Ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột có sao không?
Thông thường, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh đã cải thiện tốt hơn, nhiều người bệnh cho rằng bản thân không cần sử dụng thuốc nữa và tự ý ngừng thuốc chống trầm cảm một cách đột ngột. Tuy nhiên, quyết định này có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến ý định tự sát.
Tổng quan về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, việc sử dụng thuốc có thể được chỉ định cho một số trường hợp bệnh vừa và nặng hoặc các bệnh nhân xuất hiện những hành vi mất kiểm soát như tự ý làm tổn thương bản thân, có ý định muốn tự sát,…Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể, các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc để lựa chọn những loại thuốc phù hợp để kê đơn thuốc hiệu quả đối với từng người bệnh.
Các loại thuốc chống trầm cảm tuy không có tác dụng điều trị tận gốc căn bệnh quái ác này nhưng nó có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, hạn chế được nguy cơ tự tử ở người bệnh. Cơ chế chúng của các loại thuốc chống trầm cảm đó chính là tác động lên những chất dẫn truyền thần kinh, điển hình như dopamine, norepinephrine và serotonin. Qua đó sẽ giúp làm thuyên giảm đi cảm triệu chứng lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực mà trầm cảm gây ra. Đồng thời chúng còn giúp cải thiện các cơn đau nhức và những biểu hiện của các chứng rối loạn thần kinh khác.
Theo nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ là lý do chủ yếu có thể làm khởi phát được các bệnh về tâm thần và khiến chúng phát triển nghiêm trọng hơn. Hiểu được điều đó nên các chuyên gia đã nghiên cứu và sáng chế ra những loại thuốc chống trầm cảm nhằm cải thiện vấn đề này. Thông thường quá trình sử dụng thuốc của người bệnh cần phải duy trì ít nhất 4 tuần mới có thể nhận thấy hiệu quả của thuốc.
Tuy nhiên, để quá trình sử dụng thuốc mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng hay ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột. Bởi trong hầu hết các loại thuốc này đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô miệng, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ, đau đầu, suy giảm chức năng sinh lý,….
Một số nhóm thuốc thường được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm như:
- Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI)
- Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
- Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs)
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3
- Các loại thuốc ức chế tái hấp thu Dopamine
Những triệu chứng thường gặp khi ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột
Các triệu chứng ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột thường sẽ xuất hiện trong khoảng vài ngày đến vài tuần sau khi giảm liều hoặc ngừng sử dụng hẳn. Chúng có thể kéo dài khoảng 6 tuần hoặc nghiêm trọng hơn là vài tháng sau đó nếu không được ngăn chặn kịp thời. Người bệnh có thể biểu hiện như sau:
- Gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, chán ản, chuột rút.
- Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị khó ngủ, dễ mơ gặp ác mộng.
- Bị mất thăng bằng, cảm giác lâng lâng, choáng váng, chóng mặt.
- Bệnh nhân có thể ra nhiều mồ hôi, cảm thấy khó chịu, mặt đỏ bừng.
- Chân tay run rẩy, dáng đi không được đồng đều, khó điều chỉnh và phối hợp các động tác nhai và nói.
- Tâm trạng bị thay đổi, có thể dễ kích động, cảm thấy lo lắng quá mức, cáu gắt, thậm chí xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng và ý định tự sát.
Tùy thuộc vào thể trạng, giai đoạn ngừng thuốc và nhiều yếu tố khác mà mỗi người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi ngừng thuốc, bạn nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đến trực tiếp các cơ sở chuyên khoa để tiến hành thăm khám và ngăn chặn kịp thời.
Ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột có sao không?
Việc sử dụng thuốc một cách đột ngột có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh đó, nó còn khiến cho tỉ lệ tái phát bệnh gia tăng mạnh mẽ, đôi lúc người bệnh phải điều trị lại từ đầu với liều lượng cao và phức tạp hơn. Một số hệ lụy nguy hiểm thường gặp nếu bạn tự ý ngừng sử dụng thuốc trầm cảm như:
- Phải điều trị bệnh lại từ đầu
Việc tự ý ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và khiến cho kế hoạch chữa bệnh bị lùi lại. Các chuyên gia cho biết rằng, thời gian điều trị bệnh trầm cảm phải kéo dài liên tục trong khoảng vài tháng, đôi lúc là vài năm tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Việc bệnh nhân tự ý ngừng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ làm gián đoạn quá trình cải thiện bệnh, thậm chí là làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đôi lúc người bệnh phải tiến hành điều trị lại từ đầu và tốn nhiều thời gian hơn so với dự định ban đầu.
- Làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ
Ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột không chỉ gây cản trở cho quá trình điều trị mà còn làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ và nặng nề hơn. Người bệnh có thể tái phát bệnh sau vài tháng, lúc này các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn bã, chán nản, mất ngủ sẽ trở nên nặng nề hơn. Lúc này sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Gia tăng nguy cơ tự sát
Theo nhận định từ Tổ chức Phòng chống Tự tử Hoa Kỳ thì trầm cảm là một trong các nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên các vụ tự sát trên toàn thế giới. Quá trình điều trị trầm cảm thất bại hoặc việc ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát, người bệnh sẽ bị thôi thúc nhiều hơn để thực hiện các hành vi tự kết liễu đời mình.
Làm sao để dừng thuốc chống trầm cảm?
Như đã chia sẻ ở trên, việc ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình điều trị và đe dọa đến cả tính mạng của bệnh nhân. Do đó, nếu có ý định muốn dừng việc dùng thuốc, bạn nên cân nhắc thật kỹ và thực hiện theo các bước sau đây:
1. Thời gian ngưng thuốc
Thông thường, người bệnh thường muốn ngừng dùng thuốc khi nhận thấy các triệu chứng trầm cảm đã dần thuyên giảm. Tuy nhiên, việc bỏ thuốc quá sớm có thể khiến cho các triệu chứng này quay trở lại và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn. Vì thế, các bác sĩ lâm sàng thường khuyên người bệnh nên tiếp tục uống thuốc sau khoảng 6 đến 9 tháng trước khi xem xét đến việc ngừng sử dụng hẳn.
Nếu bạn đã từng trải qua hơn 3 giai đoạn trầm cảm hãy duy trì sử dụng thuốc tối thiểu trong 2 năm. Hãy trao đổi và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và đưa ra tình huống cụ thể của bạn. Lúc nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định trong quá trình điều trị.
Trước khi ngừng sử dụng thuốc bạn phải thực sự tự tin và chắc chắn rằng bản thân thực sự ổn, hoàn cảnh sống đang rất tốt, đồng thời bạn hoàn toàn có khả năng đối phó với những khó khăn, suy nghĩ tiêu cực nếu chúng xảy ra. Đừng nên cố gắng muốn bỏ thuốc khi bạn vẫn cảm thấy căng thẳng và lo lắng đối với những sự thay đổi của cuộc sống.
2. Lên kế hoạch cụ thể
Ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm thường sẽ có sự liên quan đến việc thuyên giảm liều lượng của thuốc theo từng bước cụ thể, thông thường giữa các lần giảm liều sẽ cách từ 2 đến 6 tuần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về liều lượng và kê đơn thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân.
Lịch trình ngừng dùng thuốc sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như thời gian bạn đã sử dụng thuốc, loại thuốc mà bạn đang uống, liều lượng dùng hiện tại của bạn, các triệu chứng của bạn đã gặp trong các lần thay đổi thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có một quyển sổ ghi chép lại về sự thay đổi tâm trạng của mình và đánh giá nó theo thang điểm 10 để biết rõ được tình trạng sức khỏe và phòng tránh được những nguy hiểm.
3. Duy trì hoạt động
Tăng cường nội lực của bạn bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học. Hãy chú ý đến những kỹ thuật giúp giảm stress, căng thẳng, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất. Trong một nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, những người có thói quen tập luyện thể dục thể theo 3 lần/ tuần hoặc nhiều hơn sẽ ít có nguy cơ tác phát bệnh sau khi đã phục hồi sức khỏe hoàn toàn.
Các chuyên gia cho biết rằng, khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ giúp cho hàm lượng hormone serotonin được kích thích sản sinh nhiều hơn đế liên kết với những vị trí thụ thể trên những tế bào thần kinh. Do đó, nó có thể bù đắp tốt cho các thay đổi về mức độ serotonin khi bạn giảm bớt các loại thuốc chống trầm cảm .
4. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Trong thời gian thực hiện quy trình ngừng sử dụng thuốc, bạn cần phải giữ liên lạc với bác sĩ điều trị. Hãy chia sẻ và cho họ biết được những triệu chứng về cảm xúc và thể chất có liên quan đến quy trình ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nếu các triệu chứng biểu hiện ở mức độ nhẹ thì bạn có thể an tâm vì chúng chỉ xuất hiện tạm thời.
Tuy nhiên khi các triệu chứng đó trở nên nghiêm trọng, bạn nên liên hệ thông báo ngay với các chuyên gia để có được hướng xử lý phù hợp. Có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh quay lại liều dùng trước đó hoặc tiến hành giảm liều chậm hơn.
Đối với người bệnh trầm cảm, việc ngừng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ, nếu có ý định muốn ngưng thuốc thì cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của chuyên gia để được cân nhắc và hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!