Bài test kiểm tra mức độ căng thẳng stress nhanh chóng chính xác

5/5 - (1 bình chọn)

Bài test kiểm tra mức độ căng thẳng (stress) giúp đánh giá phần nào tình trạng sức khỏe tâm thần. Các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện các bài test này thường xuyên, nhất là với những người bị overthinking để chủ động hơn trong việc giải tỏa căng thẳng.

bài test kiểm tra căng thẳng
Nên thực hiện bài test kiểm tra căng thẳng thường xuyên.

Mục đích của bài test kiểm tra mức độ căng thẳng – stress

Trước đây, căng thẳng thần kinh (stress) chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên ngày nay, cả trẻ em, người lớn, và người cao tuổi đều phải đối mặt với tình trạng này.

Stress thường xuyên và kèo dài có liên quan đến các vấn đề tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,… Căng thẳng cũng là nguyên nhân của một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng.

Các bài test kiểm tra mức độ căng thẳng – stress sẽ giúp chúng ta nhận ra những triệu chừng tiềm ẩn của bệnh, và đánh giá sơ bộ về tình trạng hiện tại của bản thân.

Các bài test overthinking không được xem là chẩn đoán chính thức. Tuy nhiên, nó giúp ta chủ động hơn trong việc bảo vệ, củng như cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Các bài test kiểm tra căng thẳng – stress (bài test overthinking)

Hiện tại, có khá nhiều bài test kiểm tra căng thẳng. Ngoài các bài test thông thường, bạn cũng có thể làm các bài Quiz test online để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe.

Nếu đang băn khoăn về mức độ stress của bản thân, bạn có thể thực hiện một số bài test sau. Tốt nhất, nên thực hiện đầy đủ để có hình dung cụ thể về tình trạng sức khỏe của bản thân.

1. Các bài test kiểm tra mức độ căng thẳng bằng hình ảnh

Các bài test kiểm tra căng thẳng (stress) bằng hình ảnh được ưa chuộng vì dễ thực hiện. Chúng không mất nhiều thời gian và phản ánh khá chính xác tình trạng sức khỏe.

Các bài kiểm tra này được phát triển dựa vào sự thay đổi của não bộ khi cơ thể bị stress, qua đó đánh giá được phần nào mức độ căng thẳng.

– Bài test 1:

Bài test 1 sử dụng hình ảnh tĩnh 100% với nội dung là quả cầu, và các chi tiết có hình dạng tương tự tổ ong. Mặc dù là hình ảnh tĩnh, nhưng một số người sẽ thấy chúng chuyển động với tốc độ chậm hoặc nhanh.

Bài test này được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Thần kinh học Alice Mado Proverbio đang công tác tại Trường đại học Milano-Bicocca của Italia.

Tiến sĩ cho biết, khi bị căng thẳng, vỏ não thị giác sẽ bị ức chế và suy yếu nên việc nhận diện, xử lý hình ảnh sẽ bất thường. Người bị stress sẽ nhận thấy bức hình chuyển động, trong khi thực tế đây là hình ảnh tĩnh.

bài test kiểm tra căng thẳng

Đánh giá mức độ stress:

  • Hình ảnh không chuyển động: Hình ảnh không chuyển động chứng tỏ bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, cần đảm bảo nhìn bức hình với kích thước chuẩn. Nếu thu nhỏ, bức hình gần như không chuyển động và sẽ phản ánh không đúng vấn đề bạn đang gặp phải.
  • Hình ảnh chuyển động chậm: Hình ảnh chuyển động chậm cho thấy bạn đang bị stress ở mức độ nhẹ. Điều này hoàn toàn không đáng lo. Bạn có thể cải thiện sức khỏe bằng lối sống khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Hình ảnh chuyển động nhanh: Trong trường hợp nhận thấy hình ảnh chuyển động nhanh, nhiều khả năng bạn đang đối mặt với stress nặng.

– Bài test thứ 2:

Bài test này cũng dựa trên cơ chế tương tự như bài test 1. Nhìn kỹ vào bức hình sau trong một thời gian dài và tránh bị xao nhãng, sau đó cảm nhận chiều chuyển động của bức hình.

bài test kiểm tra căng thẳng

Kết quả bài test:

  • Bức hình chuyển động theo chiều kim đồng hồ: Bạn đang đối mặt với tình trạng căng thẳng ở mức độ nhẹ. Cơ thể khá mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi.
  • Bức hình chuyển động ngược chiều kim đồng hồ: Cơ thể đang bị stress ở mức độ trung bình. Bạn cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu không cải thiện, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Bức ảnh đứng yên hoàn toàn: Điều này cho thấy bạn đang bị stress nặng. Cơ thể đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe.

– Bài test 3:

Bài test 3 cũng sử dụng hình ảnh tĩnh để đánh giá mức độ stress. Bạn chỉ cần nhìn vào bức hình trong khoảng 10 giây và cảm nhận chuyển động của bức hình. Sau đó bạn hãy xem kết quả để đánh giá được mức độ stress của bản thân.

bài test kiểm tra căng thẳng

Xem kết quả bài test:

  • Bức ảnh đứng yên: Nếu nhìn thấy bức ảnh đứng yên hoàn toàn, cơ thể bạn đang ở trạng thái tốt nhất. Bạn không bị stress và mệt mỏi.
  • Bức ảnh chuyển động nhẹ: Kết quả này đồng nghĩa với việc bạn đang bị stress nhẹ. Căng thẳng ở mức độ nhẹ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Để cải thiện, bạn nên giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Bức ảnh chuyển động nhanh: Bức ảnh chuyển động nhanh là kết quả của việc vỏ não thị giác bị ức chế và rối loạn. Điều này cho thấy cơ thể của bạn đang bị stress nặng cần được nghỉ ngơi và thư giãn kịp thời.

Khi thực hiện các bài test hình ảnh, cần đảm bảo có đủ ánh sáng và đeo kính nếu bạn có vấn đề về mắt. Bởi nếu nhìn hình ảnh trong điều kiện không đủ ánh sáng sẽ không phản ánh được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

2. Bài test sàng lọc căng thẳng qua các yếu tố gây stress

Bài test sàng lọc căng thẳng qua các yếu tố gây stress được nghiên cứu bởi các chuyên gia của Nhật Bản dựa trên tính cách, thu nhập và cuộc sống của người Nhật nói chung.

Các chuyên gia đã xác định các yếu tố gây stress thường gặp và cho điểm tương ứng. Trong vòng 1 năm trở lại đây, nếu bạn gặp phải yếu tố nào thì tính điểm và cộng lại để đối chiếu kết quả.

Bài test sàng lọc căng thẳng dựa vào các yếu tố gây stress:

  • Vợ/ chồng qua đời: 83 điểm
  • Công ty phá sản, làm ăn thua lỗ và nợ nần: 74 điểm
  • Người thân trong gia đình qua đời hoặc bạn bè thân thiết qua đời: 73 điểm
  • Ly hôn: 72 điểm
  • Ly thân: 67 điểm
  • Thay đổi môi trường làm việc: 64 điểm
  • Mệt mỏi vì khối lượng công việc quá nhiều: 62 điểm
  • Bản thân có các vấn đề về sức khỏe: 62 điểm
  • Thường xuyên phạm phải sai sót trong công việc: 61 điểm
  • Chuyển việc một cách không mong muốn: 61 điểm
  • Mắc nợ một số tiền khá lớn
  • Làm việc xa gia đình (trong trường hợp trước đây ở gần với gia đình): 60 điểm
  • Thay đổi lớn trong gia đình và sức khỏe: 59 điểm
  • Bị giáng chức: 59 điểm
  • Công ty sắp xếp lại nhân sự: 59 điểm
  • Sáp nhập công ty: 58 điểm
  • Giảm thu nhập: 58 điểm
  • Thay đổi nhân sự: 55 điểm
  • Điều kiện làm việc có thay đổi lớn (thường là theo chiều hướng tiêu cực): 54 điểm
  • Chuyển vị trí làm việc: 53 điểm
  • Có vấn đề trong mối quan hệ với đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác: 52 điểm
  • Có một khoản nợ tương đối và vẫn đủ khả năng chi trả: 51 điểm
  • Có mâu thuẫn, rắc rối với cấp trên
  • Gặp phải vấn đề liên quan đến pháp luật: 51 điểm
  • Con cái dọn ra ở riêng: 50 điểm
  • Chuyển vị trí làm việc theo sự sắp xếp của người khác: 50 điểm
  • Kết hôn: 49 điểm (dù hôn nhân hạnh phúc nhưng những áp lực từ việc tổ chức đám cưới, chăm lo cho gia đình,… vẫn được xem là yếu tố gây stress).
  • Tình dục không hòa hợp: 48 điểm
  • Gia đình có thêm thành viên mới: 47 điểm
  • Có các vấn đề về giấc ngủ: 47 điểm
  • Có mâu thuẫn với đồng nghiệp: 47 điểm
  • Chuyển nhà: 47 điểm
  • Nợ nần do mua nhà; 47 điểm
  • Vợ chồng thường xuyên cãi nhau, khó hòa hợp: 47 điểm
  • Con cái chuẩn bị có các kỳ thi quan trọng: 46 điểm
  • Gặp vấn đề trong quan hệ với khách hàng: 44 điểm
  • Mang thai: 44 điểm
  • Đến độ tuổi về hưu: 44 điểm
  • Hiệu suất lao động giảm: 44 điểm
  • Có vấn đề với cấp dưới: 43 điểm
  • Hết mình với công việc: 43 điểm
  • Bản thân thăng chức: 40 điểm
  • Vợ/ chồng nghỉ việc: 40 điểm
  • Vợ/ chồng bắt đầu đi làm: 38 điểm
  • Nghỉ dài hạn: 35 điểm
  • Thu nhập tăng: 25 điểm
bài test overthinking
Bài test sàng lọc dựa vào các yếu tố gây stress có thể xác định được nguy cơ bị căng thẳng ở mỗi người

Bảng sàng lọc này cho thấy, những tác động tích cực vẫn có khả năng gây stress. Chẳng hạn như việc thu nhập tăng đồng nghĩa với khối lượng công việc lớn, và trách nhiệm cũng nặng nề hơn.

Sau khi đánh dấu và cộng hết số điểm, bạn có thể xác định được nguy cơ bị stress thông qua bảng kết quả sau:

  • < 150 điểm: Khả năng stress 30%
  • 150 – 299 điểm: Nguy cơ stress 50%
  • >= 300 điểm: Nguy cơ stress lên đến 80%

Xem thêm: Các rối loạn liên quan đến Stress bạn cần cảnh giác

3. Bài kiểm tra sàng lọc stress thông qua lối sống

Lối sống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, những người có lối sống lành mạnh ít có nguy cơ bị căng thẳng và mức độ thường không quá nghiêm trọng.

Bài kiểm tra sàng lọc stress thông qua phong cách sống được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia của Trung tâm y tế Đại học Boston. Với mỗi câu hỏi, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 câu trả lời sau:

  • Không bao giờ/ không đúng: 0 điểm
  • Ít khi xảy ra/ chỉ đúng một phần: 1 điểm
  • Xảy ra thỉnh thoảng/ đúng khá nhiều: 2 điểm
  • Xảy ra thường xuyên/ đúng hoàn toàn: 3 điểm

Bài test sàng lọc nguy cơ stress thông qua phong cách sống bao gồm 20 câu hỏi. Sau khi thực hiện, bạn cộng tất cả điểm của các câu và đối chiếu kết quả để đánh giá mức độ stress.

  • Câu hỏi 1: Có ít thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc bản thân
  • Câu hỏi 2: Không chia sẻ các vấn đề xảy ra trong cuộc sống cho những người trong gia đình hoặc những người đang cùng chung sống (bạn bè, đồng nghiệp thân thiết)
  • Câu hỏi 3: Không có nhiều người quen và bạn bè
  • Câu hỏi 4: Cân nặng thấp hơn hoặc vượt quá tiêu chuẩn
  • Câu hỏi 5: Không có ai để có thể tin tưởng và dựa vào mỗi khi gặp khó khăn
  • Câu hỏi 6: Uống nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày
  • Câu hỏi 7: Khó có thể bày tỏ sự lo lắng, tức giận, buồn bã trước mặt mọi người.
  • Câu hỏi 8: Không tham gia bất cứ câu lạc bộ hay hoạt động xã hội nào.
  • Câu hỏi 9: Sử dụng nhiều hơn 5 ly đồ uống chứa cồn mỗi tuần
  • Câu hỏi 10: Không cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của những người xung quanh
  • Câu hỏi 11: Khó khăn trong việc sắp xếp thời gian.
  • Câu hỏi 12: Cơ thể mệt mỏi và hầu như không có cảm giác khỏe mạnh.
  • Câu hỏi 13: Không có niềm tin tôn giáo và cũng không tin tưởng vào bản thân mình.
  • Câu hỏi 14: Không bao giờ có hành vi và lời nói mang tính chất đùa giỡn
  • Câu hỏi 15: Hút ít nhất nửa bao thuốc lá mỗi ngày
  • Câu hỏi 16: Không ngủ đủ giấc ít nhất 3 lần/ tuần
  • Câu hỏi 17: Không có ai để tin tưởng tuyệt đối
  • Câu hỏi 18: Thu nhập thấp và chật vật với các khoản chi trong cuộc sống
  • Câu hỏi 19: Không tập thể dục
  • Câu hỏi 20: Có ít hơn 1 bữa ăn lành mạnh trong ngày
bài test overthinking
Phong cách sống là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ stress (căng thẳng thần kinh)

Sau khi cộng số điểm của 20 câu hỏi, bạn có thể đánh giá mức độ căng thẳng thông qua bảng kết quả sau:

  • Dưới 10 điểm: Sức khỏe tinh thần tốt, không bị stress và nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý, tâm thần cũng rất thấp.
  • Từ 11 – 30 điểm: Bạn đang bị stress ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi điều chỉnh thói quen xấu và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Từ 31 49 điểm: Kết quả cho thấy bạn đang bị stress tương đối nặng.
  • Trên 50 điểm: Nếu kết quả trên 50 điểm, bạn cần có biện pháp cải thiện sớm nhất để tránh những hậu quả về lâu dài. Những người có kết quả này thường đang bị stress nghiêm trọng và có nguy cơ bị suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ.

4. Bài test đánh giá mức độ căng thẳng qua các triệu chứng

Bạn có thể thực hiện thêm bài test kiểm tra stress thông qua các triệu chứng gặp phải. Hơn hết, các triệu chứng cơ thể gặp phải là dấu hiệu khách quan nhất cảnh báo các vấn đề sức khỏe.

Bài kiểm tra này bao gồm 21 câu hỏi và mỗi câu sẽ tương ứng với 4 câu trả lời. Sau khi thực hiện xong bài test, cộng tất cả điểm số và xem kết quả.

4 câu trả lời dành cho 21 câu hỏi:

  • Không bao giờ/ không đúng: 0 điểm
  • Thỉnh thoảng/ chỉ đúng một phần nhỏ: 1 điểm
  • Khá thường xuyên/ đa phần là đúng: 2 điểm
  • Thường xuyên/ đúng hoàn toàn: 3 điểm

Bộ 21 câu hỏi giúp đánh giá mức độ căng thẳng:

  • Câu hỏi 1: Hiếm khi lạc quan và ít có các cảm xúc tích cực
  • Câu hỏi 2: Khó có thể cảm thấy thoải mái, tâm trạng thường khó chịu, căng thẳng và bứt rứt
  • Câu hỏi 3: Bạn có cần động lực rất lớn mới có thể bắt đầu một việc gì đó hay không?
  • Câu hỏi 4: Có thường cảm thấy bản thân dễ mất bình tĩnh và kích động trước các tình huống bất ngờ trong cuộc sống?
  • Câu hỏi 5: Có cảm thấy không hài lòng khi có những sự việc xảy ra bất ngờ gây ảnh hưởng đến công việc hay không?
  • Câu hỏi 6: Có gặp phải tình trạng tim đập nhanh và mạnh hay không?
  • Câu hỏi 7: Có bị khô miệng thường xuyên hay không?
  • Câu hỏi 8: Có phản ứng thái quá trước những tình huống trong cuộc sống hay không?
  • Câu hỏi 9: Hiếm khi có cảm giác thư giãn và thật sự thoải mái?
  • Câu hỏi 10: Có dễ bị hoảng loạn trước những tình huống bất ngờ?
  • Câu hỏi 11: Có thường xuyên cảm thấy lo sợ về mọi thứ hay không?
  • Câu hỏi 12: Bản thân dễ tự ái hoặc nhạy cảm quá mức trước những lời phê bình của người khác?
  • Câu hỏi 13: Không có hy vọng vào bất cứ điều gì.
  • Câu hỏi 14: Luôn thường trực sự lo lắng về việc bản thân sẽ biến thành trò cười của người khác.
  • Câu hỏi 15: Gặp phải các biểu hiện rối loạn nhịp thở (thở gấp, thở nhanh, hơi thở nông,…)
  • Câu hỏi 16: Có cảm nhận cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa và không có bất cứ điều gì vui vẻ,
  • Câu hỏi 17: Cho rằng bản thân không xứng đáng hoặc đánh giá thấp bản thân.
  • Câu hỏi 18: Tuyệt vọng, bi quan và dễ chán nản.
  • Câu hỏi 19: Bản thân suy nghĩ quá nhiều và những luồng suy nghĩ thường quẩn quanh, lặp đi lặp lại không tìm được giải pháp một cách sáng suốt và rõ ràng.
  • Câu hỏi 20: Tay chân và cơ thể dễ đổ mồ hôi.

Sau khi cộng điểm, nhân tổng với hệ số 2 và đối chiếu kết quả:

  • Từ 0 – 14 điểm: Kết quả này cho thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải tình trạng căng thẳng.
  • Từ 15 – 18 điểm: Nếu kết quả từ 15 – 18 điểm, bạn đang bị stress ở mức độ nhẹ.
  • Từ 19 – 25 điểm: Số điểm này đồng nghĩa với việc bạn stress ở mức độ trung bình.
  • Từ 26 – 33 điểm: Nếu kết quả rơi vào số điểm này, bạn đang phải đối mặt với stress nặng. Tình trạng cần phải được điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống.
  • Từ 34 điểm trở lên: Bài test cho kết quả từ 34 điểm trở lên cho thấy bạn đang đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh nghiêm trọng.

5. Bài test sàng lọc stress và trầm cảm

Stress và trầm cảm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết. Trong nhiều trường hợp, stress kéo dài có thể gây ra trầm cảm. Để sàng lọc nguy cơ stress và trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test sau.

Bài test này bao gồm một loạt câu hỏi và nếu gặp câu nào đúng với bản thân, đánh dấu vào. Mỗi câu tương ứng với 4% và cộng tất cả lại sau đó đối chiếu kết quả.

Bài test sàng lọc nguy cơ stress và trầm cảm:

  • Khó có thể tập trung
  • Cảm thấy khó chịu bởi điều hoàn toàn bình thường và những sự việc không quá nghiêm trọng
  • Làm mọi việc chậm chạp hơn so với bình thường
  • Đôi khi có cảm giác rất tệ và cảm giác này kéo dài trong ít nhất vài giờ đồng hồ
  • Cảm thấy cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi
  • Mất đi hứng thú với những thứ bản thân từng yêu thích trước đây
  • Có những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy bản thân tội nghiệp, vô dụng
  • Không có hy vọng vào tương lai
  • Dễ nổi nóng, cáu kỉnh
  • Thiếu tự tin và đánh giá thấp bản thân mặc dù trước đây không như vậy.
  • Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường rõ rệt.
  • Lo sợ có điều gì tồi tệ sẽ đến với bản thân.
  • Khó khăn khi đưa ra các quyết định, dù đó là những quyết định hoàn toàn bình thường.
  • Tăng hoặc giảm nhiều hơn 3kg một cách không chủ ý.
  • Cảm thấy không ai yêu quý và quan tâm bản thân.
  • Có các cơn đau ngẫu nhiên nhưng không thể giải thích và không tìm ra nguyên nhân.
  • Không có mục đích sống.
  • Tránh gặp mặt bạn bè.
  • Trong mắt bạn, không có điều gì là quan trọng.
  • Luôn cảm thấy buồn bã, bi quan không hiểu vì sao.
  • Cảm thấy mệt mỏi và rất cố gắng mới có thể hoàn thành các công việc đơn giản trong ngày.
  • Cảm thấy bản thân là kẻ thất bại.
  • Không tìm thấy niềm vui hay cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.
  • Cảm thấy mắc kẹt giữa những điều bản thân mong muốn và sự thật là bản thân không muốn bắt tay làm bất cứ điều gì.
  • Tâm trạng luôn nặng nề, khó chịu mặc dù cuộc sống có nhiều chuyện tốt đẹp.

Kết quả:

  • Ít hơn 20%: Nếu kết quả dưới 20%, bạn đang bị stress ở mức độ vừa phải. Bạn đang phải đối mặt với sự chán nản, mệt mỏi nhưng mọi thứ chỉ ở mức độ trung bình và không có gì đáng lo ngại. Điều quan trọng nhất là biết cách giải tỏa stress và điều chỉnh lại các thói quen xấu.
  • Từ 20 – 40%: Căng thẳng ở mức trung bình và cần phải cải thiện sớm để tránh những ảnh hưởng lâu dài.
  • Từ 40 – 60%: Nếu kết quả dao động từ 40 – 60%, nhiều khả năng bạn đang bị rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ hoặc stress nặng.
  • Từ 60 – 80%: Kết quả từ 60 – 80% cho thấy bạn đang bị rối loạn cảm xúc. Trường hợp này cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh những hậu quả lâu dài.
  • Trên 80%: Kết quả trên 80% cho thấy bạn có khả năng bị trầm cảm cao. Tuy nhiên, điều này có thể không chính xác nếu bạn thực hiện bài test sau khi phải đối mặt với sự kiện sang chấn. Để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, bạn nên thực hiện bài test khi tâm lý ổn định.

Sau khi thực hiện bài test kiểm tra mức độ căng thẳng (stress), bạn cần có biện pháp cải thiện kịp thời nếu nhận thấy cơ thể đang bị stress. Trong trường hợp stress nặng, nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để tham vấn và trị liệu sớm.

Tham vấn tâm lý cùng chuyên gia giúp bạn có cái nhìn tổng quát về sức khỏe tinh thần. Bạn có thể xác định được mình có đang bị stress hay không, stress ở mức độ như thế nào để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý, bạn có thể liên hệ qua số Hotline:  096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Nói chung, các bài test kiểm tra căng thẳng (stress) sẽ giúp bạn có hình dung nhất định về tình trạng sức khỏe. Qua đó chủ động hơn trong việc giải tỏa stress và bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để kiểm soát stress hiệu quả nhằm hạn chế các hậu quả và biến chứng nặng nề.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Vân Phạm says: Trả lời

    Tôi thấy hình nào mà chả chuyển động, nhưng chuyển động nhẹ thôi, mà phòng mình ai thấy chuyển động, chẳng lẽ tất cả mọi người stress tất hở

    1. Lê Ngọc Bích says: Trả lời

      Cũng dễ lắm bạn, dân công sở giờ dễ bị stress lắm

    2. Pham Thị Quyên says: Trả lời

      Tôi cũng tháy chuyển động, nhưng ở xã hội này cũng khó tránh bị stress nhẹ lắm, stress nhẹ cũng bình thường mà, ko có gì đáng lo, ở mức độ chấp nhận được nó còn giúp mình tốt lên

    3. Nguyễn Văn Hoàng Anh says: Trả lời

      Đó là dấu hiệu của Stress nhẹ bạn ạ

  2. Ly Phương says: Trả lời

    Test hình ảnh tôi thấy hình có chuyển động nhưng chậm thôi, bài test lối sống tận 40 điểm, sao vậy nhờ, làm thế nào để biết mình chính xác đang ở mức độ nào

    1. Minh Hân says: Trả lời

      Đi khám đi bạn, ra bệnh viện hoặc đi tham vấn tâm lý ở các cơ sở trị liệu tâm lý cũng rất tốt

      1. Ly Phương says: Trả lời

        Tham vấn tâm lý liệu có chính xác như bệnh viện không bạn, mình thấy vẫn nên ra bệnh viện thì hơn

        1. Minh Hân says: Trả lời

          Như nhau thôi bạn à, mỗi loại nó dựa trên những yếu tố khác nhau. Ví dụ ra viện, họ sẽ dựa trên các chỉ số y khoa để kết luận hoặc làm bài test. Nhưng các chuyên gia tâm lý thì sẽ xem xét mức độ vấn đề tâm lý của bạn là tổn thương nông hay sâu, nhiều vấn đề hay một vấn đề, nó đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn.

  3. Nguyễn Thanh Quang says: Trả lời

    Cuộc sống lúc nào mà chả có áp lực, mệt mỏi, đừng để bản thân bị stress quá là được, phải biết cân bằng cảm xúc của mình.

    1. Tuyet Nhung says: Trả lời

      Đúng rồi, ăn ngủ nghỉ phù hợp, có làm thì cũng có nghỉ ngơi, giải trí…

  4. Trần Thục Vân says: Trả lời

    Làm thế nào để mình không bị rơi vào tình trạng stress. Tôi làm ở ngân hàng, môi trường và công việc khá áp lực, tôi thường xuyên bị đau dạ dày,ăn uống khó tiêu, đau đầu, tụt huyết áp. Tôi làm bài test cũng điểm hơi cao.

    1. Nam Tran says: Trả lời

      Làm ngân hàng hại mệt lắm, công việc áp lực, môi trường cũng phức tạp, may trước mình làm được một thời gian thấy mệt quá nên ra ngoài làm việc khác. tiền nhiều thì nhiều thật nhưng bản thân cũng cần phải được nghỉ ngơi nữa

    2. Thảo Võ says: Trả lời

      Có thể bạn bị stress nặng thật rồi, bạn nên đi khám hoặc đi trị liệu tam lý đi nhé.

    3. Tường Vy says: Trả lời

      Đi trị liệu tâm lý đi bạn, trị liệu sẽ giúp bạn biết cách giải tỏa stress tốt hơn, ko chỉ đơn giản là nghe nhạc, xem phim, đi chơi, đi du lịch nữa.

  5. Phan Huong Ly says: Trả lời

    Mức độ chính xác của các bài test này là bao nhiêu vậy, mình thấy toàn ra kết quả stress nặng

    1. Mỹ Phượng says: Trả lời

      Thế bạn nên vào viện kiểm tra hoặc tham vấn tâm lý xem nhé

    2. Hiền Nguyễn says: Trả lời

      Tham vấn tâm lý sẽ cho mình thấy được sức khỏe tinh thần của mình như thế nào, bạn qua chỗ này tham vấn này https://www.nhipsongdothi.vn/giai-toa-stress-cong-viec-hieu-qua-tai-trung-tam-tam-ly-tri-lieu-nhc-viet-nam-69100.html

    3. Hung Nguyen says: Trả lời

      Mình nghĩ có thể bạn cũng bị stress nặng rồi, bạn nên đặt lịch tham vấn tâm lý bên NHC việt nam ấy, họ sẽ đánh giá chính xác sức khỏe cho bạn, trị liệu giúp mình có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, học cách giải tỏa tâm lý đúng cách, không chỉ là thiền hay yoga đâu, đi trị liệu còn là giải pháp để phát triển bản thân nữa nhé

  6. Bich Hue says: Trả lời

    Mình là kiểu người implosion và đã có nhiều lần mình tự kiềm nén những bất đồng trong gia đình, cho đến những lúc mình không chịu nổi nữa và phản ứng một cách điên cuồng khó hiểu, rất khó để kiểm soát những lúc như vậy, mặc dù mình hoàn toàn hình dung được những gì mình đã làm. Thời gian sau, mình dành thời gian luyện tập thiền và luôn cố gắng tiếp cận những lối suy nghĩ tích cực, nhìn nhận và phân tích vấn đề rõ hơn, học cách đặt mình vào vị trí người khác, sau một thời gian, bản thân vẫn còn khá dễ bốc đồng nhưng mình đã dần dần phản ứng hợp lý hơn. mình thấy vấn đề áp lực của mình không chỉ đến từ việc hiểu biết,kiến thức về vấn đề gì đó mà còn biết cách thấu hiểu người khác nữa

  7. Đào Kiệt says: Trả lời

    Sáng nào mình cũng ngủ dậy trong tình trạng thiếu năng lượng của cơ thể, cảm giác lờ đờ mệt mỏi chẳng muốn làm gì hết dù là mới sáng sớm. thế có phải bị stress không, làm thế nào để thoát ra khỏi vấn đề này

    1. Thao Nguyên says: Trả lời

      Bạn ngủ thế nào, ngủ đúng giờ và có ngon giấc không, chất lượng giấc ngủ rất quan trogn đến tinh thần và năng lượng của ngày hôm sau đấy

    2. Diễm Thư says: Trả lời

      Bản thân em thì hay thiền định mỗi ngày 10p để tĩnh tâm giải tỏa căng thẳng và hiệu suất cao hơn!

    3. Diểm My says: Trả lời

      Mình dùng phương pháp ho’oponopono, đọc 4 câu ho’oponopono 108 lần mỗi ngày. Lúc nào cảm xúc của mình tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, khó ngủ, mình cũng đọc ho’oponopono để ngắt trạng thái và ngủ ngon hơn. M cũng có năng lượng tốt hơn khi sử dụng pp này thường xuyên

    4. Đào Kiệt says: Trả lời

      Cảm ơn các bạn đã chia sẻ, giúp mình biết đến nhiều pp mà bình thường mình không biết, m sẽ thử tìm hiểu và thực hành xem sao

    5. Triệu Đồng says: Trả lời

      Một giải pháp nữa để mình bớt rơi vào tình trạng stress là đứng trên vấn đề, khi mình đã rèn luyện bản thân để có kỹ năng, kiến thức tốt thì bạn sẽ đứng trên vấn đề và sẽ không bị stress nữa. Muốn như thế thì bản thân phải thường xuyên rèn luyện để tốt hơn.

  8. Trương Minh says: Trả lời

    Đã ai đi trị liệu stress chưa, thời gian này tôi mệt mỏi quá, ăn uống không ngon, thường xuyên mất ngủ, đầu óc lúc nào cũng đau như búa bổ, cơ thể không có năng lượng để làm việc, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực. Tôi đã uống một vài sản phẩm tpcn hỗ trợ nhưng ko ăn thua

    1. Nguyễn Đạt says: Trả lời

      Mình nghĩ tình trạng của bạn là trầm cảm rồi ý, đi khám đi bạn ạ

    2. Nguyễn Phúc says: Trả lời

      bạn qua NHC họ tư vấn cho nhé, mình thấy bên này uy tín đấy, vtv2 cũng giới thiệu giải pháp trị liệu của họ https://tamlytrilieunhc.com/vtv2-gioi-thieu-giai-phap-tri-lieu-tram-cam-khong-dung-thuoc-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-16067.html

    3. Phương Linh Nguyễn says: Trả lời

      Chị tôi cũng đang trị liệu tâm lý ở đây, chị cũng có những dấu hiệu khá giống như bạn, lúc đầu chỉ nghĩ là stress thôi, nhưng đi khám đã ra trầm cảm rồi, mà chị có vấn đề về gan nên không muốn dùng thuốc nên đã qua đây để hỏi trị liệu. Hiện tại chị mình đã trị liệu được gần 2 tháng, sức khỏe gần như đã hồi phục hoàn toàn mà gói trị liệu của chị là 3 tháng cơ

  9. Chu Khải says: Trả lời

    Khi mà bị stress nhẹ thì em thường hít một hơi thật sâu và kết thúc bằng một nụ cười mỉm khi thở ra. Nếu bị stress nặng thì em lấy một tờ giấy ra rồi cầm bút chì ghì thật mạnh và vẽ tự do cho tới khi nào hết. Còn trong khi phải làm những bài tập mà kéo dài 2-3 tiếng thì em thường hay bật nhạc để tránh bị stress. Có lẽ giải pháp mỗi người mỗi khác.

  10. Lê Dung says: Trả lời

    Em đang stress cực kỳ mọi người ạ. Mọi thứ từ chuyện cá nhân, tình cảm đến công việc và gia đình, mọi thứ như đang chống lại và cô lập em. Em bị sụt 4 cân chỉ trong 1 tuần và bị run chân tay như chứng parkinson vậy. Đọc bài rồi test theo em thấy mình stress nặng lắm mà bây giờ không biết làm sao cả, em muốn kết thúc tất cả.

    1. Nguyễn Phượng says: Trả lời

      Bạn biết không m cũng từng trải qua cảm giác này. Và sau khi vượt qua chúng rồi thì m nhận ra được rằng mọi thứ đều bắt nguồn từ chính những suy nghĩ của m. Nếu bạn làm chủ đc suy nghĩ, bạn sẽ làm chủ đc mọi chuyện xung quanh. Hữu duyên bạn có thể nhắn cho mình để chia sẻ nhé

    2. Hải Trần says: Trả lời

      Mình cũng vậy và đang cố gắng chống trọi mỗi ngày để kh ai thấy được mình bất ổn

  11. Thanh Thanh says: Trả lời

    mọi người đừng coi thường mấy cái stress nhỏ nhỏ của bản thân hay cả những người xung quanh nữa, tích tụ lại sẽ gây ra chuyện lớn đấy, như bạn mình cũng từng bị stress dẫn đến trầm cảm, từng có ý định tự sát không dưới 5 lần nhưng may mắn tìm được trung tâm tâm lý tốt và gặp được chuyên gia có tâm nên bây giờ ổn hơn nhiều rồi. ban đầu bạn ý kể mình còn chủ quan nghĩ ai chả bị stress, có gì to tát đâu mà lại khổ sở thế, nhưng phải đến khi nhìn thấy bạn của mình thay đổi, trở nên chán chường và có ý nghĩ tiêu cực đáng sợ thế nào thì mình mới ý thức được, may lắm là bạn mình còn cứu vãn được, bây giờ sống vui vẻ hơn rồi nên mình mới không day dứt

    1. Tú Ly Nguyễn says: Trả lời

      chị ơi chị có biết bạn chị chữa ở đâu không ạ? chị cho em xin địa chỉ với vì chị gái em cũng đang bị stress ạ

      1. Thanh Thanh says: Trả lời

        c không nhớ chính xác lắm nhưng hình như là NKC hay NHC gì đó, ở Hà Nội luôn em ạ

      2. Vũ Thế Anh says: Trả lời

        NHC bạn ơi, mình cũng có người nhà từng trị liệu trầm cảm ở đây nên mình nhớ, mọi người có thể tham khảo thông tin ở đây https://giadinhvaphapluat.vn/day-lui-stress-khong-dung-thuoc-bang-phuong-phap-tam-ly-tri-lieu-tai-nhc-viet-nam-p75630.html, chỗ này lên cả báo đài nên uy tín nổi tiếng rồi

        1. Tú Ly Nguyễn says: Trả lời

          dạ, em cảm ơn anh, em sẽ tham khảo thêm với gia đình em xem thế nào ạ

      3. Thanh Thanh says: Trả lời

        à đúng rồi, NHC

  12. Hương Phạm says: Trả lời

    Stress vì hơn 1 năm nay chưa có đêm nào con không quấy đêm và hôm nay con bị sốt vừa mệt mỏi vì k còn tiền để cho con khám bệnh. Em stress trong đầu lúc nào cũng văng vẳng cái chết

    1. Lương Bách says: Trả lời

      bạn nên đi khám xem sao nhé, cẩn thận trầm cảm sau sinh đấy ạ nguy hiểm lắm

    2. Hiền Hòa says: Trả lời

      nên đi khám tâm lý chị ơi, để lâu sợ lắm đó ạ

  13. Tiến Đạt says: Trả lời

    Trk mk bị stress kéo dài,mất ngủ liên tục 6 tháng liền r.có ai đã có kinh nghiệm vượt qua mà k cần dùng thuốc Tây chưa ạ?

    1. Phạm Ngọc says: Trả lời

      Kinh nghiệm là đi làm tâm lý bạn nhé

  14. Thái Thanh Hằng says: Trả lời

    Mình đang làm việc trong 1 môi trường 0 thân thiện và mình stress thật sự… nó ám ảnh mình tới mức tối ngủ còn nằm mơí

  15. Ngọc Minh says: Trả lời

    Có ai bị stress mà chảy máu cam luôn không

    1. Hằng Phan says: Trả lời

      mình chỉ bị đau đầu với buồn nôn như một số bạn nói bên trên, bạn có thể đi khám xem sao nhé

  16. Mỹ Hà says: Trả lời

    Recomend các bạn là thể thao, vận động giảm stress rất nhiều. Với lại mọi người nên khiến bản thân bận rộn, như vậy sẽ ít thời gian overthinking á

    1. Phạm Trường says: Trả lời

      công nhận là cũng tốt nhưng mà nhiều người còn không có thời gian, hoặc họ chưa biết cách điều hướng được bản thân

    2. Tống Mỹ Linh says: Trả lời

      Cách này cũng có hiệu quả nhưng nếu có chuyên gia tâm lý đồng hành hay ai đó ở bên đốc thúc, hỗ trợ thì mình nghĩ sẽ tốt hơn

  17. Hana Lê says: Trả lời

    Em có thử một số bài test trên và tự thấy hiện tại em stress quá. Năm nay em mới lên 12 những lúc nào cũng bị overthinking, nhiều lúc em còn bị ảo giác, rối loạn cảm xúc. Em không dám chia sẻ cho ai hết, đêm đến cứ khóc và chỉ muốn tutu nhưng đến sáng thì em lại sợ hãi suy nghĩ của mình. Điều này xảy ra từ lúc bố mẹ em ly hôn và do rất nhiều điều khác, nhưng chủ yếu bắt nguồn từ gia đình em. Em có nên tự đi khám không ạ? Em sợ mình chưa đủ tuổi để tự đi khám ạ

    1. Phạm Trường says: Trả lời

      Trước tiên thì anh rất thông cảm với em, em có thể tìm hiểu các trung tâm tâm lý và gọi hỏi thử xem sao, anh nghĩ em nên đi khám chứ không thể để mãi như vậy được

      1. Hana Lê says: Trả lời

        dạ em cảm ơn anh ạ, anh có biết trung tâm nào uy tín chữa stress trầm cảm không ạ, em ở Bắc Ninh

        1. Phạm Trường says: Trả lời

          Bắc Ninh gần HN thì ra HN đê, ở HN nhiều mà, em có thể liên hệ Trung tâm tâm lý trị liệu NHC, trung tâm có địa chỉ ở HN đấy.

          1. Hana Lê says:

            Anh cho em hỏi phải chỗ này không ạ? https://tamlytrilieunhc.com/

        2. Phạm Trường says: Trả lời

          đúng rôi em, em thử liên hệ với bên đó xem sao nhé, người yêu anh trước có trị liệu ở đây, cá nhân anh thì thấy ổn

          1. Hana Lê says:

            vâng, em cảm ơn ạ

  18. Long Trần says: Trả lời

    Mỗi khi stress e lại bị đau đầu nhẹ, thì có phải là biểu hiện của bệnh ko ạ?

    1. Nắng Hoa says: Trả lời

      mình cũng có triệu chứng khi stress sẽ đau đầu, đau nửa đầu hoặc cổ vai gáy. Theo mình biết thì nó chỉ là nền hoocmon serotonin quá thấp nên khi stress hoocmon lên quá cao đột ngột làm hay bị đau đầu. Cố gắng nghĩ những điều stress theo hướng tích cực thì sẽ đỡ hơn bạn ạ

    2. Tào Thu Hà says: Trả lời

      Tui thì Đau đầu buồn nôn ói mửa, mất ngủ và sau đó là tức ngực, tay chân bủn rủn

    3. Tuấn Nghĩa says: Trả lời

      Mấy ngày nay mình cũng mất ngủ, đau nhức đầu, ê ẩm người, lòng dạ bồn chồn, khó chịu., không biết stress cấp nào rồi

  19. Phạm Trần Phương Thảo says: Trả lời

    Bài test nào cũng ở mức trung bình hay nặng,mong không sao cả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *