Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cần sớm có biện pháp giải tỏa

4/5 - (1 bình chọn)

Thời điểm chuyển cấp là một trong những giai đoạn khiến học sinh cực kỳ mệt mỏi để có thể “tranh giành” một vị trí ở các ngôi trường tốt, trường danh tiếng. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 do bài vở luôn đè nặng, không có thời gian nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc, ăn uống thiếu hợp lý thậm chí đã khiến nhiều trẻ bị .. đột quỵ. Vậy làm sao để sớm giải tỏa tâm lý áp lực này?

Thực trạng áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 hiện nay

Một thống kê được thực hiện năm 2022 cho thấy, tỷ lệ chọi vào lớp 10 tại Hà Nội ở mức 1,54 – được đánh giá là cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Theo đó toàn thành phố chỉ có chỉ tiêu khoảng  69.020 học sinh trong khi số lượng nguyện vọng lại lên tới  106.586 thí sinh. Trong khi đó tại một trường trọng điểm ở TPHCM trường Phổ thông Năng khiếu thì cũng có 2.300 học sinh đăng ký nhưng lại chỉ có 595 chỉ tiêu đầu vào, tương ứng với tỷ lệ chọi là 1/4,5.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Áp lực thi cử trong giai đoạn chuyển cấp là vấn đề rất nhiều học sinh lớp 9 đang phải đối mặt

Những con số này đã nói lên những áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 trên đường đua vào lớp 10 đang phải đối mặt. Học sinh thi cử, đạt điểm số đủ và lên lớp tưởng chừng như là một điều hiển nhiên nhưng hiện nay lại trở thành một cuộc đua đầy khốc liệt. Đặc biệt với những học sinh ở các khu vực thành phố lớn, mật độ dân số đông thì những áp lực căng thẳng càng nhiều.

Điểm số tốt đôi khi là chưa đủ mà đôi khi còn cần một chút may mắn. Chỉ cần thiếu 0.01 cũng khiến học sinh có thể không tìm kiếm được trường cấp 3 phù hợp. Trường công thì ít chỗ trong khi với các trường cấp 3 tư, trường quốc tế thì không phải gia đình nào cũng đủ tài chính để con theo học lâu dài. Bởi thế không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cực kỳ lo lắng và áp lực.

Vốn dĩ giai đoạn cuối cấp luôn tạo ra nhiều áp lực cho học sinh dù là cấp 1, cấp 2 hay cấp 3. Trong thời đại mà thế hệ trẻ ngày càng phải chịu nhiều áp lực do tiêu chuẩn về “cái giỏi”, tiêu chuẩn về “thành công” mà xã hội tạo ra đồng nghĩa với việc những khó khăn, áp lực các con gồng gánh ngày càng nhiều. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 bởi thế ngày càng tăng lên mạnh mẽ.

Không ít học sinh cho biết, các em hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, càng cận kề ngày thi càng khó có một giấc ngủ ngon. Buổi sáng, buổi chiều thì học chính tại trường; buổi tối “chạy show” đi học thêm 2- 3 môn; buổi tối lại phải giải quyết bài tập được giao, chuẩn bị cho bài tập mới. Mỗi ngày đều lặp đi lặp lại hành trình này khiến con thậm chí không có một bữa ăn trọn vẹn.

Thực trạng áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 không hề hiếm, thậm chí có dấu hiệu tăng mạnh với nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn như lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mực từ gia đình và nhà trường. Thậm chí nhiều người lớn còn có xu hướng “coi thường” những áp lực này và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến con trẻ.

Nguyên nhân áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Có vô vàn các yếu tố khiến học sinh lớp 9 hiện nay phải chịu nhiều áp lực từ thi cử được tạo ra từ chính gia đình, nhà trường, môi trường sống hoặc do chính bản thân con tự tạo ra cho mình. Hiểu rõ các tác động này sẽ giúp việc giải tỏa áp lực, căng thẳng cho các con hiệu quả hơn.

Áp lực do tỷ lệ chọi quá cao

Như đã nói, ở các khu vực thành phố lớn, tỷ lệ chọi vào trường cấp Trung học phổ thông rất cao, đặc biệt với các trường chuyên, trường điểm. Học cấp 3 tại các trường có danh tiếp sẽ hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị thi đại học rất nhiều nên bất cứ học sinh nào cũng mong muốn mình vào được trường tốt, trường chuyên.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Tỷ lệ đầu vào các trường cấp 3 chất lượng quá thấp trong khi khối lượng học sinh quá lớn đòi hỏi em phải có thành tích thật tốt để vào trường

Hay cả ở các khu vực thành phố nhỏ, vùng quê hiện nay cũng phân chia thành trường THPT chuyên và trường học theo hệ bình thường, tất nhiên dù tỷ lệ chọi sẽ thấp hơn rất nhiều nhưng vẫn gây ra rất nhiều áp lực thi cử ở học sinh lớp 9. Cấp 3 được đánh giá quan trọng nhất để mỗi học sinh phát triển năng lực cá nhân, hỗ trợ cho giai đoạn tương lai nên không tránh khỏi việc cạnh tranh này.

Một số học sinh không chỉ chịu áp lực làm sao để chọn được trường tốt mà còn phải xem xét đến tài chính, đến khoảng cách đi lại. Nhiều trường có học phí thấp nhưng lại quá xa nhà, trong khi nhiều trường thiếu chỉ tiêu học sinh lại có học phí quá cao… Tất cả những điều này đều tạo thành gánh nặng, đòi hỏi các học sinh lớp 9 phải cố gắng hơn để có kết quả thi tốt nhất có thể.

Áp lực từ gia đình

Áp lực thi cử, áp lực học tập ở học sinh lớp 9 hầu hết đều song hành với những tác động được tạo ra từ chính gia đình. Bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình có thành tích học tập tốt, được học tại trường chuyên, trường điểm nên luôn không ngừng thúc đẩy con. Tuy nhiên chính những kỳ vọng quá lớn đã tạo thành áp lực nặng nề khiến con trẻ mệt mỏi.

Nhiều phụ huynh không chỉ tạo áp lực về việc bắt buộc con có thành tích tốt mà còn không ngừng nhắc nhở về các vấn đề tài chính khó khăn, di chuyển nếu con không thể vào các trường đúng nguyện vọng. Trường B có học phí quá cao, nhà mình sẽ khó khăn hơn nếu con học trường đó..  Mặc dù có thể mang tính chất chia sẻ nhưng vô tình điều này cũng tạo ra sự lo lắng, áp lực bắt buộc phải thi cử thật tốt ở học sinh lớp 9.

Hoặc thói quen so sánh với “con nhà người ta” vẫn đang tồn tại rất nhiều trong gia đình hiện nay. Cha mẹ thường cho rằng việc so sánh này sẽ tạo động lực để con cố gắng hơn, dùng người đó làm “tấm gương sáng” cho con phấn đấu nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược lại. Những gì con cảm thấy chỉ là tức giận, khó chịu, cảm giác cha mẹ không tôn trọng mình và dễ stress tiêu cực hơn.

Áp lực do trẻ tự tạo ra

Trẻ con ngày nay thường có xu hướng trưởng thành trước  tuổi, dễ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cũng có thể do chính bản thân con tạo ra khi tự so sánh bản thân mình với bạn bè xung quanh. Bạn A học quá giỏi, có thể thi vào trường chuyên; bạn B có điều kiện tốt có thể học tại các trường tư dễ dàng khiến con cảm thấy bản thân quá kém cỏi, tự ti về chính mình.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Nhiều trẻ không muốn thua kém bạn bè nên tự đặt ra các áp lực lớn cho chính mình

Áp lực đồng trang lứa thực chất có thể trở thành một nguồn sức mạnh vô hình thúc đẩy con cố gắng phát triển hơn, đạt được thành tích tốt hơn nhưng nếu không biết cách giải tỏa sẽ khiến con trở nên tiêu cực, nặng nề, dễ tức giận, luôn ghen tỵ với bạn bè. Con tự đặt mục tiêu cho mình, tự tạo áp lực để bản thân cố gắng hơn nhưng chính những cảm xúc tiêu cực khiến con lại thất bại.

Mặt khác, trẻ cũng phải đối mặt với nỗi lo bị bạn bè chê cười nếu thi rớt. Trong khi tất cả các bạn cùng vào lớp 10 tại các trường chuyên mà con phải học các trường bình thường thì sẽ vô cùng xấu hổ. Bởi thế những áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 hoàn toàn có thể do chính con tự tạo ra để tránh các trường hợp này.

Tương lai mờ mịt nếu thi rớt

“Cấp 3 mà còn thi rớt thì con còn làm được gì”; “Cấp 3 mà không thi đậu thì sao mà thi đại học”; “Thi cấp 3 dễ như ăn kẹo mà cũng không làm xong”.. Đây là điều những học sinh lớp 9 rất hay thường phải nghe từ người lớn, hay chính là cha mẹ và thầy cô giáo. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 hoàn toàn có thể hình thành từ chính những lời nói này.

Trẻ có thể cảm thấy tương lai của mình sẽ vô cùng mờ mịt nếu không thể thi đỗ vào trường cấp 3. Những lời “đe dọa” của người lớn trở thành nỗi ám ảnh khiến con luôn sống trong căng thẳng và lo lắng. Thậm chí nhiều phụ huynh còn răn đe rằng nếu thi rớt sẽ cho đi học nghề, không được đi học khiến tâm trí các con vô cùng nặng nề, dù mệt mỏi cũng không dám nghỉ ngơi.

Lối sinh hoạt thiếu khoa học

Không có thời gian nghỉ ngơi, ngủ không đủ, ăn uống không đủ chất cũng là yếu tố làm tình trạng áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 diễn biến nặng nề hơn. Càng tới gần kỳ thi, cuộc sống của trẻ lại chỉ xoay quanh học và học, thậm chí cả trong giấc mơ con cũng thấy mình đang thi cử. Chất lượng sức khỏe thể chất và tinh thần sa sút khiến con rất khó đạt được kết quả tốt trong kỳ thi.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Lịch học nhiều học sinh dày đặc đến mức không có thời gian ăn một bữa cơm đoàng hoàng

Lịch học dày đặc nhưng không được phân bổ hợp lý chính là  yếu tố khiến trẻ ngày càng cảm thấy mệt mỏi nhưng kết quả học tập, thi cử lại không hề tăng lên. Học tập trên lớp đã kéo dài hết cả ngày, rồi học tăng cường đến 9h tối nhưng đến 12h đêm con vẫn chưa thể ngủ vì phải giải quyết các bài tập tồn đọng trên lớp. Nhiều trẻ chỉ kịp ăn miếng bánh bao, không thể ăn xong một bữa cơm hoàn chỉnh vì đã đến giờ học tiếp theo.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 và những hệ quả

Học sinh lớp 9 không ở độ tuổi quá nhỏ, chưa biết gì nhưng cũng chẳng hề lớn và hoàn toàn chưa có các kỹ năng đối phó với áp lực, căng thẳng trong thi cử hay bất cứ vấn đề nào khác. Ở độ tuổi này con vẫn xứng đáng được vui chơi, được khám phá, được có một tuổi thơ hồn nhiên vui tươi chứ không phải suốt ngày vùi đầu vào sách vở suốt từ sáng đến đêm như thế,

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 có thể gây ra những tác động nghiêm trọng trên cả mặt tinh thần lẫn thể chất cho trẻ. Lối sống kém khoa học, thiếu ngủ, dinh dưỡng không đủ khiến trẻ luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, không có năng lượng. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến con có thể mắc các vấn đề nghiêm trọng như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, hoa mắt, chóng mặt..

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Áp lực quá lớn, không có thời gian nghỉ ngơi khiến nhiều trẻ “gục ngã” ngay trước ngày thi

Mặt khác, áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 nếu không được giải tỏa sớm sẽ khiến tâm trí trẻ nặng nề hơn, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, không thể tập trung làm bất cứ điều gì. Khả năng tiếp thu kiến thức của con cũng kém hơn rất nhiều, dẫn đến kết quả học tập ngày càng đi xuống mặc dù con học tập suốt cả ngày lẫn đêm.

Có những trường hợp học sinh dù hôm trước đã ôn bài rất kỹ nhưng đến khi vào phòng thi, kiến thức lại “bay sạch” vì quá áp lực. Hay trầm trọng hơn, nhiều học sinh còn ngất xỉu hay thậm chí là đột quỵ ngay ngay thi vì đã liên tục “cày” trong nhiều ngày liên tục mà không nghỉ ngơi, ăn uống.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 diễn ra trong thời gian dài khiến lượng hormone cortisol gia tăng mạnh mẽ và dẫn tới nguy cơ mắc trầm cảm ở học sinh hay các rối loạn tâm thần khác nghiêm trọng hơn. Nếu sau kỳ thi con không đạt kết quả tốt sẽ rất dễ dẫn đến các hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như trẻ tự tử vì xấu hổ, vì cha mẹ chì chiết.

Nhiều phụ huynh thường khuyến khích con cố gắng học, cố gắng thi cho tốt, chịu mệt mỏi trong thời gian này rồi thi xong tha hồ mà nghỉ ngơi, tha hồ vui chơi khi kỳ thi kết thúc. Thế nhưng, sức khỏe, ngưỡng chịu đựng của mỗi người là có hạn, không phải ai cũng có thể chờ đến lúc thi xong và nghỉ ngơi phục hồi năng lượng. Do đó cần phải chú ý đến vấn đề này nhiều hơn cho các học sinh chuyển cấp.

Làm sao để giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Thực tế thì khi vận dụng áp lực đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể biến nó trở thành một “mô tơ thúc đẩy” để tiến nhanh đến thành công hơn. Nhưng hầu như rất ít người có thể biến “áp lực” thành “động lực” mà chỉ khiến tinh thần thêm trì trệ, tiêu cực, mệt mỏi.

Để giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 không chỉ cần đến sự cố gắng của mình con mà rất cần có sự đồng hành của cha mẹ và thầy cô giáo. Vậy cần làm những gì để con luôn giữ vững tinh thần trong “cuộc đua” này?

Sắp xếp kế hoạch học tập và nghỉ ngơi

Cân đối giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi là điều đầu tiên cần làm nếu muốn áp lực thi cử ở học sinh lớp 9. Điều này rất cần có sự đồng hành hỗ trợ từ gia đình và nhà trường bởi lịch trình của con phụ thuộc vào sự sắp xếp của các thầy cô, con không thể tự điều chỉnh được. Đảm bảo con có thời gian học, thời gian ngủ, thời gian chơi sẽ giảm mức độ căng thẳng đáng kể.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Phụ huynh và nhà trường cần lên kế hoạch phân bố thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý cho học sinh

Chẳng hạn như nhà trường cần xem xét lên thời khóa biểu xen kẽ giữa các môn thay vì học tập quá dồn dập nhiều môn trong cùng 1 ngày thì học sinh sẽ không thể tiếp thu toàn bộ kiến thức. Học môn nào ngày nào, thực hành luyện thi ngày đó sẽ hiệu quả hơn là một ngày cùng học cả toán, lý, hóa rồi lại giải đề văn, sử, địa.

Gia đình cũng cố gắng theo sát, khuyến khích con nên đi ngủ sớm thay vì cố gắng thức khuya để giải bài. Nhiều học sinh cho rằng càng thức khuya học càng dễ vào hơn nhưng thực tế đây là thời điểm não hoạt động rất kém và cần được nghỉ ngơi, dù học nhiều nhưng lượng kiến thức còn đọng lại cũng chẳng bao nhiêu. Thay vào đó thức dậy sớm và học bài sẽ mang đến kết quả tốt hơn.

Mặt khác, để giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9, các em nên có ít nhất 1 ngày để nghỉ ngơi trong tuần. Có thể chỉ cần đơn giản là “ngủ nướng” một giấc thật đã vào cuối tuần; là đi xem một bộ phim hay chỉ đơn giản là cùng gia đình ăn một bữa cơm thư thả mà không cần vội vã lo lắng sắp đến giờ học cũng đủ để nạp lại năng lượng đã cạn kiệt trong suốt tuần qua.

Tránh gây áp lực quá lớn

Gia đình và nhà trường cần phân biệt rõ giữa động viên, khích lệ tinh thần và tạo ra áp lực thi cử cho học sinh lớp 9. Nhiều người nghĩ rằng cứ đe dọa về viễn cảnh đen tối khi thi rớt cấp 3 thì trẻ sẽ cố gắng, thúc dục con học cũng là vì tốt cho con nhưng thực tế những cách này chỉ khiến trẻ mệt mỏi và áp lực hơn mà thôi.

Tất nhiên điều này không có nghĩa là mặc kệ con, để con muốn làm gì thì làm. Việc đốc thúc con học tập nên thực hiện ngay từ sớm chứ không phải chần chừ đến khi “nước đến chân mới nhảy”, gần đến kỳ thì mới bắt đầu cuống quít lên. Thay vì hỏi con quá nhiều về kết quả học tập, hãy hỏi con đang gặp khó khăn về vấn đề gì, cần giúp đỡ những gì để hỗ trợ con tốt nhất.

Gia đình và nhà trường cũng nên phối hợp chặt chẽ với nhau để hiểu rõ về năng lực của trẻ và xây dựng phương hướng cải thiện từng khó khăn. Khi trẻ đang căng thẳng việc cha mẹ hỏi nhiều dù mang tính chất quan tâm vẫn có thể khiến trẻ áp lực, ức chế hơn nên cần chú ý đến điều này.

Phụ huynh và thầy cô giáo tuyệt đối không nên nói những câu mang tính chất so sánh, hạ bệ, thiếu tin tưởng vào năng lực của con. Muốn giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cần tạo cho con niềm tin vào chính bản thân, chỉ rõ các thế mạnh, khuyết điểm để con từ đó có thể phát huy hết những gì trong khả năng thay vì chỉ sống trong lo lắng.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, vận động hằng ngày kết hợp với các kế hoạch thư giãn hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều để giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9. Càng bận rộn, càng áp lực lại càng cần bổ sung dinh dưỡng khoa học hơn vì khi thể chất ổn định, tinh thần sẽ ở trạng thái tốt hơn rất nhiều. Gia đình cần hỗ trợ về các khóa cạnh này cho hằng ngày.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo trẻ có đủ sức khỏe xuyên suốt kỳ thi

Mặt khác cũng cần chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt các chất cần thiết cho não bộ để trẻ có đầy đủ sức khỏe, năng lượng trong giai đoạn căng thẳng này. Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt có thể giúp ích giải tỏa áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 như

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, Phospholipid, vitamin nhóm B, nhóm C, omega-3 và omega-6.. Cụ thể các nhóm thực phẩm hữu ích cho trẻ như thịt nạc, các loại cá béo, rau xanh, trái cây tươi, sữa…
  • Phụ huynh nên xem xét việc nấu ăn thay vì để trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh, nước ngọt, trà sữa, đồ ăn đóng hộp quá thường xuyên… Tham khảo các loại trà thảo dược giúp trẻ tỉnh táo, tránh để con lạm dụng cà phê hay các loại nước ngọt quá nhiều
  • Trẻ học đêm có thể cho trẻ sử dụng các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, dễ ngủ như sữa chua, sữa ấm, ngũ cốc nguyên hạt…. tuyệt đối không ăn các món như gà rán, mì tôm vừa không tốt cho dạ dày, vừa làm nổi bụng, vừa tăng cân, vừa khó ngủ
  • Khuyến khích con dậy sớm thay vì cố gắng thức khuya để học bài để cơ thể và não bộ có thời gian phục hồi năng lượng
  • Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, sử dụng nến thơm sẽ giúp tâm trí con thư giãn, dễ chịu hơn mỗi khi học bài đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất cần thiết trong quá trình giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động hằng ngày. Chẳng hạn thời gian nghỉ ngơi khi làm xong bài tập 1 môn con có thể đi lại vài vòng quanh phòng, vươn vai, thả lỏng. Nếu có thời gian, phụ huynh có thể cùng con luyện tập thiền hay yoga cũng giúp ích rất nhiều cho cả thể chất và tâm lý

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – hỗ trợ chăm sóc tâm lý, giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Thực tế, việc tạo áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 là điều không ai mong muốn. Cha mẹ hay thầy cô giáo cũng đều vì mong muốn con trẻ có một tương lai tốt hơn, thành công hơn nên mới tạo ra áp lực để con phấn đấu hơn, chỉ là cách họ thực hiện chưa hoàn toàn khéo léo. Mặt khác, khi trẻ đang cảm thấy áp lực và căng thẳng, bất cứ lời nói hay hành vi nào từ cha mẹ, thầy cô đều bị con cho là tiêu cực, là đang thúc ép con quá mức.

Hiểu được tâm lý của những học sinh lớp 9 khi đứng trước kỳ thi chuyển cấp đầy thử thách, các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam luôn mong muốn được đồng hành cùng các em trên chặng đường này bằng sự thấu hiểu và tình yêu thương chân thành, các chuyên gia sẽ tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tâm trí, giúp các em bước vào kỳ thi trong tâm thế thoải mái, tự tin nhất.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Trung tâm tâm lý NHC luôn đồng hành cùng các học sinh chuyển cấp với mục tiêu tạo ra thêm động lực, sự tin tin, giúp trẻ biết cách phân bổ thời gian hợp lý để có kết quả thi tốt nhất

Các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ đóng vai trò như một người bạn thân thiết đang lắng nghe những chia sẻ, cảm xúc của các em và xoa dịu, vỗ về những khó khăn con đang phải trải qua. Các em dần lấy lại sự cân bằng, năng lượng tích cực, học được cách quản lý thời gian để sắp xếp kế hoạch học tập, nghỉ ngơi phù hợp.

Bên cạnh đó, chuyên gia còn trực tiếp làm việc, chia sẻ với gia đình để phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý con trẻ, biết cách động viên, cổ vũ con thay vì chỉ tạo ra áp lực cũng như giải tỏa chính những căng thẳng mà phụ huynh đang mang. Khi cha mẹ giảm bớt kỳ vọng, những áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 đến từ gia đình cũng được giảm bớt.

Là đơn vị số 1 về hỗ trợ tâm lý học đường nên hiện tại, Trung tâm NHC Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các chương trình tham vấn, tư vấn trực tiếp Trường học để có cơ hội tiếp cận với nhiều học sinh hơn. Đặc biệt trong dịp hè tới đây, Trung tâm sẽ triển khai chương trình “Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới”.

Chương trình này được xây dựng phù hợp với các em học sinh, sinh viên từ khối lớp 9 trở lên với 10 buổi, kéo dài 5 tuần. Đội ngũ chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ cùng đồng hành, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời giúp các em thiết lập mục tiêu, kế hoạch học tập và chinh phục những mục tiêu dựa trên lộ trình học tập, tình trạng sức khỏe hiện tại của từng em.

Thông qua chương trình với các buổi chia sẻ 1:1, các hoạt động thú vị và bổ ích, các em dần thay đổi tư duy tích cực hơn, xây dựng được những mục tiêu và kế hoạch học tập khoa học, hợp lý, biết cách ứng phó với căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần cho chính mình, hướng tới những kết quả tốt hơn trên con đường học tập.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 là điều khó tránh khỏi, đặc biệt khi tầm quan trọng của giáo dục ngày càng được đề cao hơn nữa. Gia đình khi có con em đang trong giai đoạn chuyển cấp cần chú ý dành thời gian chăm sóc sức khỏe cho con, lắng nghe con cần gì, muốn gì; tìm cách củng cố niềm tin vào năng lực chính mình để con có tâm lý thoải mái nhất khi bước vào kỳ thi này.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
4/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *