Chăm sóc và can thiệp trẻ bị tăng động giảm chú ý ba mẹ nên biết

Ngoài các phương pháp y tế, chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Các biện pháp chăm sóc và giáo dục đúng cách từ gia đình sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung, tư duy và giảm thiểu các hành vi hiếu động quá mức.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể cải thiện khả năng tập trung và giảm thiểu hành vi hiếu động ở trẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý bố mẹ nên nắm rõ

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là hội chứng xảy ra do rối loạn trong quá trình phát triển thần kinh. Hội chứng này ảnh hưởng đến cả trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành nhưng triệu chứng thường khởi phát sớm (trước khi vào lớp 1). Người bị tăng động giảm chú ý thường có khả năng tập trung kém, rất khó để duy trì sự chú ý, hành vi tăng động, bốc đồng, hấp tấp và hiếu động quá mức.

Vì các triệu chứng khởi phát từ sớm nên điều trị cần được thực hiện ngay từ thời thơ ấu. Về cơ bản, ADHD không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chăm sóc và điều trị đúng cách có thể cải thiện khả năng tập trung, rèn luyện tính kiên nhẫn và giảm thiểu các hành vi tăng động, bốc đồng. Phần lớn trẻ được điều trị đúng cách đều duy trì được kết quả học tập tốt và có thể tìm kiếm việc làm khi trưởng thành.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, gia đình cũng cần có biện pháp can thiệp và chăm sóc cho trẻ bị tăng động giảm chú ý để giúp trẻ kiểm soát hành vi bốc đồng, hấp tấp, gia tăng khả năng tập trung, kiên nhẫn và rèn luyện khả năng ghi nhớ. Các biện pháp này phần nào có thể hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập, sinh hoạt và phát triển tư duy tốt hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Các biện pháp chăm sóc, can thiệp trẻ bị tăng động giảm chú ý bố mẹ cần nắm rõ:

1. Thiết lập nguyên tắc ngắn gọn, cụ thể

Đặc điểm chung ở trẻ bị tăng động giảm chú ý là hay lơ đễnh trong quá trình học tập và không hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào được bố mẹ, thầy cô giao. Do khả năng tập trung kém và không chú ý đến chi tiết trong lời nói của người lớn nên trẻ dễ làm sai và thường xuyên trễ nải.

Khi giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần đưa ra những nguyên tắc ngắn gọn và cụ thể. Chẳng hạn như con cần phải làm hết bài tập trong khoảng thời gian cụ thể, ăn đúng giờ, ngủ trước 10 giờ hay dọn dẹp phòng trong vòng bao nhiêu phút. Ban đầu, trẻ có thể không hoàn thành được nhiệm vụ nên gia đình cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Với nguyên tắc ngắn gọn, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ và thực hiện đúng như mong muốn của bố mẹ. Về lâu dài, trẻ có thể dễ dàng hoàn thành bài tập về nhà, dọn dẹp nhà cửa, ăn và ngủ nghỉ đúng giờ. Một mẹo đơn giản dành cho bố mẹ là nên viết lại yêu cầu lên tờ giấy ghi chú có màu sắc sặc sỡ rồi dán ở tủ lạnh hoặc bàn học để thu hút sự chú ý của bé. Khi trẻ đọc được yêu cầu sẽ quay trở lại thực hiện nhiệm vụ, từ đó có thể hạn chế tình trạng lơ đễnh và mất tập trung.

2. Trao đổi với trẻ bằng lời nói dễ hiểu và ngắn gọn

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không chú ý vào lời nói của người khác, nhất là khi giao tiếp trực tiếp. Do đó, trẻ thường không chú ý đến nội dung của lời nói dẫn đến thực hiện nhiệm vụ không đúng theo mong muốn của người lớn. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến việc học và khả năng tiếp thu của trẻ.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Trao đổi với trẻ bằng lời nói ngắn gọn và từ ngữ đơn giản sẽ trẻ hiểu rõ ý muốn của người lớn

Để trẻ hiểu rõ ý của người lớn, bố mẹ nên trao đổi bằng lời nói ngắn gọn và sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Khi trò chuyện, nên nói rõ ràng để thu hút sự tập trung và chú ý của bé. Tránh tình trạng trẻ lơ đễnh và quên mất chi tiết trong lời nói.

3. Cho trẻ sinh hoạt, làm việc có kế hoạch

Người bị tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn khi lên kế hoạch cả trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên hỗ trợ trẻ xây dựng thời gian biểu phù hợp. Ban đầu, gia đình nên tự lên kế hoạch và yêu cầu trẻ thực hiện với các hoạt động đơn giản như ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, giờ vui chơi, giải trí và tập thể dục.

