Làm thế nào để vượt qua cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ muốn tự sát?

5/5 - (1 bình chọn)

Cuộc sống của chúng ta là sự đan xen của những cảm xúc tiêu cực và tích cực gắn với nhiều sự kiện hay đối tượng khác nhau. Có những người có thể tự mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực như vậy để hướng đến tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nhưng nhiều người vẫn bị bủa vây, dồn nén, thậm chí nảy sinh cả ý nghĩ tự sát, không còn tha thiết với cuộc sống nữa.

Trong chương trình Phỏng vấn chuyên gia của Trung tâm NHC Việt Nam, Master Coach Cao Kim Thắm – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích dưới góc nhìn khoa học tâm lý về giải pháp vượt qua cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ muốn tự sát.

Không phải ai cũng tự mình vượt qua cảm xúc tiêu cực được
Không phải ai cũng có thể vượt qua cảm xúc tiêu cực được.

Cảm xúc tiêu cực xuất phát từ đâu?

Trước khi tìm kiếm nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là tất cả các cảm giác khiến cho bản thân mỗi người cảm thấy buồn bã, đau khổ hay tổn thương. Cảm xúc này có thể khiến cho chúng ta cảm thấy chán nản, mất đi sự tự tin hoặc mất dần nhiệt huyết, tha thiết với cuộc sống hiện tại.

Cảm xúc tiêu cực có nhiều hình thức xuất hiện khác nhau trong cuộc sống, ví dụ như tức giận, buồn bã, ghen tị, xấu hổ, chán nản,… thậm chí muốn tự chấm dứt cuộc đời. Nguyên nhân xuất phát cảm xúc tiêu cực ở mỗi người mỗi khác, giống như người ta thường nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Bởi lẽ mỗi một ngày trôi qua, mỗi người trong chúng ta đều sẽ gặp những người, những chuyện khác nhau và hoàn cảnh chúng ta sinh sống hay trưởng thành cũng không giống nhau.

Thế nhưng nhìn chung, tất cả những cảm xúc tiêu cực thường sẽ xuất phát từ sự tổn thương, những cảm xúc bị dồn nén, những điều không như ý xảy ra mà nội lực của một người không đủ mạnh mẽ để vượt qua. Đặc biệt, nó thường xuất phát từ những tổn thương, những sự mất kết nối trong gia đình.

Tất cả những cảm xúc tiêu cực đều xuất phát từ sự tổn thương.

Ví dụ phổ biến nhất là những đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, sự yêu thương của ba mẹ hay việc ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực lên con, bắt con học theo nghề mà ba mẹ định hướng mà không quan tâm đến những nhu cầu hay mong muốn của con. Những việc đó có thể khiến cho con trẻ bị dồn nén cảm xúc và từ từ sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có những bạn còn có ý nghĩ tự sát và làm tổn thương chính cơ thể của mình.

Hậu quả của việc không thể vượt qua cảm xúc tiêu cực

Khi những cảm xúc tiêu cực không được giải quyết mà bị dồn nén thì sẽ sinh ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Như việc chúng ta ta bắt đầu cảm thấy buồn, chán, không còn muốn tiếp xúc với ai. Hay nhiều người sẽ đóng cửa, ở trong phòng một mình, không muốn trò chuyện với cả người thân của mình, tự nhốt mình trong thế giới đầy tiêu cực.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Cụ thể hơn, những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho cả thể xác lẫn tâm lý, tinh thần như sau:

1. Gây ra những suy nghĩ tiêu cực

Cảm xúc có mối liên hệ mật thiết đối với suy nghĩ và hành động. Cảm xúc tiêu cực sẽ tạo ra một loạt những suy nghĩ tiêu cực như tự ti về bản thân, chán nản với cuộc sống, chán nản với cuộc đời,… tự hủy hoại bản thân, tự làm tổn thương bản thân và cũng có thể muốn tổn thương người khác.

Trong khi đó, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhận thức (hay suy nghĩ) có tác dụng chi phối tất cả hoạt động của cơ thể, điều khiển cảm xúc và hành vi. Nếu giữ những cảm xúc tiêu cực, bi quan trong thời gian dài, bạn sẽ rơi vào trạng thái trầm mặc, u uất và căng thẳng, thậm chí nhấn chìm tất cả những điều tích cực và quên mất ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

2. Ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật

Cảm xúc tiêu cực hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến học tập và công việc trong cuộc sống bình thường của chúng ta. Khi có cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ phải đối mặt với sự chán nản, buồn bã, căng thẳng hay ghen tị, đố kỵ,… dẫn đến tình trạng dễ mất tập trung và lơ đễnh trong khi học tập, làm việc.

Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực còn khiến cơ thể cảm thấy nặng nề và mệt mỏi, ảnh hưởng tới hiệu suất của tất cả những việc cần làm. Trong khi những người có cảm xúc tiêu cực được chứng minh rằng sẽ tiếp thu nhanh chóng, sáng tạo và linh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả hơn.

3. Tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ

Người có cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực thường rất khó cảm thấy vui vẻ, thoải mái và lạc quan. Họ phần lớn luôn bị bủa vây bởi những lo lắng, căng thẳng, nghi ngờ bản thân và cảm thấy không yên tâm về nhiều thứ dẫn đến ảnh hưởng cả các mối quan hệ từ những người thân yêu nhất và bạn bè, thầy cô,…

Không phải ai cũng luôn luôn chịu đựng và cảm thông hoàn toàn cho những cảm xúc tiêu cực của bạn. Họ sẽ có lúc thấy bực tức, mệt mỏi, cảm thấy gặp khó khăn trong việc chia sẻ, đồng cảm cùng nhau nên sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, thậm chí là sự rạn nứt các mối quan hệ.

Cảm xúc tiêu cực sẽ làm tăng mâu thuẫn trong nhiều mối quan hệ khác nhau.

4. Bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt cho bản thân

Người có những cảm xúc tiêu cực luôn nhìn vào mặt hạn chế và khó khăn của vấn đề nhiều hơn là những điều tiêu cực, đồng thời có những suy nghĩ thiếu tự tin, lo sợ đủ đường. Khi giữ những cảm xúc và suy nghĩ như vậy trong thời gian lâu dài, bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá có thể chỉ đến một lần trong đời.

Ví dụ như việc nghĩ rằng mọi tình huống hay kế hoạch đều có kết quả xấu, sự cố này kia nên bạn không dám thử những điều mới, ngại thay đổi công việc tốt hơn hoặc tạo dựng các mối quan hệ mới. Cuộc sống không những vuột đi nhiều cơ hội mà còn dẫn đến sự bế tắc, chán nản kéo dài dai dẳng.

5. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

Một trong những hậu quả thường gặp nhất của cảm xúc tiêu cực hiện nay chính là sự gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý. Nguyên nhân là vì nhận thức có khả năng chi phối cảm xúc, hành vi và tất cả những sự việc xảy ra trong cuộc sống.

Nếu không thoát ra được những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt suy nghĩ tiêu cực, nặng nề và bế tắc trong thời gian dài. Theo thời gian, tâm lý sẽ trở nên bất ổn, xuất hiện nhiều vấn đề như stress, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm ở nhiều mức độ. Đặc biệt, sự xuất hiện thường xuyên của những suy nghĩ tự sát là dấu hiệu cho thấy trầm cảm đã ở cuối giai đoạn 2 đầu giai đoạn 3.

6. Gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra tâm trạng lo lắng, bồn chồn, bất an,… khó lòng ổn định được trạng thái bình thường. Tình trạng đó có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ liên miên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dễ thấy nhất là việc mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, cảm xúc tiêu cực, sự căng thẳng, lo lắng,… có thể gây ra nhiều vấn đề về dạ dày, đường ruột, làm tăng huyết áp, tăng cân, ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở chị em phụ nữ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sinh lý cho cả hai giới.

7. Dẫn đến những quyết định khó cứu vãn

Bên cạnh những hậu quả được đề cập bên trên, thực trạng xã hội ngày nay còn cho chúng ta thấy được hậu quả nguy hiểm hơn thế từ những cảm xúc tiêu cực. Cụ thể, một người không vượt qua được cảm xúc tiêu cực sẽ nảy sinh ra những suy nghĩ và hành động cực đoan, khó lòng kiểm soát và cứu vãn.

Họ cảm thấy mất kết nối với mọi người và cuộc đời, tự làm tổn thương bản thân mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Cho đến khi cảm thấy bế tắc cùng cực, không thể tìm thấy lối ra hay ý nghĩa nào khác trong cuộc sống, họ sẽ nghĩ đến việc tự giải thoát bản thân với ý nghĩ tự sát, tự chấm dứt cuộc đời của chính mình.

Làm thế nào để vượt qua cảm xúc tiêu cực và ý nghĩ tự sát?

Theo Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm:

Thực ra, việc vượt qua được những cảm xúc tiêu cực và ý nghĩ tự sát sẽ dựa vào nội lực của mỗi người. Có những người có thể tự vượt qua được vấn đề này để lạc quan, tích cực hơn nhưng cũng có những người thì nội lực của họ không đủ để vượt qua được.

Và từ yếu tố cốt lõi đó, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để vượt qua cảm xúc tiêu cực và ý nghĩ tự sát và có được tinh thần lạc quan, thoải mái hơn.

  • Cách 1: Bạn có thể tìm một người bạn hay người thân nào đó mà mình cảm thấy tin tưởng, mình có thể chia sẻ được với họ và họ có thể lắng nghe, có thể yêu thương mình để trải lòng, giãi bày tâm sự. Điều đó sẽ giúp giải phóng bớt đi phần nào những cảm xúc tiêu cực ở bên sâu bên trong, giảm bớt sự dồn nén
  • Cách 2: Nếu như không tìm được người nào đó mà bản thân có thể chia sẻ được, bạn có ghi ra giấy, hay thường gọi là viết nhật ký. Hãy ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc hoặc những sự việc đã xảy ra trong ngày hay bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy bất an và lo lắng. Cảm xúc tiêu cực đè nén sẽ phần nào được giảm bớt đi.
  • Cách 3: Bạn có thể tìm một môn thể dục thể thao nào đó có vận động cơ thể mà mình yêu thích như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, cầu lông,… Bởi vì việc vận động cơ thể sẽ giúp sản sinh ra những hormone tích cực và hỗ trợ bạn từ từ vượt qua được những cảm xúc, những suy nghĩ tiêu cực dồn nén bên trong.
  • Cách 4: Thiên nhiên là nguồn năng lượng chữa lành rất tuyệt vời. Còn việc quay về với thiên nhiên, kết nối với thiên nhiên, kết nối lại với chính bản thân mình có thể giúp bạn thêm yêu thương bản thân mình hơn và vượt qua được những cảm xúc tiêu cực. Do đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp trở về hay hòa mình với thiên nhiên trong khoảnh khắc chuyến đi nào đó.
  • Cách 5: Ngoài ra, có thể xem những video, những bộ phim với màu sắc, nội dung mang ý nghĩa tích cực để truyền động lực, lan tỏa những thông điệp hay giá trị tích cực. Khi xem video hay xem phim, bạn sẽ cảm nhận được phần nào năng lượng tích cực để có cái nhìn, có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.
  • Cách 6: Bạn hãy yêu thương bản thân, bởi vì khi yêu thương bản thân, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp ở chính mình. Từ đó có được nội lực để sinh ra những suy nghĩ tích cực, tạo thêm động lực để vượt qua, vẽ lên tương lai tốt đẹp, thoát ra được những thứ tiêu cực và có thể đạt được những điều mình mong muốn.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm đã chia sẻ tới những người đang đối mặt với cảm xúc tiêu cực và ý nghĩ tự sát rằng:

Điều quan trọng nhất là hãy nhớ bạn không chỉ có một mình. Chỉ cần bạn mở lòng ra chia sẻ, cho người khác cơ hội để hỗ trợ và giúp đỡ mình thì đó cũng là một cách để yêu thương chính bản thân.

Bạn không chỉ có một mình nên hãy mở lòng và chia sẻ để vượt qua cảm xúc tiêu cực.

Hãy luôn tin tưởng rằng, những khó khăn hay thử thách chính là những món quà mà khi vượt qua được rồi, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ và trưởng thành hơn như người ta thường nói: “Không có bùn thì không có sen”. Thành công sẽ là phần thưởng xứng đáng cho những người mạnh mẽ, kiên trì, đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, thử thách.

Và một điều cực kỳ quan trọng nữa là hãy suy nghĩ tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Bởi lẽ tất cả chúng ta đến với cuộc đời này đều có ý nghĩa. Bạn chính là một món quà vô giá mà sau tất cả mọi thứ xảy ra, bạn sẽ thêm yêu thương và trân trọng bản thân mình hơn.

Vượt qua cảm xúc tiêu cực nhờ sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý trị liệu

Trường hợp áp dụng tất cả những phương pháp kể trên mà vẫn chưa vượt qua được cảm xúc tiêu cực hay ý nghĩ tự sát, bạn có thể tìm tới Chuyên gia tâm lý, tìm tới một Trung tâm Tâm lý trị liệu uy tín, chất lượng. Ở đó, các Chuyên gia có chuyên môn sẽ có phương pháp hay cách đồng hành, chia sẻ và lắng nghe hỗ trợ bạn để bạn có thể dễ dàng vượt qua những giai đoạn khó khăn thử thách này.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý chuyên nghiệp, bài bản và khoa học. Lựa chọn NHC Việt Nam, với sự đồng hành của các Chuyên gia tâm lý hàng đầu được đào tạo bài bản từ Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ (ABNLP), Time Line Therapy và Hypnotherapy Hoa Kỳ, các bạn trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tìm được nguyên nhân gốc rễ và giải pháp để vượt qua những cảm xúc tiêu cực.

Hiểu được môi trường xung quanh khách hàng là cực kỳ quan trọng, đặc biệt như môi trường gia đình nên các chuyên gia của NHC Việt Nam sẽ trị liệu cho khách hàng và giúp cho người thân xung quanh họ thấu hiểu, đồng hành với họ trong quá trình trị liệu. Đây chính là lý do vì sao gói trị liệu gia đình cực kỳ được ưa chuộng tại NHC Việt Nam vào thời điểm hiện tại.

NHC Việt Nam không chỉ giúp khách hàng được trị liệu mà còn giúp họ kết nối được với những mối quan hệ trong gia đình, kết nối giữa ba mẹ với con cái, giữa vợ chồng, anh em, giữa người thân với nhau để hướng đến những điều tốt đẹp hơn, những giá trị tích cực và cuộc sống trọn vẹn, tâm an sống khỏe.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thực sự không dễ dàng để vượt qua cảm xúc tiêu cực và ý nghĩ tự sát. Thế nhưng, mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm được những thông tin hữu ích. Dù thế nào đi chăng nữa, hãy luôn luôn tin tưởng vào bản thân mình và cho mình cơ hội để sống một cuộc đời khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công như bạn xứng đáng.

Có thể bạn quan tâm:

Cảm Xúc Tiêu Cực: Nguyên Nhân, Biểu Hiệu & Cách Kiểm Soát

Cách Kiểm Soát Và Giải Tỏa Các Cảm Xúc Tiêu Cực

Lợi Ích Và Tác Hại Của Cảm Xúc Tiêu Cực Bạn Nên Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *