mình đã mù công nghệ khi lên đại học và hiện tại mình học không biết gì luôn. Hiện tại mình không muốn trì hoãn việc học mà đi cay game, mình muốn tự cay và học tập lại đành hoàng nhưng lại không biết cách sắp xếp như thế nào cho đúng. Mình đã thử bỏ game 1 tuần nhưng lại không dám cầm sách lên đọc và học vì cầm lên mình lại có cảm giác chán nản và không thể chú tâm đc .

    1. Mỹ Lộc says: Trả lời

      2k1 à nghiện từ hồi thi đại học thì đến giờ nó nặng lắm rồi. E là tự mình khó vượt qua. Còn trẻ còn cả tương lai phía trước… Em liên hệ bên tâm lý trong bài đi

      1. Thạch Trường Giang says: Trả lời

        Vâng, e biết là khổ cả bme mà đầu óc k kiểm soát đk. Nghĩ cũng chán mình. e sẽ thử đi tâm lý chữa ạ.

  11. Ngô Phương Quý says: Trả lời

    Để đến mức tâm thần không bình thường là trễ đó các ba mẹ

  12. Nguyễn Lan says: Trả lời

    Nghiện cái gì cũng tác hại cả bởi vậy nên chúng ta phải biết cách cân bằng hoặc dẹp bỏ nếu nó thực sự có hại còn nếu nó không tổn hại thì phải biết cân bằng nó thì nó sẽ tạo cho bạn 1 cuộc sống tốt hơn còn nghiện ngập thì tất nhiên là không tốt rồi. Mình thấy giải pháp đi trị liệu tâm lý như bài nói là phù hợp vì đây là do ám ảnh tinh thần thì chỉ có trị từ tinh thần mới là tận gốc

    1. Xuân Xu Xi says: Trả lời

      1 like cho bn vì đồng quan điểm.

  13. Hà Nhím says: Trả lời

    Em là con gái mà nghiện game :(((

    1. Minhsinh AD says: Trả lời

      Thì đều là con người mà, em muốn thoát khỏi nó thì mình tìm cách. Cố lên em gái

  14. Ha Pham says: Trả lời

    Các mẹ xem thêm về rối loạn tâm lý về nghiện game đây này https://www.youtube.com/watch?v=AVsUYFLgR6Y

  15. Tùng Văn says: Trả lời

    Quả thật là chơi game online gây nghiện và rất khó bỏ . Tôi cũng khá nhiều tuổi rồi mà có thời gian tôi chơi thử song nghiện tưởng không bỏ dc . Ơn trời ! Tôi thấy đổi công việc và sự bận rộn mới làm tôi thoát được .

    1. Minh Hoàng says: Trả lời

      A làm thế nào vậy, vợ tôi la hoài, cũng muốn ngừng chơi nhưng k vẫn bó tay

      1. Tùng Văn says: Trả lời

        Tập trung vào cái khác là dần nó quên đi

  16. Born Duong says: Trả lời

    Mình từng đến nhc tâm lý để chữa nghiện game, giwof quay lại đọc các bài này thấy mình ngày xưa tiêu cực ntn.Lúc mới tới trung tâm, mình sa sút học hành toàn trốn rồi nhờ bạn điểm danh, trí nhớ giảm sút xong rồi trong đầu đều tự nhiên hiện lên những hình ảnh trong game. Một ngày chỉ quanh quẩn phòng trọ để chơi, hết mì tôm thì alo bạn mua hoặc cùng lắm thì mới đi ra ngoài. đầu óc mụ mị, suy nghĩ nhiều thứ tiêu cực lắm nhưng chán đời thì lại chơi cho quên sầu. Nhiều lúc tỉnh thức ý thức được bản thân cần phải thoát ra, ko đc sống những ngày như thế này nữa nhưng mà ko biết làm thế nào thoát ra được, bí bách thì lại tìm đến game. thực sự là một vòng luẩn quẩn. Tới khi bố mẹ phát hiện là bị đình chỉ học vì chơi game thì cả nhà mới biết là mình bị nghiện game, tìm mọi cách để mình thoát ra khỏi game nhưng mà ko được thì lại lên mạng tìm hiểu ròi tìm đến trung tâm Nhc . Lần đầu gặp cgia mình phải đi với bố vì không biết phải nói chuyện như thế nào. 3 tháng rèn luyện bản thân, mình trở thành con người tích cực và lành mạnh hơn rất nhiều. bản thân mình trước cũng có nhiều vướng mắc với bố mẹ sau đó cũng đã giải quyết được. đến giờ mình vẫn giữ thói quen rèn luyện bản thân, thực hành những bài tập cgia hướng dẫn trong mấy tháng trị liệu bây giờ mình vẫn cố gắng làm mỗi ngày.
    May mà đi tâm lý kịp thời và lấy lại đc cuộc sống, không bị nó cuốn đi. Rồi gặp ai đang mê mải chơi game là cũng chỉ muốn họ quay đầu. Dù không được tiếp tục học ở trường đại học cũ nữa những mình vẫn vui vì mình còn trẻ vẫn làm lại được

    1. Nũng Nũng says: Trả lời

      Đi tâm lý mất bao lâu vậy e

      1. Born Duong says: Trả lời

        E đi 3 tháng, sau đấy thi thoảng vẫn đến thêm mấy buổi kiểu như workshop nữa

  17. .. says: Trả lời

    giờ cn phát triển nên trẻ nghiện game ko hiếm, vậy nên bố mẹ ko nên quá nuông chiều con cái quá vì rất dễ làm cho trẻ bị nghiện game

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *