Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát và cách xử lý

Rate this post

Trầm cảm là dạng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến, nó có thể gây nên nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có khả năng tái phát rất cao, những biểu hiện của các lần tái phát sẽ nghiêm trọng hơn trước đó. Vậy nguyên nhân nào có thể khiến cho bệnh trầm cảm tái phát? Biện pháp xử lý thế nào là hiệu quả?

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát
Bệnh trầm cảm có thể tái phát không?

Bệnh trầm cảm có thể tái phát không?

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Qua nhiều nghiên cứu các chuyên gia về sức khỏe tâm thần học cũng đã khẳng định rằng, trầm cảm có rất nhiều khả năng bị tái phát sau điều trị, tỉ lệ hiện đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Trầm cảm được xem là tái phát khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện lại sau khoảng vài tháng điều trị (tối thiểu là khoảng 4 tháng).

Tùy vào số lần tái phát của mỗi người bệnh mà tỉ lệ tái phát cũng sẽ có phần khác nhau. Cụ thể như nguy cơ tái phát ở những người tiến hành điều trị lần đầu tiên là khoảng 50%. Con số này sẽ tăng dần nếu người bệnh bị tái phát nhiều lần sau đó. Ví dụ như tái phát lần 2 sẽ gia tăng tỉ lệ lên khoảng 70%, tái phát lần 3 sẽ chiếm đến khoảng 90%.

Sau khi tiến hành áp dụng đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ dần được khống chế và mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ có nhiều nguy cơ tái phát trở lại với những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Thông thường, đối với những trường hợp bị tái phát bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để tạm thời kiểm soát các triệu chứng, sau đó sẽ tiến hành điều trị bằng những phương pháp phù hợp hơn. Tuy nhiên, đối với những tình trạng thường xuyên tái phát bệnh, mức độ của các triệu chứng cũng tăng lên đáng kể thì nhiều khả năng bệnh nhân phải sử dụng thuốc cả đời để giúp cân bằng cảm xúc tốt hơn.

Các chuyên gia tâm lý còn cho biết rằng, tỉ lệ tái phát ở trẻ em sẽ cao hơn so với người lớn. Trong Báo cáo Sức khỏe Vị thành niên Thế giới vào năm 2014  cho biết, trầm cảm chính là một trong các nguyên nhân chủ yếu có thể khiến cho các trẻ em tuổi vị thành niên gặp phải nhiều bệnh tật nguy hiểm. Bên cạnh đó, có hơn 50% các trường hợp bị rối loạn tâm thần đều khởi phát trước tuổi 14.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát

Trầm cảm là một căn bệnh phức tạp với biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản, suy sụp, tuyệt vọng. Để có thể đẩy lùi và khắc phục tốt các triệu chứng này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị trong thời gian dài.

Các chuyên gia cho biết rằng, ngay cả khi bệnh tình đã được khống chế và cải thiện hoàn toàn thì khả năng tái phát bệnh cũng rất cao. Thông thường các triệu chứng tái phát trầm cảm sẽ nặng hơn so với ban đầu, điều này gây cản trở rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.

Vì thế, để có thể hạn chế được nguy cơ tái phát của bệnh, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân có thể khiến cho bệnh trầm cảm tái phát. Dưới đây là một số lý do có thể khiến tỉ lệ tái phát bệnh tăng cao:

1. Ngừng điều trị

Ngừng điều trị đột ngột là nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng tái phát bệnh trầm cảm. Có rất nhiều người bệnh sau một thời gian điều trị và cảm thấy bản thân đã dần hồi phục được sức khỏe, các triệu chứng bệnh cũng không còn xuất hiện nhiều và dần biến mất đi thì họ có xu hướng muốn ngừng sử dụng thuốc và không áp dụng các biện pháp hỗ trợ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Tình trạng này chính là nguyên nhân làm cho các triệu chứng trầm cảm có cơ hội tái phát thêm nhiều lần nữa, các biểu hiện của bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn, nếu việc ngừng điều trị là nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm tái phát thì các triệu chứng sẽ diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều. Cũng chính vì thế mà các chuyên gia luôn yêu cầu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị để hạn chế các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Mất mát người thân

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng đã từng thống kê và nhận thấy rằng, cứ trong 5 người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì sẽ có 1 người khởi phát các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm mới sau khi chứng kiến và trải qua sự mất mát của người thân trong gia đình hoặc những người mà họ yêu quý. Sau cái chết của người thân, cảm giác đầu tiên mà con người nhận được đó là sự tổn thương và đau khổ.

Tuy nhiên, đối với những người từng mắc bệnh trầm cảm thì cảm giác này lại tăng lên gấp nhiều lần. Nếu cứ tiếp tục kéo dài và không thể giải tỏa sẽ khiến cho họ mất kiểm soát và dần xuất hiện tình trạng tái phát. Vì thế, nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm và đang phải chịu sự tổn thương bởi sự ra đi của ai đó thì mọi người xung quanh nên dành nhiều sự quan tâm đến người bệnh, cố gắng chia sẻ và tâm sự để họ mau chóng thoát ra khỏi sự đau buồn.

3. Ly hôn

Trong một số nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tâm thần học nhận thấy rằng, hiện nay có khoảng hơn 60% các trường hợp người ly hôn có tiền sử bị trầm cảm gặp phải tình trạng tái phát bệnh sau đó. Tạp chí Clinical Psychological Science cũng đã từng đăng tải một nghiên cứu khoa học vào năm 2014, nghiên cứu này cho biết rằng những đối tượng đã từng mắc bệnh trầm cảm khi rơi vào tình huống ly hôn sẽ bị gia tăng nguy cơ tái phát.

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát
Có khoảng 60% các trường hợp người ly hôn có tiền sử bị trầm cảm gặp phải tình trạng tái phát bệnh sau đó.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc những người không có tiền sử trầm cảm sẽ không rơi vào trạng thái này sau ly hôn. Theo thống kê nhận thấy hiện có khoảng 10% các trường hợp khởi phát trầm cảm sau khi ly hôn, vì thế ly hôn cũng được xem là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trưởng thành.

4. Ảnh hưởng của các chất gây nghiện

Các chất kích thích, chất gây nghiện là nguyên nhân gây ra bệnh và cũng là lý do làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm. Những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy,…sẽ có khả năng cao tái phát bệnh sau điều trị.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng quá nhiều vào điện thoại, tivi, chơi game, nghiện xem phim hoặc các chương trình mang tính tiêu cực quá lâu cũng là yếu tố khiến cho bệnh trầm cảm có nguy cơ tái phát cao. Các chuyên gia cho biết, khi những thói quen này không được thực hiện nữa hoặc bắt buộc phải ngưng đột đột sẽ gây tác động xấu đến chất hóa học thần kinh, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm.

5. Gặp phải những sự kiện đau khổ

Cũng tương tự giống như tình trạng ly hôn hay mất mát người thân, khi người có tiền sử trầm cảm chứng kiến hoặc trải qua các sự kiện gây đau khổ cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh thêm nhiều lần nữa. The British Journal of Psychiatry cũng đã từng đăng tin về một bài nghiên cứu vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho biết rằng, những đối tượng từng xuất hiện hoặc chứng kiến các sự kiện khủng hoảng như chiến tranh, động đất, sạt lở, bị tấn công,…sẽ có nguy cơ cao rơi vào giai đoạn trầm cảm, nhất là những người đã từng mắc phải căn bệnh quái ác này.

6. Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể

Tình trạng thay đổi hormone bên trong cơ thể sẽ dễ gặp hơn ở trẻ vị thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con. Lúc này cơ thể sẽ bị thay đổi nồng độ hormone, các chất hóa học bên trong não bộ cũng bị rối loạn, từ đó khiến cho họ trở nên nhạy cảm hơn về cảm xúc. Vì thế, những người đã từng mắc bệnh trầm cảm sau khi trải qua các giai đoạn này sẽ có nhiều khả năng bị tái phát bệnh, các triệu chứng sau đó cũng sẽ trở nên nặng nề hơn.

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát
Sự thay đổi hormone cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm tái phát

7. Cái tổ vắng người

Trong thực tế, hội chứng “cái tổ vắng người” hiện vẫn chưa được chẩn đoán cụ thể về mặt lâm sàng nhưng các chuyên gia tin rằng chúng có thể xuất hiện ở những người lớn tuổi, các trẻ vị thành niên hoặc cha mẹ có con cái đã trường thành và không cùng sống chung trong một mái nhà.

Tình trạng này sẽ khiến cho con người cảm thấy cô đơn, thiếu vắng trong một khoảng thời gian dài. Đây cũng được xem là một trong các yếu tố là gia tăng nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, những đối tượng sinh sống và thường xuyên tiếp xúc với môi trường không lành mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những luồng suy nghĩ, hành vi tiêu cực, từ đó làm khởi phát các triệu chứng của trầm cảm.

Cách xử lý và ngăn ngừa khi bệnh trầm cảm tái phát

Như đã nói trên, cho dù các triệu chứng trầm cảm đã được điều trị hoàn toàn thì vẫn có khả năng tái phát rất cao. Bên cạnh đó, các triệu chứng tái phát còn biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng và nặng nề hơn, gây nên nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Vì thế, để xử lý và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh trầm cảm, bạn nên nắm rõ một số cách sau đây:

1. Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị

Việc tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, đồng thời có thể phòng tránh tốt tình trạng tái phát về sau. Vì thế, người bệnh cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, sử dụng thuốc đúng liều lượng và tái khám định kì để có thể theo dõi tốt tình trạng sức khỏe.

Thông qua quá trình điều trị bệnh, một giáo sư chuyên về tâm lý tại trường Y Johns Hopkins cũng nhận thấy rằng, có khoảng hơn 50% các trường hợp người bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần không sử dụng thuốc đúng theo yêu cầu của bác sĩ đưa ra. Cũng bởi nhiều người hay lầm tưởng rằng chỉ cần uống thuốc đúng liều lượng của thuốc là được.

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ để hạn chế tình trạng tái phát bệnh trầm cảm.

Thế nhưng, các chuyên gia tâm lý luôn nhắc nhở người bệnh cần phải uống thuốc đúng thời điểm trong ngày. Việc có thể đảm bảo được thời gian dùng thuốc sẽ giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng quên uống thuốc. Bên cạnh việc dùng thuốc thì tất cả các chỉ định khác của bác sĩ cũng đóng vai trò rất quan trọng, người bệnh nên ghi chú lại và thực hiện đúng theo hướng dẫn để bệnh tình được kiểm soát tốt nhất.

2. Tăng liều hoặc thay đổi thuốc điều trị

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp kiểm soát những triệu chứng của bệnh, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể thích ứng với loại thuốc đầu tiên được chỉ định sử dụng. Các chuyên gia cho biết rằng, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm phải liên tục thay đổi thuốc để tìm được loại thuốc phù hợp nhất.

Chính vì thế, nếu đã sử dụng thuốc trong thời gian dài những các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cũng nên tìm gặp bác sĩ và trao đổi để được cân nhắc tăng liều hoặc thay đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, nếu rơi vào tình trạng tái phát bệnh, bệnh nhân cũng không được tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ. Bởi vì các triệu chứng tái phát sẽ có mức độ khác với ban đầu nên cần được tiến hành thăm khám và kê đơn thuốc khác.

3. Không sử dụng các chất kích thích

Lời khuyên tốt nhất dành cho những người bệnh trầm cảm đó chính là ngưng ngay việc sử dụng các chất kích thích. Theo thống kê cho biết, có khoảng 29% các trường hợp người bệnh trầm cảm tái phát bệnh đều có liên quan đến việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy,…

Vì thế, để xử lý và ngăn chặn tình trạng này, người bệnh không nên sử dụng các chất gây nghiện trong và sau quá trình điều trị trầm cảm. Tốt nhất bệnh nhân nên tập cho mình một thói quen tốt với việc uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây, hoa quả tươi để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

4. Kết hợp với những loại thuốc khác

Trong trường hợp bệnh trầm cảm bắt đầu tái phát, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để biết được cụ thể tình trạng của bản thân. Thông thường các chuyên gia có thể cân nhắc để áp dụng thêm một số loại thuốc điều trị phù hợp nhằm giúp cho người bệnh kiểm soát tốt trạng thái tâm lý của bản thân. Với cách này, các triệu chứng bệnh không chỉ được mau chóng thuyên giảm mà còn ngăn chặn được các nguy cơ chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

5. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Việc thiết lập được thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh cũng sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng trầm cảm, đồng thời hạn chế tốt nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ miễn dịch được nâng cao, não bộ cũng được hoạt động tốt hơn từ đó phòng tránh được các triệu chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm.

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ cũng sẽ giúp cho người bệnh tránh được tình trạng tái phát trầm cảm

6. Rèn luyện thói quen vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng, thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh ra các hormone gây hạnh phúc. Vì thế, để giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất được cân bằng tốt nhất, bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập yoga, thiền định, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, đánh cầu lông, bơi lội,…

Bên cạnh đó, việc sắp xếp công việc để có được thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng. Người bệnh cần phải đảm bảo được giấc ngủ của mình, hạn chế tình trạng thức khuya, làm việc quá sức. Khi có được một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp cho bạn có được nguồn năng lượng tích cực để hoàn thành tốt các công việc của mình.

Ngoài ra, đối với những người đang trong quá trình điều trị hoặc sau khi đã điều trị thành công bệnh trầm cảm cũng cần chủ động hơn trong việc giao tiếp. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng để nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử và xây dựng được thêm những mối quan hệ bền chặt. Điều này sẽ giúp cho tinh thần bạn luôn thoải mái và nuôi dưỡng cảm xúc tốt hơn.

7. Hạn chế hoặc giải quyết nhanh các vấn đề gây tổn thương

Như đã nói trên, nếu rơi vào trường hợp ly hôn, mất mát người thân hoặc phải các sang chấn tâm lý sau quá trình điều trị trầm cảm cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát các triệu chứng ở người bệnh. Vì thế, bản thân bệnh nhân cần biết được cách khống chế cảm xúc tốt hơn, học cách đối diện với những sự kiện đau lòng, tổn thương và cố gắng vượt qua nó một cách nhanh nhất.

Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình cũng nên chú ý quan tâm đến người bệnh nhiều hơn. Nếu bệnh nhân đang trải qua những cảm giác đau khổ, tuyệt vọng thì nên dành nhiều thời gian để chia sẻ, động viên và giúp họ vượt qua nỗi đau.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được những nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát và đưa ra một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp bệnh tình mau chóng cải thiện và hạn chế tối đa tình trạng tái phát. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng tái phát của bệnh, bạn cần trực tiếp đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *