Rối loạn lo âu có chữa khỏi dứt điểm được không?
Rối loạn lo âu có chữa dứt điểm được không là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Trên thực tế, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lý này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, đa phần những trường hợp tích cực điều trị và có chế độ chăm sóc đúng cách đều có thể kiểm soát bệnh và ổn định cuộc sống.
Rối loạn lo âu có chữa dứt điểm được không?
Rối loạn lo âu thường gặp ở người bị căng thẳng kéo dài, tính cách hướng nội, ít có thói quen chia sẻ, dễ căng thẳng và nhạy cảm trước những vấn đề/ tình huống trong cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này có xu hướng tăng lên đáng kể và nhanh chóng trở thành vấn đề sức khỏe tâm thần đáng lo ngại bên cạnh bệnh trầm cảm.
Rối loạn lo âu đặc trưng bởi cảm giác lo âu, căng thẳng, phiền muộn và sợ hãi trước những vấn đề không thật sự nghiêm trọng. Tùy theo dạng lâm sàng, người bệnh có thể lo âu về tất cả các khía cạnh của cuộc sống hoặc lo âu cụ thể về những tình huống xã hội, sợ độ cao, không gian hẹp, hay ám ảnh về những sự kiện đã xảy ra,… Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân thường trực sự lo âu vô lý, thái quá nhưng không có nguyên nhân cụ thể.
Dưới áp lực của cuộc sống, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này có xu hướng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, vấn đề “Rối loạn lo âu có chữa dứt điểm được không?” là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân.
Trên thực tế, tỷ lệ chữa dứt điểm chứng rối loạn lo âu là không cao – đặc biệt là những trường hợp khởi phát bệnh sớm, phát hiện muộn, có các bệnh tâm thần kết hợp và bệnh nhân có xu hướng lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đa phần những trường hợp này đều chủ động thăm khám, phát hiện bệnh sớm và tích cực trong quá trình chữa trị. Do đó, khả năng chữa khỏi rối loạn lo âu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ bệnh
- Thời gian khởi phát
- Thời điểm phát hiện và thăm khám
- Mức độ hợp tác, tuân thủ trong quá trình chữa trị
- Ý chí của bệnh nhân
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân rối loạn lo âu lựa chọn lối sống phóng túng và thực hiện các hành vi gây hại cho sức khỏe (lạm dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá,…) khi không thể kiểm soát sự bất an, lo âu và căng thẳng quá mức. Do đó, khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc phần lớn vào ý chí của người bệnh.
Hiện nay, điều trị rối loạn lo âu còn nhiều thách thức do căn nguyên chưa rõ ràng và nhiều bệnh nhân có các bệnh tâm thần kết hợp. Tuy nhiên về cơ bản, các phương pháp điều trị có thể cải thiện rõ rệt những triệu chứng tâm thần và thể chất do chứng bệnh này gây ra. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể ổn định cuộc sống và duy trì hiệu suất lao động, học tập nếu thăm khám – điều trị sớm.
Kinh nghiệm chữa dứt điểm bệnh rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu có liên quan đến cuộc sống căng thẳng, áp lực về tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, mối quan hệ hôn nhân,… Tuy nhiên, stress và những tác động từ môi trường chỉ phát triển thành chứng bệnh này khi bản thân người bệnh tiềm ẩn các yếu tố sẵn có như mất cân bằng yếu tố nội sinh trong não bộ, tính cách hay lo âu, phiền muộn, tiền sử gia đình mắc bệnh,…
Cũng chính vì căn nguyên phức tạp nên bệnh dễ tái phát sau một thời gian ngưng điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tăng khả năng chữa khỏi bệnh dứt điểm dựa trên những kinh nghiệm sau:
1. Phát hiện và thăm khám sớm
Phát hiện sớm có ý nghĩ quan trọng đối với các bệnh rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn lo âu nói riêng. Với những trường hợp phát hiện sớm, các triệu chứng của bệnh chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Do đó, mức độ đáp ứng của bệnh nhân cũng tốt hơn so với những trường hợp phát hiện muộn.
Trên thực tế, nhiều người nhầm tưởng rối loạn lo âu với lo âu và căng thẳng thông thường. Để phát hiện sớm chứng bệnh này, bệnh nhân cần chú ý những dấu hiệu như lo lắng quá mức so với mức độ của vấn đề/ tình huống phải đối mặt, tình trạng lo âu kéo dài trong nhiều tháng gây giảm trí nhớ, uể oải, kém tập trung,…
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần chủ động tìm gặp bác sĩ. Tránh tâm lý lo sợ khi đến bệnh viện khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng hơn. Nếu không thể đến cơ sở y tế, bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn riêng với bác sĩ tại nhà/ phòng khám để tránh cảm giác lo sợ và căng thẳng quá mức (thường gặp ở những người bị rối loạn lo âu xã hội).
2. Tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Hiện nay, phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Đa phần các trường hợp đều được điều trị kết hợp để đảm bảo mang lại hiệu quả cao, tác động toàn diện đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu tích cực trong quá trình điều trị, các triệu chứng của rối loạn lo âu sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, nhận thức và hình thành lối sống tích cực. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người bệnh trang bị những kỹ năng để đối phó với những tình huống căng thẳng và chế ngự được sự lo lắng, bất an của bản thân.
Những trường hợp tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đều có đáp ứng tốt, triệu chứng thuyên giảm và chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể. Ngược lại, những bệnh nhân điều trị muộn, quá trình chữa trị bị gián đoạn thường không đạt được kết quả như mong đợi.
Quá trình điều trị rối loạn lo âu thường kéo dài trong nhiều tháng và thậm chí là vài năm. Do đó, bệnh nhân cần có sự kiên trì để vượt qua chứng bệnh này.
3. Kết hợp với các biện pháp hỗ trợ
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn lo âu vẫn chưa được xác định. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị vẫn còn khá nhiều hạn chế. Để tăng tỷ lệ chữa bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp chuyên sâu.
Các biện pháp hỗ trợ có thể giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, mang đến tinh thần thoải mái và lạc quan. Ngoài ra, các biện pháp này còn góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và cải thiện chức năng của não bộ.
Các biện pháp hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn lo âu:
- Nên trang bị những kỹ năng đối phó với stress để giải tỏa lo âu, căng thẳng và phiền muộn như thiền định, tắm bồn, liệu pháp mùi hương, âm nhạc trị liệu, hít thở sâu,… Những kỹ năng này sẽ giúp cho cuộc sống của người bệnh trở nên cân bằng, đồng thời góp phần hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp chuyên sâu.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần cải thiện chứng lo âu đáng kể. Cụ thể, thực đơn ăn chứa nhiều rau xanh, lợi khuẩn cùng với khoáng chất, vitamin và chất béo lành mạnh sẽ giúp cải thiện tâm trạng, tái tạo tế bào thần kinh và hạn chế tối đa các bất thường ở não bộ.
- Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Ngủ đủ giấc giúp tái tạo các tế bào thần kinh và ổn định chức năng của các phần của bộ não. Nhờ vậy, những cảm xúc tiêu cực ở bệnh nhân rối loạn lo âu như căng thẳng, lo lắng, bất an, bồn chồn, sợ hãi,… sẽ giảm đi phần nào. Ngoài ra, đảm bảo chất lượng giấc ngủ còn giúp nâng cao thể trạng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do lo âu quá mức gây ra.
- Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến mức độ tập trung và khả năng ghi nhớ. Vì vậy, bệnh nhân nên lên kế hoạch làm việc cụ thể để tránh sai sót và đảm bảo công việc hoàn thành trong giờ làm việc. Hiệu suất làm việc được nâng cao sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt sự lo lắng về tài chính và nhận định đúng giá trị của bản thân.
- Bệnh nhân rối loạn lo âu thường tự suy nghĩ về những mối lo, áp lực trong cuộc sống thay vì chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, tình trạng này khiến mức độ lo âu trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh quanh quẩn với những mối lo ngại mà quên đi các cảm xúc tích cực. Do đó, để cải thiện chứng rối loạn lo âu, bệnh nhân cần học cách chia sẻ với người thân, bạn bè và thẳng thắn trao đổi về bệnh lý mà mình đang gặp phải.
4. Nỗ lực trong việc thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bản thân
Cảm xúc được quy định bởi suy nghĩ và nhận thức của mỗi cá thể. Người có cái nhìn bi quan, tiêu cực thường rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, bất an và phiền muộn. Trong khi đó, người có cái nhìn lạc quan sẽ ít gặp phải các cảm xúc tiêu cực. Do đó, yếu tố vô cùng quan trọng để chữa dứt điểm rối loạn lo âu là người bệnh cần nỗ lực thay đổi suy nghĩ của bản thân.
Việc thay đổi suy nghĩ không thể xảy ra trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể hướng suy nghĩ của mình về những điều tích cực hơn từng ngày thông qua một số mẹo sau đây:
- Dành thời gian trong ngày để ghi chép lại cảm xúc, suy nghĩ và cách nhìn nhận của bản thân về những tình huống, sự việc. Sau đó, nên đọc lại nhật ký của những ngày trước để nhìn nhận ra sự bi quan, tiêu cực và lo âu quá mức của bản thân.
- Ngưng tiếp xúc với những thông tin mang đến nguồn năng lượng tiêu cực và gia tăng sự lo lắng. Thay vào đó, có thể mang lại sự tích cực và lạc quan bằng các câu chuyện truyền cảm hứng.
- Tham gia các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các hoạt động này, người bệnh sẽ dần nhận ra ý nghĩ của cuộc sống và nỗ lực trong quá trình điều trị rối loạn lo âu. Ngoài ra, tham gia các hoạt động thiện nguyện còn giúp tăng kỹ năng giao tiếp và thích nghi với cộng đồng.
- Luôn ghi nhớ chính những suy nghĩ tiêu cực, bi quan là nguồn cơn gây sự lo lắng và bất an. Từ đó chủ động thay đổi suy nghĩ và biết cách chăm sóc bản thân hơn.
Những kinh nghiệm này phần nào giúp gia tăng tỷ lệ chữa dứt điểm rối loạn lo âu. Ở những trường hợp có nhiều bệnh tâm thần kết hợp, tỷ lệ chữa khỏi tương đối thấp. Tuy nhiên, tích cực điều trị và nỗ lực thay đổi suy nghĩ của bản thân có thể kiểm soát bệnh và duy trì cuộc sống ổn định.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Rối loạn lo âu có chữa dứt điểm được không?” và một số kinh nghiệm để vượt qua chứng bệnh này. Có thể thấy bên cạnh các phương pháp chuyên sâu, sự nỗ lực và ý chí của người bệnh ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cũng cần có chủ động trong quá trình chữa trị.
Tham khảo thêm:
Để vượt qua chấn thương tâm lý từ gia đình, cháu đã đọc cuốn BEHAVE của Robert Salposky và tìm hiểu rất nhiều sách về sinh học, tâm lý học, xã hội, khoa học … để nhìn mọi việc một cách khách quan, tại sao mng lại hành xử như vậy? Đó là tổng hòa của tính cách và môi trường sống quanh ta. Nhìn lại thì cháu rất cảm ơn những chấn thương đó vì chính nó mang lại động lực cho cháu tìm hiểu về thế giới nà
không share được nhỉ chứ bạn chia sẻ hay quá
ồ nghị lực đấy
tâm lý mạnh dữ
Từ những áp lực của cuộc sống, công việc, tình cảm, gia đình mà mình mắc bệnh RLLA này từ lúc nào mà cũng không biết…. thực sự đã tìm nhiều phương pháp để tự mình chữa lành mà cũng không ổn cho lắm, sau bài viết này tôi sẽ tìm gặp các chuyên gia tư vấn để chữa trị dứt điểm luôn.
thường cảm thấy căng thẳng và lo lắng mà không rõ nguyên nhân liệu đó có thể là dấu hiệu của một rối loạn lo âu không
chắc có lẽ đúng
cảm giác lo lắng của tôi thường xuất hiện mà không có lý do cụ thể, và nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi tôi nên làm gì để nó hết
thể dục thể thao nâng cao tinh thần bạn ạ
tập trung công việc đê
Mỗi khi gặp vấn đề nào đó lớn là tôi cứ hay nghĩ mãi tới nó, không tập trung được vào công việc đang làm. Dù biết là k nên như vậy mà tôi k biết cách khắc phục. Có chuyên gia nào có thể giúp tôi thoát được ra không, giờ gần tết rồi không có tiền tôi lại càng bị suy nghĩ vấn đề này, còn mất ngủ mấy hôm liền rồi
không có tiền khổ đủ đường
trước tết lo tiền sau tết cũng lo tiền
Từ khi nghỉ hưu tới giờ k hiểu sao mẹ tôi bỗng trở nên cáu gắt hơn, buổi đêm tôi cũng không thấy mẹ mất ngủ. Tôi hỏi thì mẹ không nói gì, còn cáu gắt ngược lại. Liệu đây có phải triệu chứng của rối loạn lo âu k
đọc xem đúng không
chữa đc nhưng dựa vào ý trí của ng bị rlla nữa
tôi muốn hỏi rối loạn lo âu có giống với overthinking không, tôi tấy 2 ván đề này khá giống nhau, chắc overthingking là dạng nhẹ hơn à, rối loạn lo âu là bệnh rồi. em tôi đang nói là bị overthinking nhưng tôi ko phân biệt được
overthinking là biểu hiện của rói loạn lo âu mà
hơi lo lắng
suy nghĩ nhiều là khởi đầu của bênh rối loạn lo âu đấy cẩn thận
buồn
Tôi bị rlla, đi khám bác sĩ và được kê đơn thuốc nhưng uống một thời gian dài rồi k ăn thua. Có bữa tôi chán quá nên ngưng thuốc thì lại bị khó chịu, hya là tôi đã bị phụ thuộc vào thuốc????
Ai biết nào k p uống thuốc mà hết đc rlla này thì chỉ tôi với
tâm lý trị liệu thì không cần thuốc không cần dụng cụ gì luôn
nghe mỹ miều thế
đúng mà chỉ là cần thời gian nhiều thôi
rèn luyện thay đổi thói quen hằng ngày, ăn đúng giờ ngủ đúng giấc tập trung công việc không được thì tìm đến bác sĩ tâm lý nhé
ầy đang đây ạ
thiền, chánh niệm, học theo thầy Thích Nhất Hạnh sẽ hết dần rlla, theo tôi là như thế
Mình được chuẩn đoán rối loạn lo âu, đã dùng thuốc của viện Bạch Mai được hơn một năm nhưng khi có việc gì lại cảm thấy tay chân bủn rủn, bồn chồn , khó thở, tim đập nhanh , hồi hộp lo lắng. Có thời điểm bị mất ngủ kéo dài, không có thuốc không ngủ được. Mình đang muốn tìm hiểu phương pháp tâm lý trị liệu, ai đã thử qua cho mình xin review nhé!
khá ok
Tôi thường xuyên lo lắng về mọi khía cạnh trong cuộc sống, thực sự rất mệt mỏi. Muốn thay đổi nhưng chưa biết làm sao ?
câu hỏi của rất nhiều người tôi cũng vậy
mất ăn mất ngủ
nhanh già lắm nên bớt nghĩ đi
haizzz bù đầu không còn quan tâm đến sắc đẹp nữa
Mỗi khi tôi gặp vấn đề trong cuộc sống, việc đầu tiên là tôi luôn cảm thấy căng thẳng, suy nghĩ về nó không ngừng. Tôi trở nên bị động, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, làm tổn thương bản thân và những người xung quanh. Tôi đã đi khám nhưng không dám uống thuốc vì sợ tác dụng phụ. Tôi cần làm gì để cải thiện tâm lý của mình đây ạ? Mong được giúp đỡ.
bác sĩ không cho phương pháp khác à
không ạ bảo uống thuốc kết hợp thay đổi lối sống ạ
tôi thấy có tâm lý trị liệu cũng hay không phải dùng thuốc bạn nghiên cứu thử xem