Bị rối loạn lưỡng cực phải điều trị trong bao lâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc mãn tính, có khuynh hướng tái phát và tái diễn thường xuyên. Chính vì vậy, không ít người băn khoăn rối loạn lưỡng cực phải điều trị trong bao lâu. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này và có thêm những lời khuyên hữu ích để quản lý bệnh thành công.

Điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu?

Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm) là bệnh tâm thần mãn tính với cơ chế bệnh sinh và căn nguyên chưa rõ ràng. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới với tỷ lệ đồng đều ở cả nam và nữ giới. Rối loạn lưỡng cực được định nghĩa là sự lặp đi lặp lại của các giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp.

Ở mỗi bệnh nhân, rối loạn lưỡng cực sẽ biểu hiện với từng giai đoạn khác nhau. Do đó, bệnh lý này được chia thành nhiều thể bệnh, trong đó phổ biến nhất là rối loạn lưỡng cực I và rối loạn lưỡng cực II. Tương tự như các rối loạn cảm xúc khác, rối loạn lưỡng cực được điều trị bằng thuốc, sốc điện và liệu pháp tâm lý.

Ngoài những băn khoăn về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị, điều trị rối loạn lưỡng cực trong bao lâu cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Nếu như bệnh nhân trầm cảm có thể ngưng điều trị sau một vài năm thì với rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời.

điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực phải điều trị suốt đời để phòng tránh biến chứng

Điều trị rối loạn lưỡng cực sẽ chia thành 2 giai đoạn là điều trị tấn công và điều trị củng cố. Điều trị tấn công được thực hiện khi các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm và hỗn hợp bùng phát. Các giai đoạn này thường sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng và đôi khi là 1 năm. Trong giai đoạn bệnh bùng phát, bệnh nhân sẽ phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp và đôi khi phải can thiệp sốc điện. Nhìn chung, thời gian điều trị tấn công sẽ kéo dài khoảng vài tháng.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị củng cố bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Dùng thuốc giúp ổn định bệnh và ngăn ngừa trạng thái hưng cảm, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp bùng phát. Trong khi đó, liệu pháp tâm lý được thực hiện giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia cho rằng, liệu pháp tâm lý cũng có thể phòng ngừa bệnh tái phát thông qua việc kiểm soát stress và đối phó với những tình huống thuận lợi trong cuộc sống.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Theo thống kê, chỉ có 7% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực khỏi bệnh hoàn toàn và không gặp phải tình trạng tái phát, tái diễn. Trong đó, hơn 90% bệnh nhân đều tái phát sau khi ngưng thuốc. Việc sử dụng thuốc cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng tái phát mà chỉ có thể giảm tần suất bệnh tái phát và giảm thiểu mức độ của các triệu chứng.

Khoảng 40% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực phải đối mặt với các rối loạn mãn tính khác. Do đó, việc điều trị củng cố là vô cùng cần thiết. Bởi sau một giai đoạn tái phát, chất lượng cuộc sống sẽ ngày càng suy giảm. Trong đó, khoảng 23% bệnh nhân phải nhập viện điều trị và 36.5% phải ngừng làm việc trong thời gian bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, trong các giai đoạn bệnh tái phát, bệnh nhân có nguy cơ cao lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần. Vì những lý do này, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực phải điều trị suốt đời để hạn chế những ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực

Thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực sẽ có sự khác biệt ở từng bệnh nhân. Trong đó, một số bệnh nhân chỉ phải điều trị tấn công trong vài tháng nhưng cũng có trường hợp phải điều trị trong vài năm. Tuy nhiên, tất cả người mắc chứng bệnh này đều phải điều trị củng cố suốt đời. Dù vậy, việc giảm thiểu thời gian điều trị tấn công sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ và giảm chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo các chuyên gia, thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

1. Giai đoạn bệnh

Bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ có các giai đoạn như hưng cảm, hưng cảm nhẹ, hỗn hợp và trầm cảm. Trong đó, trầm cảm là giai đoạn có thời gian tiến triển dài nhất – khoảng 6 đến 12 tháng. Giai đoạn hưng cảm thường kéo dài khoảng 3 – 5 tháng và đa số đều đáp ứng tốt với điều trị.

điều trị rối loạn lưỡng cực bao lâu
Giai đoạn hưng cảm có thời gian điều trị ngắn và đa phần đều có đáp ứng tốt với điều trị

Rối loạn lưỡng cực giai đoạn hỗn hợp có thời gian tiến triển ngắn nhưng triệu chứng phức tạp. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ được kiểm soát trong thời gian ngắn.

Giai đoạn trầm cảm sẽ có thời gian điều trị lâu hơn và cũng được quan tâm nhiều hơn hưng cảm và hưng cảm nhẹ. Trong giai đoạn trầm cảm, nhiều bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát. Do đó, bệnh nhân sẽ phải điều trị lâu dài để kiểm soát hoàn toàn triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.

2. Mức độ bệnh

Ngoài giai đoạn bệnh, mức độ bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường đáp ứng tốt hơn so với trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, những bệnh nhân đi kèm với loạn thần thường có tiên lượng xấu, bệnh tái phát và tái diễn thường xuyên.

Những bệnh nhân này thường phải điều trị tấn công trong thời gian dài. Sau đó, sẽ chuyển sang điều trị củng cố. Hơn nữa, vì các giai đoạn bệnh hay tái phát nên người bệnh buộc phải ngừng lao động để điều trị hoặc nhập viện. Trong khi đó, những bệnh nhân có biểu hiện nhẹ có thể điều trị ngoại trú trong các giai đoạn bệnh.

3. Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố khách quan là mức độ bệnh và giai đoạn bệnh, thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực
Bệnh nhân có các rối loạn tâm thần đi kèm sẽ có thời gian điều trị rối loạn lưỡng cực lâu hơn
  • Mức độ tuân thủ với điều trị của từng bệnh nhân
  • Có các rối loạn tâm lý, tâm thần đi kèm
  • Bệnh nhân nghiện rượu, chất gây nghiện thường có tiên lượng xấu và phải điều trị lâu hơn so với những trường hợp khác.
  • Bệnh nhân sống trong môi trường không lành mạnh, gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, xung đột, đời sống xã hội thấp, bạo lực,… đáp ứng kém hơn điều trị và tỷ lệ tái phát cao. Những trường hợp này có tỷ lệ tự sát cao nên đa phần đều phải điều trị nội trú.

Lời khuyên cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là bệnh tâm thần mãn tính với tỷ lệ tái phát và tái diễn cao. Thực tế, chỉ có khoảng 7% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn và không phải điều trị suốt đời. Số còn lại đều phải điều trị củng cố và chăm sóc lâu dài. Để kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân nên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.

Lời khuyên cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng và dùng thuốc đều đặn hằng ngày. Ngoài ra, nên nâng cao hiểu biết về bệnh để chủ động hơn trong quá trình điều trị, chăm sóc và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tái phát.
  • Stress tích tụ được xem là yếu tố làm tái phát rối loạn lưỡng cực. Do đó, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân nên can thiệp tâm lý trị liệu để học cách kiểm soát stress và giải tỏa cảm xúc lành mạnh. Kỹ năng kiểm soát stress và đối phó với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý bệnh thành công.
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực nên tránh xa những thói quen xấu, đồng thời cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh lâu dài.
  • Rối loạn lưỡng cực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm gia tăng các vấn đề thể chất. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và có chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
  • Trong các giai đoạn bệnh bùng phát, bệnh nhân khó có thể làm việc, học tập và ứng xử như bình thường. Do đó, nên chủ động chia sẻ bệnh tình với những người xung quanh để được thấu hiểu, đồng cảm. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp hạn chế những sai sót không đáng có trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Có thể tham gia các hội nhóm của những người bị rối loạn lưỡng cực để có thêm kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tế từ những người khác sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát và quản lý bệnh thành công.
  • Chủ động tái khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Các rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn lưỡng cực nói riêng đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về vấn đề “Bị rối loạn lưỡng cực điều trị trong bao lâu?” và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *