Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?
Vào năm 1980, Giáo sư- Tiến sĩ Khoa học Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu và sáng tạo ra phương pháp diện chẩn. Hiện nay, đây cũng là cách được sử dụng để chữa các căn bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu. Biện pháp này sẽ được tiến hành bằng cách quan sát, sờ, dò vào các sinh huyệt trên da mặt để tác động một lực vừa đủ giúp cải thiện tình trạng tổn thương ở những cơ quan tương ứng.
Sơ lược về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần rất nguy hiểm và đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng khác nhau và tập trung nhiều hơn ở phụ nữ. Những người mắc phải chứng trầm cảm thường sẽ có khí sắc trầm cảm, chán nản, bi quan, mệt mỏi, mất ngủ, mất dần các hứng thú đối với cuộc sống xung quanh.
Căn bệnh này lại rất khó nhận biết ở những giai đoạn đầu tiên, bởi các triệu chứng bệnh thường phát triển âm thầm và không có biểu hiện rõ ràng ngay từ đầu. Khi bệnh dần chuyển biến sang những giai đoạn nặng hơn thì người bệnh càng muốn tách biệt ra khỏi thế giới bên ngoài, họ không muốn giao tiếp với bất kì ai và luôn có ý định muốn tự sát.
Theo thống kê, hiện nay tỉ lệ người tự tử do trầm cảm đang ngày càng gia tăng, số lượng người chết vì căn bệnh này chỉ xếp sau các vụ tai nạn giao thông. Do đó, việc có thể sớm phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân. Nếu có thể nhận biết sớm thì người bệnh chỉ cần nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng có thể phục hồi được sức khỏe tốt hơn.
Ngược lại khi bệnh tình đã tiến triển nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, người bệnh cần phải kiên trì để kết hợp nhiều phương pháp khác nhau mới có thể đẩy lùi căn bệnh quái ác này. Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị trầm cảm như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc, thôi miên, sốc điện, yoga, diện chẩn,…
Tìm hiểu về phương pháp diện chẩn
Diện chẩn hay còn được gọi với tên đầy đủ là Diện Chẩn– Điều Khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Phương pháp này đã được nghiên cứu và công bố vào năm 1980 do GS TSKH Quốc Châu sáng tạo nên.
Diện chẩn chính là phương pháp được sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh bằng đồ hình phản chiếu ( các vị trí trên khuôn mặt sẽ biểu hiện cụ thể những vấn đề bên trong cơ thể). Các thầy thuốc có kinh nghiệm sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để tác động vào những sinh huyệt – các điểm nhạy cảm trên gương mặt để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Tuy việc chẩn đoán và điều trị bệnh bằng diện chẩn cần được dựa trên nhiều học thuyết khác nhau. Cho đến ngày nay, phương pháp này đã được mở rộng và phát triển trên toàn thân, các thầy thuốc có thể điều trị qua bàn chân, bàn tay chứ không cần tập trung duy nhất vào khuôn mặt.
Để khám chữa bệnh bằng diện chẩn, các thầy thuốc và người bệnh phải trải qua 4 bước đó là vọng chẩn (nhìn), thiết chẩn (sờ), nhiệt chẩn (dò sinh nhiệt) và vấn chẩn (hỏi – đáp). Dựa vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà các thầy thuốc sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp nhất. Một số kỹ thuật thường được áp dụng như búa gõ, que dò, cây lăn, cây cào, chườm lạnh, hơ nóng,…
Hiện nay, diện chẩn đã được ứng dụng nhiều trong việc điều trị bệnh, trong đó có bệnh trầm cảm. Triệu chứng đặc trưng của trầm cảm là buồn bã, chán nản, lo âu, suy nghĩ tiêu cực kéo dài liên tục. Tình trạng bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí có thể khiến người bệnh tự thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc tự sát.
Theo quan niệm được nêu ra trong pháp diện chẩn thì việc tác động vào các sinh huyệt trên khuôn mặt, bàn tay, bàn chân sẽ giúp cho cơ thể được thả lỏng, hệ thần kinh trung ương cũng sẽ được kích thích, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu đến não bộ. Nhờ đó mà các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ dần được khắc phục và thuyên giảm.
Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?
Sau nhiều lần áp dụng phương pháp diện chẩn để chữa trầm cảm các chuyên gia cũng nhận thấy đây là cách điều trị an toàn, không cần sử dụng đến thuốc nhưng lại mang đến hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có kết quả tốt đối với những trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với những bệnh nhân trầm cảm nặng cần được kết hợp nhiều phương pháp điều trị hơn.
Trong thực tế cho thấy, hầu hết những bệnh nhân sau khi tiến hành chữa bệnh bằng diện chẩn đều cảm thấy sức khỏe được phục hồi tốt hơn. Các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống cũng được khắc phục đáng kể.
Một lý do nữa khiến cho nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị này bởi chi phí khá thấp. Các thầy thuốc cũng cho biết đây là biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc và cũng không cần đến sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại nên khoảng phí điều trị sẽ thấp hơn so với các biện pháp thông thường khác.
GS. TSKH Bùi Quốc Châu – Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam cũng cho biết thêm: “Diện chẩn là phương pháp giúp bệnh nhân có thể chữa cho chính mình một số bệnh không nguy hiểm, nhất là các bệnh rối loạn chức năng. Đặc điểm của phương pháp này là nếu ta làm đúng thì nó sẽ cho kết quả ngay tức thì (giảm triệu chứng) đối với các bệnh do rối loạn chức năng mới mắc phải, còn nếu làm sai thì sẽ không có kết quả nhưng cũng không có hại gì. Dù có kết quả ngay nhưng muốn hết bệnh và không bị tái lại phải chữa kiên trì, thậm chí 3 lần/ngày đối với các bệnh khó và mãn tính. Ngoài việc bấm huyệt, bệnh nhân còn phải ăn uống đúng cách và tập thở tạo khí âm dương”.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường cần biết
Cách chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn
Để hiểu hơn về quy trình và cách chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn, bạn có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây.
1. Quá trình thăm khám
Quá trình thăm khám bệnh trầm cảm sẽ được hiện theo 4 bước sau đây:
- Nhìn: Các thầy thuốc có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ tiến hành quan sát sắc mặt, cử chỉ, dáng điệu, cách đi đứng, di chuyển,…của người bệnh. Tập trung chú ý nhiều hơn vào các chi tiết trên khuôn mặt, ví dụ như nếp nhăn, hình dáng của lông mày, tàn nhang, vết nám.
- Sờ: Tiếp đến, thầy thuốc sẽ sợ vào da để tìm các huyệt đạo để đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Đối với những người bệnh trầm cảm, thầy thuốc sẽ tập trung nhiều vào phần trán, mũi và cằm.
- Dò sinh huyệt: Bước này sẽ sử dụng que dò để gõ vào các điểm trên khuôn mặt của bệnh nhân. Bằng cách này các thầy thuốc sẽ xác định được những điểm nhạy cảm hay còn được gọi là sinh huyệt. Khi tìm ra được sinh huyệt của người bệnh, các thầy thuốc cũng sẽ biết được trạng thái sức khỏe của bệnh nhân và những cơ quan đang gặp phải vấn đề.
- Hỏi – đáp: Sau cùng, các thầy thuốc sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để hiểu rõ hơn về các biểu hiện của bệnh, đồng thời khai thác được những thông tin cần thiết cho quá trình điều trị.
2. Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn
Thứ tự bộ huyệt Diện Chẩn Bùi Quốc Châu dùng để chữa bệnh trầm cảm như sau: 22, 127, 19, 50, 1, 188, 106, 124, 34, 103, 0. Thầy thuốc sẽ xác định các vị trí này và làm dấu sẵn. Sau đó sẽ sử dụng các kỹ thuật điều trị như:
- Ấn: Kỹ thuật này sẽ sử dụng que dò để ấn vuông gốc vào bề mặt của da, tác động trực tiếp vào sinh huyệt. Thông thường các thầy thuốc sẽ dùng lực nhẹ và ấn chậm cho đến khi người bệnh có cảm giác đau ở vùng được tác động thì ngừng và tiếp tục chuyển sang vị trí khác.
- Gõ: Dùng một cái búa nhỏ để gõ nhẹ vào các sinh huyệt theo đường vuông góc. Mỗi huyệt vị sẽ gõ khoảng 20 đến 30 lần, mỗi lần gõ khoảng 5 cái và ngưng một lúc, sau đó mới tiếp tục gõ.
Ấn và gõ là hai kỹ thuật thường được áp dụng nhất trong việc điều trị trầm cảm. Tuy nhiên trong phương pháp diện chẩn vẫn có nhiều kỹ thuật khác giúp điều trị bệnh rất hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này thành công, người bệnh cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa với những thầy thuốc giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hiện nay, cách chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn vẫn chưa được công nhận và chứng minh cụ thể trên phương diện khoa học. Do đó, người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng. Tốt nhất bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa bệnh trầm cảm bằng phương pháp thôi miên
- Cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc bạn nên biết
- Bị trầm cảm nên ăn gì giúp cải thiện bệnh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!