Kỳ thị: Sự ảnh hưởng đến tâm lý nạn nhân và cách vượt qua
Bị kỳ thị không chỉ tạo ra những tổn thương tâm lý mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, mối quan hệ của nạn nhân. Nếu không biết cách vượt qua nó người bệnh có thể mắc các bệnh về tâm thần thậm chí là tự tử.
Kỳ thị là gì?
Kỳ thị là hành vi phân biệt đối xử, thiên vị một cách không công bằng đối với những người mang những đặc điểm khác lạ như: giới tính, màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, khuyết tật,…
Người bị kỳ thị thường bị bắt nạt, xem thường, xa lánh hoặc áp đặt một số định kiến gây tổn thương lòng tự trọng của họ. Đây được xem là hình thức để trừng phạt nếu họ không nghe lời hoặc có hành vi chống đối.
Nguyên nhân dẫn đến việc kỳ thị có thể nhắc tới như:
- Hiểu biết của xã hội còn hạn chế.
- Kỳ thị bắt nguồn từ những quan điểm lạc hậu, thiếu xác thực và không khoa học.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa có hiệu quả.
- Hiệu ứng đám đông.
Thực trạng kỳ thị ở Việt Nam hiện nay
Theo một cuộc khảo sát đã chỉ ra tại Việt Nam những người bị kỳ thị đại đa số đều thuộc nhóm LGBT, mắc HIV/AIDS, dân tộc thiểu số hoặc mắc các khuyết tật bẩm sinh. Trong những năm gần đây số lượng nhóm người này liên tục tăng, họ đã dám công khai thể hiện bản thân tuy nhiên là không đáng kể.
Tính đến thời điểm hiện tại, vấn nạn kỳ thị đã biến tướng rộng rãi, đâu đâu cũng có sự hiện diện của nó. Không chỉ riêng ngoài xã hội, ngay trong trường học, các bệnh viện, cơ quan trong những năm gần đây đã xuất hiện vấn nạn giáo viên phân biệt đối xử với các học sinh, bác sĩ khám chữa bệnh kỳ thị bệnh nhân, sếp bắt nạt nhân viên,…
Hiện nay, kỳ thị vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội. Nó đang dần trở nên biến tướng và khó kiểm soát hơn khi mạng xã hội và internet ngày càng phát triển rộng rãi. Những thông điệp sai trái, những lời lẽ châm biếm, bôi nhọ liên tục được truyền tải rộng rãi trong thời đại số hoá.
Sự phát triển của internet là con dao hai lưỡi, nó vừa mang đến nhiều lợi ích nhưng kèm theo đó Nhưng kèm theo đó là nhiều tác hại ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy của một số người. Chính nó đã điều hướng dư luận, đầu độc giới trẻ bằng những thông tin không chính thống và chưa được xác thực.
Tác động của sự kỳ thị đến tâm lý và cuộc sống nạn nhân
Hiện nay, nước ta đã chủ trương tuyên truyền, các biện pháp can thiệp nâng cao nhận thức cộng đồng nhưng vấn nạn này vẫn chưa thể khắc phục. Các hành vi bắt nạt, cô lập,… vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng sâu sắc tới nạn nhân.
1. Vấn đề tâm lý
Tổn thương tâm lý vì bị kỳ thị là vết thương nặng nề nhất đối với nạn nhân, nó sẽ đi theo suốt cuộc đời họ thậm chí có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.
Người bị kỳ thị luôn có suy nghĩ bản thân kém cỏi, khác người nên họ mới bị mọi người xung cô lập, bắt nạt. Điều này có thể khiến nạn nhân thu mình lại, mất đi sự tự tin trước đó, lâu dần có thể dẫn đến những bệnh lý tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn âu lo, suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần …
Người bị kỳ thị thường có xu hướng giấu bệnh, tự gặm nhấm nỗi đau hoặc đôi khi còn tự làm tổn thương thân thể để thoả mãn các chấn thương tâm lý. Sự kỳ thị cũng là rào cản lớn khiến cho nạn nhân ngại đi gặp các chuyên gia tâm lý từ đó khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê tại Việt Nam, người bị kỳ thị có xu hướng tự tử chiếm tỉ lệ tương đối cao trong nhóm những cá nhân có vấn đề về các bệnh tâm thần.
2.Các mối quan hệ
Việc duy trì các mối quan hệ xã hội và giao tiếp của người bị kỳ thị gặp khó khăn khi bản thân họ tự tạo ra rào cản ngăn cách với xã hội. Họ có dấu hiệu của hội chứng sợ đám đông, những người bị kỳ thị có thể không thoải mái khi phải tham gia các buổi tiệc, cuộc họp thậm chí là các cuộc gặp gỡ riêng tư. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tương tác và hòa nhập cộng đồng của họ.
Kỳ thị hạn chế một số quyền lợi của nạn nhân ví dụ như: Người bị kỳ thị gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ hội học tập, phát triển bản thân, tình yêu thương từ gia đình, mất cơ hội thăng tiến trong công việc thậm chí có thể bị quấy rối, từ chối quyền được chăm sóc sức khỏe.
Có thể nói kỳ thị đang là một hình thức chia rẽ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Khi một nhóm người bị kỳ thị, phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, tôn giáo hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác, hậu quả để lại không chỉ làm cho nạn nhân cảm thấy bị bỏ rơi, tổn thương mà còn tạo ra một số cảm xúc tiêu cực như căm ghét, thất vọng,…
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm hồn của những người bị kỳ thị mà còn gây mất lòng tin và sự giao tiếp trong cộng đồng góp phần làm giảm sức mạnh đoàn kết của dân tộc.
3. Chất lượng cuộc sống
Kỳ thị không chỉ tác động tới quan hệ công chúng mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của các nạn nhân.
Mất sự tự tin: Người bị kỳ thị thường mất đi sự tự tin của bản thân do cảm thấy bị đánh giá không công bằng,khiến các nạn nhân trượt dài trên những suy nghĩ tiêu cực và càng ngày họ càng tách biệt bản thân với xã hội bên ngoài.
Mất sự hỗ trợ: Những người bị kỳ thị thường không có bạn bè, không giao tiếp với người thân vì xu hướng thu mình với xung quanh. Điều này đã vô tình đã khiến các nạn nhân mất đi tình bạn và những người có thể hỗ trợ bản thân vượt qua tâm lý bị kỳ thị.
Mất đi quyền lợi: Người bị kỳ thị bị tước đoạt các quyền lợi trong nhiều lĩnh vực. Sự bất công này đã làm cho người bị kỳ thị ngày càng khó hòa nhập với xã hội.
Cách vượt qua tâm lý kỳ thị để bản thân tốt lên
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống bất công và kỳ thị, đôi khi chính bạn cũng trở thành nạn nhân của chúng. Để vượt qua tâm lý bị kỳ thị, bạn có thể thử một số phương pháp sau đây:
Tránh xa các mối quan hệ toxic
Có thể bạn sẽ bị phân biệt đối xử ngay trong chính nhóm bạn bè của mình. Bạn bè của bạn thường thiên vị những người có gia cảnh tốt, ngoại hình bắt mắt, có tài năng vượt trội,… và coi thường những người không có gì nổi bật nổi bật. Những người này thường có thói quen xu nịnh, thích được khen và hay chuộc lợi vào bản thân. Những mối quan hệ không lành mạnh bạn cần chấm dứt càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, khi đối mặt với kỳ thị, phân biệt đối xử trong gia đình, bạn hãy góp ý để ba mẹ thay đổi thái độ, cách ứng xử với con. Bạn phải học cách sống chung với phân biệt đối xử phòng trường hợp những góp ý của bạn bị ba mẹ gạt qua một bên và lấy nó làm động lực để trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn.
Tập trung vào bản thân
Bạn cần phải biết rằng mọi công dân đều có quyền được thể hiện bản thân, được tự do, được đối xử công bằng, điều này không phụ thuộc vào giới tính, tầng lớp hay màu da. Việc bạn cần làm là bỏ ngoài tai những lời khó nghe và phớt lờ đi những hành vi mang tính kỳ thị.
Hãy dừng việc so sánh bản thân với người khác, ai cũng có một thế mạnh riêng, bạn cũng vậy. Việc so sánh sẽ đem lại sự khập khiễng khiến bạn ngày càng thu mình hơn. Hãy tập trung vào việc trau dồi kiến thức, phát triển nghề nghiệp, chú tâm vào bản thân sẽ là biện pháp khiến bạn trở nên ưu tú hơn.
Bạn nên tập một số môn thể thao ví dụ như yoga, chạy bộ, bơi lội,…Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất và có được tinh thần thoải mái, tránh được các rối loạn tâm lý.
Tạo không gian sống thoải mái, bạn có thể trang trí nhà, góc làm việc bằng những món đồ bản thân yêu thích hoặc những vật dụng bạn đang sưu tầm. Hành động này sẽ giúp bạn có một góc để thả lỏng tinh thần, buông bỏ mọi ưu phiền.
Tìm đến sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh
Việc chia sẻ cảm xúc, vấn đề mà bản thân đang gặp phải với gia đình, bạn bè hoặc những người có thể hiểu, đồng cảm sẽ giúp bạn giảm bớt các gánh nặng tâm lý. Bên cạnh đó việc nhờ sự hỗ trợ từ người xung quanh sẽ giúp bạn cởi mở, tạo các mối quan hệ tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ để giúp bạn vượt qua tâm lý bị kỳ thị nhanh hơn. Những nhóm này thường có các thành viên đã có kinh nghiệm trong việc thoát khỏi tâm lý kỳ thị.
Họ sẽ đưa cho bạn những phương pháp để vượt qua chúng một cách nhanh chóng, đây cũng là nơi bạn có thể chia sẻ những cảm xúc của bản thân, nói lên những bất công, uất ức mà bạn gặp phải.
Tìm đến các chuyên gia
Nếu cần thiết, bạn hãy đến gặp các chuyên gia để tìm được sự giúp đỡ. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn chữa lành những vết thương do kỳ thị gây rai. Ngoài ra, họ sẽ hướng dẫn một số kỹ năng giúp bạn nhận biết và tránh xa những nguồn tiêu cực.
Kỳ thị đang là vấn nạn phổ biến rộng rãi trên nước ta. Những tổn thương mà nó gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, tâm lý, các mối quan hệ của các nạn nhân. Vượt qua kỳ thị không phải là điều dễ dàng, vì vậy hãy kiên trì, quyết tâm thì bạn mới đạt được kết quả tốt.
Bạn có thể quan tâm
- Bệnh ái kỷ: Dấu hiệu và cách khắc phục
- Khủng hoảng hiện sinh: Biểu hiện và giải pháp giúp vượt qua
- Bài test kiểm tra mức độ căng thẳng stress nhanh chóng chính xác
- Tâm lý nạn nhân (Victim mentality) là gì? Cách thoát khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!