Phân biệt hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh rất dễ bị nhầm lẫn do triệu chứng có nhiều nét tương đồng. Để có biện pháp xử lý phù hợp, cần phải phân biệt được hai vấn đề tâm lý này. 

hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh là hai vấn đề tâm lý có nhiều điểm tương đồng

Hội chứng Baby Blues có phải là trầm cảm sau sinh?

Hội chứng Baby Blues là một dạng rối loạn tâm lý rất phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh (chiếm khoảng 80%). Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng thuật ngữ này còn khá mới mẻ và rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh trầm cảm sau sinh. Thực tế, hội chứng Baby Blues và trầm cảm là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt.

Sau khi sinh nở, mẹ bỉm sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý do sự thay đổi đột ngột của hormone và cơ thể suy nhược. Đây là những yếu tố khiến cho tâm lý trở nên bất ổn và nhạy cảm hơn bình thường. Tuy nhiên, các vấn đề tâm lý ở thời điểm này dễ bị nhầm lẫn nếu không có trang bị đủ kiến thức và chủ quan trước những biểu hiện bất thường.

Phân biệt hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh

Hội chứng Baby Blues phổ biến hơn rất nhiều so với trầm cảm sau khi sinh. Tuy nhiên, sự hiểu biết về trầm cảm lại nhiều hơn về hội chứng này. Lý do có thể là vì trầm cảm gây ra những ảnh hưởng nặng nề nên được quan tâm hơn trong những năm gần đây.

Để dễ dàng vượt qua giai đoạn nhạy cảm này, cần biết cách phân biệt hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh:

1. Khác biệt về mức độ triệu chứng

Hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh đều là những vấn đề tâm lý thường gặp sau khi sinh nở. Tuy nhiên, trầm cảm có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Hội chứng Baby Blues gây ra sự bất ổn về tâm lý với biểu hiện chính là nhạy cảm, buồn bã, chán nản và bi quan

Các triệu chứng của hội chứng Baby Blues:

  • Tâm trạng buồn bã, chán nản, nhạy cảm và dễ khóc, đôi khi khóc mà không rõ nguyên do
  • Thường xuyên buồn bực, nóng nảy và dễ cáu kỉnh
  • Thiếu tập trung, lơ đễnh
  • Có cảm giác tinh thần luôn không thoải mái
  • Tâm trạng bất ổn, khó kiểm soát, khi thì chán nản, bi quan khi thì gắt gỏng và nóng nảy
  • Cảm thấy bản thân không thể quen với việc chăm sóc trẻ và có xu hướng nhớ lại những niềm vui trước đây như sống tự do, thoải mái, có thể gặp gỡ bạn bè, đi du lịch,…
  • Bất an, bồn chồn và lo nghĩ về sức khỏe của bản thân lẫn đứa trẻ
  • Khó ngủ, mất ngủ mặc dù cơ thể rất mệt mỏi

Hội chứng Baby Blues được ví như khủng hoảng tâm lý sau khi sinh nở. Việc phải đối mặt với áp lực và trách nhiệm khi làm mẹ khiến không ít người gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, hội chứng Baby Blues thường có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh gây ra triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn hội chứng Baby Blues

Trong khi đó, trầm cảm sau sinh gây ra những triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn:

  • Khuôn mặt lộ rõ sự chán chường, buồn bã, bi quan và tuyệt vọng. Cảm giác buồn bã, đau khổ thường sâu sắc dần theo thời gian.
  • Cảm thấy không còn hy vọng sống, cuộc sống trở nên u uất, bi quan và tuyệt vọng
  • Có xu hướng tự thu mình, sống tách biệt và ít giao tiếp với những người xung quanh – kể cả người nhà
  • Thiếu quan tâm, thậm chí không chăm sóc cho trẻ và chính bản thân
  • Giảm và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh
  • Khó tập trung, suy nghĩ, cơ thể giảm năng lượng, uể oải, chán nản
  • Có những suy nghĩ, quan niệm sai lệch như bản thân vô dụng, kém hấp dẫn và mắc phải các tội lỗi đáng bị trừng phạt.
  • Nảy sinh các ý nghĩ làm hại bản thân và đứa trẻ

2. Thời điểm khởi phát và tiến triển

Ngoài sự khác biệt về mức độ triệu chứng, hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh cũng có sự khác biệt rõ rệt về thời điểm khởi phát – tiến triển. Trong đó, hội chứng Baby Blues khởi phát sau khi sinh nở khoảng 2 – 3 ngày và các triệu chứng sẽ thuyên giảm chỉ trong 10 – 14 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy theo từng trường hợp.

Trầm cảm thường khởi phát muộn và tiến triển chậm hơn so với hội chứng Baby Blues. Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện sau khi sinh nở khoảng vài tháng và kéo dài ít nhất 6 tháng liên tục. Nếu không có biện pháp can thiệp, trầm cảm sẽ tiến triển trong thời gian dài và để lại hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại, hội chứng Baby Blues thường có thể tự thuyên giảm và rất ít khi chuyển biến thành trầm cảm hay rối loạn lo âu.

3. Mức độ ảnh hưởng

Xét về mức độ ảnh hưởng, hội chứng Baby Blues có phạm vi ảnh hưởng hạn chế hơn so với trầm cảm. Cụ thể, hội chứng này chỉ gây ra sự bất ổn về tâm lý với mức độ nhẹ trong thời gian ngắn (10 – 14 ngày). Trong khi đó, trầm cảm có tiến triển chậm hơn với những triệu chứng mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Sau đó, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và sâu sắc dần theo thời gian.

hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Hội chứng Baby Blues thường tự thuyên giảm sau 10 – 14 ngày, trong khi trầm cảm sau sinh không thể tự khỏi

Trầm cảm sau sinh không được điều trị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Ban đầu, mẹ sẽ phải đối mặt với những vấn đề như suy nhược cơ thể, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,… Tuy nhiên về lâu dài, nguồn sữa sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh bị trầm cảm có thể bỏ mặc và không chăm lo trẻ. Điều này cũng gây ra những hậu quả trong quá trình phát triển tinh thần và thể chất của bé. Thậm chí, mẹ có thể thực hiện các hành vi gây hại cho bản thân và đứa trẻ với ý nghĩ giải thoát bản thân khỏi đau khổ, mặc cảm tội lỗi.

Lời khuyên cho người bị hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh

Hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau khi sinh có biểu hiện khá tương đồng. Do đó, không ít người có thể bị nhầm lẫn giữa hai vấn đề tâm lý này. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, phụ nữ sau sinh cần có biện pháp xử lý kịp thời như:

hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Sự động viên, hỗ trợ từ người thân chính là “chìa khóa” giúp mẹ vượt qua hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh
  • Chia sẻ vấn đề bản thân đang đối mặt với người thân trong gia đình để nhận được những lời khuyên hữu ích. Ngoài ra, sự đồng cảm từ người thân cũng sẽ giúp mẹ bỉm có động lực vượt qua và lấy lại tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Nếu cảm thấy quá áp lực trong việc chăm sóc trẻ, nên nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh. Khi nhận được sự hỗ trợ, tâm lý của phụ nữ sau sinh sẽ trở nên thoải mái hơn và mẹ cũng sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
  • Cố gắng xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tập thể dục nhẹ nhàng để phục hồi sức khỏe. Lối sống lành mạnh có thể góp phần cải thiện và phòng ngừa những vấn đề tâm lý ở giai đoạn sau sinh.
  • Xem xét việc tìm gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn 2 – 3 tuần.

Hội chứng Baby Blues và trầm cảm sau sinh đều là các vấn đề tâm lý thường gặp ở giai đoạn sau khi sinh nở. Hy vọng qua bài viết, mẹ có thể hiểu rõ và biết cách phân biệt hai vấn đề này.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *