Rối loạn nhân cách ái kỷ (Bệnh ái kỷ): Dấu hiệu và cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn nhân cách ái kỷ (Bệnh ái kỷ) là một dạng nhân cách bất thường đặc trưng bởi sự tự cao, luôn có nhu cầu được ngưỡng mộ, khen ngợi. Người bệnh thiếu sự đồng cảm, đam mê quyền lực và luôn muốn bản thân nổi bật. 

bệnh ái kỷ là gì
Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder) còn được gọi chứng vĩ cuồng và bệnh ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ (bệnh ái kỷ) là gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder – NPD) còn được gọi là bệnh ái kỷ, hội chứng ái kỷ, hay bệnh vĩ cuồng. Thuật ngữ này đề cập đến dạng tính cách đặc trưng bởi sự tự cao, tham vọng.

Người bệnh có nhu cầu được tâng bốc, nịnh nọt, luôn muốn người khác ngưỡng mộ bản thân. Họ thiếu sự đồng cảm với người khác, và có tham vọng thành công.

Hội chứng ái kỷ được đặt theo tên của thợ săn Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Narcissus là người yêu bản thân quá mức. Chàng đem lòng yêu chính mình khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu dưới mặt nước

Chính vì vậy, tên của nhân vật này đã được sử dụng để ám chỉ chứng vĩ cuồng. Người mắc hội chứng này yêu bản thân một cách thái quá và mù quáng.

Rối loạn nhân cách ái kỷ thuộc nhóm B của rối loạn nhân cách. Nhóm rối loạn nhân cách này đặc trưng bởi hành vi, suy nghĩ bất ổn, thất thường và kịch tính.

Tỷ lệ người mắc chứng bệnh này tương đối thấp, chỉ khoảng 0.5 – 1% dân số với nguy cơ cao hơn ở nam giới. Bệnh thường khởi phát cùng với trầm cảm, loạn khí sắc, rối loạn sử dụng chất, và các rối loạn nhân cách khác.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ái kỷ

Người mắc hội chứng ái kỷ thường có hoang tưởng tự cao tự đại. Họ đánh giá thấp người khác để giữ vững vị trí của bản thân. Họ cũng có nhu cầu được ngưỡng mộ, nịnh hót.

Các biểu hiện điển hình ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm:

  • Thổi phồng khả năng và thành tựu mà bản thân đạt được
  • Luôn muốn nhận được sự ngưỡng mộ, khen ngợi từ người khác
  • Thích được chú ý và mong muốn là trung tâm trong mọi tình huống
  • Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu
  • Có xu hướng đánh giá thấp những người xung quanh để giữ được vị thế của mình
  • Phản ứng gay gắt, cực đoan, tức giận và xấu hổ thái quá khi nghe được những lời nhận xét tiêu cực về bản thân
  • Không có sự đồng cảm và phớt lờ trước cảm xúc của người khác
  • Ảo tưởng bản thân có tài năng hơn người
hội chứng ái kỷ là gì
Người bệnh ảo tưởng bản thân có ngoại hình và tài năng hơn người.
  • Nhạy cảm quá mức với những thất bại của bản thân
  • Tin rằng bản thân là người đặc biệt và có vai trò quan trọng hơn những người khác
  • Luôn ghen tị với những người thành công và tin rằng những người xung quanh đố kỵ với thành công của mình
  • Thường trực thái độ và hành vi kiêu căng, tự cao tự đại
  • Tính tình tham lam, ích kỷ, không biết cách chia sẻ với người khác
  • Đòi hỏi vô lý vì mục đích cá nhân, có những hành vi nông nổi và bạo lực
  • Chú ý thái quá đến thái độ và phản ứng của người khác về bản thân
  • Tỏ thái độ khinh miệt, xúc phạm và tấn công người có những lời nói, hành vi coi thường bản thân do tổn thương lòng tự trọng.

Người mắc bệnh ái kỷ dành nhiều thời gian để tưởng tượng về những thành tựu to lớn mà bản thân sẽ đạt được. Họ thỏa mãn khi nghĩ đến việc được những người xung quanh tán thưởng, ngưỡng mộ.

Đặc biệt, người bệnh chỉ muốn duy trì các mối quan hệ với những người được xem là tài năng, đặc biệt và không bận tâm đến những người bình thường.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ái kỷ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia đều cho rằng, bệnh ái kỷ là hệ quả do sự tương tác giữa các yếu tố sinh học thần kinh, di truyền, xã hội và môi trường sống.

1. Bệnh ái kỷ liên quan đến di truyền

Có nhiều bằng chứng xác thực về vai trò của di truyền. Nguy cơ mắc chứng bệnh này tăng lên đáng kể nếu người thân trong gia đình bị rối loạn nhân cách nói chung và rối loạn nhân cách dạng ái kỷ nói riêng.

Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa xác định được các gen, nguyên lý hoạt động, và sự ảnh hưởng của gen di truyền đối với quá trình phát triển nhân cách. Nhưng nhìn chung, di truyền là yếu tố quan trọng trong hội chứng ái kỷ.

2. Yếu tố sinh học

Hầu hết các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần đều có sự bất thường trong cấu trúc của não bộ. Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy, người mắc chứng ái kỷ có tình trạng giảm chất xám ở vỏ não phía trước trán.

Sự bất thường của các vùng não chi phối chức năng nhận thức, điều tiết cảm xúc, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm cũng có thể là yếu tố gây bệnh. Những bằng chứng này cho thấy vai trò của yếu tố sinh học trong cơ chế bệnh sinh.

3. Yếu tố môi trường – xã hội

Môi trường – xã hội là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Trong đó, tác động từ gia đình được xem là yếu tố chính trong hình thành rối loạn nhân cách ái kỷ.

nguyên nhân gây bệnh ái kỷ là gì
Trẻ nhỏ nhận được lời khen ngợi quá mức có nguy cơ phát triển bệnh ái kỷ cao hơn bình thường

Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách ái kỷ ở trẻ có thể phát triển từ những yếu tố sau:

  • Trẻ nhận được sự ngưỡng mộ quá mức so với tài năng thực tế. Theo thời gian, trẻ hình thành hoang tưởng tự cao và thường phóng đại tài năng của bản thân.
  • Người lớn dành những lời khen ngợi thái quá cho trẻ, hoặc chỉ trích và tra tấn tinh thần khi trẻ mắc phải lỗi lầm. Điều này khiến trẻ dần hình thành nhu cầu được ngưỡng mộ, nịnh nọt. Trẻ cũng nhạy cảm quá mức với những thất bại của bản thân.
  • Trẻ được nuôi dạy nghiêm khắc, trở thành công cụ thể hiện của người lớn.
  • Trẻ nhỏ có thể học các hành vi thao túng từ cha mẹ và những người xung quanh.
  • Cha mẹ quá nuông chiều, làm theo mọi nhu cầu vô lý của trẻ

Tác hại của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ luôn có nhu cầu được nịnh nọt, ngưỡng mộ. Họ thường có xu hướng phóng đại những thành tựu mà bản thân đạt được.

Người bệnh thiếu sự đồng cảm với người khác. Họ kiêu căng, tự cao tự đại nhưng lòng tự trọng dễ bị tổn thương. Đặc biệt là khi người khác phê bình và đánh giá thấp bản thân.

Người mắc chứng vĩ cuồng thường nhạy cảm quá mức với thất bại. Khi gặp phải thất bại, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái ủ rũ, chán nản, xấu hổ, tổn thương, bất an, cảm thấy bị sỉ nhục và khinh thường.

Những cảm xúc này sẽ trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Nếu không được can thiệp và giải tỏa, chúng có khả năng phát triển thành rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Vì luôn giữ thái độ và hành vi kiêu căng, cao ngạo nên người mắc chứng vĩ cuồng gặp khá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Họ có nhiều xung đột, xích mích trong gia đình, trường học và cơ quan.

Bệnh nhân gần như không biết ăn năn hối lỗi với những hành vi của mình. Trẻ nhỏ mắc chứng bệnh này thích được thưởng, khen ngợi và có xu hướng la hét khi bị người lớn trách phạt.

tác hại của bệnh ái kỷ
Bệnh nhân mắc chứng ái kỷ có phản ứng gay gắt khi người khác phê bình và đánh giá thấp bản thân

Khi không nhận được sự ngưỡng mộ, bệnh nhân dễ bị tổn thương lòng tự trọng, chìm đắm trong bia rượu, chất kích thích,… Thậm chí có những bệnh nhân nảy sinh ý nghĩ và hành vi tự sát.

Nguy cơ tự sát tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện. Đi kèm với đó là các dạng rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách hoang tưởng,…

Với tính cách tự cao, kiêu căng, thiếu sự đồng cảm và ảo tưởng quá nhiều về khả năng của bản thân, người mắc chứng bệnh này gặp rất nhiều ảnh hưởng cả về công việc, học tập và đời sống tình cảm.

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ

Tương tự như các dạng rối loạn nhân cách khác, rối loạn nhân cách ái kỷ được chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng. Bệnh được xác định khi bệnh nhân đáp ứng được ít nhất 5 tiêu chuẩn chẩn đoán sau:

  • Phóng đại tài năng và tầm quan trọng của bản thân quá mức so với thực tế
  • Bận tâm và dành nhiều thời gian suy nghĩ về thành tựu, vẻ đẹp, trí tuệ, quyền lực và tình yêu hoàn hảo
  • Luôn có nhu cầu được ngưỡng mộ và khen ngợi
  • Yêu thích và đam mê quyền lực
  • Có niềm tin bản thân là người đặc biệt và chỉ kết thân với những người có tài năng
  • Thiếu sự đồng cảm
  • Ngạo mạn và kiêng căng
  • Có sự đố kỵ với người khác và tin rằng bản thân cũng là đối tượng mà nhiều người ghen tị
  • Lợi dụng người khác để đạt được mục đích cá nhân

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt rối loạn nhân cách ái kỷ với bệnh rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách kịch tính và rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Các bệnh lý này đều có một số triệu chứng tương tự như hội chứng ái kỷ.

Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ

Hiện nay, điều trị rối loạn nhân cách nói chung và bệnh ái kỷ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, trị liệu tâm lý là phương pháp chính và lâu dài.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu (liệu pháp điều trị bằng lời nói) là giải pháp tối ưu và lâu dài đối với bệnh ái kỷ. Trong đó, phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là liệu pháp nhận thức hành vi.

Chiến lược của phương pháp này là giúp bệnh nhân xác định được tài năng, thế mạnh của bản thân và giúp đỡ người khác không vì mục đích cá nhân.

điều trị bệnh ái kỷ
Trị liệu tâm lý là phương pháp chính trong điều trị bệnh ái kỷ

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bệnh nhân dần hình thành sự đồng cảm với những người xung quanh. Điều này giúp giảm nhu cầu được khen ngợi, ngưỡng mộ một cách thái quá.

Song song với liệu pháp hành vi, liệu pháp phân tâm học cũng được cân nhắc áp dụng. Ngoài điều chỉnh sự lệch lạc trong suy nghĩ, nhận thức và hành vi, trị liệu tâm lý còn giúp bệnh nhân duy trì các mối quan hệ.

Bên cạnh trị liệu cá nhân, bệnh nhân cũng có thể được trị liệu theo nhóm và gia đình. Khi được chia sẻ và thấu hiểu, người bệnh sẽ dần hình thành sự quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh.

Điều này có vai trò rất quan trọng trong điều trị hội chứng ái kỷ.

2. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ái kỷ

Thuốc ít được sử dụng trong điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ vì không mang lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc để giảm các cảm xúc tiêu cực và cải thiện triệu chứng.

Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm:

Thuốc cần được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực.

3. Các biện pháp cải thiện tại nhà

Để kiểm soát chứng bệnh này, bệnh nhân cần chủ động phối hợp các biện pháp hỗ trợ với những phương pháp chuyên sâu được bác sĩ chỉ định.

Các biện pháp này phần nào có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân sẽ có thêm động lực để tiếp tục quá trình điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện chứng ái kỷ:

  • Người bệnh cần có suy nghĩ tích cực về quá trình điều trị. Ví dụ, người bệnh cần suy nghĩ điều trị có thể giảm sự nhạy cảm của bản thân trước những thất bại trong cuộc sống. Từ đó bản thân có thể thoát khỏi trạng thái chán nản, ủ rũ, xấu hổ,…
  • Tuyệt đối không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
  • Dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh như tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, chăm sóc cây cối, chơi với thú cưng,…
điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ
Bệnh nhân nên dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh 
  • Học cách kiểm soát cảm xúc giận dữ, căng thẳng thông qua các kỹ thuật như ngồi thiền, yoga, hít thở sâu,…
  • Cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ để nâng cao sức khỏe thể chất.

Phòng ngừa hội chứng ái kỷ

Hiện không có biện pháp phòng ngừa rối loạn nhân cách nói chung và hội chứng ái kỷ nói riêng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc chứng bệnh này có thể giảm đi đáng kể nếu thực hiện các biện pháp sau:

  • Gia đình cần nuôi dạy con trẻ một cách lành mạnh. Tránh đưa ra những lời khen quá mức so với ngoại hình và tài năng của trẻ.
  • Chú ý đến những lời chỉ trích để tránh tình trạng trẻ bị tổn thương, và nhạy cảm trước những lỗi lầm của bản thân.
  • Thăm khám và điều trị sớm các sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ.
  • Trong trường hợp gia đình có người mắc chứng ái kỷ, cần tích cực điều trị để tránh tình trạng trẻ học theo suy nghĩ, hành vi và phản ứng của người bệnh.
  • Cho trẻ tham gia những hoạt động vui chơi tập thể để tăng khả năng hòa nhập và thích nghi.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Rối loạn nhân cách ái kỷ (bệnh ái kỷ) gây ra rất nhiều vấn đề và phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít bệnh nhân nhận ra sự bất thường trong nhân cách.

Chính vì vậy, những người xung quanh cần có sự quan tâm đến các đối tượng có tính cách khác thường để người bệnh kịp thời thăm khám và điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Lan anh says: Trả lời

    Có ai chữa khỏi bệnh này mách mình với.Em ck mình bị 3 tháng nay, đang làm ăn giỏi sau Covid khó khăn suy nghĩ , bây giờ toàn nghĩ là bạn của các ông to, đòi gặp ông trong chính phủ, đòi cứu đất nước

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *