Nhận biết và phòng ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát

Rối loạn lưỡng cực là một dạng của rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự biến đổi nhanh chóng của cảm xúc từ hưng cảm đến trầm cảm và ngược lại. Chứng bệnh này khá phổ biến và hiện đang có sự ảnh hưởng đến hơn 1% dân số trên toàn thế giới. Đặc biệt rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn và có nhiều khả năng tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. 

rối loạn lưỡng cực tái phát
Rối loạn cảm xúc I là loại bệnh có nguy cơ tái phát cao nhất.

Cách nhận biết rối loạn lưỡng cực tái phát

Rối loạn lưỡng cực là tình trạng bệnh được đặc trưng bằng một giai đoạn rối loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ có sự kết hợp cùng với giai đoạn rối loạn trầm cảm được diễn ra trong suốt quá trình phát triển bệnh. Hiểu theo một cách đơn giản hơn là rối loạn lưỡng cực chính là sự xen kẽ có tính chu kỳ giữa hưng cảm và trầm cảm.

Sự thay đổi bất thường về mặt cảm xúc, tâm lý này sẽ xuất hiện nhiều lần trong tuần hoặc vài lần trong năm. Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì thông tin cụ thể nào làm rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học thì rối loạn lưỡng cực có liên quan đến một số yếu tố xã hội như nghiện rượu bia, căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó, việc sử dụng sai các loại thuốc đặc trị hoặc tự ý thay đổi liều lượng dùng thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Rối loạn lưỡng cực hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hầu hết các biện pháp được áp dụng trong quá trình cải thiện bệnh đều nhằm mục đích khống chế và làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm, giúp bệnh nhân dần ổn định cảm xúc, ngăn chặn tình trạng tái phát. Đa số các bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực đều bắt buộc phải điều trị củng cố cho đến suốt đời.

Dựa vào triệu chứng mà các chuyên gia cũng phân chia rối loạn lưỡng cực thành các dạng khác nhau, cụ thể là rối loạn lưỡng cực loại I, II và rối loạn khí sắc chu kỳ. Theo đó, rối loạn lưỡng cực I là loại bệnh rất hay tái phát.

Bệnh nhân được xem là tái phát bệnh nếu họ có xuất hiện hiện tượng đảo pha, tức là chuyển từ hưng cảm sang trầm cảm hay ngược lại. Hoặc xuất hiện thêm một cơn cùng loại với cơn đã có trước đó nhưng thời gian kéo dài chỉ tối thiểu trong vào 2 tháng và không có các triệu chứng. Nếu như quãng thời gian xuất hiện của các cơn không kéo dài đến 2 tháng thì vẫn xem chúng như một cơn duy nhất.

Theo đó, rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rất hay đổi pha từ cơn hưng cảm sang cơn trầm cảm hoặc có thể ngược lại. Bạn có thể định nghĩa sự thay đổi cực như sau:

  • Cơn trầm cảm chuyển sang cơn hưng cảm hoặc hỗn hợp
  • Cơn hưng cảm hoặc cơn hỗn hợp chuyển sang cơn trầm cảm.

Người bệnh không được xem là đổi pha trong các trường hợp sau:

  • Cơn hỗn hợp chuyển sang cơn hưng cảm
  • Cơn hưng cảm hoặc hỗn hợp chuyển sang cơn hưng cảm nhẹ.

Tại sao cần ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát?

Như đã chia sẻ ở trên, rối loạn lưỡng cực là một căn  bệnh rất dễ bị tái phát. Đồng thời, quá trình điều trị cũng không thể đạt được kết quả triệt để. Hầu hết những phương pháp hỗ trợ chỉ có khả năng kiểm soát các triệu chứng bệnh, phục hồi chức năng ở bệnh nhân và phòng ngừa các nguy cơ tái phát bệnh.

Nếu rối loạn lưỡng cực tái phát có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Cũng bởi, khi tái phát, các triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nhất là các trường hợp rối loạn lưỡng cực đã có ý nghĩ và hành vi tự sát trước đó thì sẽ làm gia tăng triệu chứng này cho những lần tái phát về sau.

rối loạn lưỡng cực tái phát
Triệu chứng rối loạn lưỡng cực tái phát biểu hiện nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến gần 90% các trường hợp người bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ tái phát sau khi đã tiến hành điều trị. Tuy nhiên, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà mức độ và tần suất tái phát của các triệu chứng cũng có sự riêng biệt.

Cũng chính vì nguy cơ tái phát của rối loạn lưỡng cực rất cao nên người bệnh cần phải thực hiện nghiêm theo phác đồ điều trị của chuyên gia. Sau khi bệnh tình được thuyên giảm tốt vẫn phải áp dụng các biện pháp điều trị duy trì để phòng ngừa tình trạng tái phát, giúp cuộc sống được ổn định tốt hơn.

Cách phòng ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát

Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh phức tạp hiện vẫn chưa có bất kì biện pháp nào có thể ngăn chặn và điều trị hoàn toàn các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh có thể đáp ứng tốt theo phác đồ điều trị và duy trì một lối sống lành mạnh thì vẫn có nhiều khả năng phòng ngừa tốt nguy cơ tái phát của rối loạn lưỡng cực.

Dưới đây là một số biện pháp hữu ích có thể giúp bạn phòng tránh tốt tình trạng rối loạn lưỡng cực tái phát:

1. Tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp phổ biến thường được áp dụng cho người bệnh rối loạn lưỡng cực nhằm kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời, sau khi kết thúc quá trình điều trị thì bệnh nhân vẫn sẽ được kê đơn thuốc duy trì để phòng ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai.

Trong thực tế thì vẫn chưa có bất kì loại thuốc nào được chứng minh và công nhận về hiệu quả điều trị dứt điểm rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, một số loại thuốc hỗ trợ vẫn có khả năng làm giảm tần suất xuất hiện các cơn hưng cảm, trầm cảm, hạn chế mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, ổn định tâm trạng hiệu quả.

Mặt khác, các loại thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp này đều có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hơn thế, việc tự ý ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng chính là nguyên nhân chính là tái phát rối loạn lưỡng cực.

Chính vì thế, sau khi được thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần phải uống đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng. Nếu trong quá trình sử dụng có phát sinh bất kì vấn đề nào thì cũng cần thông báo ngay với chuyên gia để được hỗ trợ cụ thể.

Trong thực tế thì những người bệnh rối loạn lưỡng cực cần phải duy trì việc dùng thuốc cả đời. Điều này cũng gây nên tâm lý chán nản, bứt rứt và khó chịu đối với từng người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng đây là cách tốt nhất để giúp bạn cân bằng cảm xúc, ổn định cuộc sống và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Chính vì thế, bản thân người bệnh cần phải có ý thức tốt về việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, chủ động hơn trong việc áp dụng các phương pháp điều trị củng cố. Người thân cũng cần phải hỗ trợ và động viên tốt tinh thần để người bệnh có thể duy trì tốt chế độ điều trị lâu dài.

2. Tránh xa bia rượu, các chất kích thích

Rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống của con người, đặc biệt là những trường hợp đang bị rối loạn lưỡng cực. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những chất này đều có khả năng làm ức chế hoạt động và chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Cũng chính vì thế mà khi bạn quá lạm dụng các chất này sẽ khiến cho các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn gia tăng nguy cơ tái phát hoặc phát triển cả vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khác. Trong kết quả các rất nhiều các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện có khả năng làm xuất hiện triệu chứng loạn thần ở người bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

Hơn thế, rượu bia cũng là yếu tố làm suy giảm hiệu quả của thuốc điều trị, khiến cho các loại thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc giảm đi công dụng. Chính vì thế, để có thể phòng ngừa tốt nguy cơ tái phát ở người bệnh rối loạn lưỡng cực thì việc cần làm đó chính là tránh xa bia rượu, các chất kích thích gây nghiện.

3. Kiểm soát cảm xúc, hạn chế căng thẳng kéo dài

Như đã chia sẻ ở trên, căng thẳng, stress kéo dài cũng chính là một trong các yếu tố nguy cơ có thể làm cho chứng rối loạn lưỡng cực tái phát sau khi điều trị. Cũng chính vì thế, người bệnh cần phải biết sắp xếp và cân bằng cuộc sống, loại bỏ các yếu tố gây stress và biết cách thư giãn, giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.

Thường thì người bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ được kết hợp giữa việc sử dụng thuốc với trị liệu tâm lý. Quá trình trao đổi trực tiếp với chuyên gia tâm lý, bệnh nhân sẽ được tháo gỡ các khúc mắc, giải quyết tốt vấn đề khó khăn đang gặp phải. Đồng thời, họ cũng sẽ được trang bị và nâng cao hơn về kỹ năng kiểm soát cảm xúc, đối mặt với các thử thách lớn.

rối loạn lưỡng cực tái phát
Để phòng ngừa tái phát, người bệnh rối loạn lưỡng cực cần trang bị các biện pháp thư giãn phù hợp.

Đối với cuộc sống hiện đại và tấp nập hiện nay, con người không thể tránh khỏi việc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi trước những áp lực từ công việc, gia đình, tài chính, con cái,…Đồng thời, quá trình điều trị bệnh kéo dài dai dẳng cũng khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy hoang mang và lo lắng.

Để giảm thiểu được sự ảnh hưởng của stress, người bệnh cũng cần trang bị cho bản thân những biện pháp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. Những khi cảm thấy áp lực, lo lắng quá mức bạn hãy tạm dừng công việc lại và thử nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, đi dạo thư giãn, vận động nhẹ nhàng để tinh thần được ổn định và cân bằng trở lại.

Bên cạnh đó, gia đình và người thân cũng nên tạo nhiều điều kiện để người bệnh được thoải mái tinh thần. Hãy dành nhiều thời gian để chia sẻ, đồng hành với người bệnh, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong suốt quá trình phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần hạn chế tối đa các mâu thuẫn gia đình, tránh gây áp lực hoặc tạo sức ép cho bệnh nhân.

4. Cẩn trọng trong quá trình mang thai và sau sinh

Người bệnh rối loạn lưỡng cực sau khi đã điều trị thành công vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì giai đoạn này sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát ở nhiều người bệnh. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy có từ 20 đến 50% các trường hợp tái phát rối loạn lưỡng cực khi mang thai và sau sinh.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn nhận thấy rằng, những sản phụ đã từng bị rối loạn lưỡng cực sẽ có nguy cơ nhập viện cao gấp 100 lần trong khoảng 4 tuần sau khi sinh con. Điều này có thể dễ hiểu bởi trong quá trình này, cơ thể người mẹ sẽ bị thay đổi nồng độ hormone.

Các loại hormone như estrogen, progesterone, cortisol đều sẽ bị biến đổi một cách đột ngột. Những sự thay đổi nhanh chóng này sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ của một số chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ. Bên cạnh đó, quá trình mang thai cũng khiến cho cơ thể và thể chất của người mẹ bị suy nhược rất nhiều, từ đó rối loạn lưỡng cực sẽ có nhiều khả năng tái phát.

Chính vì thế, trước khi quyết định mang thai, chị em cũng nên đến thăm khám và tư vấn cụ thể cùng với bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình mang thai và sau khi sinh nở cũng cần phải cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho thai phụ. Gia đình cần phải dành nhiều thời gian để chăm sóc, quan tâm để kịp thời phát hiện ra các triệu chứng bất thường, từ đó có biện pháp ngăn chặn hợp lý.

5. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ và rối loạn lưỡng cực có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Đặc biệt là khi bước vào giai đoạn trầm cảm, hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ thì chu kỳ giấc ngủ của người bệnh sẽ bị thay đổi một cách đột ngột. Bệnh nhân có thể thừa năng lượng, không có nhu cầu ngủ nghỉ trong nhiều ngày liên tiếp.

Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, nếu một người đã điều trị và ổn định tinh thần nhưng không đảm bảo được giấc ngủ, mất ngủ liên tục trong 3 ngày liên thì sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát rối loạn lưỡng cực. Chính vì thế, người bệnh dù đã được cân bằng tốt trạng thái tâm lý nhưng vẫn phải duy trì tốt giấc ngủ của bản thân, đảm bảo ngủ đủ giấc.

Đối với những người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ nên tập trung vào buổi đêm và cần ngủ trước 23 giờ. Tốt nhất, bạn nên rèn luyện thói quen ngủ và thức cùng một thời điểm trong ngày, kể cả ngày nghỉ. Đồng thời, chỉ nên nghỉ trưa từ 15 đến 30 phút để tránh bị mất ngủ về đêm.

Nếu cảm thấy khó ngủ, trằn trọc không ngủ được hoặc giấc ngủ liên tục bị gián đoạn thì bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp an toàn như uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm, thiền định, nghe nhạc, sử dụng tinh dầu thơm,…Hoặc nếu nhận thấy giấc ngủ bị rối loạn nặng và kéo dài thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, cân nhắc sử dụng kèm theo một số loại thuốc an thần.

Phòng ngừa rối loạn lưỡng cực tái phát là một trong các mục tiêu và nguyên tắc chính trong quá trình điều trị bệnh, bởi đây là một chứng rối loạn dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được cách nhận biết cũng như phòng ngừa tốt nguy cơ tái phát của bệnh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *