Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) trong điều trị tâm lý
Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý đã đem đến nhiều thay đổi đáng kể cho các bệnh nhân, đặc biệt trong việc vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Công nghệ này thường được áp dụng trong liệu pháp tiếp xúc để gia tăng kỹ năng khi đối diện với các tình huống mà họ lo âu, sợ hãi, từ đó dần vượt qua những ám ảnh trong tiềm thức của bản thân.
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) là gì?
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thực sự đã đem đến rất nhiều các tiện nghi tối ưu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Điển hình nhất chính là sự cải tiến mạnh mẽ của những chiếc điện thoại thông minh, giờ đây chỉ với 1 chiếc smartphone có kết nối mạng, bạn có thể ngồi ngay tại nhà để làm mọi việc nhưng vẫn có thể đảm bảo kết quả tốt.
Trong những năm gần gây, khái niệm Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR) đang ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Hiểu một cách đơn giản thì công nghệ thực tế ảo là một môi trường “giả lập” mà có thể tạo ra cảm giác, hình ảnh thậm chí là cả mùi vị một cách cực kỳ chân thực và con người hoàn toàn có thể trải nghiệm khi đeo thiết bị này.
Để trải nghiệm môi trường giả lập này, người dùng sẽ được đeo một thiết bị đặc biệt thường được gọi là kính 3D đã được kết nối với hệ thống điều khiển chính là máy tính. Không gian ảo của VR được tạo ra nhờ các kỹ xảo thông minh có độ sắc nét cao, tạo cảm giác cực kỳ sinh động và chân thực cho người dùng.
Điều đặc biệt của công nghệ thực tế ảo chính là nó có khả năng phân tích, phản hồi các hoạt động, thay đổi trạng thái không gian sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại nhờ các bộ cảm biến, tín hiệu trên thiết bị. Từ đó tạo ra cảm giác ảo mà thật, gia tăng sự thu hút và đắm chìm hoàn toàn vào không gian này.
Chẳng hạn trong điều trị tâm lý được ứng dụng công nghệ thực tế ảo, nếu người bệnh cảm thấy căng thẳng, thở dốc, tim đập nhanh thì thiết bị sẽ nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu này để thay đổi hoàn cảnh, tránh khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi quá mức trong hoạt cảnh đó. Tính linh hoạt của Virtual Reality cực kỳ mạnh mẽ và thông minh, đáp ứng được yêu cầu trong nhiều tình huống.
Nói chung, Virtual Reality thực sự là một bước tiến mới trong nền công nghệ, đem đến rất nhiều lợi ích cho đời sống của con người. Công nghệ thực tế ảo đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như y tế, sức khỏe, trong điều trị tâm lý, giải trí, giáo dục, bất động sản, du lịch hay cải thiện các kỹ năng nào đó, chẳng hạn như tập lái xe.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý như thế nào?
Sử dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý vẫn là một khái niệm mới, chỉ được ứng dụng trong một vài năm gần đây nhưng đã được đánh giá thực sự mang đến nhiều cải thiện đáng kể cho những người gặp các vướng mắc tâm lý. Đưa vào ứng dụng Virtual Reality đúng cách có thể hữu ích trong việc xoa dịu những cảm xúc căng thẳng và nỗi sợ hãi của người bệnh.
Các nghiên cứu và thử nghiệm trên thực tế đã chứng minh có thể đưa công nghệ thực tế ảo vào thực hiện song song trong liệu pháp tiếp xúc. Theo đó, liệu pháp tiếp xúc hay còn được gọi là liệu pháp tự phơi nhiễm (Exposure Therapy – ET ) thường yêu cầu người bệnh tiếp cận với nỗi sợ hãi thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tưởng tượng ( nhưng sẽ không gây nguy hiểm cho họ) kết hợp với các liệu pháp thư giãn để dần giúp người bệnh vượt qua được nỗi ám ảnh của bản thân.
Việc kết hợp đồng thời với công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý thông qua liệu pháp này còn gọi là “in vivo”. Người bệnh sử dụng công nghệ này có thể tiếp xúc với nỗi sợ một cách chân thật nhất mà không cần phải tự tưởng tượng, đồng thời cũng đảm bảo không gây hại.
Liệu pháp ET thường được chỉ định phổ biến cho các bệnh nhân rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau sang chấn và một số dạng rối loạn sợ hãi khác. Trước đây nó đặc biệt được chỉ định cho các binh sĩ đã từng tham gia vào chiến tranh để giúp họ vượt qua những ám ảnh tâm lý đáng sợ về sự chết chóc, tàn phá từ quá khứ.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì công nghệ thực tế ảo giúp ích trong điều trị tâm lý nhờ việc tạo ra các môi trường mô phỏng có tính chân thực cao, tạo ra được các tương tác với bệnh nhân trong quá trình họ đắm chìm vào thế giới ảo. Sự kết nối giữa nhà trị liệu với bệnh nhân có thể gia tăng nếu tham gia tư vấn vào đúng thời điểm.
Cụ thể hơn, công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý có thể được ứng dụng trong các trường hợp như sau
Điều trị rối loạn lo âu và các ám ảnh sợ hãi
Đặc trưng của rối loạn lo âu và các chứng ám ảnh sợ hãi nói chung chính là có những nỗi sợ, nỗi lo âu quá mức, ngay cả với các sự kiện, sự vật bình thường. Nỗi lo sợ choán lấy toàn bộ tâm trí và làm thay đổi hoàn toàn hành vi, cảm xúc của người bệnh. Để tránh các trạng thái kích thích người bệnh luôn tìm cách tránh xa nỗi sợ hãi, lo âu của bản thân.
Một thử nghiệm được thực hiện tại Đại học Quebec (Canada) trên nhóm đối tượng mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, theo đó 1 nhóm sẽ được phân trò chuyện với nhà trị liệu 1h/ tuần, liên tục trong 14 tuần; nhóm còn lại sẽ thực hiện tương tác với nhà trị liệu ảo. Kết quả cho thấy mức độ cải thiện của cả hai nhóm đều tương đương nhau, mặc dù nhóm thứ 2 chưa trực tiếp gặp nhà trị liệu thật.
Hay một nghiên cứu khác được thực hiện tại Đại học Southern California về việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý cho thấy, nhiều người mắc chứng lo âu xã hội cảm thấy khi trò chuyện với nhà trị liệu ảo họ có thể trung thực, thoải mái hơn khi thừa nhận những lỗi lầm, nỗi sợ hãi hay khiếm khuyết của bản thân.
Một điều thú vị chính là việc ứng dụng Virtual Reality lại có thể kích thích việc bệnh nhân tăng tương tác. Chẳng hạn một người rối loạn lo âu xã hội hoàn toàn có thể tự chủ động giao tiếp với các đối tượng ảo mà họ thấy. Các công nghệ này cũng cho phép xây dựng được môi trường “giả lập” có chứa nỗi sợ hãi của người bệnh để họ tiếp cận một cách an toàn nhất.
Điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
Công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý được đánh giá mang đến rất nhiều cải thiện tích cực cho các bệnh nhân rối loạn stress sau sang chấn để họ sớm vượt qua những ám ảnh, tổn thương từ quá khứ. Thậm chí phương pháp này đã bắt đầu được ứng dụng tại Mỹ từ những năm 1997 và ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi những hiệu ứng tích cực mà nó đem lại.
Theo đó, Virtual Reality sẽ tái hiện được các tình huống gây ám ảnh, căng thẳng mà không bắt buộc người bệnh tự tưởng tượng, điều này có thể giảm việc họ phải ghi nhớ lại các trải nghiệm đau thương trong quá khứ. Đồng thời nó cũng cho phép nhà trị liệu hay bác sĩ tâm lý có thể ghi chép, đo lường và tổng hợp các kết quả để hướng tới các biện pháp điều trị tốt hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Albert Rizzo tại Viện Công nghệ Sáng tạo (CNTT) hợp tác với Virtual Better và Quân đội Hoa Kỳ tạo ra một công nghệ ảo mang tên Bravemind để điều trị PTSD cho các cựu chiến binh. Người bệnh sẽ được đeo thiết bị ảo đồng thời gắn màn hình trên đầu, được điều chỉnh để tạo cảm giác ở Fallujah hoặc khu vực Trung Đông đang có xung đột.
Virtual Reality có thể tạo ra hình ảnh người lính cầm súng, vũ khí thậm chí là tiếng ồn, tiếng động cơ nổ, khói bụi không khác hình ảnh trên chiến trường thật. Các ghi nhận kết quả cho thấy công nghệ thực tế ảo thực sự có mang đến hữu ích trong việc trong điều trị và xoa dịu tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức cho các cựu binh, sớm đưa họ về cuộc sống hiện thực không có bom đạn.
Công nghệ thực tế ảo trong điều trị Anhedonia và trầm cảm
Anhedonia là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bằng việc người bệnh dường như không thể cảm nhận được các niềm vui bình thường như những người khác do đó đây cũng được coi là một trong những biểu hiện của trầm cảm. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng do người bệnh có thể hình thành suy nghĩ tự tử vì cảm thấy chán nản, tuyệt vọng.
Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý nhằm mục đích đưa người bệnh vào một môi trường mà họ có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất để xoa dịu tâm trạng. Chẳng hạn đưa người bệnh đi dạo không một khu vườn mát mẻ kết hợp cùng âm nhạc du dương từ piano hoặc các khung cảnh, tình huống mà người bệnh cảm thấy yêu thích, hứng thú.
Theo các chuyên gia, điều trị cho bệnh nhân vướng mắc tâm lý như trầm cảm hay Anhedonia bằng công nghệ thực tế ảo có thể giúp người bệnh học cách lên kế hoạch để tham gia vào các hoạt động tích cực, thú vị đồng thời trải nghiệm những thành quả tốt đẹp sau các trải nghiệm này, từ đó dần lấy lại niềm vui và sự hứng thú.
Công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý thông qua liệu pháp thiền
Thiền nguyện cũng là liệu pháp được nhiều nhà trị liệu hướng tới cho các bệnh nhân có vướng mắc tâm lý với mục đích chính là cân bằng tâm trí, xoa dịu tinh thần, tăng khả năng giữ bình tĩnh khi đứng trước các tình huống căng thẳng đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Tuy nhiên thiền đòi hỏi độ tập trung rất cao, tâm trí cần được thanh lọc, loại bỏ hết mọi ưu phiền khi thực hành chánh niệm thì mới thực sự có hiệu quả. Do đó không phải người nào cũng có thể tự thực hành thiền hay áp dụng liệu pháp này hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý có thể giúp ích rất nhiều với những người gặp khó khăn trong quá trình này.
Theo các chuyên gia, Virtual Reality có thể hỗ trợ tạo ra một môi trường ảo tách biệt hoàn toàn với thế giới thực tế với âm thanh, hình ảnh mang tính thống nhất, cực kỳ phù hợp với không gian thiền định. Khả năng tập trung của người được thiền trong không gian ảo sẽ tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý có thực sự hiệu quả?
Các chuyên gia tâm lý cho biết, thực tế hiện nay các phương pháp điều trị tâm lý đều có thể mang đến hiệu quả trong việc giảm các cảm xúc tiêu cực nhưng lại chưa thể hoàn thành tốt việc giúp người bệnh trở nên tích cực hơn. Trong khi đó công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý được đánh giá có thể mang lại đồng thời cả hai hiệu ứng này, đáp ứng tốt với hầu hết với các bệnh nhân.
Một vài nghiên cứu đã cho rằng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý có thể mang đến hiệu quả tốt hơn cả liệu pháp nhận thức hành vi, đặc biệt trong việc nâng cao cảm xúc tích cực và giúp người bệnh nhìn nhận rõ vấn đề của bản thân. Khi tiềm thức của người bệnh thay đổi thì các hành vi, suy nghĩ ở hiện thực của người bệnh cũng phát triển theo hướng tốt hơn.
Tuy nhiên bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có hai mặt ưu/ nhược điểm khác nhau nên để hiểu rõ công nghệ thực tế ảo mang lại hiệu quả như thế nào trong điều trị tâm lý, có thực sự hiệu quả hay không thì phải xem xét các yếu tố này.
Ưu điểm
Vốn dĩ các công nghệ thực tế ảo đã có rất nhiều ưu điểm nổi bật, chính điều này đã giúp Virtual Reality được tiến cử trong rất nhiều lĩnh vực. Nhìn chung VR có thể giúp người gặp các vấn đề tâm lý đắm chìm vào sự hiện diện trong thế giới ảo, đồng thời tăng tính tương tác trong môi trường này, từ đó học được cách hòa nhập ngược trở lại trong thế giới hiện thực, xoa dịu được nỗi lo âu.
Mặt khác, với tính chất của công nghệ thực tế ảo đã mang đến những ưu điểm sau trong điều trị tâm lý
- Điều trị tại chỗ
Nếu trước đây, “liệu pháp tiếp xúc” có thể yêu cầu người bệnh phải đi đến các địa điểm xảy ra các tình huống hay sự kiện gây chấn thương tâm lý hoặc phải trực tiếp tiếp xúc với các nỗi sợ thì VR hoàn toàn cho phép thực hiện các hành vi này ngay tại chỗ mà không cần đi đâu.
Virtual Reality có thể xây dựng được các môi trường, tình huống sinh động, sát với thực tế nhất để người bệnh trải nghiệm. Mặc dù là thế giới ảo nhưng rõ ràng các phản ứng tâm sinh lý của người bệnh vẫn hoàn toàn được biểu lộ một cách chân thực nhất.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
Như đã nói, khi đã có thể điều trị tại chỗ thì sẽ đồng thời với việc tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa, thay vì phải ra ngoài thì nay các trải nghiệm liên tưởng, tiếp xúc có thể thực hiện ngay tại phòng điều trị.
- Không gây nguy hiểm
Chẳng hạn trong một vài trường hợp, với người mắc chứng sợ chó, nếu bắt buộc người bệnh phải tiếp xúc với một chú chó thật hoàn toàn có thể làm người bệnh lo âu vì không gì đảm bảo chú chó sẽ không đột ngột tấn công hay có các hành vi quá khích khiến người bệnh đã sợ lại càng thêm ám ảnh.
Trong khi đó, với công nghệ thực tế ảo, thiết bị hoàn toàn có thể tạo dựng hình ảnh chú chó với các đặc điểm giống thật nhất, tạo cảm giác như đang tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn cực kỳ an toàn cho người đang trong điều trị tâm lý. Bản thân người bệnh cũng dễ dàng chấp nhận tham gia điều trị hơn bởi biết chắc chắn đó không phải sự thật.
- Tính linh hoạt
Một ưu điểm khác khi đưa công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý chính là thiết bị có khả năng linh hoạt, tùy chỉnh hoạt cảnh dựa trên các tín hiệu cảm xúc từ chính người bệnh. Điều này nhằm tránh trạng thái căng thẳng, kích thích quá mức của người bệnh khi đang phải đối diện với các tình huống gây căng thẳng.
Chẳng hạn trong lúc người bệnh trở nên căng thẳng quá mức tại thế giới “giả lập” với các biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, toát mồ hôi thì thiết bị hoàn toàn có thể phát hiện và xử lý bằng cách đổi tình huống. Hay trong quá trình người bệnh chìm đắm vào các tình huống thì hệ thống VR cũng tự động tạo ra các kịch bản mới để người bệnh có thể học được cách xử lý.
- Tính tự động hóa
Yêu cầu quan trọng khi thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu chính là yêu cầu người bệnh cần phải trung thực trong khi chia sẻ với nhà trị liệu. Chỉ khi nhà tham vấn hiểu rõ được vấn đề gốc rễ mà người bệnh đang gặp phải, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên không phải người nào cũng sẵn sàng mở lòng với một người khác, đặc biệt khi họ đang mắc các vấn đề tâm lý.
Tuy nhiên khi ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý nhiều người lại sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình hơn bởi không có người thực tế, thậm chí một số thiết bị có thể được thiết kế giống như một nhà trị liệu ảo dẫn dắt suốt quá trình. Khả năng tự động hóa được lập trình sẵn cũng giúp người bệnh cảm thấy bảo mật được các vấn đề của bản thân hơn khi chia sẻ.
Đặc biệt, một người được công nhận là nhà trị liệu phải tốn rất nhiều thời gian học tập, tìm hiểu về tâm lý con người trong khi đó Virtual Reality lại đã được lập trình sẵn hoàn toàn có thể tiết kiệm nhiều thời gian hơn cho con người. Nói chung với các đặc điểm này đã giúp công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý đang ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ hơn.
Nhược điểm
Tất nhiên công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý dù có nhiều ưu điểm và được chứng minh có thể mang đến nhiều cải thiện tích cực cho người đang gặp các vấn đề tâm lý nhưng rõ ràng nó vẫn chỉ là một loại máy móc. Công nghệ này cũng tồn tại một số nhược điểm hạn chế mà người bệnh cần phải hiểu rõ trước khi thực hiện.
Với các thiết bị hiện đại như VR thường đòi hỏi chi phí rất lớn, đây cũng chính là một trong những hạn chế lớn khiến không phải phòng khám tâm lý nào kinh phí đầu tư. Thực tế thì hiện tại ở Việt Nam cũng chưa có đơn vị nào có đầy đủ các thiết bị công nghệ dùng trong Virtual Reality để điều trị cho các bệnh nhân tâm lý.
Mặt khác khi thực hiện các trạng thái đắm chìm trong công nghệ thực tế ảo để điều trị tâm lý, người bệnh cũng hoàn toàn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn khác như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu tùy theo tình huống mà thiết bị tạo dựng.
Mặc dù nói rằng công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý có tính tự động hóa nhưng tất nhiên, vẫn cần có sự có mặt của con người để theo dõi và điều khiển bên ngoài. Hơn hết máy móc vẫn là máy móc, không thể nào linh hoạt hoàn toàn bằng con người, không phải lúc nào cũng có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích để xoa dịu cho những nỗi đau khổ của con người.
Để giải quyết các nhược điểm này, các chuyên gia khuyến khích nên có kèm theo một nhà trị liệu đồng hành trong khi bệnh nhân đang trải nghiệm không gian ảo. Nhà tham vấn nếu tham gia đúng lúc, nhà trị liệu hoàn toàn có thể hòa nhập với các cảm xúc của người bệnh để hướng họ tới những nhận thức, cảm xúc, phù hợp hơn, loại bỏ những nỗi lo âu, ám ảnh trước đó hiệu quả.
Nhìn chung, công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý thực sự có đem đến nhiều tiên lượng tốt cho người bệnh trong quá trình phục hồi cảm xúc, hành vi, nhận thức để tiếp nhận hiện thực. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất vẫn cần kết hợp đồng thời với nhà trị liệu cùng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và đặc biệt tránh xa mọi tình huống gây căng thẳng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tham khảo phác đồ điều trị rối loạn dạng cơ thể
- Phương pháp sốc điện chữa trầm cảm có hiệu quả không?
- Ứng Dụng Kích Thích Từ Xuyên Sọ Chữa Trầm Cảm Có Hiệu Quả Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!