Con bị bắt nạt ở trường: Dấu hiệu và điều Cha Mẹ nên làm
Làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt chắc chắn là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng vô cùng đau đầu bởi nếu không hành xử khéo léo có thể khiến con bị cô lập hay bị bắt nạt nghiêm trọng hơn. Cha mẹ cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến con bị bạn bè bắt nạt đồng thời dạy con cách phản kháng thông minh khi thật cần thiết. Trò chuyện và giúp con thư giãn tinh thần cũng là biện pháp để con có tâm lý thoải mái hơn.
Đối tượng trẻ dễ bị bạn bè bắt nạt
Trẻ dễ bị bắt nạt thường thuộc các nhóm có đặc điểm dễ trở thành mục tiêu của sự kỳ thị hoặc yếu thế về mặt thể chất, tâm lý và xã hội.
Dưới đây là các nhóm đối tượng trẻ dễ bị bắt nạt:
- Trẻ có vẻ ngoài khác biệt: Những trẻ có ngoại hình khác biệt như chiều cao, cân nặng không theo chuẩn chung, hoặc có đặc điểm như đeo kính, màu da khác biệt, hoặc mặc quần áo không hợp mốt thường dễ bị bắt nạt hơn.
- Trẻ có kỹ năng xã hội yếu: Trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp, kết bạn, hoặc thể hiện cảm xúc một cách dễ dàng thường ít có sự hỗ trợ từ bạn bè và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt.
- Trẻ có xu hướng nổi bật về thành tích học tập: Cả hai nhóm trẻ có thành tích học tập cao và thấp đều có thể bị bắt nạt. Trẻ thông minh, có nhiều thành tích có thể trở thành đối tượng ganh tị. Trong khi đó, trẻ có thành tích yếu có thể bị chế giễu.
- Trẻ thuộc nhóm yếu thế xã hội: Trẻ em thuộc các nhóm thiểu số về văn hóa, tôn giáo, hoặc thuộc cộng đồng LGBTQ+ có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn so với trẻ em thuộc nhóm đa số.
- Trẻ có tình trạng tâm lý hoặc bệnh lý đặc biệt: Trẻ mắc các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ hoặc ADHD (Rối loạn Tăng động Giảm chú ý) cũng dễ bị bắt nạt vì chúng có thể phản ứng không theo chuẩn mực chung.
- Trẻ không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc người chăm sóc: Những trẻ sống trong môi trường gia đình không ổn định hoặc thiếu sự chăm sóc, yêu thương từ cha mẹ cũng có khả năng cao bị bắt nạt do không có người bảo vệ hoặc hướng dẫn cách đối phó với tình huống bắt nạt.
Hiện nay, thực trạng con trẻ bị bắt nạt ngày càng gia tăng và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, con trai thường sẽ bị bắt nạt nhiều hơn về mặt thể chất như đánh đập, đẩy, và gây tổn thương cơ thể. Các vụ bắt nạt này thường công khai và dễ thấy. Còn các bạn nữ thường bị bắt nạt thông qua hình thức tâm lý và xã hội như nói xấu, lan truyền tin đồn, hoặc tẩy chay khỏi các nhóm bạn bè. Đây là dạng bắt nạt tinh vi hơn và thường xảy ra trong các mối quan hệ bạn bè hoặc nhóm.
Dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường
Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy có thể con của bạn đang bị bắt nạt ở trường lớp hoặc khu vực sinh sống.
1. Thay đổi về hành vi và tâm lý
- Lo lắng, căng thẳng: Con có thể thường xuyên tỏ ra lo lắng hoặc căng thẳng, đặc biệt là khi sắp đi học hoặc khi gặp những tình huống xã hội cụ thể.
- Trầm cảm hoặc buồn bã kéo dài: Nếu con của bạn thường xuyên buồn, im lặng, hoặc biểu hiện các triệu chứng trầm cảm như không muốn tham gia các hoạt động từng yêu thích, có thể đây là dấu hiệu bị bắt nạt.
- Cảm giác cô lập: Con có xu hướng tránh giao tiếp hoặc tỏ ra cô lập với bạn bè và gia đình, ít muốn tham gia vào các hoạt động xã hội.
2. Biểu hiện thể chất
- Thương tích không rõ nguyên nhân: Cơ thể con xuất hiện các vết thương, vết bầm tím, hoặc vết xước mà không có lời giải thích hợp lý.
- Mất đồ dùng cá nhân: Con trẻ thường xuyên bị mất đồ đạc như quần áo, sách vở, điện thoại, tiền, hoặc đồ dùng học tập mà không thể giải thích được.
3. Biểu hiện trong học tập
- Sụt giảm thành tích học tập: Con có thể mất tập trung trong học tập, thành tích sụt giảm đột ngột mà không có lý do rõ ràng.
- Trốn tránh việc đến trường: Con của bạn có thể thường xuyên kêu đau bụng, đau đầu hoặc giả vờ ốm để tránh đến trường. Nếu trẻ đột ngột sợ hãi hoặc không muốn tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc các buổi học thể dục, điều này cũng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt.
4. Biểu hiện về tâm lý và cảm xúc
- Tự ti, mất lòng tự trọng: Con có thể cảm thấy mình kém cỏi, luôn tự chỉ trích hoặc cảm thấy xấu hổ về bản thân.
- Sợ hãi những nơi đông người: Trẻ có thể tỏ ra không thoải mái hoặc sợ hãi khi phải đến những nơi có đông người như trường học, sân chơi hoặc các hoạt động tập thể.
5. Thay đổi về sinh hoạt và thói quen
- Mất ngủ hoặc ác mộng: Khi con của bạn bị bắt nạt thường có giấc ngủ không ổn định, dễ gặp ác mộng hoặc gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ có thể mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.
6. Các dấu hiệu khác
- Tránh nói về trường học hoặc bạn bè: Con của bạn có xu hướng né tránh hoặc tỏ ra khó chịu khi được hỏi về trường học, bạn bè, hoặc các hoạt động liên quan.
- Thay đổi nhóm bạn hoặc bị cô lập: Nếu con đột ngột thay đổi nhóm bạn, không còn chơi với bạn bè cũ, hoặc bị tẩy chay trong lớp, đây cũng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt.
Nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu trên, cần phải chú ý và tìm cách tiếp cận với con trẻ để tìm hiểu rõ hơn về tình huống.
Phụ huynh nên làm gì khi con bị bắt nạt ở trường?
Tình trạng bắt nạt học đường đang rất phổ biến hiện nay và kèm theo rất nhiều hệ lụy đáng buồn. Trẻ bị bắt nạt có xu hướng sợ hãi việc đi học, không dám đi học và càng khép mình, không muốn giao tiếp trò chuyện với ai. Rất nhiều học sinh đã gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu đều có liên quan đến nạn bắt nạt ở trường học.
Vậy con bị bắt nạt Cha Mẹ phải làm sao để hỗ trợ con?
1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con bị bạn bè bắt nạt, cô lập chẳng hạn như do tính con quá nhút nhát hiền lành, việc học tập của con không tốt, hoàn cảnh gia đình phức tạp, có cha mẹ ly hôn.. Việc hiểu rõ nguyên nhân vì đâu sẽ khiến phụ huynh biết nên làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt.
Chẳng hạn nếu con thường bị bạn bè trêu chọc bắt nạt do quá hiền thì mẹ cần dạy con cách phản kháng lại, không cần thực hiện theo sự sắp xếp của chúng. Nếu con bị bắt nạt bởi hoàn cảnh gia đình thì cần nói cho con biết rằng đó không phải là lỗi của con, đồng thời khuyến khích con tự tin hơn thay vì sức sống trong mặc cảm do bản thân tự tạo ra. Hay khi con bị bắt nạt vì ngoại hình thì mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ các biện pháp để con điều chỉnh ngoại hình, ăn mặc gọn gàng xinh xắn hơn.
Việc tìm hiểu nguyên nhân con bị bắt nạt còn nhằm mục đích có thể nói chuyện với kẻ bắt nạt hoặc phụ huynh của kẻ bắt nạt dễ dàng hơn. Phụ huynh cũng có thể nhờ bạn bè, giáo viên hay phía nhà trường hỗ trợ lưu lại hình ảnh, bằng chứng chi tiết nếu con bị bắt nạt hay bạo lực nghiêm trọng để phòng bị các trường hợp xấu có thể xảy ra.
2. Hãy trấn an tinh thần
Việc bị bạn bè bắt nạt, cô lập hay bạo hành khiến tinh thần con suy sụp, sợ hãi xung quanh nhưng cũng không dám nói với ai. Tuy nhiên lúc này phụ huynh không nên cố gắng gặng hỏi con nguyên nhân hay kẻ bắt nạt là ai, vì sao con lại bị như thế vì sẽ chỉ khiến con hoảng sợ, lo lắng hơn mà thôi. Thay vào đó lúc này phụ huynh hãy cố gắng trấn an để con bình tĩnh trở lại.
Hãy ôm con vào lòng và nói rằng còn đừng lo lắng vì sẽ luôn có cha mẹ bên cạnh. Nếu con ở trạng thái hoảng sợ và chỉ muốn ở trong phòng thì phụ huynh cũng nên dành không gian riêng để con nghỉ ngơi thư giãn, không nên ép buộc con ra khỏi phòng để hỏi con lý do. Tuy nhiên vẫn cần kiểm soát, theo dõi các dấu hiệu của con để tránh trường hợp con thực hiện các hành vi tự gây hại cho bản thân.
Làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt thì phụ huynh hãy đợi con thực sự bĩnh tĩnh rồi mới bắt đầu nói chuyện với con. Hãy tập trung lắng nghe, phân tích các vấn đề mà con nói để có thể hiểu tình huống đang diễn ra đồng thời đưa cho con những lời khuyên thích hợp nhất.
Hãy trấn an con rằng việc con bị bắt nạt với những nguyên nhân đó không phải là lỗi của con và nhấn mạnh cho con biết rằng cha mẹ sẽ luôn ở bên cạnh. Điều này có thể giúp con an tâm hơn, không còn quá lo lắng hay sợ hãi và có thể chủ động chia sẻ vấn đề với cha mẹ.
3. Làm việc với các bên có liên quan
Ở một số trường hợp, việc trẻ bắt nạt hay trêu chọc nhau đôi khi chỉ vì các bé đùa quá trớn, các bạn lại thích hùa nhau mới khiến con cảm thấy bị tổn thương. Trong trường hợp này phụ huynh có thể gặp gỡ và nói rõ với các bạn rằng làm như vậy là không tốt, điều này có thể giải quyết tình trạng con bị trêu chọc.
Tuy nhiên không phải lúc nào sự ra mặt của phụ huynh cũng là tốt. Ở một số trường hợp con còn có thể bị bắt nạt hay cô lập nghiêm trọng hơn, các bạn có thể cho rằng con là một kẻ mách lẻo và không thèm chơi với con, luôn đem chuyện này ra để trêu chọc con. Hơn nữa chuyện con trẻ đôi khi cũng phải để chúng tự giải quyết, không phải cứ phụ huynh nói ra là có hiệu quả.
Làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt – phụ huynh nên trao đổi với giáo viên để hiểu rõ các xích mích của con đồng thời nhờ đến sự hỗ trợ của nhà trường và bạn bè xung quanh. Trong một vài trường hợp đôi khi cũng cần phải làm việc với cả các gia đình của kẻ bắt nạt.
Dù vậy nếu con bị bắt nạt nghiêm trọng, có liên quan đến bạo lực hay trấn lột thì đôi khi những việc này không mang lại kết quả. Đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên, nếu bị phụ huynh nhắc nhở đôi khi chúng còn bắt nạt con bạn nghiêm trọng hơn, nếu không thể tiến hành trong trường thì thực hiện ngoài trường. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp hiếm.
4. Hướng dẫn con cách phản kháng
Như đã nói, có rất nhiều “kẻ bắt nạt học đường chuyên nghiệp” mà đôi khi chính bố mẹ chúng cũng không thể kiểm soát. Đây là hệ quả của lối giáo dục sai cách, sự thiếu quan tâm của phụ huynh đến con trẻ. Tình trạng này xảy ra không hề hiếm và ngay cả khi bạn làm việc với nhà trường hay phụ huynh của những đứa trẻ này thì tình trạng con bị bắt nạt cũng không được giải quyết, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Vậy lúc này phụ huynh cần làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt? Hãy dạy con cách phản kháng để bảo vệ chính mình bởi không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh để bảo vệ con. Hầu hết những nguyên nhân khiến con dễ thành mục tiêu bắt nạt cũng bởi con quá hiền lành, khi bị người khác trêu chọc, bạo lực sẽ sợ hãi, không biết xử lý tình huống nên càng ngày càng bị bắt nạt nhiều hơn.
Thông thường nhiều phụ huynh thấy con bị bắt nạt thường nói rằng con hãy tránh xa chúng, tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng có thể làm được, nhất là khi con học cùng lớp hoặc con đã trở thành mục tiêu của chúng. Thay vì trốn chạy thì con nên học cách đương đầu với khó khăn và tự phản kháng để bảo vệ bản thân.
Ban đầu, phụ huynh có thể dạy con cách phản kháng bằng lời nói. Chẳng hạn khi bị một ai đó trêu chọc vì là “đồ không có bố” thì bạn có thể dạy con nói rằng “mẹ mình còn giỏi hơn cả một người bố” hay nếu con bị bắt nạt vì quá béo thì có thể nói rằng ” nhưng mình vẫn yêu cơ thể mình” thay vì tức giận vì những lời trêu chọc đó. Thái độ tự tin khi phản kháng lại của con chắc chắn sẽ khiến những kẻ đó sẽ bất ngờ, không biết nói gì và hạn chế việc bắt nạt con hơn.
Tất nhiên trong trường hợp việc dùng lời nói phản kháng không mang đến hiệu quả như mong đợi thì con cũng có thể dùng hành động, đặc biệt là khi con bị bạo lực. Gia đình nên khuyến khích việc cho con tự học võ để bảo vệ bản thân mình trước những tình huống bị bắt nạt một cách tốt nhất.
Hầu hết những kẻ bắt nạt thường chọn những mục tiêu mà chúng cho là yếu đuối, không phản kháng lại nên khi con biết cách đấu tranh bảo vệ bản thân thì tình trạng này có thể chấm dứt. Mặt khác việc cho con học võ cũng là một cách giúp con khỏe mạnh, tự tin, tích cực hơn nên phụ huynh cũng nên xem xét.
5. Chia sẻ với con nhiều hơn
Những đứa trẻ bị bắt nạt thường mang tâm lý cô đơn, lo lắng, sợ hãi. Kể cả khi về nhà, con cũng thường có xu hướng trốn tránh bố mẹ, chỉ muốn ở trong phòng mà muốn giao tiếp hay chia sẻ với ai. Điều này càng làm tinh thần con mệt mỏi và tồi tệ hơn. Rất nhiều đứa trẻ bị bị bắt nạt vì không biết nói với ai, tự mình chịu đau khổ nên mới dẫn đến con tự làm đau bản thân như một cách giải tỏa căng thẳng.
Phụ huynh nên làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt để có thể giúp con? Hãy dành thời gian để trò chuyện với con nhiều hơn mỗi ngày, làm một người bạn thân thiết của con, có thể lắng nghe, chia sẻ với con những vui buồn trong ngày. Khi con được giải tỏa những nỗi lo lắng hay căng thẳng thì tinh thần sẽ dần tích cực hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.
Tuy nhiên phụ huynh cũng nên hạn chế việc nhắc đến các vấn đề con bị bắt nạt hoặc hỏi con một cách khéo léo. Việc cha mẹ nhắc trực tiếp đến việc con bị bắt nạt, trêu chọc đôi khi có thể khiến con hoảng loạn, lo lắng và không muốn nói chuyện với cha mẹ nữa.
Mặt khác, mỗi phụ huynh cũng nên rèn luyện cho mình thói quen, nói chuyện, giao tiếp với con cái hằng ngày để sớm phát hiện những vấn đề bất thường. Không ít phụ huynh vì quá bận rộn với công việc, không có thời gian nói chuyện với con hằng ngày nên chẳng hay biết việc con bị bạo lực học đường. Để đến khi con có những triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm hay thậm chí là tự tử mới phát hiện ra thì đã quá muộn màng.
6. Giúp con tự tin vào bản thân
Trẻ bị bắt nạt thường luôn cảm thấy tự ti về bản thân, luôn trong trạng thái lo âu, buồn bã, chán nản. Đặc biệt những trẻ bị bắt nạt do có liên quan đến các tác nhân ngoại hình, gia đình phức tạp càng tự ti hơn. Sự tiêu cực trong con thậm chí còn làm con tin rằng những lời mà kẻ bắt nạt nói là đúng sự thật, làm con đánh mất lòng tự trọng, cho rằng con thực sự là một kẻ xấu xí và đáng thương.
Rèn luyện sự tự tin trong con ngay từ giai đoạn thơ ấu không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng bắt nạt học đường mà còn là chìa khóa dẫn lối tới cánh cửa thành công ở tương lai. Vì thế việc nâng cao sự tự tin cho con trong thời điểm này là cực kỳ cần thiết. Một số vấn đề mà phụ huynh có thể làm như
- Nói cho con biết rằng con là một người quan trọng với gia đình, với cha mẹ
- Chỉ cho con thấy các điểm mạnh của bản thân và khuyến khích con phát triển nó
- Chăm chút ngoại hình cho con, chẳng hạn mua cho con những trang phục tươm tất, luôn đảm bảo con tắm rửa sạch sẽ gọn gàng. Nếu là con gái có thể mua thêm các phụ kiện làm điệu
- Giảm cân hay giúp con dưỡng da nếu cần thiết. Mẹ có thể bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, khuyến khích con tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để kiểm soát cân nặng
- Khuyến khích con nói ra những suy nghĩ bản thân, phát triển sở thích hay mong muốn của mình
- Phụ huynh có thể cùng đóng vai diễn kịch với con, chẳng hạn ngồi dưới làm khán giả để nghe con ca hát, thuyết trình, điều này có thể giúp con cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Luôn động viên, khích lệ con hằng ngày
- Cho con tham gia các lớp ngoại khóa, lớp học kỹ năng mềm, các hoạt động tập thể cùng bạn bè để nâng cao khả năng giao tiếp kết bạn cũng như gia tăng sự tự tin
7. Giúp con kết bạn nhiều hơn
Thực tế cho thấy những đứa trẻ dễ bị bắt nạt chính là những đứa trẻ nhút nhát, gặp khó khăn trong việc kết bạn hay giao tiếp nên thường con chỉ ngồi một mình. Chính vì con hay ở một mình nên mới dễ bắt nạt bởi nếu có bạn bè bên cạnh thì sẽ luôn có những người đồng lòng bảo vệ con. Ngoài ra vì không có bạn bè nên khi bị trêu chọc, bắt nạt con không biết chia sẻ với ai nên càng rơi vào tình trạng khó khăn hơn.
Chính do đó, phụ huynh cần khuyến khích hay hỗ trợ con kết bạn nhiều hơn. Chẳng hạn mẹ có thể chuẩn bị cho bé một ít bánh kẹo để chia cho các bạn. Nếu con là một người thông minh mẹ có thể khuyến khích chon chủ động chỉ bài khó cho các bạn hoặc có thể tổ chức các bữa tiệc nho nhỏ để gắn kết con và các bạn tốt hơn. Khuyến khích con tham gia các hoạt động trường lớp, hoạt động tập thể cũng là cách đơn giản nhất để con có thể kết bạn rộng rãi hơn.
8. Chuyển trường nếu cần thiết
Như đã nói, thực tế hiện nay có rất nhiều đứa trẻ dù nhỏ tuổi nhưng đã là một kẻ bắt nạt “chuyên nghiệp”. Những lời chúng nói ra vô cùng tàn nhẫn, độc địa khiến những người khác tổn thương rất nhiều. Chúng cũng thường có những “hội nhóm” chuyên đi bắt nạt bạn bè. Không chỉ bắt nạt về mặt tinh thần mà những đứa trẻ này còn có các hành động bạo lực khiến con bạn tổn thương về cả thể chất.
Việc một đứa trẻ bắt nạt bạo lực bạn bè có thể chính là hệ quả của lối giáo dục sai cách, tiếp xúc với công nghệ quá sớm mà đôi khi chính bố mẹ chúng cũng không kiểm soát được. Việc con bạn phản khác hay bị những người khác nhắc nhở đôi khi có thể gây ra các tình huống nghiêm trọng hơn nằm ngoài cả tầm kiểm soát của người lớn.
Vì vậy nếu thấy môi trường học tập của con quá tiêu cực, con vẫn còn bị bắt nạt nghiêm trọng thì tốt nhất phụ huynh nên xem xét đến việc cho con chuyển trường. Thay đổi môi trường học tập lành mạnh chính là cách giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về nhân cách và trí não. Đây chính là điều mà phụ huynh nên làm để mang đến cuộc sống tốt nhất cho con.
9. Cho con khám tâm lý nếu cần thiết
Tâm lý trẻ nhỏ còn rất yếu nên dù ít dù nhiều, việc con bị bắt nạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con. Phụ huynh nếu thấy con có các dấu hiệu bất thường như thường xuyên giật mình, học hành sa sút, hay gặp ác mộng, sợ đến lớp kể cả khi đã chuyển trường, luôn trong trạng thái bồn chồn lo lắng thái quá thì tốt nhất nên đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý ngay lập tức.
Thông qua việc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý có thể loại bỏ được những vướng mắc tâm trí, những nỗi ám ảnh về việc bị bắt nạt của con. Tinh thần con dần lấy lại sự lạc quan, tích cực, biết cách bảo vệ bản thân và dám đối diện với nỗi sợ hãi của chính mình. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn con cách suy nghĩ lạc quan tích cực, nâng cao giá trị của bản thân và niềm tin vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, phụ huynh nếu không biết nên làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt cũng có thể xin tư vấn từ chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ các biện pháp giúp đỡ con tốt nhất, phòng tránh tối đa nguy cơ con gặp các bệnh tâm lý nghiêm trọng khác.
Trên đây là một số gợi ý giúp phụ huynh giải đáp băn khoăn nên làm gì khi con bị bạn bè bắt nạt. Phụ huynh nên dành thời gian để nói chuyện, chia sẻ với con hằng ngày để phát hiện sớm những vấn đề bất thường và có biện pháp giúp đỡ con kịp thời. Hướng dẫn con các biện pháp bảo vệ bản thân chính là điều mà các bậc cha mẹ nên thực hiện từ ngay bây giờ để phòng tránh các nguy cơ này xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị bạn bè trêu chọc: Sự ảnh hưởng và cách giúp trẻ vượt qua
- Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ nhút nhát thiếu tự tin vào bản thân
- Nỗi sợ bị người khác phán xét, đánh giá và cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!