Bài test rối loạn lưỡng cực online miễn phí và chính xác
Nên thực hiện các bài test rối loạn lưỡng cực nếu có những biểu hiện bất thường, hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh. Bài quiz test có thể đánh giá phần nào tình trạng sức khỏe tâm thần, qua đó giúp ta chủ động hơn trong thăm khám và điều trị.
Những điều cần biết về rối loạn lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là bệnh hưng – trầm cảm. Đây là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp bên cạnh rối loạn trầm cảm.
Bệnh lý này đặc trưng bởi cảm xúc dao động lên xuống bất thường. Biểu hiện chính là các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau, không có quy luật rõ ràng.
Trong đó, trầm cảm là trạng thái cảm xúc xuống thấp trong một thời gian dài dẫn đến khí sắc trầm buồn. Ở giai đoạn này, người bệnh thường buồn bã, bi quan, chán nản, tuyệt vọng.
Ngược lại ở giai đoạn hưng cảm, khí sắc tăng cao khiến người bệnh luôn cảm thấy vui vẻ, năng động và tràn đầy sức sống. Cảm xúc dâng cao dẫn đến kích động, cáu kỉnh, và khó kiểm soát
Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn tâm thần mãn tính. Bệnh có khuynh hướng tiến triển dai dẳng và kéo dài suốt đời. Bệnh khởi phát theo từng giai đoạn, và có một khoảng thời gian ổn định.
Xem thêm: Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Khi nào cần làm bài quiz test rối loạn lưỡng cực?
Vì là bệnh mãn tính nên việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Theo các bác sĩ, những trường hợp sau nên thực hiện bài Quiz test rối loạn lưỡng cực:
- Có các biểu hiện trầm cảm và hưng cảm
- Không kiểm soát được cảm xúc của chính mình
- Tiền sử gia đình có người bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và tâm thần phân liệt
Các bài Quiz test rối loạn lưỡng cực được phát triển bởi những chuyên gia tâm lý. Thông qua các câu hỏi và câu trả lời, bài test phản ánh được phần nào sức khỏe tâm thần hiện tại.
Tuy nhiên, các bài test này đều không được xem là chẩn đoán chính thức. Nếu bài test cho thấy nguy cơ mắc bệnh khá cao, bạn nên thăm khám để được đánh giá chính xác hơn.
Các bài test rối loạn lưỡng cực online
Có khá nhiều bài test kiểm tra nguy cơ mắc bệnh nên bạn có thể dễ dàng thực hiện. Bạn có thể làm các quiz test rối loạn lưỡng cực online hoặc thực hiện các bài trắc nghiệm sau:
1. Bài test sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg
Bài test sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg được nghiên cứu và phát triển bởi Bác sĩ người Mỹ Ivan K Goldberg. Bài test này được thực hiện cho những người từ 18 tuổi trở lên, và đã từng có biểu hiện trầm cảm.
Bài test phổ lưỡng cực Goldberg có tổng cộng 12 câu hỏi, với các câu trả lời tương ứng với số điểm nhất định:
- Không bao giờ: 0 điểm
- Chỉ một chút: 1 điểm
- Đôi khi/ thỉnh thoảng: 2 điểm
- Mức độ trung bình: 3 điểm
- Khá thường xuyên/ khá nhiều: 4 điểm
- Rất thường xuyên/ rất nhiều: 5 điểm
Sau khi trả lời hết 12 câu hỏi, cộng điểm số và xem kết quả. Bài test này giúp xác định được dạng rối loạn cảm xúc mà bạn gặp phải là trầm cảm đơn cực, trầm cảm nặng hay rối loạn lưỡng cực.
Điều kiện để thực hiện bài test sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg là đã được chẩn đoán mắc ít nhất 1 đợt trầm cảm (phải có xác nhận của bác sĩ tâm thần).
Bộ 12 câu hỏi trong bài test sàng lọc rối loạn lưỡng cực Goldberg:
1 – Đôi lúc bản thân có tâm trạng rất tốt, năng động và làm việc rất hiệu quả
2 – Đôi khi nói nhiều, nói nhanh hơn bình thường và thường xuyên chuyển chủ đề liên tục trong các cuộc trò chuyện.
3 – Tâm trạng bất ổn, dễ bị cáu kỉnh và tức giận
4 – Có một hoặc nhiều giai đoạn rất hứng thú trong đời sống tình dục và tăng tần suất quan hệ rõ rệt
5 – Có những lúc đạt được thành công rực rỡ trong công việc và thay đổi công việc nhiều lần
6 – Đôi khi có những giai đoạn buồn chán không rõ lý do và cũng có giai đoạn tâm trạng rất vui vẻ, lạc quan và sang tạo trong công việc
7 – Có những giai đoạn lạc quan, hứng thú nhưng cũng có giai đoạn tuyệt vọng và bi quan không thể hiểu rõ nguyên do
8 – Có những lúc vừa cảm thấy chán nản vừa cảm thấy hưng phấn
9 – Đôi khi tự tin thái quá nhưng cũng có khi thiếu tự tin về bản thân
10 – Bản thân có những lúc rất tức giận và giữ thái độ thù địch với mọi người mà không rõ lý do
11 – Có những lúc muốn hòa nhập vào những nơi đông người, náo nhiệt nhưng cũng có khi muốn yên tĩnh, có xu hướng giam mình trong phòng và sống tách biệt với mọi người
12 – Có khi cười đùa vui vẻ quá mức nhưng cũng có khi khóc lóc, buồn bã sâu sắc không rõ lý do
Cách tính điểm:
- Từ 0 – 15 điểm: Nếu nằm trong số điểm này, bạn khả năng bị trầm cảm đơn cực. Đây là dạng trầm cảm đơn thuần với biểu hiện chính là sự giảm thấp của cảm xúc, tư duy và hành vi bị ức chế. Bệnh lý này có thể điều trị và không nhất thiết phải điều trị củng cố suốt đời như rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, trầm cảm không được điều trị sớm sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng nặng nề.
- Từ 26 – 24 điểm: Khả năng cao là bạn bị trầm cảm nặng.
- Từ 25 điểm trở lên: Nếu kết quả từ 25 điểm trở lên, bạn có nguy cơ cao bị rối loạn lưỡng cực. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng trầm cảm xen kẽ hưng cảm.
Bài test sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg nên được thực hiện với bác sĩ tâm thần, hoặc sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán có 1 đợt trầm cảm.
2. Bài trắc nghiệm sàng lọc quang quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)
Bài kiểm tra sàng lọc quang quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS) cũng khá phổ biến. Bài test này có thể xác định nguy cơ mắc bệnh và giai đoạn của bệnh. Có ba giai đoạn bao gồm: hưng cảm, trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp.
Tương tự như các bài Quiz test rối loạn lưỡng cực khác, bài kiểm tra này cũng có 4 câu trả lời tương ứng với số điểm khác nhau:
- Không bao giờ/ hiếm khi: 0 điểm
- Đôi khi/ chỉ một chút: 1 điểm
- Vừa phải: 2 điểm
- Thường xuyên/ hầu hết mọi lúc: 3 điểm
Bộ 19 câu hỏi trong bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS):
1 – Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và giảm năng lượng
2 – Khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
3 – Không cần ngủ quá nhiều nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống
4 – Nói nhiều hơn bình thường
5 – Suy nghĩ nhanh, liên tục có những luồng suy nghĩ chạy trong đầu
6 – Nhận thấy bản thân không còn yêu thích và hứng thú với một số hoạt động, sở thích từng thích trước đây
7 – Dễ bị phân tâm với những thứ xung quanh ngay cả khi biết những điều này nhỏ nhặt, không quan trọng
8 – Cảm thấy tự tin và cho rằng không ai có thể cản trở bản thân đạt được mục tiêu
9 – Bị chẩn đoán mắc một số vấn đề sức khỏe gây ra sự mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng (suy giáp,…)
10 – Cảm thấy bồn chồn và gần như không thể giữ sự im lặng, ngay cả khi được người khác yêu cầu
11 – Cảm thấy vui vẻ và bản thân đang tận hưởng những hoạt động có thể gây ra rắc rối nhưng không thể nào dừng lại như mua sắm quá mức, cờ bạc, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn,…
12 – Cảm giác thèm ăn và sở thích ăn uống thay đổi khá thường xuyên
13 – Dễ cáu kỉnh và đôi khi buồn bã vì những điều rất nhỏ nhặt
14 – Giảm hoặc tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 30 ngày
15 – Cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi, tội lỗi
16 – Nghĩ đến cái chết của bản thân
17 – Khó khăn khi suy nghĩ và đưa ra những quyết định (ngay cả với những quyết định rất đơn giản như lựa chọn phương tiện gì để đi làm, quần áo để mặc, chọn món ăn, thức uống,…)
18 – Những triệu chứng bản thân gặp phải là do sử dụng thuốc hoặc dùng rượu bia, chất kích thích
19 – Những triệu chứng gặp phải gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như mâu thuẫn, xung đột, gây hấn, khó khăn khi làm việc và học tập
Chúng ta sẽ cộng tất cả điểm của các câu hỏi để xem kết quả. Trong đó, câu số 9, 18 và 19 không được tính điểm, mà mục đích là loại trừ một số khả năng có thể xảy ra. Số điểm càng cao cho thấy khả năng bị rối loạn lưỡng cực càng lớn.
3. Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)
Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS) khá giống với bài test thứ 2. Tuy nhiên, bài test này chỉ 18 câu hỏi và mục tiêu là chẩn đoán hưng cảm. Số điểm càng cao cho thấy mức độ hưng cảm càng nghiêm trọng.
Với các câu hỏi, bạn có thể lựa chọn 1 trong 6 câu trả lời sau và mỗi câu tương ứng với số điểm nhất định:
- Không bao giờ: 0 điểm
- Chỉ một chút: 1 điểm
- Thỉnh thoảng/ đôi khi: 2 điểm
- Vừa phải: 3 điểm
- Khá nhiều/ khá thường xuyên: 4 điểm
- Rất thường xuyên: 5 điểm
Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS) gồm có 18 câu hỏi sau:
1 – Cảm thấy đầu óc linh hoạt và sắc bén hơn bao giờ hết
2 – Có rất nhiều ý tưởng mới và kế hoạch nhưng gần như không thể hoàn thành bất cứ việc gì
3 – Cảm thấy bản thân đặc biệt hạnh phúc
4 – Nói quá nhanh khiến mọi người không theo kịp
5 – Dễ cáu kỉnh và tức giận
6 – Có cảm nhận cuộc sống như một bữa tiệc nên lúc nào cũng vui vẻ và hứng thú
7 – Suy nghĩ nhiều về tình dục
8 – Có rất nhiều kế hoạch đặc biệt có tính chất vĩ mô
9 – Các ý tưởng liên tục thay đổi
10 – Ngủ ít hơn bình thường nhưng luôn tràn đầy sức sống và khỏe mạnh
11 – Cảm thấy áp lực khi trò chuyện do nhiều luồng suy nghĩ xuất hiện trong đầu và bản thân nói nhanh hơn bình thường rất nhiều
12 – Có nhiều ý tưởng mới mẻ vượt ngoài khả năng của bản thân
13 – Dễ cười tươi và vui vẻ
14 – Cảm thấy đặc biệt hạnh phúc và vui tươi
15 – Biết rằng bản thân đang tiêu tốn nhiều tiền cho việc mua sắm, du lịch, đầu tư,…
16 – Cảm thấy thật khó để có thể làm việc, trò chuyện một cách chậm chạp và gần như không thể ở yên một chỗ
17 – Cảm thấy tràn đầy năng lượng
18 – Hoạt động tích cực và năng động hơn bình thường
Cách tính điểm:
Cộng tất cả số điểm của 18 câu hỏi và xem kết quả:
- 0 – 9 điểm: Không có biểu hiện hưng cảm
- 10 – 17 điểm: Có biểu hiện hưng cảm nhẹ (Hypomanic)
- 18 – 21 điểm: Khả năng cao bị rối loạn nhân cách ranh giới
- 22 – 35 điểm: Hưng cảm nhẹ đến trung bình
- 36 – 53 điểm: Hưng cảm trung bình đến nặng
- Từ 54 trở lên: Hưng cảm nghiêm trọng
Hưng cảm là một phần của rối loạn lưỡng cực bên cạnh giai đoạn trầm cảm. Ở trạng thái này, bệnh nhân hầu như không nghĩ đến cái chết và hành vi tự sát.
Tuy nhiên, hưng cảm gia tăng các hành vi bản năng, liều lĩnh như mua sắm không suy nghĩ, quan hệ tình dục không an toàn, đầu tư rủi ro, cờ bạc,… Hưng cảm cần được điều trị để tránh những hậu quả nặng nề.
Một số lưu ý khi test rối loạn lưỡng cực
Các bài Quiz test rối loạn lưỡng cực phần nào có thể sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để bài kiểm tra cho kết quả chính xác nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện bài test.
- Tránh làm bài trắc nghiệm sàng lọc rối loạn lưỡng cực khi tinh thần đang không ổn định do sử dụng rượu bia, chất kích thích, hoặc đang trải qua các sự kiện sang chấn.
- Có thể thực hiện bài test 1 tuần/ lần để đảm bảo tính chính xác của bài test.
- Nếu tiền sử gia đình bị rối loạn lưỡng cực, nên khuyến khích những thành viên trong gia đình cùng thực hiện.
- Cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chọn câu trả lời. Nếu có thể, bạn nên nhờ người thân/bạn bè đánh giá để chọn câu trả lời chính xác nhất.
Xem thêm: Bị rối loạn lưỡng cực nên đi khám ở đâu tại Hà Nội?
Cần làm gì sau khi thực hiện bài test rối loạn lưỡng cực?
Các bài Quiz test rối loạn lưỡng cực phần nào cho thấy sức khỏe tâm thần của bạn. Kết quả của bài trắc nghiệm có thể xác định khả năng bị rối loạn lưỡng cực, và phát hiện hưng cảm hay trầm cảm chiếm ưu thế.
Vì cảm xúc của con người có tính cá nhân cao nên trong một số thời điểm, bạn có thể chọn những câu trả lời không chính xác. Trước khi đưa ra kết luận, nên thực hiện bài test từ 2 – 3 lần.
Trong trường hợp nhận thấy nguy cơ cao, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó họ dựa vào tiêu chuẩn DSM-5 hoặc ICD-10 để đưa ra chẩn đoán.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ các khả năng khác. Tùy vào triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn nên chú ý đến những biểu hiện bất thường để kịp thời thăm khám trong trường hợp cần thiết. Hãy nâng cao hiểu biết về rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần phổ biến để chủ động bảo vệ sức khỏe.
Hoặc có một gợi ý khác cho bạn là gặp chuyên gia tâm lý trị liệu để thực hiện tham vấn tâm lý. Chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ là người lắng nghe, quan sát, phân tích để xác định rõ vấn đề tâm lý của bạn.
Nói chung, các bài test rối loạn lưỡng cực có thể đánh giá được nguy cơ mắc bệnh và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, các bài kiểm tra này không được xem là chẩn đoán chính thức.
Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Quiz Test Kiểm Tra Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Nhanh Chóng
- Quiz Test Kiểm Tra Hội Chứng Sợ Giao Tiếp Xã Hội
40 điểm
Bạn đi khám chữa gì chưa
chưa, thật chả muốn sống nữa, khỏi chữa đi
Tích cực lên bạn nhé, rất nhiều người khỏi bênh và có thể thành công, hạnh phúc mà
Triệu chứng của bạn thế nào
Khi hưng phấn thì tôi như tiếp xúc với chiều không gian khác, các ý tưởng cứ tuôn trào cả đêm mà k buồn ngủ. Còn khi vào pha trầm cảm thì như bị nhốt trong ngục tù nội tâm, k lối thoát và bị tra tấn bởi các phiền nhiễu, bất tình, ràng buộc…. Cuộc sống lúc này k có ý nghĩa gì cả, chỉ còn lại cảm giác cùng quẫn đến tuyệt vọng.
hzz 47 chả muốn sống mà chết cũng k được
Đôi khi ko phải do bệnh đâu bạn, do tính cách á, theo mình quan sát thì nhiều người có tính đa nhân cách, tính cách hay thay đổi thất thường, tính cách bị phụ thuộc vào ko gian, mng xung quanh
e bị cả trầm cảm .rối loạn lo âu.rối loạn lưỡng cực, thật chỉ muốn chết quách đi cho xong
bạn là con trai mà cũng bị bệnh tâm lí hả. mk nghỉ chỉ có con gái nhạy cảm mới bị thôi. mình cx bị giống bạn luôn ko khác tí nào. đôi lúc mình ko điều khiển đc hành động và cảm xúc suy nghỉ của bản thân. mà nói ra sợ ko ai hiểu mk vì mk lúc nào mk cũng cười vui vẻ cả đôi lúc giả vờ cười lắm cx mệt. mk hiện cx chx biết rõ mk bị gì ngày nào cx chán nản ko làm đc gì cả. điều đó làm mk trì trệ vc học. năm nay mk 17t rồi đứng trc ngưỡng của của cuộc đời mà bị rối loạn tâm lí nx thì chán lm. đã thế còn dịch bệnh lại buồn thêm. muốn sống ko đc chết cx ko xong nói ra thì ko ai hiểu mk cả. tưởng mk nói đùa.
ko phải đâu bạn, cuộc sống hiện đại bây giờ nhiều căng thẳng và khó khăn lắm nên những bệnh tâm lí này ko chừa 1 ai, đừng nói là trai hay gái. Ai chịu nhiều áp lực quá mà ko thể chuyển hoá được nó đều là miếng mồi ngon của các bệnh tâm lí thôi nếu bạn tìm hiểu sẽ thấy các bệnh như này khá phổ biến.. ở phương Tây. Chưa nói là càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này, cho nên bạn không phải là trường hợp duy nhất. Bạn có thể tìm đọc sách về căn bệnh tâm lí để giúp cải thiện vấn đề của mình. Chúc bạn có đủ cơ duyên để vượt qua!!
cảm ơn bạn, nhưng mk ko bit làm tn để vượt qua. đôi lúc mk nghĩ mk khác mọi người rồi chán nản. mk kiểu lúc nào cũng làm thái quá mọi vc lên, trong khi nó chẳng có gì. rồi lúc nào cx sợ hãi lo cái này lo cái nó. rồi quay sang nghi ngờ chính bản thân mk. có lúc muốn cht muốn vô bệnh viện tâm thần luôn. tại bề ngoài lúc nào mk cx tươi cười, đi đâu cx chào hỏi niềm nở, cho nên ko ai bt mk có vấn đề về tâm lí kể cả bố mẹ mk cx ko bt. đôi khi mẹ củ tui thấy tui phờ phạc thì mới nói” mày học lắm rồi sinh điên đó”. có lúc tôi buồn ko muốn lm gì. nhưng nghĩ đến gia đình lại cố gắng
E cũng vậy. 17 tuổi là tuổi đẹp nhất. Mà em bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Thấy cuộc sống bế tắc lắm. Cứ có hàng loạt ý nghĩ. Cảm giác đầu óc hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Khó đi vào giấc ngủ. Sợ mọi thứ là run tay chân. Em đã đi điều trị sớm. Và đang dần hồi phục. Thuốc chỉ giúp 1 phần. Còn lại do tự ý chí của mình. Cố gắng vượt qua chị nhá. Cố lên!
Thiền đi bạn, đảm bảo ổn
bài test nào cũng cho kết quả từ mức trung bình đến nặng, có ai bị rối loạn lưỡng cực mà khỏi chưa, tôi thực sự rất hoang mang
Tôi cũng từng trong trạng thái như bạn, vừa test vừa run, thấy kết quả còn hoang mang, hoảng sợ hơn. Đi khám ở viện rồi uống thuốc gần 1 năm ko đỡ, uống thuốc nhiều người lại thêm bệnh. Sau tôi tìm đến các phương pháp đông y nhưng cũng ko ổn. cuối tuần được bạn ở mỹ bảo đi trị liệu tâm lý, tôi tìm được 1 trung tâm ở hà nội, trị liệu 3 tháng là sức khỏe tôi tốt lắm rồi, sau 5 tháng thì tôi thực sự rất happy với kết quả của mình, mọi người cũng ngạc nhiên về tôi. Với kinh nghiệm của tôi, tôi khuyên bạn nên đi trị liệu tâm lý ngay từ đầu, đỡ tốn thời gian, tốn tiền, mệt thân nữa, uống thuốc cũng mệt lắm
Bạn trị liệu ở dâu vậy
tôi trị liệu ở NHC việt nam, bạn qua đây tham khảo nhé
Có phải bệnh này không khỏi hẳn hoàn toàn phải không
bạn bị bao lâu rồi, đang dùng pp gì vậy
Mình bị hơn 1 năm nay rồi, đang uống thuốc được 6 tháng rồi, cảm thấy nhẹ nhõm hơn chút nhưng thấy mọi người bảo bệnh này không khỏi hẳn được nên rất hoang mang
ko. Nếu mình giữ cho bản thân khỏi sự tiêu cực vs ko có cú shock tâm lý gì thì có lẽ ko bị lại đâu, tích cực lên nhé.
ráng lên bạn. Chúc bạn mau chóng hồi phục nhé
Tim nguyen nhân giải quyết.Thuốc là ở tinh thần.Phụ thuộc vào việc uống thuốc ko co kết quả đâu tất cả ở tinh thần cảm xúc.Cố gắng nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn ban nhé, Nếu được bạn có thể tìm đến tâm lý trị liệu, nó rất tốt cho các chứng tâm bệnh này.
Mình nghe nhạc là hưng cảm tái mạnh ,cứ nghĩ mình tài giỏi như :chơi bóng giỏi ,đánh cờ giỏi ,cái gì cũng giỏi …,nhiều lúc mình chán sống muốn tự tử lắm ý.
Nếu bài test cho thấy mình bị nhẹ thì nên làm thế nào, có cần đi bác sĩ để lấy thuốc không
Ở mức độ nhẹ, bạn nên nghỉ ngơi, nhờ cậy người thân và dành thời gian chăm sóc bản thân nhé
tốt nhất vẫn nên gặp chuyên gia tâm lý, bởi vì những bệnh này mà gặp cú sốc nào đó thì dễ bùng phát thành nặng lắm, giải quyết càng sớm càng tốt nhé
Nếu bi rối loạn lưỡng cực có kèm hưng cảm loạn thần thì phải làm xét nghiệm gi để biết hay chỉ qua cách noi chuyện cua benh nhân
những cái này biểu hiện rõ ở cảm xúc, suy nhĩ, lời nói, hành vi nữa bạn. tốt nhất, mình nên gặp chuyên gia tâm lý trị liệu hoặc bác sĩ để có giải pháp cho vấn đề của mình nhé
em nhận thấy mk mất kiểm soát trong cảm xúc. nhiều khi không biết là mình đang suy nghĩ hay đã nói ra lời rồi. có những khi 1 chuyện k đáng vui nhưng cảm thấy rất vui và sảng khoái. đang vui tự rưng cảm giác bế tắc k thoát nổi. đã từng k ít lần nghĩ đến chuyện tự tử. không thể chia sẻ với ai. em năm nay đang học lớp 10, em ko muốn cảm xúc làm cản trở tương lai của em
Gia đình và người thân là người yêu thương, gần gũi, bao bọc bạn nhất. Bạn hãy chia sẻ với gia đình, nếu trong nhà có ai thường yêu thương bạn nhất, bạn hãy chia sẻ với người đó trước, như thế chắc sẽ dễ hơn, bệnh có thể chữa khỏi nếu kinh phí mà
Đúng đó, tốt nhất bạn nên chia sẻ với người thân trong gia đình, đây là bệnh mà, họ biết bạn bị bệnh thì sẽ hỗ trợ bạn hết lòng
Đang là học sinh thì nên dùng pp trị liệu tâm lý bạn ạ, ko phải dùng thuốc đỡ hại người, với dùng thuốc bạn phải tốn không ít thười gian, uống thuốc người cũng mệt
Vậy à, để mình tham khảo thêm, cảm ơn
Ờm mình mới 13 tuổi lúc làm kt tính ra điểm thì là 47 – 51 – 90 là điểm của ba bài, tính ra mình hông biết phải làm gì nữa, nói với gia đình mình không biết nói sao nữa, với lại chỗ mình không biết chỗ nào khám hết…hì hì mình không biết làm sao nữa chắc là đợi đến khi nào thi xong quá, mà lâu quá không biết mình đợi nổi hông nữa(◍•ᴗ•◍)
Mình khá nghỉ bản thân đang mắc một loại bệnh tâm lí nào đó. Do mình rất hay thay đổi cảm xúc và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản và hay muốn bỏ bữa ăn nữa. Nhưng mình không dám nói với bố mẹ. Mình rất sợ nếu điều đó là sự thật và việc ba mẹ biết chuyện này.
Có cách nào để tự trị tâm lí ở nhà không ạ?
Hiện tại mình đang 15 tuổi.
Mình khá nghi ngờ bản thân đang mắc một loại bệnh tâm lí nào đó. Do mình rất hay thay đổi cảm xúc và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản và hay muốn bỏ bữa ăn nữa. Nhưng mình không dám nói với bố mẹ. Mình rất sợ nếu điều đó là sự thật và việc ba mẹ biết chuyện này.
Có cách nào để tự trị tâm lí ở nhà không ạ?
Mình bị rối loạn lưỡng cực,Bnhieu năm nay mình cũng chỉ có 2 trạng thái lúc thì rất vui lúc thì cảm xúc quá tiêu cực,mà vui thì cũng trong chốc lát thôi,trạng thái cứ lên xuống như thế,chỉ có cắm đầu vào lviec và làm mọi thứ để bận bịu thì mình mới bớt snghi,nhưng cuối cùng thì mệt mỏi.Nhiều lúc m chẳng thiết tha gì nữa nhưng mình lại nghĩ đến bme và lại tiếp tục.Có cách nào ko hả mn?Liệu mình có nên đi khám và uống thuốc ko? M đã nghe nhạc,cố snghi lạc quan hơn nhưng ko dc
e bị 5,6 năm nay rồi h thì e còn nghỉ ko muốn đi làm việc j cũng cố đc 1,2 ngày là e bỏ. C còn cố gắng đi làm được thì đừng ép bản thân mình làm nhiều quá trước đây e cũng nghĩ cắm đầu vô làm để bớt sn nhưng sai lầm e để bệnh tái lại vì thiếu ngủ rồi áp lực nhìu thứ cho đến bây h ko thoát ra đc nên có thể c hãy để đầu óc đừng sn như đi làm đủ thôi dành tg tập 1 môn thể thao, yoga hay thiền, gym ko thì chạy bộ bất cứ lúc nào rảnh, ngủ sớm và điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí, đi chùa hay đi từ thiện nếu có thể nói chung là khi đã mắc bệnh thì rất khó để làm những điều trên vì bt mình còn lười huống chi bị bệnh ko có tí động lực nhưng hãy cố gắng nhé c đừng để như e chủ quan cứ nghĩ vượt qua đc nhiều lần là ổn để h đắm chìm mãi trong sự u uất ngày nay qua ngày khác mãi ko dứt ra đc. Nếu có ddkien hơn thì c đi khám và đtri nhé. Chúc c mau lấy lại năng lượng tích cực ạ
cảm ơn nhiều nhé,em hãy tích cực lên
Mình cũng bị rối loạn lưỡng cực, thoắt vui lại thoắt tức giận. Bạn nên đi điều trị và nên tìm 1 người bạn tâm giao sẵn sàng lắng nghe quan tâm bạn mọi lúc nhé, có ng đồng hành sẽ dễ khỏi bệnh hơn. Chuyên gia của mình bảo thế. Ng thân, ng yêu hoặc bạn thân, ai đó cũng đc. Nhưng nhất định cần có 1 người bên bạn vào buổi tối, lúc rảnh rỗi nên nhạy cảm, có thể xúc động mạnh, nghĩ ngợi linh tinh thậm chí nghĩ quẩn…
Bây giờ bạn đã ổn hẳn chưa ạ? bạn chữa ở đâu đấy ạ?
mình bị rối loạn lưỡng cực khoảng 2 năm, sau đó trị liệu tầm 1 năm ở NHC thì khỏi hẳn. mn ai có nhu cầu thì tham khảo ở đây nhé
nhà mình có người nhà bị bệnh và hay ném đồ. vừa rồi còn ném đồ trên bàn thờ. và hay chửi bới người thân. vậy mình nên làm tn trong hoàn cảnh này để tâm đc an. ai biết chỉ cách cho mình. mình đang uống thuốc trị rối loạn lưỡng cực.mình rất dễ khóc và xúc động. cũng như dễ ức chế và buồn.
Mình nghĩ bạn nên đi trị liệu tâm lý, uống thuốc không khỏi hẳn được đâu mà còn bị tác dụng phụ nữa
trước măt bạn nên cản người đó lại khi họ phát bệnh sau đó tạm thời bỏ đi ra ngoài uống cafe hoặc trà đá cho ổn định rồi mới về nhà. Nếu được thì bạn cũng tìm cách điều trị tình trạng rối loạn lưỡng cực của bản thân để tránh bị ảnh hưởng nhiều hơn. Mong bạn khỏe và vui vẻ hạnh phúc.
em cảm ơn, em sẽ thử làm theo ạ
Em 38 điểm, và ngay bây giờ em cảm thấy rất mệt mỏi mệt với tất cả mọi thứ em chỉ muốn ngủ và không bao giờ dậy nữa…
1: 50₫
2: 34₫
3: 62₫
1: 50₫
2: 34₫
3: 62₫
Bất ổn zị trời
1: 50₫
2: 34₫
3: 62₫
Bất ổn zị trời
Giờ làm sao đây