Sau sinh vợ ngại gần gũi: Chuyên gia tâm lý chia sẻ nguyên nhân và giải pháp tối ưu

Câu hỏi: Vợ tôi sinh bé đầu lòng đến nay đã được gần 1 năm rồi nhưng vợ tôi thường né tránh chuyện vợ chồng, “sợ” gần gũi chồng. Trước khi mang bầu vợ chồng tôi rất hợp nhau trong chuyện chăn gối. Tôi phải làm gì để cô ấy không lạnh nhạt với tôi, vợ tôi có đang gặp vấn đề gì không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi. Anh H.M. Dũng (27 tuổi, Hà Nam).

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến – Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam:

chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến trị liệu cho khách hàng.

Chào bạn Dũng, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tạp chí tâm lý học. Sau sinh rất nhiều chị vợ ngại gần gũi chồng, thậm chí là sợ chuyện chăn gối. Nguyên nhân thường do tâm lý tự ti của chị em phụ nữ về cơ thể mình và/hoặc do những căng thẳng, lo lắng, stress trong quá trình nuôi con nhỏ làm giảm cảm giác “muốn yêu” của chị em.

Con cái là một món quà tuyệt vời với cha mẹ nhưng cũng cướp đi của người mẹ rất nhiều thứ. Sinh con xong vùng bị bị xồ xề, da sạm đen và nhìn rõ những vết rạn chằng chịt trên bụng. Ngay cả “cô bé” của một số chị em cũng có thể lỏng lẻo hơn, không còn săn chắc như xưa nên phụ nữ thường cảm thấy tự ti về cơ thể mình.

Hơn nữa, việc chăm sóc con cái cũng không hề đơn giản, nó chiếm rất nhiều thời gian và công sức của vợ anh. So với trước khi sinh con, cô ấy sẽ có nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân hơn, có thời gian để giải trí, vui chơi với bạn bè hay đi hẹn hò với chồng hơn. Việc nuôi dạy một thiên thần nhỏ bé thường đi cùng với áp lực, lo lắng, căng thẳng. Cô ấy có thể lo lắng về chiều cao, cân nặng của bé, hay sự phát triển vận động của bé… Nói chung, có rất nhiều vấn đề có thể khiến các mẹ lo lắng khi chăm sóc các em bé.

vợ ngại gần gũi chồng

Vì sao vợ ngại gần gũi chồng sau sinh

Bên cạnh đó, về mặt sinh lý, phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ thì tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn chất Prolactin. Nó khiến cho buồng trứng bị ức chế và gây khô âm đạo, tạo ra cảm giác đau rát khi yêu. Đây cũng là một trong những lý do khiến phụ nữ sợ chuyện chăn gối sau sinh.

Và ngại gần gũi chồng, sợ yêu cũng là một dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Vì bạn Dũng không đề cập đến những dấu hiệu tâm lý khác nên chuyên gia cũng không thể kết luận được. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn có thể gọi đến hotline của Tạp chí Tâm lý học để được các chuyên gia chia sẻ chi tiết hơn nhé.

Nói chung, sự tự ti về bản thân mình sau sinh, những mệt mỏi, lo âu trong cuộc sống thường ngày và cả cảm giác “sợ yêu” đã làm cho nhiều chị em không sẵn sàng và không muốn lâm trận nữa.

Để cải thiện vấn đề này thì quan trọng là vợ bạn phải thay đổi gỡ bỏ được những suy nghĩ tiêu cực và thay vào đó bằng những suy nghĩ tích cực, yêu thương bản thân mình hơn. Người chồng có thể tác động để cải thiện tâm lý của vợ nhưng chủ yếu vẫn là từ phía người vợ tự nhận ra và gỡ bỏ những suy nghĩ tiêu cực mới có thể chủ động và hứng thú khi yêu.

Người chồng có thể hỗ trợ để tác động tích cực đến tâm lý của vợ bằng việc:

  • Tâm sự với vợ nhiều hơn để thấu hiểu và chia sẻ những nỗi lo của vợ.
  • Nhẹ nhàng và tâm lý khi “yêu”, sự nóng vội của bạn có thể khiến cô ấy lo sợ. Tâm lý tiêu cực khi “yêu” sẽ đi cùng với “khô hạn” và “đau rát”. Bạn có thể tâm sự với cô ấy về những điều cô ấy cảm thấy “thích” khi yêu.
  • Cùng vợ chăm sóc và nuôi dạy con cái. Hãy quan sát cô ấy chăm sóc con hàng ngày và chọn lựa một số việc mà bạn cảm thấy dễ dàng để bắt đầu ngay.
  • Cùng nhau làm những công việc chung trong gia đình.
  • Chủ động tặng vợ một số cuốn sách hay: Nghệ thuật sống để tự tin, tự tin là lựa chọn – tôi tự tin, sức mạnh niềm tin.
  • Trị liệu tâm lý: Nếu tình hình không cải thiện, bạn có thể đưa vợ đến các chuyên gia tâm lý để được tham vấn về vấn đề này. Đây là một giải pháp tối ưu giúp vợ bạn gỡ bỏ được những sự tự ti và những tâm lý tiêu cực đang làm ảnh hưởng đến “cuộc yêu” của vợ chồng bạn.

Đặt lịch tham vấn trong giờ hành chính cùng chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến: 096 589 8008.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *