Trầm cảm khi mang thai: Nguy hiểm với mẹ, ảnh hưởng đến cả con

5/5 - (19 bình chọn)

Trầm cảm khi mang thai là một dạng rối loạn cảm xúc nguy hiểm. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần hiện rất phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh chỉ xếp sau bệnh mạch vành. Khi bị trầm cảm, các hoạt động của não bộ sẽ dần bị yếu đi hoặc biến đổi bất thường làm xuất hiện các cảm xúc, hành vi, suy nghĩ tiêu cực.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Phụ nữ khi mang thai cũng là một trong các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Tình trạng trầm cảm khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Căn bệnh này làm cho mẹ bầu luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, cảm thấy bản thân vô dụng và tội lỗi. Nếu không được sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của mẹ và thai nhi.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Các dấu hiệu nhận biết của trầm cảm khi mang thai cũng tương tự với chứng trầm cảm xuất hiện ở những đối tượng khác. Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh như:

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Triệu chứng trầm cảm của phụ nữ đang mang thai cũng tương đồng với các đối tượng khác.
  • Luôn cảm thấy buồn bã, khí sắc kém, cảm thấy tuyệt vọng và bi quan.
  • Tâm trạng luôn lo lắng, bệnh nhân sẽ cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn một cách bất thường. Điều này thường khởi phát khi họ suy nghĩ và liên tưởng về tình trạng sức khỏe của thai nhi.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.
  • Bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Cảm xúc thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, nóng giận vô cớ.
  • Tâm trạng căng thẳng, cơ thể mệt mỏi kéo dài liên tục.
  • Nhạy cảm hơn, cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi.
  • Mất dần hứng thú với những sự kiện xảy ra xung quanh, kể cả những hoạt động đã từng yêu thích trước đây.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ kéo dài kèm theo việc thường xuyên mơ gặp ác mộng, mộng du, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại được. Một số trường hợp ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng.
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn không kiểm soát.
  • Khép kín, không muốn giao tiếp hay trò chuyện với ai, kể cả bạn đời hoặc những người thân gia đình.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát để giải thoát bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trầm cảm nói chung và trầm cảm khi mang thai nói riêng. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cũng góp phần quan trọng đối với quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Nguyên nhân trầm cảm khi mang thai
Mâu thuẫn vợ chồng kéo dài cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu

Trầm cảm khi mang thai có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Yếu tố di truyền: ADN đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu y học hiện đại, đây cũng được xem là một tác nhân có thể gây ra chứng trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm khi mang thai. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh trầm cảm thì khả năng cao thai phụ cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đa phần những phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ có xu hướng bị thay đổi về nội tiết tố estrogen. Hiện tượng này cũng sẽ làm cho tâm trạng, cảm xúc dần bị rối loạn. Khi ấy, các mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn, thường xuyên xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực. Nếu họ không được giải tỏa và can thiệp kịp thời sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
  • Áp lực tâm lý: Dựa vào số liệu thống kê cho biết rằng, những phụ nữ mang thai ở độ tuổi quá sớm, mang thai ngoài ý muốn hoặc lần đầu tiên mang thai sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những đối tượng khác.
  • Đã từng gặp biến cố trong quá khứ: Nếu trước đây mẹ bầu đã từng trải qua những ám ảnh trong quá khứ, đặc biệt là những tình huống như vô sinh, sảy thai,…sẽ khiến cho họ cảm thấy lo sợ về sự an toàn của thai nhi hiện tại. Điều này có thể làm cho tâm lý dần bị tổn thương và nhiều khả năng gây ra trầm cảm
  • Vấn đề trong các mối quan hệ: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu gặp phải một số vấn đề trong mối quan hệ giữa vợ chồng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…cũng có thể khiến cho họ cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, chán nản. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sức khỏe thai nhi không tốt: Thông thường, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của thai nhi. Do đó, khi thai nhi gặp phải một số vấn đề như chậm phát triển, dị tật, động thai,…càng làm cho họ cảm thấy sợ hãi, bắt đầu xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực.
  • Vấn đề tài chính: Đây cũng được xem là một trong các mối lo ngại lớn đối với thai phụ và làm cho họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng trong suốt quá trình mang thai.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trầm cảm khi mang thai không chỉ nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu còn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nếu người bệnh và gia đình không thể phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy trầm trọng.

Đối với thai phụ:

  • Nếu tình trạng trầm cảm kéo dài và trở nên nghiêm trọng sẽ có nhiều nguy cơ khiến mẹ bầu từ bỏ thai hoặc xuất hiện các ý định tự sát. Khi tâm lý không được ổn định, người mẹ có thể thực hiện những hành vi làm tổn thương đến bản thân hoặc thai nhi trong bụng.
  • Nếu các áp lực, căng thẳng không được giải tỏa, người bệnh sẽ có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Các triệu chứng trầm cảm liên tục xuất hiện sẽ làm cho bệnh nhân mất dần khả năng tự chăm sóc cho bản thân, sức đề kháng cũng bị suy giảm. Từ đó, nguy cơ mắc phải các chứng bệnh khác sẽ tăng cao.
  • Nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh.

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

  • Gia tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai trước tuần 36. Thai nhi cũng có thể không phát triển toàn diện hoặc gặp phải một số dị tật.
  • Thai nhi sẽ chậm phát triển về trí tuệ lẫn thể chất, cân nặng sẽ kém hơn so với những trẻ khác. Ngoài ra, sau khi được sinh ra, trẻ sẽ không có nhiều khả năng thích ứng tốt với môi trường, đồng thời dễ gặp một số vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, xương khớp.

Cách chữa trị trầm cảm khi mang thai an toàn và hiệu quả

Sau khi chẩn đoán chính xác về tình trạng và nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Cũng giống như chứng trầm cảm ở những đối tượng khác, trầm cảm khi mang thai cũng sẽ được áp dụng một số biện pháp phổ biến sau đây:

1. Hỗ trợ tại nhà

Đối với các trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá rõ ràng hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ bầu thì các chuyên gia sẽ hướng dẫn một số biện pháp cải thiện tại nhà để kiểm soát bệnh tình tốt hơn. Đối với cách này sẽ đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, hạn chế các tác dụng phụ.

tự chữa trầm cảm cho bà bầu tại nhà
Mỗi ngày ngồi thiền 30 phút sẽ giúp cho mẹ bầu cân bằng và ổn định tâm trạng tốt hơn.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu và những người thân trong gia đình như:

  • Ngủ đủ giờ, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Để giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, mẹ bầu có thể thay đổi không gian ngủ rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ hơn, chọn nơi yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ phòng thích hợp, có thể sử dụng thêm tinh dầu, nến thơm để giấc ngủ được sâu hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất tốt nhất. Mẹ bầu nên chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho não bộ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để gia tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, cần chú ý hạn chế các món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, đồ ăn chế biến sẵn,…
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, chất gây nghiện,…để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục phù hợp. Đối với mẹ bầu đang bị trầm cảm nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập yoga, ngồi thiền, đi bộ để tinh thần được cân bằng và ổn định hơn. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc vận động mỗi ngày sẽ giúp gia tăng hàm lượng hormone hạnh phúc, giúp con người cảm thấy vui vẻ và hạn chế các áp lực, căng thẳng.
  • Mẹ bầu cần chủ động hơn trong việc giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh. Ngược lại, chồng và những người thân trong gia đình cũng cần dành nhiều sự quan tâm, lắng nghe để giúp người bệnh được tháo gỡ các khúc mắc trong lòng.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức hoặc làm những việc quá nặng. Trong những lúc rảnh rỗi bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim, làm đẹp hoặc tham gia vào các câu lạc bộ yêu thích,…
  • Mẹ bầu cũng có thể tìm sự đồng cảm và chia sẻ thông qua các nhóm cộng động. Tại đây sẽ có rất nhiều bà mẹ đang cùng cảnh ngộ, bạn sẽ nhận được lời khuyên hữu ích hoặc đơn giản là sự cảm thông, thấu hiểu.
  • Gia đình, đặc biệt là người chồng luôn phải đồng hành trong chặng được điều trị căn bệnh trầm cảm. Học và tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này để hỗ trợ người bệnh tốt nhất.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm khi mang thai. Phương pháp này không cần đến sự can thiệp của thuốc điều trị nên được đánh giá cao về mức độ an toàn, không gây tác dụng phụ cho mẹ và cả thai nhi.

điều trị trầm cảm khi mang thai
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai

Với phương pháp trị liệu này, người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ bệnh lý và nguyên nhân gây ra bệnh mà các chuyên gia cũng sẽ lựa chọn những liệu pháp phù hợp nhất.

Sau quá trình trị liệu tâm lý, bệnh nhân trầm cảm sẽ được hồi phục sức khỏe tự nhiên, mang lại những hiệu quả vượt trội như:

  • Người bệnh dần nhận biết được các suy nghĩ, hành vi sai lệch của chính mình, từ đó tìm ra hướng khắc phục và giải quyết chúng.
  • Chủ động hơn trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.
  • Có khả năng tự giải quyết các vấn đề khó khăn, căng thẳng của bản thân.
  • Hiểu và biết cách phòng tránh nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Người bệnh sẽ được phục hồi một cách tự nhiên, cân bằng được cảm xúc, hành vi của mình. Đồng thời có thể thay đổi những điều tiêu cực thành các hành vi, suy nghĩ tích cực.
  • Biết cách kiểm soát cảm xúc, những cơn tức giận, cáu gắt của bản thân.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Ngoài những phương pháp điều trị trên thì các loại thuốc chống trầm cảm cũng được cân nhắc áp dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai cần phải thật cẩn trọng trong quá trình điều trị bằng thuốc. Thông thường, chỉ đối với những trường hợp đặc biệt cần thiết thì các bác sĩ mới kê đơn thuốc để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh.

đang mang thai có uống thuốc trầm cảm được không
Trong một số trường hợp cần thiết, phụ nữ mang thai cũng sẽ được áp dụng biện pháp sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn thế, cơ địa của phụ nữ mang thai khá nhạy cảm do đó mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Một số loại thuốc có thể được áp dụng trong quá trình điều trị như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như tianeptine, amitriptylin,…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: sertraline fluoxetine ,fluvoxamine, citalopram, …
  • Các loại thuốc có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine: duloxetine, venlafaxine…

Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ trong quá trình điều trị trầm cảm bằng thuốc:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Không sử dụng thuốc theo đơn điều trị của bệnh nhân khác.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ
  • Nên uống thuốc vào một giờ cụ thể trong ngày.
  • Xem kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn dùng của thuốc trước khi uống.
  • Không uống bia rượu trong thời gian điều trị.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Gia đình không nên cho người bệnh tự giữ và uống thuốc. Vì nhiều khả năng họ sẽ quên hoặc từ chối việc điều trị.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu có xảy ra bất kì dấu hiệu khác lạ nào, bệnh nhân cũng cần thông báo ngay cho chuyên gia để được xử lý kịp thời.
  • Nếu đã sử dụng thuốc trong thời gian dài nhưng các triệu chứng trầm cảm không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên tìm gặp bác sĩ để được cân nhắc tăng liều hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trầm cảm khi mang thai nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển tự nhiên của thai nhi. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, gia đình cần khuyến khích mẹ bầu đến thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các bệnh viện/ phòng khám chuyên khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

ArrayArray
5/5 - (19 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *