[Hỏi đáp] Rối loạn lo âu có di truyền không?

4.6/5 - (94 bình chọn)

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng rối loạn lo âu tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, không ít người băn khoăn về vấn đề “Rối loạn lo âu có di truyền không?”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc nên tham khảo các thông tin tổng hợp trong bài viết sau.

Rối loạn lo âu có di truyền không? Giải đáp!

Rối loạn lo âu đặc trưng bởi tình trạng lo âu, căng thẳng, phiền muộn và bi quan quá mức về những vấn đề/ tình huống xung quanh cuộc sống. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới. Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được biết rõ. Chính vì vậy, điều trị bệnh còn nhiều thách thức và hạn chế.

Trên thực tế, các bệnh rối loạn tâm thần thường có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, không ít người băn khoăn về vấn đề rối loạn lo âu có di truyền không?

Theo nghiên cứu được trang tải trên Pubmed – Viện Y tế Quốc gia Mỹ, trẻ có bố mẹ mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 – 6 lần so với bình thường. Nhiều nghiên cứu lần lượt được thực hiện và cho thấy, tiền sử gia đình là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm thần khác. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh có thể chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố khác như môi trường sống, cách giáo dục, nhân cách,…

Rối loạn lo âu có di truyền không
Rối loạn lo âu có di truyền không?

Các yếu tố này tác động song song nên việc tách rời để phân tích và nghiên cứu gần như không thể thực hiện. Tuy nhiên theo phân tích dịch tễ, rối loạn lo âu thật sự có khả năng di truyền mặc dù nguyên lý chính xác vẫn chưa được biết rõ.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các chuyên gia, nhà khoa học tại Đại Wisconsin-Madison (Mỹ) trên 600 con khỉ vàng (rhesus) để đánh giá khả năng di truyền của rối loạn lo âu. Các cá thể tham gia thí nghiệm đều được đặt vào tình huống gây lo âu.

Các bác sĩ nhận thấy, hoạt động của não giữa – hệ limbic và vùng trán có xu hướng gia tăng. Khi nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận định chức năng của 3 bộ phận trên được quy định bởi gen (di truyền). Chính vì vậy, rối loạn lo âu và các bệnh rối loạn tâm thần thường gặp đều có khả năng di truyền. Những nghiên cứu này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về căn nguyên của rối loạn lo âu mà còn mở đường cho việc nghiên cứu các phương pháp điều trị mới, tối ưu hơn.

Như vậy có thể thấy, rối loạn lo âu là bệnh lý có khả năng di truyền cao. Tuy nhiên ngoài gen, yếu tố xã hội, nhân cách, những biến cố trong cuộc sống,… cũng là tác nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Các biện pháp giảm nguy cơ mắc rối loạn lo âu

Di truyền là yếu tố gần như không thể thay đổi. Tuy nhiên, khả năng mắc rối loạn lo âu ở trẻ được sinh ra bởi cha mẹ mắc chứng này chỉ dao động khoảng 30 – 35%. Do đó, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đi đáng kể nếu loại trừ những nguyên nhân/ yếu tố khác.

rối loạn lo âu di truyền
Xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát stress, lo âu có thể giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu do di truyền

Các biện pháp giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu:

  • Stress kéo dài là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng lo âu – đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Vì vậy để phòng ngừa bệnh, nên xây dựng lối sống khoa học, cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi và thực hiện một số biện pháp thư giãn để giải tỏa căng thẳng.
  • Nếu gặp phải những biến cố lớn trong cuộc sống như hôn nhân tan vỡ, chứng kiến/ trải qua những hành vi bạo lực, khủng khiếp, tai nạn nghiêm trọng,… nên cân nhắc trị liệu tâm lý khi có những rối loạn về mặt cảm xúc và tư duy. Trên thực tế, các sang chấn tâm lý không được giải quyết triệt để chính là nguồn cơ dẫn đến rối loạn lo âu.
  • Lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện có mối tương tác qua lại với các chứng bệnh rối loạn tâm thần. Cụ thể, nghiện rượu bia và dùng chất gây nghiện gia tăng mức độ lo lắng, đồng thời làm thay đổi hoạt động của não bộ và giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể. Kết quả là dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm. Ngược lại, rối loạn lo âu nặng cũng có thể gia tăng nguy cơ lạm dụng rượu bia. Bệnh nhân có xu hướng say xỉn để quên đi những mối lo và phiền muộn trong cuộc sống. Chính vì vậy, cần kiêng cữ rượu bia và chất kích thích để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này.
  • Nghiên cứu cho thấy, người có tính cách hướng nội, ít nói, không có thói quen chia sẻ và thiếu kỹ năng xã hội có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn. Do đó để phòng ngừa rối loạn lo âu, bạn cần thay đổi tính cách theo chiều tích cực, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thích nghi thông qua các hoạt động nhóm và các chương trình thiện nguyện.
  • Người có gia đình mắc bệnh rối loạn lo âu thường có hệ thống thần kinh trung ương nhạy cảm hơn. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng thuốc an thần và các loại thuốc nội tiết. Để đảm bảo an toàn, nên thông báo với bác sĩ tiền sử gia đình trước khi dùng các loại thuốc này.
  • Trong trường hợp gia đình có người bị rối loạn lo âu, bạn nên đến phòng khám/ bệnh viện khám tâm lý 1 – 2 lần/ năm để kịp thời phát hiện nếu có vấn đề bất thường.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Rối loạn lo âu có di truyền không?”. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm:

4.6/5 - (94 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *