Tổn thương khi bị gia đình khinh thường và cách vượt qua
Những đối tượng thường xuyên bị gia đình khinh thường sẽ dễ gặp phải những tổn thương về mặt tâm lý. Điều này khiến cho con cái dần mất đi sự tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát, thậm chí có nhiều nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm lý nguy hiểm, đe dọa đến cả tính mạng.
Tâm lý tổn thương nặng nề khi bị gia đình khinh thường
Với nhịp sống vô cùng hối hả và phát triển hiện nay khiến cho nhiều người phải thường xuyên đối mặt với những áp lực, lo toan trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù bạn là ai, bạn ở độ tuổi nào, làm bất kì công việc nào hoặc thậm chí là bạn thành công đến đâu thì vẫn luôn sẽ có những người cho rằng bạn sai và kinh thường bạn. Một điều đáng buồn hơn đó chính là đôi lúc những người kinh thường bạn lại chính là người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ.
Hiện nay, có không ít các bậc phụ huynh luôn đánh giá thấp khả năng của con cái, tỏ thái độ cho rằng con vô dụng, bất tài. Hãy thử nghĩ lại xem bạn đã từng khoe khoang thành tích của mình với cha mẹ nhưng điều bạn nhận lại là sự hời hợt, thờ ơ hoặc thậm chí là những câu nói gây sát thương như “Con cũng làm được như vậy sao?”, “Chắc ai cũng có thể làm được giống như vậy”.
Hoặc đơn giản là việc bạn muốn phụ giúp, hỗ trợ cha mẹ làm thêm những công việc nhà nhưng lại bị từ chối một cách phũ phàng. Những người trong gia đình luôn cho rằng bạn hậu đậu, vô dụng, không có khả năng để hoàn thành tốt bất kì việc gì. Họ cũng liên tục so sánh bạn với những người khác và sử dụng những câu nói làm tổn thương tâm lý của bạn.
Theo nhận định của các nhà tâm lý học thì việc một người bị chính gia đình của mình kinh thường sẽ rất dễ bị tổn thương về mặt tập lý khi họ phải liên tục gánh chịu những lời nói, hành vi xúc phạm lòng tự trọng. Và khi tất cả các hành động đó cô đọng lại thành cảm xúc cất giấu trong tâm hồn, sẽ khiến cho họ cảm thấy bản thân dần mất đi giá trị và không còn được tôn trọng.
Đặc biệt là những đứa trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, lúc này trẻ đang phát triển vượt trội về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Ở giai đoạn này con cái luôn muốn cha mẹ dành cho mình sự tôn trọng nhất định và muốn được đối xử giống như một người trưởng thành. Tuy nhiên, những lời nói xúc phạm, thái độ kinh thường của người lớn có thể giết chết đi lòng tự trọng và tâm hồn của một đứa trẻ.
Cũng bởi những tổn thương về mặt thể xác theo thời gian có thể dần hồi phục nhưng những vết cắt về mặt tinh thần đôi lúc sẽ tồn tại đến cuối đời. Dưới đây là một số tổn thương tinh thần khi con trẻ thường xuyên bị gia đình kinh thường, không tôn trọng.
1. Trẻ sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè
Gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất của mỗi con người. Do đó, nếu một người bị chính gia đình, người thân của mình xem thường, không tôn trọng sẽ rất dễ trở nên rụt rè, nhút nhát. Đặc biệt là trẻ em, khi những lời nói chê bai, phán xét và kinh thường của cha mẹ liên tục xuất hiện sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần, lâu dần trẻ sẽ có niềm tin rằng bản thân thực sự vô dụng và bất tài.
Lúc này các em sẽ có xu hướng muốn né tránh mọi người xung quanh, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân, không dám thử sức với bất kì vấn đề nào. Ví dụ như khi đến lớp trẻ không dám phát biểu, không tham gia vào bất kì hoạt động vui chơi, giải trí nào của trường lớp, không dám trò chuyện, kết bạn với những người xung quanh,….Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và kết quả học tập của trẻ nhỏ, nhiều trẻ cảm thấy sợ trường học, không muốn tiếp tục việc đến trường.
2. Tổn thương khi bị gia đình kinh thường có thể dẫn đến những thất bại trong cuộc sống
Chắc hẳn ai cũng biết được rằng một trong các yếu tố quan trọng góp phần giúp bạn thành công đó chính là sự tự tin. Nếu bạn không thể tin tưởng vào bản thân của mình thì chắc chắn dù là việc nhỏ nhất bạn cũng không thể hoàn thành nó một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên bị gia đình khinh thường sẽ dần mất đi niềm tin và sự tự tin về khả năng của bản thân. Họ sẽ dần chôn mình dưới một hố sâu và không dám làm bất kì việc gì.
Điều này cũng rất dễ hiểu khi những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ, gia đình khinh thường sẽ khó đạt được thành công trong cuộc sống. Khi lớn lên trẻ cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt các thất bại vì những tổn thương tâm lý mà gia đình gây ra. Những ám ảnh tâm lý này sẽ luôn đeo bám và khiến cho họ dần hạ thấp bản thân. Ngay cả khi trưởng thành họ cũng sẽ có tâm lý sợ thất bại, thậm chí có nhiều người trở nên buông thả, phó mặc mọi việc.
3. Sự kinh thường của gia đình sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa các thành viên
Nếu cha mẹ cứ liên tục sử dụng những lời lẽ xúc phạm, hạ thấp danh dự và khả năng của con cái sẽ khiến cho khoảng cách hai phía dần trở nên xa cách. Trong thực tế không ai muốn bị người khác xem thường, nhất là người thân trong cùng một gia đình. Các chuyên gia tâm lý còn cho biết rằng, nếu cha mẹ thường xuyên dùng những lời nói châm chọc, trêu ghẹo, xem thường hoặc cố ý hạ thấp lòng tự trọng của con cũng được xem là một hình thức bạo hành tinh thần nghiêm trọng.
Nếu trong gia đình luôn có sự phân biệt đối xử, cố ý muốn hạ thấp một người nào đó thì càng khiến cho mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng. Nhiều bậc phụ huynh hay cho rằng việc chê bai con cái là cách tốt để con có thể cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, ngược lại những sự khinh thường, cười nhạo về thành tích mà con đạt được lại càng khiến cho tâm lý của con bị tổn thương nghiêm trọng. Lâu dần con sẽ có xu hướng muốn tránh né cha mẹ, không còn nhiều sự tương tác hay những hình ảnh trò chuyện, chia sẻ cùng nhau.
Những tổn thương khi bị gia đình kinh thường cũng chính là một trong các nguyên nhân phổ biến tạo ra khoảng cách giữa con cái và cha mẹ. Thay vì luôn tìm cách kể chuyện, chia sẻ với cha mẹ thì trẻ chỉ muốn ở trong phòng, chơi game hoặc làm bất kì việc gì đó riêng tư. Hoặc có nhiều trẻ còn cố gắng tách biệt khỏi gia đình, muốn học nội trú để tránh gặp gỡ với các thành viên khác.
4. Khi bị gia đình kinh thường sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm lý
Lời nói tuy không phải là vũ khí sắc bén có thể làm tổn thương đến thể xác của con người nhưng nó hoàn toàn có thể “giết” đi một tâm hồn. Chỉ một vài lời nói ác ý cũng có thể đẩy một người xuống tận đáy sâu của sự tuyệt vọng, bế tắc. Đặc biệt là khi gia đình luôn có thái độ, lời nói khinh thường con cái hoặc các thành viên khác khiến cho tâm trí của họ trở nên bất ổn, hoang mang, lo sợ.
Trong thực tế, đã có không ít các trường hợp tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý vì những tổn thương tinh thần khi bị gia đình khinh thường, không xem trọng. Việc cha mẹ liên tục chê bai, cho rằng con cái bất tài, vô dụng sẽ khiến cho con cảm thấy buồn bã, bắt đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực, bi quan về bản thân và cuộc sống.
Có rất nhiều các trường hợp mặc dù con cái đã trưởng thành nhưng vẫn phải đối mặt với những sự khinh khi, xem thường của cha mẹ, người thân. Họ cho rằng bạn bất tài, bạn không có khả năng để làm chủ kinh tế, xem thường công việc hiện tại của bạn hoặc mức lương bạn đang có. Thậm chí có những ông bố bà mẹ còn đem những khuyết điểm trên cơ thể của con cái ra để cười nhạo, phỉ báng thậm tệ.
Tình trạng này nếu liên tục xảy ra sẽ khiến cho tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều trường hợp có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Những tổn thương tâm lý khi bị gia đình khinh thường đôi lúc nghiêm trọng khiến cho nhiều người không thể tưởng tượng được. Sự cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình sẽ khiến cho nhiều người dần trở nên bế tắc, thậm chí họ còn có thể lựa chọn cái chết để tự giải thoát cho chính mình.
Cách vượt qua những tổn thương khi bị gia đình khinh thường
Các tổn thương tâm lý khi bị gia đình khinh thường có thể duy trì trong khoảng thời gian dài, có những trường hợp phải dùng cả đời để chữa lành những vết sẹo trong tâm hồn. Cho dù những lời lẽ, thái độ xem thường xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào cũng cần phải sớm được khắc phục để hạn chế tối đa các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng bị chính người thân trong gia đình khinh thường, không xem trọng thì không thể bỏ qua các cách vượt qua những tổn thương tinh thần sau đây:
1. Trò chuyện thẳng thắn với gia đình
Nếu mục đích những lời nói chê bai, khinh thường của cha mẹ dành cho bạn chỉ với mong muốn giúp bạn trở nên hoàn thiện và có sự nỗ lực nhiều hơn thì bạn hãy bình tĩnh và trò chuyện lại với họ. Đôi lúc sự quan tâm và kỳ vọng thái quá đối với con cái khiến cho bậc làm cha mẹ có những cách giáo dục sai lệch.
Do đó, hãy tìm cách trò chuyện và tâm sự thẳng thắn với cha mẹ. Hãy chia sẻ cho họ biết về cảm giác và những tổn thương mà bạn đang phải gánh chịu khi liên tục chịu đựng những lời chỉ trích, thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, khinh thường của gia đình. Bạn hãy nói cho cha mẹ biết rằng những hành động của họ khiến bạn cảm thấy buồn bã và đau khổ đến mức nào. Đây chính là cách giúp bạn tránh khỏi những tổn thương tâm lý khi liên tục bị gia đình khinh thường, đồng thời giúp cho cả hai thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những bậc phụ huynh thực sự yêu thương con cái nhưng cách dạy của họ đang bị sai lệch. Còn đối với những cha mẹ độc hại thì việc chia sẻ, tâm sự đôi lúc không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại có thể khiến cho họ trở nên giận dữ, cáu gắt và châm chọc nhiều hơn.
2. Tin tưởng vào bản thân
Nhà văn Turgenev của Nga từng chia sẻ rằng “Tin thưởng bản thân bạn trước, sau đó người khác mới tin tưởng bạn”. Thực tế cho thấy rằng, không ai có thể tôn trọng bạn khi cả bản thân bạn còn xem thường chính mình. Vì thế, tự tin cũng chính là yếu tố quyết định đến việc người khác có khinh thường bạn hay không. Hãy cố gắng chứng minh giá trị của bản thân với những người trong gia đình, kiên nhẫn chờ đợi thì giá trị của bạn sẽ dần được khẳng định.
Bạn nên hiểu rằng, nếu bạn ngừng cố gắng và nỗ lực thì việc người khác khinh thường bạn cũng không phải là lỗi của họ. Hãy luôn là chính mình, chủ động nắm giữ cuộc sống và làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn để đáp trả lại những lời nói khinh thường của người khác. Điều này không chỉ khiến cho bạn vượt qua được những tổn thương khi bị gia đình khinh thường và còn để cho mọi người càng yêu quý và trân trọng bạn hơn.
3. Hãy chia sẻ và tìm người bạn đồng hành
Nếu những sự khinh thường của gia đình đối với bạn không nhằm mục đích giúp bạn trở nên tốt hơn và họ hoàn toàn không dành tình yêu thương cho bạn thì cách tốt nhất là bạn nên tìm cho mình một người “đồng minh”. Người đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên hoặc bất kì ai mà bạn cảm thấy tin tưởng và họ có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.
Đừng để những tổn thương tâm lý trở nên quá lớn khi bị gia đình liên tục khinh thường. Lâu dần nó sẽ khiến bạn trở thành một người cô đơn. Nếu đã trò chuyện với cha mẹ nhưng họ hoàn toàn không thay đổi thái độ đối với bạn thì tốt nhất bạn nên tìm cho mình một người để tâm sự, chia sẻ mỗi khi bế tắc, mệt mỏi. Khi có thể nói ra những nỗi muộn phiền, đau khổ trong lòng sẽ khiến cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng và giảm bớt các tổn thương tâm hồn.
Hoặc nếu bạn không thể tìm được một người đồng hành thì có thể tìm và áp dụng phương pháp viết nhật kí. Theo một số nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng việc viết ra những suy nghĩ, tâm tư, buồn đau của bản thân lên từng trang giấy sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Sau khi đã bình tĩnh, bạn cũng có thể đọc lại những dòng tâm sự đó và tự tìm cách giải tỏa chúng một cách hiệu quả.
4. Học cách suy nghĩ về những điều tích cực
Thay vì cứ suy nghĩ và chôn vùi bản thân vì những lời nói khinh thường của người khác thì bạn hãy học cách nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh tích cực, lạc quan hơn. Hãy sử dụng thái độ bình tĩnh, thanh cao để đón nhận mới lời nhận xét về mình. Bạn nên hiểu rằng, giá trị của một người không chỉ gói gọn trong câu nói của một người khác mà đó là cả một quá trình dài để rèn luyện và nuôi dưỡng.
Không ai có thể thay bạn hoàn thành những ước mơ, hoài bão vì thế hãy học cách gạt bỏ những lời nói tiêu cực, ác ý mà gia đình dành cho bạn để có được một tinh thần thoải mái nhất chinh phục những thành công. Ví dụ như cha mẹ liên tục so sánh bạn với một người khác và luôn chê bai về khả năng của bạn. Bạn hãy hiểu rằng đó có thể xuất phát từ mục đích muốn bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân. Thay vì tỏ ra chán ghét gia đình thì bạn hãy nhìn nhận lại những điều bản thân chưa làm được và dành thời gian để bù đắp, hoàn thiện chúng.
Tất nhiên việc cố gắng suy nghĩ lạc quan, tích cực khi phải sống chung với những người luôn khinh thường mình là một điều vô cùng khó khăn. Do đó mỗi khi cảm thấy áp lực hoặc quá bế tắc về những sự khinh khi mà cha mẹ dành cho mình thì bạn hãy tìm cách giải tỏa chúng một cách nhanh nhất. Có thể là nghe nhạc, xem phim, chăm sóc cây cảnh, trò chuyện cùng bạn bè để tránh tình trạng đè nén cảm xúc quá lâu.
5. Tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết
Những tổn thương tâm lý khi một người bị gia đình khinh thường có thể kéo dài mãi mãi hoặc thậm chí là phát triển thành những rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Nếu bạn không thể tự giải quyết và kiểm soát tốt được cảm xúc của mình thì nên cân nhắc đến việc tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt hơn.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp trò chuyện và trao đổi với thân chủ để biết rõ được nguyên nhân gây ra những tổn thương tâm lý. Sau đó họ sẽ giúp cho thân chủ kiểm soát và quản lý tốt các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của mình và dần điều chỉnh nó theo hướng tích cực hơn. Thông qua các buổi trao đổi thì tâm trí của thân chủ sẽ dần được thoải mái và ổn định hơn. Các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn về các biện pháp thư giãn, giải tỏa tâm trạng và phòng tránh tốt các tổn thương tâm lý do gia đình gây ra.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên cùng gia đình đến trị liệu tâm lý để có thể giải quyết triệt để về nguyên nhân gây ra các tổn thương. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện cùng với những thành viên trong gia đình để giúp họ hiểu hơn về những tổn thương mà mình đã gây ra cho con cái. Từ đó giúp cho các bậc phụ huynh dần thay đổi suy nghĩ, có được cách giáo dục và nuôi dạy con cái phù hợp hơn. Đồng thời việc tư vấn tâm lý cùng với gia đình sẽ giúp cả hai tháo gỡ được những mâu thuẫn và dần thu hẹp khoảng cách với nhau.
Đối với các trường hợp phát triển thành các căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress kéo dài ở mức độ nặng thì có thể được chỉ định sử dụng kết hợp cùng với một số loại thuốc để khắc phục. Việc dùng thuốc cần được sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của chuyên gia. Bản thân người bệnh cũng cần phải tuân thủ đúng theo các quy định sử dụng thuốc để phòng tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Những tổn thương tâm lý khi bị gia đình khinh thường có thể nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn. Do đó, hãy luôn chủ động trong cuộc sống, nhanh chóng tháo gỡ những bất ổn về tâm lý để tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc. Gia đình cũng cần phải có cách giáo dục phù hợp với con cái, tránh tình trạng trách mắng, sử dụng các từ ngữ thô bạo, tồi tệ đối với trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm:
- Áp Lực Gia Đình Là Gì? Nhận Diện Và Biện Pháp Khắc Phục
- Xung Đột Trong Gia Đình: Những Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
- Mâu Thuẫn Giữa Cha Mẹ Và Con Cái: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
Đọc xong bài viết này tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều vì mỗi ngày tôi cũng được nghe những lời không hay nhưng sau đọc xong cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều