Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Bị Điểm Kém?
Nên làm gì khi con bị điểm kém là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh bởi việc trách mắng chỉ khiến con cảm thấy buồn bã, tổn thương còn nếu không nhắc nhở có thể làm con không có đủ quyết tâm thay đổi hay cố gắng hơn. Tính cách của con phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục, ngay cả trong những việc nhỏ như cách ứng xử khi kết quả học của con không tốt nên gia đình cần thực sự thận trọng.
Hậu quả từ việc la mắng trẻ thường xuyên khi bị điểm kém
Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình học giỏi và thành công, điều này có vừa khiến họ tự hào, vừa khiến họ không còn phải quá lo lắng về cuộc sống của con sau này. Cha mẹ luôn sẵn sàng đầu tư tiền bạc cho con đi học thêm, thuê gia sư hay bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc học hành thì họ đều không hề tiếc tiền. Bởi vì kỳ vọng lớn, hy vọng nhiều nên mỗi khi con bị điểm kém phụ huynh lại cực kỳ bực tức.
Thực tế thì dù ai cũng đã trải qua việc học tập, thi cử và cha mẹ cũng thế những mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi khác nhau, phụ huynh chẳng thể cứ áp đặt “thời của mình” vào cuộc sống hiện tại của con. Không ít phụ huynh khi thấy con bị điểm kém, thi trượt, thứ hạng không cao đã luôn la mắng, chì chiết con bằng những lời lẽ đầy tổn thương do không biết làm gì khi con bị điểm kém.
Những lời nói như “nuôi phí cơm phí gạo”; “sao con kém cỏi thế”; “ngu như… “; “qua nhà xem cái A xem nó làm bao nhiêu việc nhà mà cũng đứng nhất, còn mày… “. Cách ứng xử thiếu phù hợp của cha mẹ có thể gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến tinh thần của con. Con trở nên ngày càng bi quan, học hành trong sự căng thẳng, thiếu ngủ nên kết quả thi cử vẫn ngày càng tụt dốc.
Theo các chuyên gia, phụ huynh vẫn luôn giữ tư tưởng truyền thống, coi trọng thành tích học tập, luôn cho rằng phải dùng biện pháp mạnh thì con mới có thể vào khuôn khổ và cũng không biết làm gì khi con bị điểm kém nên mới la mắng con thường xuyên. Giáo dục bằng bạo lực hoàn toàn có thể khiến con đi hoàn toàn “lệch quỹ đạo” mà cha mẹ mong muốn.
Rất nhiều trường hợp học sinh phải đi chăm sóc trị liệu tâm lý vì trầm cảm, rối loạn lo âu do học hành ngày càng xuống dốc, tâm lý bất ổn, tiêu cực, dễ kích động hơn và đặc biệt là có xu hướng ngày càng xa rời cha mẹ. Hơn nữa những đứa trẻ thường bị cha mẹ giáo dục bằng cách la mắng, bạo lực khi con bị điểm kém cũng có xu hướng thực hiện bạo lực ngược lại với người khác, tính cách ngày càng ngỗ nghịch hơn hoặc ngày càng khép kín bản thân hơn.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị điểm kém?
Không ít đứa trẻ phải rơi vào căng thẳng, lo lắng đến mất ăn mất ngủ ngay sau kỳ thi vì sợ sẽ bị điểm kém, sợ bảng điểm được gửi về cho phụ huynh coi. Chính kỳ vọng vô hình của cha mẹ lại khiến con trở nên cực kỳ mệt mỏi, đặc biệt ở những gia đình mà phụ huynh luôn coi trọng quá mức về điểm số. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con bị điểm kém để vừa giúp con tốt hơn mà không làm tổn thương con?
Không nên la mắng, chì chiết
Nên làm gì khi con bị điểm kém thì đầu tiên, dù kết quả học tập của con có tệ đến mức nào thì phụ huynh cũng cần cực kỳ bình tĩnh, tránh la mắng con. Việc này vừa khiến con tổn thương, xuống tinh thần, hạ thấp lòng tự trọng với bản thân và đồng thời cũng khiến tình cảm gia đình xa cách hơn.
Nếu phụ huynh thường la mắng, hạ thấp năng lực của con khiến con có thể hình thành suy nghĩ rằng bản thân thực sự kém cỏi nên cha mẹ mới ghét mình. Đặc biệt ở những đứa trẻ luôn bị cha mẹ chê bai, la mắng sẽ có tâm lý không muốn cố gắng hơn vì kiểu gì cũng không được công nhận. Có rất nhiều lý do làm con bị điểm kém nhưng chưa gì đã bị cha mẹ “phủ đầu” bằng những từ ngữ khó nghe thì tổn thương hoàn toàn là hiển nhiên.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng tuyệt đối không nên có thói quen so sánh con với người khác, điều này có thể làm con bị hạ thấp lòng tự trọng, cảm giác tự ti hay thậm chí là nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét với người mà cha mẹ hay so sánh. Điều này chắc chắn sẽ chẳng tốt chút nào trong quá trình hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
Rõ ràng phụ huynh cảm giác buồn bực, tức giận vì mình đặt quá nhiều kỳ vọng vào con nhưng cũng đừng quên rằng bản thân con cũng đang vô cùng tiêu cực, buồn tủi. Con vốn dĩ đã có đầy những cảm xúc tiêu cực khi ở trên lớp nên về nhà con mong được cha mẹ an ủi, yêu thương mà lại chỉ nhận được lời chê bai nên càng suy sụp hơn. Bởi vậy nên làm gì khi con bị điểm kém thì tuyệt đối không nên la mắng con.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị điểm kém
Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn tư tưởng “thương cho roi cho vọt”, phải la mắng thì con mới thành người, mới cải thiện được. Tuy nhiên trước khi nóng giận hay phán xét bất cứ một vấn đề nào, chúng ta cũng cần thực sự bình tĩnh và xác nhận đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Tương tự, trước khi trách con học hành kém, năng lực yếu thì phụ huynh cần hiểu rõ lý do khiến con có kết quả học không tốt.
Nên làm gì khi con bị điểm kém thì trước hết phụ huynh cần bĩnh tĩnh và trao đổi với con lý do vì sao con có kết quả kém vậy, từ đó đưa ra hướng xử lý giúp con thay đổi. Chẳng hạn do trước đó do con không học bài, do “lệch tủ”, do con không hiểu bài tập đó, do con bị ốm.. Khi đã biết rõ chính xác nguyên nhân thì việc trách mắng con đôi khi cũng có thể phù hợp hơn là chưa gì đã “phủ đầu” con bằng những câu từ sát thương.
Ví dụ nếu lỗi do con chủ quan không học bài thì phụ huynh cần nghiêm túc phê bình để con không lặp lại lỗi đó một lần nữa. Hay nếu bản thân con đã thực sự cố gắng nhưng kết quả lại không được như ý muốn thì phụ huynh cần động viên, khuyến khích để con cố gắng hơn cho lần sau, nâng cao sự quyết tâm hơn.
Làm gì khi con bị điểm kém – nắm rõ năng lực của con
Phụ huynh cần làm gì mỗi khi con bị điểm kém, chính là hãy trao đổi với giáo viên để tìm hiểu rõ về năng lực, thế mạnh của con để xem xét môn bị điểm kém đó có phải là môn mà con không có hứng thú, là yếu điểm không. Mỗi trẻ có thế mạnh riêng của bản thân, nếu con giỏi các môn tự nhiên thường kém hơn về các môn xã hội. Con giỏi về việc ghi nhớ, viết lách có thể kém hơn về thể dục.
Cha mẹ không thể nào lúc nào cũng đòi hỏi con phải giỏi đồng đều tất cả, la mắng khi con chỉ được 7 điểm văn trong khi toán được đến 9,5 điểm. Con người không ai là hoàn hảo, chính các bậc cha mẹ cũng vậy, họ không thể cùng lúc làm tốt tất cả mọi việc, vậy vì sao lại bắt học học tốt cả hơn 10 môn học?
Mặt khác, khi đã hiểu về năng lực của con, muốn con tốt hơn không phải điều khó khăn. Chẳng hạn khi con giỏi toán nhưng lại kém về lịch sử vì con không thể ghi nhớ cột mốc, sự kiện, cảm giác đây là môn học rất chán. Phụ huynh hoàn toàn có thể tạo nguồn cảm hứng hay giúp con ghi nhớ tốt hơn bằng cách cho con xem các bộ phim, đọc các bộ truyện về lịch sử, vừa thú vị, ấn tượng lại dễ nhớ hơn hẳn.
Tất nhiên như đã nói, làm gì khi con bị điểm kém thì việc nắm bắt được thế mạnh hay khuyết điểm của con để giúp con cải thiện là điều cực kỳ cần thiết nhưng phụ huynh cũng không nên quá ép buộc con. Chí ít, với các môn mà con không có năng lực, con học yếu kém mà đạt được ở mức trung bình – khá là có thể cho là rất tốt rồi.
Phụ huynh cũng đừng quá tiêu cực về điểm số không tốt của con bởi thông qua điều này cha mẹ có thể đánh giá chi tiết hơn về năng lực của con, tránh cả hai ảo tưởng hay chủ quan. Bên cạnh đó, việc đăng ký cho con các lớp học thêm hoặc trực tiếp dưỡng dẫn cho con về các kỹ năng mà con còn yếu cũng là rất cần thiết.
Tạo cho con không gian học tập tốt hơn
Cũng có rất nhiều trẻ học yếu kém, có kết quả thi cử không tốt chính là do con không có cảm hứng học tập, không yêu thích việc học, luôn không tập trung được khi ngồi vào bàn học. Do đó nếu phụ huynh băn khoăn không biết làm gì khi con bị điểm kém thì hãy thử thay đổi không gian học tập cho con, điều này ít nhất có cũng có giúp cho có hứng thú hơn khi ngồi vào bàn học.
Quan trọng đầu tiên là không gian học tập phải yên tĩnh, tránh ảnh hưởng quá nhiều bởi những tiếng ồn khi nói chuyện, tiếng xem TV hay làm việc của cha mẹ. Với những nhóm trẻ hay bị mất tập trung tránh để những đồ vật có thể khiến con dễ bị xao lãng. Hoặc có thể để những đồ vật khích lệ tinh thần cho con, chẳng hạn là một con thú bông.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị điểm kém, có nên ngồi học cùng để giúp con hay không cũng là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế phụ huynh cũng có thể học cùng con nhưng chỉ trong một khung giờ nào đó để giúp con khi gặp khó khăn, đặc biệt với các môn con yếu kém hơn, tránh ngồi kè kè bên con cả tối sẽ khiến con cực kỳ áp lực và mất tự nhiên thì việc học sẽ càng làm con chán nản hơn.
Làm gì khi con bị điểm kém – thưởng phạt công minh
Phụ huynh cần biết rằng, phần thưởng luôn mang đến sự thu hút, hấp dẫn hơn là hình phạt. Phụ huynh hoàn toàn có thể động viên, khích lệ con cố gắng hơn trong những lần sau bằng việc đặt ra một phần thưởng thú vị. Chẳng hạn là bộ đồ chơi mà con yêu thích, với những kỳ thi quan trọng hơn thì có thể là một chuyến đi chơi xa chẳng hạn. Điều này có thể tạo động lực để con cố gắng hơn.
Tuy nhiên đôi lúc phụ huynh vẫn nên có các hình phạt nếu con làm chưa tốt, chưa hết mình, tuy nhiên cần áp dụng các cách phạt văn minh và có thể mang đến nhiều giá trị tích cực cho con. Chẳng hạn phạt con đọc hết một chương trong cuốn sách nào đó và hỏi con có rút ra được bài học gì. Làm gì khi con bị điểm kém thì điều này có thể giúp ích cho con nhiều hơn là cách hình phạt như không được chơi điện thoại, không được đi chơi.
Hay phạt con làm việc nhà như rửa bát, nấu cơm, lau nhà dù bình thường con không phải làm vì cha mẹ luôn muốn làm hết để con có nhiều thời gian học tập để làm việc và nghỉ ngơi hơn. Sau khi thực hiện hình phạt con có thể nhận ra rằng hóa ra cha mẹ đã vất vả đến thế để tạo cho mình nhiều thời gian hơn, từ đó có động lực thay đổi và cố gắng hơn.
Điều chỉnh lại thời gian biểu cho con hằng ngày
Một lịch trình sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ mang đến cho con nhiều lợi ích về cả thể chất và tinh thần. Việc phải học tập quá nhiều để cải thiện kết quả thi trước đó có thể khiến con ngày càng trở nên tiêu cực và mệt mỏi hơn. Khi tinh thần chất chứa quá nhiều nỗi lo, luôn cảm thấy uể oải, không có tinh thần thì kết quả học tập ngày càng giảm sút hơn. Vậy làm gì khi con bị điểm kém?
Xem xét và cân đối thời gian biểu cho con, cân bằng cả việc học tập, sinh hoạt và nghỉ ngơi để con khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần là điều cha mẹ cần quan tâm từ sớm. Chẳng hạn thay vì để con thức khuya đến 1- 2h sáng để học thì nên khuyến khích con ngủ sớm hơn, trước 23h và dậy sớm hơn, vào 4-5h sáng để vừa học tập, vừa tập thể dục thì kiến thức cũng dễ dàng ghi nhớ hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, làm gì khi con bị điểm kém cũng cần có khoảng thời gian linh hoạt để con thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học tập căng thẳng. Chẳng hạn con có thể ôn bài sau khi ăn tối, đến 9h có thể giải trí, thư giãn bằng cách xem phim, đọc truyện, lướt điện thoại khoảng 30- 45 phút, sau tiếp tục học bài đến 11h chuẩn bị đi ngủ là có thể phù hợp.
Phụ huynh cũng đừng quên những giây phút thư giãn bằng những chuyến đi chơi, đi ăn cùng gia đình. Chính gia đình là nguồn năng lực tốt nhất, giúp con luôn có cảm giác an tâm cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Đây cũng là cách để cha mẹ có thể xin lỗi hay làm lành với con nếu trước đó có vô tình dùng những lời lẽ không phù hợp, quá nghiêm khắc với con trong việc học tập trước đó.
Phụ huynh cần thay đổi về cách nhìn nhận về kết quả học tập
Có bao giờ chính phụ huynh tự nhìn nhận lại rằng, phải chăng mình đã sai khi luôn ép con phải học tốt, về mục tiêu giáo dục. Tất nhiên tất cả chúng ta đều biết rằng, bảng điểm, những tờ giấy khen học sinh giỏi, những tấm bằng giỏi có thể đem đến cho chúng ta rất nhiều thuận lợi ở cả hiện tại và tương lai, là cách để công nhận năng lực của một người nhưng nó không hoàn toàn phải là tất cả.
Có rất nhiều phụ huynh luôn ép con phải làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm giám đốc thì mới là thành công mà không nhận ra rằng, thực tế họ chỉ đang đưa ước mơ, đưa kỳ vọng của bản thân ra và bắt con cái phải thực hiện. Cha mẹ cũng chưa bao giờ hỏi con thực sự điều gì, hoặc nếu ước mơ của con không đúng với ý muốn của cha mẹ họ cũng gạt phăng đi, cho rằng con quá tầm thường.
Giáo dục Việt Nam vẫn đang đặt rất nặng về thành tích, điều này dường như đã ăn sâu vào tư tưởng mỗi người. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận rằng, giáo dục Việt Nam vẫn đang mạnh hơn về lý thuyết, ít chú trọng hơn về thực hành hay đào tạo các kỹ năng mềm cho học sinh. Một học sinh lúc nào cũng đứng nhất lớp nhưng lại gặp khó khăn khi đối diện với các tình huống xã hội, không biết giúp đỡ người khác, luôn ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân thì chắc chắn khả năng thành công cũng rất hạn chế.
Thực tế trong xã hội hiện nay cũng có rất nhiều người thành công cho dù nền tảng học tập của họ không quá xuất sắc. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là phủ nhận tầm quan trọng của học tập hay kiến thức khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng có vô vàn con đường có thể đi tới thành công, quan trọng là bạn chọn con đường nào và có dũng cảm theo đuổi nó hay không.
Làm gì khi con bị điểm kém thì bên cạnh việc hỗ trợ con cải thiện về kết quả học tập thì phụ huynh cũng rất cần nuôi dưỡng con trở thành một người có đạo đức, trung thực, tích cực, biết giúp đỡ người khác, biết phân biệt cái xấu và cái tốt chứ không phải lúc nào cũng ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mình, thậm chí dùng mọi thủ đoạn để đạp đổ người khác, nâng giá trị của bản thân lên.
Tất nhiên cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con nhưng bản thân họ cũng là lần đầu làm cha mẹ nên không phải lúc nào cũng biết cách làm gì khi con bị điểm kém. Luôn dành sự động viên tích cực, tạo cho con cảm giác tin tưởng, được tôn trọng, lắng nghe con nhiều hơn chính là cách giúp con lấy lại tinh thần và quyết tâm sau mỗi lần bị điểm kém đồng thời con tăng sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cảm giác bị bỏ rơi trong cuộc sống đáng sợ như thế nào?
- 10 Cách kiềm chế cảm xúc khi tức giận
- Mất động lực làm việc nên làm gì để vượt qua sự chán nản?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!