Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ chữa trầm cảm có hiệu quả?
Trải qua nhiều thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy rằng, việc ứng dụng kích thích từ xuyên sọ chữa trầm cảm mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là các trường hợp trầm cảm kháng thuốc. Theo thống kê có đến 58% các trường hợp trầm cảm nặng đã đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị này và có khoảng 37% người bệnh đã phục hồi và tái hòa nhập tốt với cuộc sống.
Sơ lược về căn bệnh trầm cảm
Trầm cảm hiện là một trong các rối loạn tâm thần phức tạp và phổ biến nhất hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có khoảng từ 3 đến 5% dân số đang rơi vào tình trạng trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau. Các chuyên gia còn cho biết thêm, tần suất mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này đang tăng cao, chiếm khoảng 15 đến 20%.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, hàng năm có đến 850.000 người tử vong do trầm cảm. Căn bệnh toàn cầu này có đến 121 triệu người mắc mỗi năm nhưng chỉ có khoảng 25% trong số đó tìm đến sự giúp đỡ của y khoa và được điều trị đúng phương pháp. Số liệu thống kê y học cũng nhận thấy rằng, có đến 80% dân số có nguy cơ mắc phải một giai đoạn trầm cảm nào đó trong cuộc đời.
Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp hay tầng lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới có khả năng mắc bệnh sẽ cao gấp 2 lần so với nam giới, trong đó tình trạng trầm cảm sau sinh chiếm số lượng chủ yếu.
Biểu hiện đặc trưng của chứng trầm cảm đó là khí sắc trầm buồn, chán nản, tuyệt vọng, không còn hứng thú đối với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đối với cảm nhận, hành vi, suy nghĩ của người bệnh và có thể dẫn đến các cảm giác tiêu cực, thậm chí là thực hiện hành vi tự sát.
Trầm cảm có thể khởi phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra được 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu chính là gen di truyền, tình trạng căng thẳng kéo dài dai dẳng và sự thay đổi cấu trúc, thành phần của một số chất sinh học có trong hệ thần kinh. Hiện nay, cũng có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng bệnh này. Điển hình như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, sốc điện, thay đổi lối sống,….
Tổng quan về phương pháp kích thích từ xuyên sọ
Kích thích từ xuyên sọ được đánh giá có độ an toàn cao bởi đây là kỹ thuật không xâm lấn, không cần phẫu thuật hoặc cấy ghép điện cực. Phương pháp này hoạt động bằng cách thay đổi nguyên lý phóng điện của các nơ ron thần kinh nhờ vậy có thể tác động tích cực đến các bệnh rối loạn tâm thần như trầm cảm. Khái niệm, nguyên lý hoạt động của phương pháp này được tổng quan dưới đây.
1. Kích thích từ xuyên sọ là gì?
Kích thích từ xuyên sọ hay còn được gọi tắt là TMS – Transcranial Magnetic Stimulation là sử dụng các xung từ tính sóng ngắn để xuyên qua xương sọ nhằm kích thích những tế bào thần kích để có thể làm thay đổi các chức năng điện thần kinh ở vùng não tương ứng.
Bắt đầu từ năm 1985, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về phương pháp này và ứng dụng nó vào trong quá trình điều trị một số bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt và những bệnh về thần kinh như ù tai, bệnh Parkinson, đau nửa đầu. Hiệu quả của liệu pháp này được ghi nhận vào năm 1993 và đã được công nhận cụ thể quá các cuộc thử nghiệm tại Mỹ vào năm 1995.
Thời gian gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã tập trung nhiều vào việc sử dụng những xung TMS tái lặp (repetitive Transcranial Magnetic Stimulation, rTMS) để cải thiện các trường hợp trầm cảm lớn, ảo thính trong bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhận thức hay stress sau chấn thương.
2. Kích thích từ xuyên sọ hoạt động ra sao?
Để thực hiện được phương pháp kích thích từ xuyên sọ, các chuyên gia sẽ sử dụng máy tạo điện cao hơn 5000 ampere. Dòng điện này sẽ kết hợp với các xung từ trường để hình thành các sóng từ ngắn với cường độ cao và hướng vào phía trong của não để tạo ra được dòng điện cần thiết.
Những xung từ trường thay đổi nhanh sẽ làm biến đổi cách phóng điện của những tế bào thần kinh trong bộ não. Sự thay đổi này sẽ làm cho mô hình phóng điện của các tế bào thần kinh bệnh lý có trong người bệnh rối loạn chức năng não, trầm cảm bị thay đổi theo.
TMS sẽ tạo ra 2 loại tác động chính lên trên vỏ não, cụ thể:
- Tác động cục bộ do dòng điện gây kích thích đến những tế bào liên thần kinh interneuron.
- Tác động xa do dòng điện gây kích thích đến những mối liên kết sợi trực, nhất là trục tuyến giáp.
Những tác động này sẽ làm gia tăng mức độ nhạy cảm của những nơron thần kinh, đồng thời giúp cho hệ thần kinh nội tiết được ổn định hơn, nhờ đó quá trình chuyển đổi trạng thái mất cân bằng sang trạng thái ổn định được diễn ra tốt hơn.
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn sẽ tỉnh táo và có thể quay trở lại công việc bình thường ngay sau đó. Phương pháp này hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc hoặc gây mê. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi thoải mái trên ghế tựa suốt cả phiên. Một buổi điều trị thường sẽ kéo dài trong khoảng 60 phút.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, và có thể trở lại làm việc như bình thường ngay ngay sau đó, không cần dùng thuốc hoặc gây mê. Bệnh nhân sẽ ngồi thoải mái trên ghế tựa suốt cả phiên. Một điều trị khoảng từ 5 phút đến 60 phút. Một khóa điều trị điển hình là khoảng 4-6 tuần.
Ứng dụng kích thích từ xuyên sọ chữa trầm cảm có hiệu quả không?
Thông thường, kích thích từ xuyên sọ sẽ được ứng dụng để chữa trầm cảm nếu người bệnh bị kháng thuốc, các chứng rối loạn trầm cảm ở mức độ nặng và cứ liên tục tái diễn không thể khắc phục tốt bằng các biện pháp khác. Phương pháp này không xâm hại và gây ra bất kì đau đớn, tổn thương cho người bệnh nên hiện nay cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Dựa vào kết quả thu được trong thực tế cho thấy, việc ứng dụng thay thế phương pháp kích thích từ xuyên sọ chữa trầm cảm có đáp ứng tốt cho khoảng 30 đến 50% đối tượng bệnh nặng, kháng thuốc. Có khoảng 58% số người bệnh trầm cảm nặng đã dần hồi phục sức khỏe sau khi áp dụng phương pháp này, đồng thời 37 % người bệnh đã tái hòa nhập tốt với cuộc sống bình thường của mình.
Do đó, phương pháp này hiện đang được đánh giá rất cao và tiến hành áp dụng rộng rãi cho các trường hợp bệnh thần kinh, tâm thần. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kì ghi chép nào về các trường hợp người bệnh áp dụng kích thích từ xuyên sọ khiến cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Phương pháp TMS vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy nhiên, nếu so sánh với các biện pháp điều trị trầm cảm khác thì TMS vẫn an toàn hơn hẳn. Bên cạnh đó, những triệu chứng khác lạ thông thường chỉ xuất hiện nhất thời, không kéo dài lâu nên không gây ảnh hưởng quá lớn đối với người bệnh.
Một số lợi ích khi ứng dụng kích thích từ xuyên sọ để chữa trầm cảm như:
- Không còn thực hiện các biện pháp xâm lấn hoặc phẫu thuật đến gắn các thiết bị điện từ vào trong cơ thể, não bộ.
- Không có sự can thiệp của thuốc điều trị nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác động xấu đến gan, thận, tim,…
- Thời gian cho mỗi lần điều trị khá ngắn, người bệnh có thể tiếp tục công việc ngay sau đó.
- Không gây bất kì đau đớn hay khó chịu gì trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian chữa bệnh.
- Vì tính an toàn nên phương pháp này có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng bệnh khác nhau.
Mặc dù kích thích từ xuyên sọ có thể chữa khỏi được căn bệnh trầm cảm nhưng người bệnh cũng cần tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định điều trị.
Ứng dụng kích thích từ xuyên sọ chữa trầm cảm cần kéo dài bao lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của mỗi người mà thời gian áp dụng phương pháp kích thích từ xuyên sọ cũng sẽ khác nhau. Thông thường đối với các trường hợp bị trầm cảm thì cần kéo dài liên tục trong khoảng 4 đến 6 tuần. Các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ tiến hành chẩn đoán và thực hiện các phiên điều trị bằng biện pháp TMS.
Mỗi phiên điều trị sẽ được kéo dài trong khoảng 5 đến 60 phút. Bệnh nhân sẽ không cần sử dụng đến các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần mà sẽ được đeo trực tiếp thiết bị và những dụng cụ đeo tai để bảo vệ tốt thính lực. Trong suốt thời gian điều trị người bệnh sẽ hoàn toàn tỉnh táo và có thể nghe thấy những âm thanh lách tách và cảm nhận được có vật gì đó đang tác động vào đầu nhưng không gây cảm giác khó chịu hay đau đớn.
Khi mới bắt đầu quá trình chữa bệnh trầm cảm bằng TMS thì người bệnh sẽ phải thực hiện liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần. Vào tuần tiếp theo thì sẽ giảm số lần xuống còn khoảng 1 đến 3 lần/ tuần. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá xem người bệnh có đáp ứng tốt với liệu pháp này hay không.
Nếu kết quả tốt thì sẽ tiếp tục tiến hành sang giai đoạn thứ 2, mỗi tuần chỉ cần thực hiện 1 phiên điều trị và duy trì trong 2 tháng. Sang giai đoạn 3 sẽ áp dụng 3 lần/ tuần. Ngược lại nếu không nhận thấy các dấu hiệu đáp ứng của người bệnh thì các chuyên giá sẽ cân nhắc để đổi sang phương pháp khác phù hợp hơn.
Một số tác dụng phụ không mong muốn
Trong thực tế, không có bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào có thể đảm bảo được 100% tính an toàn. Quá trình ứng dụng kích thích từ xuyên sọ để chữa bệnh trầm cảm cũng không ngoại lệ. Nó cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Tác dụng phụ thường gặp: Người bệnh có thể cảm thấy nhức đầu, ngứa ngáy, khó chịu ở phần da đầu (nơi đặt điện cực). Một số trường hợp khác có thể bị đỏ da, cơ thắt hoặc giật cơ mặt.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Số ít trường hợp có thể gây loạn thần, đặc biệt là ở những người bệnh bị rối loạn lưỡng cực. Hoặc bị giật nhẹ, giảm thính lực nếu người bệnh không thể đáp ứng tốt hoặc các thiết bị bảo hộ tai không đảm bảo.
Một điều đáng mừng đó chính là các tác dụng phụ mà phương pháp TMS gây ra chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và mức độ cũng không quá nghiêm trọng. Thông thường các triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần đến các biện pháp can thiệp.
Để đảo bảo an toàn cho sức khỏe và giúp cho quá trình điều trị bệnh được thành công thì người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở uy tín và chất lượng. Cũng bởi việc được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ không có kinh nghiệm hoặc thiết bị chữa bệnh không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây ra những tác dụng phụ nêu trên. Đôi lúc vấn đề này cũng xuất phát từ cơ địa của mỗi người.
Chống chỉ định ứng dụng kích thích từ xuyên xuyên sọ chữa trầm cảm
Phương pháp kích thích từ xuyên sọ được áp dụng trong việc chữa trầm cảm nặng, các trường hợp kháng thuốc tuy an toàn, có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng nhưng cũng cần phải lưu ý rằng đây là biện pháp kích thích sóng não bằng nguồn điện. Do đó, vẫn có một số đối tượng chống chỉ định ứng dụng biện pháp này.
Những đối tượng không nên ứng dụng phương pháp TMS để chữa trầm cảm như:
- Người đã từng cấy ghép kim loại (metallic implants) bên trong hộp sọ.
- Người bệnh có tiền sử bị co giật, động kinh.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định muốn có con trong tương lai
- Người bệnh nghiện ma túy ( trong trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn cai thuốc lá vẫn có thể cân nhắc để áp dụng).
Các chuyên gia cho biết thêm, đối với những người bệnh cấy ghép kim loại trong hộp sọ nếu có thể đáp ứng tốt các yêu cầu cần thiết thì vẫn có thể ứng dụng kích thích từ xuyên sọ để chữa bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, do sóng điện từ rTMS có cường độ khá mạnh nên các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo người bệnh chỉ nên áp dụng biện pháp này khi không còn lựa chọn nào tốt hơn.
Đặc biệt, bệnh nhân không nên thực hiện TMS nếu có các thiết bị sau đây:
- Ống đỡ động mạch (stent)
- Kẹp (clip) hoặc cuộn dây (coil) với người bệnh điều trị túi phình
- Thiết bị cấy ghép kích thích não sâu hay dây thần kinh phế vị
- Thiết bị kích thích cấy ghép
- Điện cực theo dõi hoạt động của não bộ
- Các mảnh vụn tròn
- Những vật liệu cấy ghép từ trường
- Thiết bị cấy ghép điện tử, cụ thể như máy tạo nhịp tim hay máy bơm thuốc
Những bệnh nhân trầm cảm cần phải thông báo và chia sẻ rõ ràng về tình trạng bệnh lý của mình trước khi áp dụng phương pháp TMS. Đặc biệt là những đối tượng sau:
- Người bệnh mắc phải đồng thời nhiều bệnh rối loạn tâm thần khác nhau như rối loạn lưỡng cực, rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức,…
- Những bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng đau nhức đầu.
- Người bệnh trầm cảm hoặc mắc phải các chứng tâm thần khác đang sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc hỗ trợ, kể cả những loại vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng.
- Bệnh nhân đã từng gặp phải các tổn thương về não bộ như chấn thương não, tai nạn, đột quỵ, khối u não.
Hiện nay, phương pháp kích thích từ xuyên sọ đã được ứng dụng nhiều trong các bệnh viện nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh trầm cảm và các bệnh lý có liên quan khác. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với bác sĩ để xem xét kỹ lưỡng về quyết định điều trị. Hi vọng các thông tin có trong bài viết này sẽ giúp cho bạn học hiểu hơn về TMS và có được lựa chọn đúng đắn nhất.
Tham khảo thêm:
- Chữa trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?
- Áp dụng biện pháp châm cứu điều trị bệnh trầm cảm
- Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!