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất khó tập trung. Do đó, gia đình nên tạo sự chú ý cho bé bằng cách cùng trẻ thực hiện các hoạt động trong thời gian biểu. Sau một thời gian, trẻ sẽ quen với các hoạt động này và có thể tự mình thực hiện. Ngoài ra với trẻ lớn, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ tự thay đổi thời gian biểu tùy theo sở thích để xây dựng tính tự lập và trách nhiệm của bé.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Bố mẹ nên cho trẻ sinh hoạt và học tập có kế hoạch để rèn tính kỷ luật

Khi được giáo dục cách học tập, làm việc và sinh hoạt có kế hoạch từ nhỏ, trẻ bị tăng động giảm chú ý lớn lên có thể giảm thiểu lối sống vô tổ chức và thiếu trách nhiệm. Ở giai đoạn trưởng thành, tình trạng vô tổ chức do hội chứng tăng động giảm chú ý trở nên rõ rệt hơn so với giai đoạn trẻ em. Biểu hiện thường gặp là thường xuyên trễ hẹn, trễ deadline, quên mất các cuộc hẹn quan trọng, nhà cửa bừa bộn, tiêu xài không có kế hoạch,…

4. Khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi tốt

Đôi khi trẻ tăng động giảm chú ý cũng có thể thực hiện những hành vi tốt theo đúng mong đợi của bố mẹ. Để khuyến khích trẻ duy trì các hành vi này, bố mẹ nên dành lời khen và có thể tặng cho trẻ những món quà nhỏ. Phần thưởng và lời khen sẽ giúp trẻ gia tăng lòng tự trọng, hiểu được giá trị của bản thân và nỗ lực để duy trì các hành vi tích cực.

Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên khen ngợi con cái vừa phải. Tránh để trẻ hình thành tâm lý yêu thích sự khen ngợi và nịnh nọt. Điều này có thể gia tăng sự méo mó trong hình thành nhân cách (thường là rối loạn nhân cách ái kỷ khi trưởng thành).

5. Phản ứng đúng khi trẻ có hành vi không mong đợi

Bên cạnh việc khen ngợi, bố mẹ cũng cần có hình thức kỷ luật khi trẻ có các hành vi không mong đợi như phá phách, quấy rầy người khác, lơ đễnh khi học tập, không làm bài tập về nhà,… Do trẻ hiếu động quá mức nên gia đình cần tránh các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực hay la mắng, chỉ trích nặng nề.

Với trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý, gia đình nên đưa ra lời khuyên để trẻ hiểu các hành vi này hoàn toàn không đúng và cần phải khắc phục. Nếu trẻ có biểu hiện chống đối và giận dữ, nên phớt lờ hành vi của trẻ. Việc phớt lờ hành vi không mong đợi và khen ngợi các hành vi tốt sẽ giúp trẻ tự nhân thức các hành vi nào nên thay đổi và hành vi nào cần tiếp tục phát huy.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Khi trẻ có các hành vi không mong đợi, bố mẹ nên khuyên răn nhẹ nhàng, tránh la mắng và đánh trẻ

Tình trạng la mắng và uốn nắn trẻ dựa trên uy quyền có thể gia tăng các hành vi chống đối bố mẹ. Thực tế cho thấy, khoảng 50% trẻ bị rối loạn thách thức chống đối có biểu hiện của hội chứng ADHD. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý đến vấn đề này khi chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý.

6. Nhờ trẻ làm việc nhà để gia tăng tính trách nhiệm

Thay vì bảo bọc trẻ quá mức, gia đình cũng cần rèn tính trách nhiệm và tự lập cho bé. Điều này sẽ giúp trẻ lớn lên có thể chủ động trong cuộc sống. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể rèn luyện tính trách nhiệm thông qua các hành động nhỏ như nhờ trẻ đưa đồ cho bố mẹ và thực hiện một số việc nhà đơn giản như sắp xếp đồ đạc, quét dọn nhà cửa, tưới cây, cùng mẹ nấu ăn,…

Khi yêu cầu trẻ thực hiện những nhiệm vụ này, bố mẹ cần tạo không khí vui vẻ để kích thích sự hứng thú ở trẻ. Ngoài ra, cả gia đình cũng có thể cùng thực hiện để trẻ có động lực hoàn thành. Khi trẻ thực hiện tốt, bố mẹ nên đưa ra lời khen ngợi nhằm gia tăng tính tự trọng ở con trẻ.

7. Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa bố mẹ và con cái

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa bố mẹ và con cái cũng là yếu tố quan trọng khi điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Thực tế, các triệu chứng của hội chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu gia đình thiếu sự quan tâm đến con cái. Việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa bố mẹ và con cái giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, từ đó có ý thức và trách nhiệm hơn khi được bố mẹ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa trẻ và gia đình cũng là biện pháp quan trọng khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Ngoài ra, việc tạo dựng mối quan hệ thân thiết giúp trẻ giảm thiểu những hành vi chống đối và quầy rấy người thân trong gia đình. Trên thực tế, một số trẻ mắc hội chứng ADHD có thể bị cô lập ở trường nên rất cần sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình. Thái độ thờ ơ và thiếu quan tâm của bố mẹ có thể làm gia tăng các hành vi hiếu động, hấp tấp của bé, đồng thời tăng nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn lo âu.

Trẻ nhỏ dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ hơn là người trưởng thành. Do đó, gia đình có thể tạo mối liên kết với con trẻ thông qua những hành động như chia sẻ, lắng nghe suy nghĩ của con, chế biến các món ăn mà con yêu thích, cùng con chơi đùa, làm việc nhà, khen ngợi và có phần thưởng khi con hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8. Cho trẻ tham gia các trò chơi tư duy, yêu cầu tính kiên nhẫn

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường yêu thích các trò chơi về thể chất và hay la hét, tạo ra âm thanh ồn ào khi chơi. Tuy nhiên, các trò chơi này có thể khiến tình trạng tăng động và bốc đồng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, gia đình nên cho trẻ tham gia các trò chơi yêu cầu tính kiên nhẫn và đòi hỏi trẻ phải tư duy như đếm số ngược, trò chơi úp ly, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh, giải câu đố, lego,…

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Nên cho trẻ tham gia các trò chơi yêu cầu tính kiên nhẫn và tư duy để cải thiện biểu hiện của hội chứng ADHD

Các trò chơi này thường không thu hút được trẻ nên gia đình cần tham gia cùng để tạo sự thích thú. Ngoài ra, có thể cho trẻ thi với bố mẹ để tạo ra động lực giúp trẻ hoàn thành trò chơi. Về lâu dài, tính kiên nhẫn và tư duy cũng trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

9. Có quy tắc dành riêng cho trẻ khi đến những nơi công cộng

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) rất khó có thể ngồi yên, chân tay táy máy, hay chạy nhảy, leo trèo và thường xuyên làm phiền người khác. Do đó khi đưa trẻ đến những nơi công cộng, bố mẹ nên có quy tắc như cần giữ im lặng, không được quấy rầy người khác hay phá phách các vật dụng công cộng.

Nếu trẻ hoàn thành tốt, nên dành cho trẻ lời khen ngợi và tặng cho trẻ các món quà như món ăn, thức uống mà trẻ yêu thích hay món đồ chơi nhỏ. Ban đầu, trẻ sẽ rất khó để tuân thủ các quy tắc mà bố mẹ đặt ra. Do đó, gia đình chỉ nên cho trẻ ra ngoài trong một thời gian ngắn. Sau đó, tăng dần thời gian để rèn kỷ luật cho trẻ.

10. Phát triển năng khiếu của trẻ

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường có chỉ số IQ thấp và tiếp thu chậm do khả năng tập trung kém. Tuy nhiên, trẻ vẫn có những thế mạnh nhất định.

chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
Nên cho trẻ phát triển năng khiếu để nâng cao giá trị của bản thân và tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Trong trường hợp nhận thấy năng khiếu của con, nên cho trẻ theo học tại các trung tâm để phát triển năng khiếu. Qua đó gia tăng cơ hội nghề nghiệp khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Ngoài ra, khi được phát huy năng khiếu, trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.

11. Cho trẻ tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục có thể giảm bớt năng lượng của trẻ, từ đó hạn chế các hành vi bốc đồng và tăng động. Theo các chuyên gia, gia đình nên cho trẻ thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà với sự hướng dẫn trực tiếp của bố mẹ. Các bài tập này vừa giúp cải thiện sức khỏe thể chất vừa giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ tập yoga để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực và kiểm soát tốt hơn sự nóng nảy, tức giận. Khi tập thể dục, bố mẹ cần đồng hành với con cái vì trẻ mắc chứng bệnh này đôi khi có những hành vi thiếu suy nghĩ khiến cho bản thân bị tổn thương và dễ gặp tai nạn.

12. Xây dựng cho trẻ chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn hợp lý đã được chứng minh có thể giảm thiểu một số triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Các chuyên gia nhận thấy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể giảm bớt tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Qua đó có thể giảm nhẹ các hành vi bốc đồng, hấp tấp, tăng khả năng tập trung và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần bổ sung đạm và tinh bột để trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. Thể chất khỏe mạnh sẽ nâng đỡ tinh thần và giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Bên cạnh đó, nên kiêng cữ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… cho trẻ mắc hội chứng này.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là thông tin về cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý dành cho bố mẹ. Nếu được chăm sóc đúng cách kết hợp với điều trị tích cực, trẻ hoàn toàn có thể tăng khả năng tập trung khi học tập, rèn luyện tính kiên nhẫn và giảm thiểu những hành vi bốc đồng, hấp tấp,…

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *