Thế mạnh và hạn chế của du học sinh sau khi du học trở về nước

Các du học sinh luôn đứng trước băn khoăn có nên về quê hương lập nghiệp hay không bởi họ hoàn toàn có thể lại phải bắt đầu lại từ đầu nhưng không thể chắc chắn về thành công. Nắm bắt được thế mạnh và hạn chế của du học sinh khi trở về nước sẽ giúp các bạn làm chủ tình thế, phát huy tốt nhất lợi thế để đạt được những kết quả đúng như kỳ vọng.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh khi về nước lập nghiệp

Trong những năm trước đây, tỷ lệ du học sinh sau tốt nghiệp không trở về nước là rất cao. Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng là do chính sách an sinh, lương bổng, đãi ngộ, môi trường sống hay môi trường làm việc thường tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Hơn hết, các du học sinh đã quen với môi trường sống mới, đã có sự ổn định ở một đất nước mới nên thường rất ngại làm lại từ đầu.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Du học sinh sau khi tốt nghiệp luôn đứng trước nhiều băn khoăn có nên về nước làm việc hay không

Tuy nhiên trong một vài năm trở lại gần đây, tỷ lệ du học sinh trở về nước lập nghiệp lại tăng lên một cách bất ngờ. Nếu thường xuyên theo dõi thông tin, các bài viết trên các nền tảng xã hội sẽ không khó để bắt gặp những bài chia sẻ truyền cảm hứng về hành trình du học sinh về nước lập nghiệp.

Thực tế, khi gần đến thời điểm tốt nghiệp các du học sinh luôn phải đấu tranh tâm lý giữa việc đi hay ở. Vậy những thế mạnh và hạn chế của du học sinh nếu về nước lập nghiệp là gì?

Thế mạnh của du học sinh

Du học sinh khi quyết định về nước sở hữu rất nhiều các thế mạnh và nếu phát huy được hết các đặc điểm này sẽ giúp các bạn lấn át hoàn toàn các hạn chế của bản thân. Những thế mạnh này bao gồm

  1. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở 

Một điều dễ dàng có thể công nhận chính là có muôn vàn cơ hội nghề nghiệp đến với các du học sinh khi họ lựa chọn về nước. Không chỉ với các ngành nghề mà họ đang theo học mà còn trên rất nhiều lĩnh vực khác. Những trải nghiệm phong phú trong thời gian du học đã cho phép họ khám phá và tự tạo cơ hội cho bản thân phát triển trên nhiều khía cạnh hơn.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Có vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các du học sinh sau khi về nước

Không ít du học sinh học các ngành nghiên cứu, kinh tế nhưng khi trở về nước lại chuyển sang làm các công việc Tiktoker, content creator, người truyền cảm hứng bởi cơ hội phát triển ở những ngành này cao hơn, nhu cầu người tiếp cận ngày càng tăng. Đơn cử như việc chia sẻ về kinh nghiệm du học, nơi ăn ở, các món ngon, các trải nghiệm tại đất nước đó cũng đủ giúp các du học sinh thu hút được rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội.

Các du học sinh thường tìm kiếm thế mạnh và hạn chế của bản thân cũng nhằm mục tiêu chắc chắn có được công việc kỳ vọng khi về nước. Thực tế thì tấm CV tốt nghiệp tại một trường nào đó ở nước ngoài luôn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Rất nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh nghiệp FDI, các công ty phát triển lĩnh vực cần giao lưu, thương mại quốc tế luôn cực kỳ ưu tiên các du học sinh về nước.

  1. Thông thạo về ngoại ngữ 

Bên cạnh một tấm bằng cử nhân nước ngoài thì việc trong CV có đề cập đến việc thông thạo 2- 3 ngoại ngữ cũng là một điểm sáng luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Đặc biệt trong thời đại mà các công ty đang cố gắng vươn tầm ra thế giới, ngành nghề nào cũng có yêu cầu về ngoại ngữ thì việc thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ của các du học sinh chắc chắn là thế mạnh không thể bàn cãi.

Tất nhiên các sinh viên trong nước hiện nay cũng vô cùng năng động, các bạn đã và đang không ngừng phát triển các kỹ năng ngoại ngữ không hề thua kém các du học sinh. Tuy nhiên hạn chế của sinh viên trong nước sẽ là cơ hội ứng dụng ít hơn trong khi các du học sinh lại sử dụng mỗi ngày trong suốt thời gian dài nên thế mạnh về vốn từ và khả năng ứng biến chắc chắn sẽ tốt hơn.

  1. Tầm nhìn rộng mở

Một thế mạnh khác của các du học sinh khi trở về nước lập nghiệp chính là đã có cơ hội tiếp cận với nhiều văn hóa, nhiều kỹ thuật, có nhiều trải nghiệm quốc tế nên cũng có tầm nhìn khác biệt và đây cũng chính là hạn chế của sinh viên trong nước. Bởi thế các sinh viên này khi về nước thường được rất nhiều công ty săn đón, ưu tiên.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Những trải nghiệm quốc tế giúp các du học sinh luôn có cái nhìn, cách đánh giá vấn đề ấn tượng

Không thể phủ nhận Việt Nam vẫn còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa bắt kịp tốc độ của các nước trên thế giới, đặc biệt là về kỹ thuật, công nghệ. Các du học sinh thường ít nhiều được tiệm cận với sự phát triển này thực tế nên chắc chắn trở nên có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Hoặc trong trường hợp họ muốn lập nghiệp riêng thì những trải nghiệm này càng cần thiết.

  1. Phong cách chuyên nghiệp, tư duy hiện đại

Tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là cọ xát, trải nghiệm với thực tế bắt buộc các du học sinh phải tự rèn luyện cho bản thân cách thay đổi tư duy, mở rộng tầm nhìn. Điều này khi ứng dụng trong công việc chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều kết quả tốt và tất nhiên, bất cứ công ty nào cũng muốn có “nhân tài này”.

Một điều đáng buồn là văn hóa, phong cách làm việc Việt Nam vẫn chưa được đánh giá tốt ( chẳng hạn như thường đi làm muộn, không đúng hẹn, không làm việc hết công suất, chưa có tác phong chỉn chu) thì sự chuyên nghiệp của một du học sinh thực sự là một làn gió mới cần thiết.

Cách các du học sinh thể hiện bản thân cũng luôn được đánh giá tốt bởi sự tư duy hiện đại, và luôn chủ động trong mọi vấn đề, làm việc hết công suất trong thời gian. Họ sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp để làm rõ những thắc mắc, luôn chủ động trong công việc. Và rõ ràng, thế mạnh của du học sinh đã giúp họ trở nên thu hút rất nhiều, dù làm việc ở bất cứ đâu.

  1. Sự tự tin, độc lập

Trong bất cứ thời đại nào, sự tự tin luôn là cách khiến một người trở nên tỏa sáng và những du học sinh thường luôn gây ấn tượng bởi sự tự tin, độc lập. Điều này là hiển nhiên bởi quãng đường đi du học luôn có muôn vàn thử thách, khó khăn nên nếu các du học sinh không có sự độc lập, tự tin thì không thể nào thích nghi, tồn tại được.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Sự năng động, tự tin của du học sinh luôn gây ấn tượng với bất cứ nhà tuyển dụng nào

Mặt khác các trường đại học ở nước ngoài cũng luôn đề cao việc tư duy độc lập với hàng loạt các môn học cần thuyết trình, cần tự làm việc, tự nghiên cứu. Chính những thất bại đã giúp các du học sinh trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Kể cả khi có thất bại, các du học sinh vẫn có thể tự tin có thể làm lại chứ không hề dễ dàng bị đánh gục.

Sự tự tin của các du học sinh thậm chí có thể “đàn áp” tâm lý các sinh viên tốt nghiệp trong nước, khiến họ cảm thấy bị đe dọa và lo lắng vì vốn dĩ với tấm CV có nhiều hạn chế của mình.

Hạn chế của du học sinh khi về nước lập nghiệp

Song song với những thế mạnh của mình thì các du học sinh cũng có vô vàn hạn chế và thiếu sót cần nhanh chóng được khắc phục. Thực tế, không ít du học sinh về nước đã rơi vào tình huống thất nghiệp hoặc bắt buộc làm các công việc không đúng với chuyên ngành để có chi phí lo cho bản thân.

  1. Phải bắt đầu lại mọi thứ

Các du học sinh đã tốn một khoảng thời gian rất dài để làm quen, thích nghi với môi trường mới và bây giờ lại phải học cách thích nghi với quê hương. Có quá nhiều sự thay đổi của đất nước trong suốt thời gian họ đi du học khiến cho dù họ đang ở nơi chôn rau cắt rốn nhưng vẫn thấy bỡ ngỡ, nhìn đâu cũng thấy những điều mới lạ và lại phải tập làm quen dần.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Phải bắt đầu xin việc ở độ tuổi không còn quá trẻ khiến nhiều du học sinh ngại ngùng, lo lắng

Du học sinh khi về nước thường đã 25, 26 tuổi. Những người học trong nước vừa học, vừa làm nên ở độ tuổi này họ đã có thể lên tới chức Trưởng phòng, Giám đốc. Trong khi đó các du học sinh lại mới bắt đầu đi xin việc với kinh nghiệm làm việc trong nước là con số 0 tròn trĩnh. Đây chính là hạn chế của các du học sinh và khiến rất nhiều người ái ngại khi băn khoăn về nước mặc dù có vô vàn các thế mạnh khác.

  1. Dễ bị “sốc văn hóa”

Không ít các du học sinh cảm thấy “sốc văn hóa” về quê hương. Nhiều người cho biết, họ đã bị sốc khi văn hóa làm việc tại Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật không đủ, nhân viên làm việc không hết năng suất. không có kế hoạch làm việc hay tình trạng chèn ép người lao động cùng hoạt loạt các vấn đề khác.

Khi đã thích ứng với một môi trường chuyên nghiệp, các du học sinh sẽ cảm thấy bức bối khó chịu, hụt hẫng với quyết định của mình. Việc phải thích ứng lại từ đầu và không thể vận dụng hết năng lực, không có cơ hội thể hiện bản thân khiến họ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, chán nản, muốn quay ngược thời gian để thay đổi quyết định.

  1. Nhiều cơ hội nhưng .. không có việc

Thế mạnh về cơ hội nghề nghiệp lại trở thành hạn chế của các du học sinh khi lựa chọn về nước và lập nghiệp. Việc du học sinh về nước bị thất nghiệp hoặc làm các công việc trái ngành vốn chẳng hề hiếm. Điều này có thể liên quan đến năng lực từng cá nhân, tính chất nghề nghiệp của các du học sinh.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Nhiều du học sinh “quyết tâm” xin việc đến khi nào đạt được mức lương như kỳ vọng dẫn tới thất nghiệp trong thời gian dài

Nhiều du học sinh đã vô cùng ngỡ ngàng khi cầm tấm CV tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học nước ngoài nhưng lại nhận được mức lương đề nghị chỉ từ 7- 8 triệu, trong khi họ đã kỳ vọng mức lương tương xứng là 20 – 30 triệu. Lý giải cho điều này, các nhà tuyển dụng cho rằng nhiều du học sinh ngoài tấm bằng tốt nghiệp chẳng có xíu xiu kinh nghiệm thực tế nào trong lĩnh vực, trong khi ngành nghề đó lại cần kỹ năng thực hành hơn là lý thuyết.

Hay nhiều du học sinh cũng rơi vào thất nghiệp do chuyên ngành của họ chưa phát triển tại Việt Nam nên không hề có cơ hội ứng dụng nên khi họ lựa chọn một lĩnh vực khác và không có đủ kiến thức, bắt buộc doanh nghiệp phải trả mức lương cơ bản. Chẳng hạn như các ngành điều dưỡng, ngành chế tạo máy móc vẫn chưa thực sự quá phát triển tại Việt Nam.

Không ít các trường hợp du học sinh đặt ra kỳ vọng quá cao nên không muốn chấp nhận mức lương mà họ cho rằng không tương xứng. Họ thà chấp nhận thất nghiệp còn hơn là làm công việc có mức lương quá thấp, vị trí thấp, môi trường thiếu chuyên nghiệp. Càng kéo dài thời gian này thì những hạn chế của du học sinh càng xuất hiện nhiều, thế mạnh càng bị mai một và kéo theo mức lương đề nghị cũng càng giảm theo.

    4. Áp lực từ nhiều phía

Du học sinh sau khi về nước phải chịu rất nhiều áp lực vô hình. Gia đình kỳ vọng con nhanh chóng đi làm, có lương cao; doanh nghiệp hy vọng các du học sinh có nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng mà họ đang thiếu hụt; bản thân họ mong muốn một công việc có lương cao tương đương như mức mà họ có thể nhận được nếu ở lại nơi du học làm việc…

Cái mác “du học sinh” đã gây ra áp lực cho bất cứ du học sinh nào. Nhiều người luôn đánh giá du học sinh là rất giỏi, là phải thành công, là điều gì cũng biết. Thực tế, ngoài trải nghiệm sống phong phú, kỹ năng ngoại ngữ “như gió” thì về khả năng “thực chiến” đôi khi họ còn thua cả các sinh viên trong nước. Những hạn chế phía trên nếu không khắc phục được sẽ đàn áp lại các thế mạnh của du học sinh và khiến họ dễ dàng thất bại hơn.

     5. Không nắm bắt được thị trường nội địa

Đối tượng khách hàng tiềm năng chính vừa là thế mạnh và cũng là hạn chế của các du học sinh. Hộ có thể hiểu được tâm lý khách hàng nước ngoài là gì, họ thích gì, muốn gì nhưng khi ứng dụng những điều đó tại quê hương, tất cả lại không hề cho một kết quả tốt nào. Bởi thế nhiều doanh nghiệp trong nước thường cân nhắc khi tuyển dụng các du học sinh.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Áp dụng các phong cách, xu hướng quốc tế chưa chắc đã thành công với thị trường trong nước khiến nhiều du học sinh khởi nghiệp thất bại

Việc thiếu sự am hiểu về tâm lý khách hàng mục tiêu khiến các kế hoạch, phương án mà họ đưa ra rõ ràng cực kỳ chỉn chu, xuất sắc những vấn dễ đến thất bại. Việc quá rập khuôn, quá tự tin vào trải nghiệm chính mình đôi khi lại đẩy các du học sinh tự mãn và dễ dàng thất bại hơn cả.

Chưa kể nhiều du học sinh trong thời gian đi học cũng có có kinh nghiệm làm bồi bàn, phục vụ trong khi các sinh viên học trong nước đã bắt đầu xin đi thực tập tại các công ty trong ngành. Như thế về mặt kinh nghiệm thực tế lại là thế mạnh lớn của sinh viên trong nước và trở thành hạn chế của du học sinh.

Du học sinh nên ở lại hay về nước?

Với những thế mạnh và hạn chế này, du học sinh nên lựa chọn ở lại hay về nước lập nghiệp vẫn là một câu hỏi lớn của rất nhiều người. Thực tế thì vẫn cứ lựa chọn nào cũng có ưu/ nhược điểm riêng và người có thể giải quyết những khó khăn này vẫn chỉ là chính bạn mà thôi. Sẽ chẳng có bất cứ một đáp án nào gọi là chính xác, là đúng đắn bởi chính chúng ta là người tạo ra câu trả lời.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Du học sinh dù về nước hay ở lại cũng cần tìm cách phát huy thế mạnh và khắc phục các hạn chế của mình mới có thể thành công

Nhìn một chiếc áo chúng ta không thể chắc chắn rằng nó có thực sự vừa hay không nếu không mặc thử. Nếu đã lỡ mua và không vừa, chúng ta vẫn có thể xử lý. Chật thì nới ra, rộng thì thu lại, bất cứ vấn đề nào cũng có cách giải quyết. Và dù bạn lựa chọn ở lại hay về nước, chỉ cần bạn biết phát huy được thế mạnh của bản thân, không ngừng cố gắng thì thành công sẽ luôn nằm trong tầm tay bạn.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét nhiều vấn đề để đưa ra quyết định nào là thích hợp hơn. Chẳng hạn như ngành học của bạn có phát triển/ có cơ hội phát triển ở quê hương hay không; dự định tương lai là gì; gia đình và người thân đang sinh sống ở đâu..

Chẳng hạn như ngành điều dưỡng ở các đất nước như Nhật Bản, Úc rất được quan tâm, lương rất cao nhưng ở Việt Nam, mức chi trả vẫn còn rất thấp. Hay ngành năng lượng hat nhân đang bắt đầu được đầu tư tại Việt Nam nên rất cần nhân tài với mức lương vô cùng hậu hĩnh. Hoặc nếu tất cả người thân trong gia đình của bạn đều đang ở Việt Nam và không có dự định đi định cư thì việc xem xét về quê hương vẫn là rất hợp lý.

Nói chung, việc lập nghiệp ở đâu không quan trọng mà quan trọng là bạn cần làm sao để xây dựng giá trị của bản thân tốt nhất. Khi biết rõ thế mạnh và hạn chế của bản thân là gì thì ở bất cứ nơi đâu các du học sinh vẫn có thể thành công.

Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam – hỗ trợ tâm lý cho du học sinh về nước

Chính thế mạnh và hạn chế của bản thân này đã khiến các du học sinh khi tốt nghiệp luôn phải đấu tranh tâm lý rất nhiều về việc nên đi hay nên ở. Càng băn khoăn, càng kỳ vọng các bạn càng dễ hụt hẫng, thất vọng hơn khi lựa chọn của bản thân không hề đem lại kết quả như mong đợi. Sự thất bại khi lập nghiệp khiến họ tự trách cứ, dằn vặt bản thân mỗi ngày.

Thế mạnh và hạn chế của du học sinh
Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam giúp du học sinh nhìn nhận rõ ưu/ khuyết điểm của bản thân, xây dựng định hướng phù hợp để có quyết định đúng đắn sau tốt nghiệp

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đồng hành, hỗ trợ tâm lý cho du học sinh trong mọi giai đoạn. Từ chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học; cân bằng cảm xúc, tránh khủng hoảng tâm lý trong quá trình thích nghi; đưa ra giải pháp cho du học sinh tốt nghiệp đang băn khoăn giữa việc ở lại hay về nước và ổn định tâm lý cho các du học sinh mới về nước, tránh những “cú sốc văn hóa” khi làm quen lại với môi trường mới.

Nhà trị liệu tại trung tâm NHC đều có chuyên môn cao, luôn biết cách lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, lo lắng của từng khách hàng. Các chuyên gia sẽ trò chuyện và đặt ra các câu hỏi để hiểu rõ tâm lý, mong muốn sâu thẳm của thân chủ, từ đó đưa ra các biện pháp gỡ rối phù hợp.

Bất cứ quyết định nào của du học sinh cũng có thể đúng đắn nếu họ biết rõ về thế mạnh và hạn chế của bản thân và chính các chuyên gia tâm lý sẽ là người chỉ rõ những điều này cho thân chủ. Tinh thần các du học sinh thoải mái hơn khi lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia, có thêm tự tin và dứt khoát hơn với quyết định của bản thân.

Các chuyên gia cũng giúp các du học sinh có ý định về nước lập nghiệp xác định hướng đi rõ ràng, điều chỉnh kỳ vọng phù hợp để tránh hụt hẫng, thất vọng khi công việc không như ý muốn. Các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, tự ổn định cảm xúc cũng được hướng dẫn cho du học sinh để luôn giữ vững tinh thần tích cực, bình tĩnh dù đứng trước nhiều khó khăn, thử thách thế nào.

Trung tâm NHC Việt Nam cung cấp các dịch vụ trị liệu, tư vấn tâm lý 24/7 theo nhiều hình thức. Các du học sinh có thể liên hệ thông qua hotline, qua mail hay các nền tảng mạng xã hội để tư vấn online từ xa hoặc cũng có thể đến trực tiếp văn phòng của trung tâm nếu đã về nước. Chính sự tận tâm, chu đáo của đội ngũ chuyên gia NHC đã giúp nhiều du học sinh tránh khỏi “cú sốc văn hóa” khi mới về nước lập nghiệp.

Nắm bắt rõ các thế mạnh và hạn chế của du học sinh khi lựa chọn về nước lập nghiệp sẽ giúp các bạn dễ dàng đưa ra định hướng và quyết định phù hợp. Thực tế, chỉ cần bạn không ngừng cố gắng, không ngừng hoàn thiện bản thân, phát huy năng lực và khắc phục dần những khuyết điểm thì chắc chắn sẽ luôn thành công cho dù lựa chọn làm việc ở bất cứ đâu.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *