Hiệu ứng Chameleon: Hãy là tắc kè hoa tinh tế trong giao tiếp

Chúng ta thường có ấn tượng tốt với những người có cùng đam mê, sở thích, hoặc những người có nét tương đồng với bản thân. Do đó vì mục đích hòa nhập và tạo cảm giác thân quen với những người xung quanh, chúng ta đôi khi vô thức bắt chước theo những hành động và cử chỉ của họ. Đây được gọi là hiệu ứng Chameleon. 

Hiệu ứng Chameleon là gì?

Trong tự nhiên, các loài động thực vật có rất nhiều những mánh khóe để sinh tồn và trốn tránh nguy hiểm. Một trong những phương pháp sinh tồn nổi bật nhất là bắt chước, thích nghi và hòa mình với môi trường nhằm che mắt những kẻ săn mồi. Loài tắc kè hoa chính là bậc thầy trong lĩnh vực này.

hiệu ứng chameleon
Tắc kè hoa sẽ thay đổi màu da, bắt chước màu sắc của môi trường xung quanh để hòa mình vào thiên nhiên, lẫn tránh nguy hiểm.

Chính vì cơ chế tự bảo vệ bằng việc bắt chước môi trường xung quanh của loài tắc kè hoa, các nhà khoa học đã dùng tên của chúng đặt cho một hiện tượng tâm lý rất thú vị. Hiệu ứng Chameleon, hay hiệu ứng tắc kè hoa, là thuật ngữ dùng để chỉ việc con người bắt chước hành vi của những người xung quanh trong vô thức để tạo sự thân thiết và kéo gần quan hệ.

Tựa như loài tắc kè hoa trong môi trường nào thì sẽ thay đổi màu da để phù hợp với môi trường đó, con người cũng thay đổi hành vi và thái độ của bản thân trong từng môi trường. Khi ở trường, chúng ta có thể thoải mái bắt chước và đùa cợt với bạn bè bằng những từ ngữ vui vẻ. Nhưng khi ở nhà, thái độ và cách hành xử của chúng ta sẽ thay đổi rất nhiều.

Sự bắt chước này thường xảy ra trong vô thức. Nếu chú ý vào cử chỉ, thái độ, hay những hành vi của bản thân trong giao tiếp, bạn sẽ nhận ra bạn ít nhiều sẽ sao chép hành vi của người đối diện. Ví dụ khi người đó ngồi thẳng lưng, bạn vô thức dần dần cũng sẽ ngồi thẳng. Hoặc khi người đó để tay lên bàn, bạn cũng sẽ bắt chước theo.

Trạng thái này giúp cuộc trò chuyện trở nên thân mật, cởi mở và tăng tính tương tác với đôi bên. Hiệu ứng Chameleon giúp hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội một cách tự nhiên và bền lâu hơn. Những thứ giống nhau sẽ dễ hòa nhập và tương tác lẫn nhau, đó là mục đích của hiệu ứng tắc kè hoa.

Hiệu ứng tâm lý này có cả những mặt tiêu cực và tích cực. Một mặt, chúng mang đến hiệu quả giao tiếp, giúp chúng ta gần gũi va thoải mái hơn trong đối thoại, cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. Nhưng xét về khía cạnh tiêu cực, việc bắt chước trong vô thức quá nhiều sẽ trở thành nói quen, và ta sẽ đánh mất bản sắc của mình.

Vì sao xuất hiện hiệu ứng Chameleon?

Mục đích của hiệu ứng Chameleon là giúp chúng ta tạo ấn tượng tốt và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, vì thế nguyên nhân hình thành hiệu ứng này cũng có liên quan đến nhu cầu kết nối, và duy trì mối quan hệ giữa con người với xã hội. Trên thực tế, hiệu ứng tâm lý này đã xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của loài người.

Thói quen sinh sống theo nhóm, theo bộ tộc để tạo thành những cộng đồng, hay còn gọi là sự quần cư, là đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình tiến hóa của con người. Đặc điểm này giúp khả năng sinh tồn và tìm kiếm thức ăn trở nên dễ dàng hơn, cũng như bảo vệ lẫn nhau khỏi kẻ thù và những mối nguy hiểm rình rập.

hiệu ứng tắc kè hoa
Hiệu ứng tắc kè hoa đã xuất hiện từ lâu và thẩm thấu trong hanh vi và nhận thức của chúng ta, do đó những hành động bắt chước là hành động vô thức.

Thói quen sinh sống và đi săn cùng nhau tạo thành phản xạ bắt chước lẫn nhau giữa những người trong cùng cộng đồng. Hành vi vừa giúp quá trình săn mồi thuận lợi hơn, vì mọi người cùng nhau hành động, vừa tạo sự gắn kết giữa những cá nhân với nhau. Hiệu ứng Chameleon giúp chứng minh sự tồn tại và hòa nhập của cá nhân trong cộng đồng.

Hiệu ứng tâm lý này cũng thể hiện mong muốn tạo ấn tượng tốt, hoặc xây dựng và duy trì mối quan hệ của một người dành cho một người khác. Cách tốt nhất để tạo ấn tượng, và tạo sự liên kết với một người là thể hiện những khía cạnh tương đồng với thói quen hay ý thích của người kia.

Hiệu ứng tắc kè hoa cũng xuất hiện do mong muốn tạo dựng mối quan hệ với một cá nhân. Nói cách khác, chúng ta muốn một ai đó chú ý đến bản thân, muốn hợp tác hay tìm kiếm lợi ích từ đối phương thì cần tạo ấn tượng tốt với họ. Việc bắt chước hành vi của một người có thể thúc đẩy vấn đề này.

Sau khi tạo ấn tượng, chúng ta hoàn toàn có thể làm quen, kết bạn, hay đạt được mục đích giao tiếp cần thiết. Tuy nhiên cần ghi nhớ một điều rằng, hiệu ứng Chameleon chỉ phát huy tác dụng khi sự bắt chước tự nhiên và không gây phản cảm. Nếu không, đối phương sẽ cho rằng chúng ta đang giễu cợt họ.

Hiệu ứng Chameleon hoạt động như thế nào?

Hiệu ứng Chameleon thể hiện qua sự bắt chước giữa những người thân quen, thường xuyên gặp nhau, hoặc những người trong cùng một cuộc trò chuyện. Đây là một cơ chế vô thức, không có sự chọn lọc hay phân tích ý nghĩa hành vi. Ví dụ khi nhìn thấy người đối diện gác chân này lên chân kia, trong một thời điểm nào đó, chúng ta sẽ có hành vi tương tự.

Chúng ta sẽ không nhận ra bản thân đang bắt chước người khác, mà chỉ cho rằng đó là hành động tự nhiên. Nguyên nhân là do những giác quan trên cơ thể như thị giác, xúc giác và thính giác thu nhận thông tin, truyền về não để xử lý, sau đó não và các cơ quan liên quan sẽ tự động thay đổi hành vi, lời nói, biểu cảm hay cử chỉ của chúng ta cho phù hợp.

Nếu trong nhóm có nhiều người, chúng ta sẽ có xu hướng bắt chước những người quen thuộc, hoặc có mối qua hệ mật thiết hơn. Đây là do thói quen và phản xạ tự nhiên khi hai người đã có nhiều lần bắt chước hành động lẫn nhau. Điều này giải thích vì sao những cặp bạn bè thân thiết, tình nhân hay vợ chồng thường có những hành vi đồng bộ trong vô thức.

hiệu ứng chameleon là gì
Người ta thường nhận ra những người có mối quan hệ thân thiết như bạn bè, vợ chồng, hay những thành viên trong cùng gia đình nhờ sự tương đồng trong hành động của họ.

Thông qua nhiều cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học cũng nhận ra rằng những người có tính tình phóng khoáng, cởi mở, thường đồng cảm với những người xung quanh có tỷ lệ bắt chước người khác cao hơn. Tuy nhiên, sự đồng cảm lại không ảnh hưởng đến việc những người này thể hiện hiệu ứng Chalemeon nhiều hơn người khác.

Sự bắt chước trong hiệu ứng tắc kè hoa cũng có giới hạn nhất định. Chúng ta thường chỉ bắt chước những động tác đon giản, dễ nhìn thấy, dễ học theo, không có nhiều bước và không phức tạp trong hành động. Hiện nay, các nhà khoa học tìm ra con người có hai kiểu bắt chước cơ bản, đó là:

  • Kiểu soi gương: Khi soi gương, hình bóng phản chiếu trong gương sẽ hành động ngược chiều với chúng ta. Ví dụ khi ta đưa tay phải lên, hình ảnh trong gương sẽ đưa tay trái. Hiệu ứng tắc kè hoa kiểu soi gương cũng có cơ chế tương tự. Hành động của chúng ta sẽ luôn ngược chiều với người đối diện như hình và ảnh phản chiếu trong gương. Kiểu bắt chước này ít gây cảm giác phản cảm hơn kiểu giải phẫu.
  • Kiểu giải phẫu: Đây là kiểu bắt chước hành động của người dối diện theo cùng hướng. Kiểu bắt chước này nguy hiểm và dễ gây phản cảm hơn, vì rất dễ khiến người đối diện hiểu nhầm chúng ta đang trêu chọc hay cố tình nhại theo hành động của họ. Nếu không khéo léo trong giao tiếp, cuộc hội thoại có thể trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là phản tác dụng.

Như chứng ta đã thấy, hiệu ứng tắc kè hoa có thế mang đến sự tích cực hoặc tiêu cực tùy vào tình huống và cách thức ứng dụng. Hiệu ứng này vê cơ bản là những hành động trong vô thức, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng hợp lý để đạt đến mục đích giao tiếp.

Tính hai mặt của hiệu ứng tắc kè hoa

Hiệu ứng Chameleon có thể giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với mọi người, đạt được sự yêu quý và ấn tượng tốt từ những người xa lạ. Thậm chí với những người quen thuộc, ấn tượng của họ về ta cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hơn từng ngày. Điều này cho thấy bạn đã đạt được mục tiêu giao tiếp.

Sự tích cực của hiệu ứng tắc kè hoa chỉ diễn ra khi những hành động bắt chước như nháy mắt, thay đổi tư thế ngồi, hay những biểu cảm trên khuôn mặt xảy ra một cách tự nhiên, không tạo ra cảm giác giả tạo. Những người đối diện sẽ không chú ý rằng bản thân đang bị bắt chước, do đó không sinh ra những cảm xúc tiêu cực.

lợi ích của hiệu ứng tắc kè hoa
Áp dụng hiệu ứng tâm lý này một cách phù hợp sẽ mang đến lợi ích trong cuộc đối thoại, còn nếu không mục đích giao tiếp sẽ thất bại.

Nếu để đối phương hiểu nhầm chúng ta có ý trêu chọc hay chế giễu, họ sẽ ngay lập tức có ấn tượng xấu và không muốn tiếp tục duy trì cuộc nói chuyện hay mối quan hệ. Đây chính là mặt tiêu cực của hiệu ứng này nếu bị lợi dụng một cách cố tình và thể hiện quá đáng.

Ngoài ra, hòa nhập vào tập thể là điều tốt vì điều này giúp ta gặp gỡ và quen thuộc với những người bạn mới, duy trì các mối quan hệ xã hội cần thiết, cũng như có môi trường học tập, làm việc thoải mái hơn. Tuy nhiên, đừng để sự hòa nhập này dần dần nuốt mất những bản sắc riêng của chúng ta.

Hiệu ứng tắc kè hoa có thể trở thành một thói quen, khiến ta lạm dụng nó để đạt đến mục đích, và “hòa tan” hoàn toàn trong xã hội hay cộng đồng. Bắt chước người khác một cách hợp lý để nâng cao mối quan hệ, nhưng cũng đừng đánh mất những gì đặc trưng của bản thân và trở thành bản sao của người khác.

Có lẽ bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *