Tham khảo phác đồ điều trị rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn dạng cơ thể được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có hướng điều trị riêng biệt. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho việc thăm khám và cải thiện bệnh thì các nhà khoa học, bác sĩ chuyên môn cũng đã đưa ra phác đồ điều trị chung cho tình trạng rối loạn dạng cơ thể.
Rối loạn dạng cơ thể là gì?
Rối loạn dạng cơ thể là một chứng rối loạn tâm thần dễ nhận biết bởi người bệnh sẽ có đặc trưng chú ý quá mức vào những khuyết điểm có liên quan đến cơ thể, ngoại hình. Tuy nhiên, các khiếm khuyết đó đôi khi không có thật hoặc nó vô cùng nhỏ mà người khác hoàn toàn không nhận thấy.
Những người mắc phải căn bệnh này luôn cho rằng mình xấu xí nên sẽ có xu hướng né tránh, lánh xa việc tiếp xúc với mọi người xung quanh. Hoặc thậm chí có nhiều người do ám ảnh quá mức nên muốn tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ để có thể cải thiện ngoại hình của mình, tuy nhiên dù thực hiện nhiều lần thẩm mỹ nhưng họ vẫn khó có thể đạt được đúng mong muốn và luôn nhận thấy những nhược điểm trên cơ thể.
Rối loạn dạng cơ thể là một chứng rối loạn mãn tính không phụ thuộc vào vấn đề tuổi tác. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát khá sớm ở tuổi thiếu niên hoặc vị thành niên. Một số vấn đề về ngoại hình mà người bệnh thường quan tâm như:
- Tóc: bao gồm cả chân tóc, ngọn tóc, thân tóc hoặc vấn đề không có tóc.
- Làn da: Da đen, da nhăn nheo, da có nhiều mụn.
- Trọng lượng cơ thể: Bệnh nhân thường có sự ám ảnh quá mức về trọng lượng cơ thể hoặc trương lực cơ.
- Đặc điểm khuôn mặt: Thường sẽ là mũi, miệng, mắt, trán,…
- Mùi cơ thể
- Kích thích cơ bắp, dương vật, đùi, mông, ngực,….
Phương thức chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể
Khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể, bạn cần chủ động tìm đến các cơ sở, địa điểm chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Thông thường, người bệnh sẽ được chẩn đoán nếu đáp ứng đầy đủ những yếu tố như sau:
- Mặc dù đã tiến hành thăm khám, xét nghiệm đầy đủ và không phát hiện bất kì vấn đề nào về cơ thể nhưng người bệnh vẫn luôn than phiền về các triệu chứng cơ thể của mình.
- Bệnh nhân liên tục yêu cầu về việc được tiến hành thăm khám y tế để có thể áp dụng đầy đủ các phương pháp điều trị, kiểm soát triệu chứng hoặc tìm ra bất kì bệnh lý nào để giải thích về biểu hiện của bản thân.
- Người bệnh sẽ có xu hướng né tránh và không muốn nhắc đến việc bản thân đang có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, tâm lý.
Tùy vào biểu hiện và các triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có chẩn đoán về các dạng bệnh như sau:
1. Rối loạn cơ thể hóa
Để chẩn đoán một người mắc chứng rối loạn cơ thể hóa thì họ phải có nhiều triệu chứng cơ thể và chúng sẽ thay đổi, kéo dài trong tối thiểu 2 năm mà không thể tìm ra bất kì nguyên nhân hoặc căn bệnh nào để giải thích về mặt cơ thể, thể chất. Họ có xu hướng từ chối và không chấp nhận lời khuyên hoặc bất kì lời trấn an nào từ bác sĩ khi không được cắt nghĩa và lý giải cụ thể về những triệu chứng cơ thể.
Bên cạnh đó, một số tật chứng của xã hội và gia đình cũng có khả năng được quy vào bản chất của các triệu chứng cơ thể. Chẳng hạn như rối loạn tâm thể nhiều loại, hội chứng phàn nàn nhiều loại, rối loạn nghi bệnh, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn cơ thể, các rối loạn cảm xúc và lo âu.
Người bệnh sẽ thường gặp phải các triệu chứng gây khó chịu như cảm thấy dây bẩn, có cảm giác bất thường như đau đớn, ngứa ngáy, chảy bỏng, tê cóng hoặc gặp phải các vấn đề về dạ dày như buồn nôn, nôn ói, ợ hơi. Ngoài ra, họ còn có một số phàn nàn về vấn đề tình dục, đối với phụ nữ thì thường gặp khó khăn trong kinh nguyệt.
2. Rối loạn nghi bệnh
Những người mắc phải chứng rối loạn nghi bệnh sẽ có đặc trưng bởi sự bận tâm thái quá về khả năng bản thân đang mắc phải một hoặc nhiều các rối loạn cơ thể nghiêm trọng. Họ luôn có xu hướng than phiền về sức khỏe thể chất và có sự chú ý, quan sát tỉ mỉ đến các biểu hiện của cơ thể.
Thông thường, bệnh nhân chỉ quan tâm đến 1 hoặc 2 cơ quan, bộ phận trên cơ thể của mình. Người bệnh sẽ liên tục tìm đến các cơ sở, bệnh viện để thăm khám sức khỏe thể chất, mong muốn tìm ra bệnh lý cơ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian và trải qua nhiều lần thăm khám thì người bệnh cũng dần thay đổi niềm tin của bản thân và có thể đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần.
Những nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình chẩn đoán rối loạn nghi bệnh như:
- Người bệnh luôn có xu hướng muốn từ chối lời khuyên của bác sĩ về việc không có bất kì bệnh lý cơ thể nào đang tồn tại.
- Họ sẽ có niềm tin mãnh liệt và dai dẳng vào việc bản thân đang mắc phải một chứng bệnh thể chất nào đó mặc dù hầu hết các kết quả thăm khám đều âm tính.
3. Loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể
Người mắc phải chứng loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng hưng phấn thần kinh, điển hình như đỏ mặt, run người, đổ nhiều mồ hôi, đánh trống ngực kéo dài liên tục và gây nhiều sự khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể tồn tại các triệu chứng chủ quan hoặc không đặc hiệu, ví dụ như bị bó chặt, cháy bỏng, sưng phù, nặng nề, cảm giác đau xuất hiện thoáng qua, căng da.
Bệnh nhân sẽ có sự lo lắng, quan tâm quá mức về việc bản thân đang có khả năng mắc phải một chứng rối loạn nghiêm trọng nào đó về cơ thể hoặc một bộ phận nào đó. Tuy nhiên, họ sẽ có xu hướng từ chối lời khuyên, sự giải thích hoặc trấn an của bác sĩ, chuyên gia.
Chẩn đoán dựa vào các nguyên tắc sau:
- Những triệu chứng hưng phấn thần kinh như ra nhiều mồ hôi, đánh trống ngực, đỏ mặt kéo dài dai dẳng và gây khó chịu cho người bệnh.
- Các triệu chứng chủ quan sẽ được quy vào một cơ quan hay hệ thống đặc hiệu.
- Lo lắng, đau khổ về việc bản thân có thể mắc phải một chứng rối loạn cơ thể nghiêm trọng nhưng không chấp nhận sự trấn an của bác sĩ.
- Không tìm thấy các yếu tố hay bằng chứng của sự tồn tại những rối loạn về chức năng, cấu trúc của cơ thể.
4. Rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng
Bệnh nhân bị rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng sẽ liên tục than phiền về việc bản thân cảm thấy vô cùng đau đớn, họ nói rằng có rất nhiều các vấn đề về cơ thể nhưng không thể tìm ra nguyên nhân và không giải thích được bằng những rối loạn thực thể hoặc bất kì quá trình sinh lý nào. Ngoài các triệu chứng đau nhức thì người bệnh còn có thể kèm theo những sự xung đột dữ dội về cảm xúc và tâm lý.
Một vài triệu chứng đau thường gặp như đau thắt lưng, đau đầu, đau vai gáy, đau hông mạn, đau mặt không điển hình,…Các biểu hiện đau nhức này không xuất phát bởi chứng rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu hay bất kì rối loạn tâm thần nào khác. Thông thường thì nữ giới, nhất là những người ở độ tuổi từ 40 đến 50 sẽ dễ gặp vấn đề này.
Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoạn cụ thể như sau:
- Liên tục than phiền về tình trạng đau nhức của bản thân nhưng khi thăm khám không tìm ra được nguyên nhân và không thể lý giải chính xác.
- Loại trừ được các yếu tố gây bệnh đối với các rối loạn tâm thần khác.
- Tình trạng đau nhức sẽ kết hợp cùng với nhiều sự xung đột về cảm xúc hoặc một số vấn đề có liên quan đến tâm lý xã hội.
- Có xu hướng làm gia tăng sự chú ý của các cá nhân và y tế.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý, tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh hóa máu. Một số trường hợp sẽ được CT Scanner, Xquang tim phổi, điện tâm đồ, MRI sọ não, cột sống, Dopller mạch máu não….để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Nguyên tắc điều trị rối loạn dạng cơ thể
1. Nguyên tắc chung
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các rối loạn dạng cơ thể sẽ có nguyên nhân tâm lý và cơ thể cùng gắn bó, liên kết với nhau. Chính vì thế, bệnh cảnh lâm sàng sẽ khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ có xu hướng từ chối tiếp nhận chẩn đoán bệnh tâm lý và không hợp tác tốt trong quá trình chữa bệnh.
Hiện nay, liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị chủ đạo trong phác đồ điều trị rối loạn dạng cơ thể. Với liệu pháp này, người bệnh sẽ được giải quyết tốt các xung đột diễn ra bên trong nội tâm hoặc những cảm giác thư giãn nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng gây khó chịu.
Đối với các trường hợp rối loạn dạng cơ thể với mức độ nghiêm trọng và diễn biến phức tạp thì sẽ được yêu cầu điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa. Quá trình này sẽ giúp cho các bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh tình và phòng tránh tốt các nguy cơ biến chứng bất thường có thể xuất hiện.
Quá trình áp dụng liệu pháp tâm lý cũng cần phải cân nhắc và lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng nhóm bệnh, từng trường hợp bệnh khác nhau. Các bác sĩ sẽ cùng nhau thảo luận và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân với mục đích thu được kết quả điều trị tốt nhất.
Đồng thời, người bệnh cũng cần phải biết cách xây dựng và duy trì tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Rèn luyện khả năng kiểm soát và sức chịu đựng với stress để đảm bảo tốt công việc, học tập và sẵn sàng thích ứng với các điều kiện không thuận lợi có thể xảy ra trong cuộc sống. Ngoài ra, các liệu pháp thư giãn cũng cần được chú ý để góp phần gia tăng hiệu quả điều trị và phòng tránh nguy cơ tác phát.
2. Điều trị cụ thể
Phác đồ điều trị rối loạn dạng cơ thể sẽ chủ yếu được thực hiện với 2 phương pháp chính, đó là liệu pháp tâm lý và điều trị bằng hóa dược. Cụ thể như sau:
2.1 Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý được đánh giá rất cao về mức độ hiệu quả và sự an toàn trong việc áp dụng điều trị cho các trường hợp rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn dạng cơ thể. Thông thường, đối với bệnh lý này sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hoặc liệu pháp hành vi.
Đây được xem là 2 liệu pháp điều trị chủ động được tiến hành song song với nhau, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Quá trình trị liệu tâm lý cũng cần phải được kéo dài trong một thời gian nhất đinh, do đó người bệnh cần phải kiên trì và theo sát liệu trình đã được chuyên gia tư vấn.
2.2 Điều trị bằng hóa dược
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc để kê đơn thuốc với mục đích kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh. Thường thì những loại thuốc nhóm chống trầm cảm, chống lo âu sẽ được dùng phổ biến.
- Thuốc chống trầm cảm
Đối với một số người bệnh có xuất hiện kèm theo các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thì sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc ức chế thụ cảm serotonin. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này khá chậm, thường thì phải dùng đến tuần thứ 4 trở đi mới nhận thấy được sự cải thiện của các triệu chứng và người bệnh cũng cần phải sử dụng duy trì trong thời gian dài.
- Thuốc chống lo âu
Các loại thuốc chống lo âu sẽ có tác dụng trong quá trình điều trị ngắn hạn hoặc giúp kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn lo âu, lo lắng quá mức. Thường thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu dùng với liều thấp và cũng được giải thích cụ thể về tính an thần mà thuốc gây ra. Người bệnh không điều khiển phương tiện, máy móc phức tạp sau khi uống thuốc.
- Các nhóm thuốc khác
Một số nhóm thuốc khác có thể được sử dụng như:
_ Nhóm Benzodiazepine
_ Nhóm chống lo âu không phải Benzodiazepine, không gây nghiện
_ Nhóm Antihistamin
Tùy vào từng tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhận mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rối loạn dạng cơ thể khác nhau. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và ổn định tốt đời sống cá nhân.
Tham khảo thêm:
- Bị Rối Loạn Dạng Cơ Thể Có Chữa Khỏi Được Không?
- Rối loạn khiếm khuyết cơ thể (mặc cảm ngoại hình) là gì?
- Mặc Cảm Về Ngoại Hình (Hội Chứng Sợ Xấu) Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!