Nguy cơ trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình cha mẹ cần quan tâm

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình là thực trạng đáng báo động hiện nay. Cha mẹ cần có sự quan tâm đúng mức để giúp con vượt qua tình trạng này. Từ đó làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.

trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Thực trạng trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Trong cuộc sống hiện đại, bất kỳ ai cũng đều phải đối mặt với những áp lực từ khó khăn, thử thách trong công việc/ học tập. Tuy nhiên, áp lực cũng có thể bắt nguồn từ chính gia đình. Áp lực gia đình đề cập đến những tác động tiêu cực từ gia đình gây ra căng thẳng, buồn chán, bi quan và lo lắng.

Con cái thường bị áp lực bởi cách giáo dục có phần hà khắc và thiếu linh hoạt của cha mẹ hoặc bởi những kỳ vọng quá cao từ gia đình. Ngoài ra, sự khác biệt về quan điểm sống giữa cha mẹ và con cái cũng vô tình tạo ra áp lực cho con khi trở về nhà.

Áp lực gia đình kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Đặc biệt là có khả năng làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt Nam thì tỷ lệ trẻ vị thành viên bị trầm cảm đang ngày càng đáng báo động, chiếm tới 26.3%. Tỷ lệ trẻ có những suy nghĩ về cái chết là 6.3%, có đến 4.6% trẻ lập kế hoạch tử tự và 5.8% số trẻ cố gắng tự tử.

Trong đó, nguyên nhân áp lực gia đình là một trong những điều đáng nói đến góp phần phát triển chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vấn đề này hiện chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra những hệ quả đáng buồn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Như đã đề cập, áp lực gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành nhân cách cũng như tâm lý của trẻ, đặc biệt là những trẻ đang bước vào độ tuổi dậy thì. Những áp lực quá mức ngày càng leo thang có thể khiến trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Dưới đây là một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình:

1. Cha mẹ thờ ơ với con cái

Có vẻ như thời đại 4.0 đang khiến cho sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái trở nên mong manh hơn. Nhiều cha mẹ bận rộn với công việc hoặc quá mải mê với mạng xã hội nên không còn thời gian để tâm sự, trò chuyện cùng con. Đôi khi họ còn quên đi cảm xúc của con và phớt lờ tình cảm mà con cái dành cho mình.

vì sao áp lực gia đình khiến trẻ bị trầm cảm
Sự thờ ơ của cha mẹ khiến cho trẻ dễ bị trầm cảm vì áp lực gia đình hơn

Điều này có thể khiến cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng bị nới rộng, không tìm thấy sự liên kết. Từ đó khiến cho trẻ trở nên biệt lập và cảm thấy cô đơn trong chính gia đình mình.

Ngoài ra, một số cha mẹ còn phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc, tài chính nên họ thường xuyên cáu gắt, tức giận và thậm chí là chửi mắng con cái. Áp lực này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ hãi, lo lắng và không muốn đối diện với cha mẹ. Lâu dần trẻ có thể phát triển chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.

2. Cha mẹ đánh giá thấp khả năng của con

Trên thực tế, sự đánh giá từ cha mẹ và người thân trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ nhận biết được giá trị của bản thân mình. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh giá thấp khả năng cũng như phủ nhận mọi nỗ lực và cố gắng của con thì cũng có thể khiến trẻ bị áp lực và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Sự hạ thấp con cái của các bậc cha mẹ còn được thể hiện thông qua những câu nói trách mắng hoặc sự thiếu tin tưởng. Điều này dần khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương và mất niềm tin vào bản thân. Trẻ sẽ dần thu mình lại, sống khép kín, ít tâm sự và một mình cố gắng chịu đựng áp lực, căng thẳng.

Ngoài ra, khi trẻ gặp rắc rối, không ít phụ huynh thay vì động viên con thì lại đổ lỗi cho trẻ, nhạo báng hay cho rằng trẻ đang nói dối. Điều này sẽ khiến cho lòng tự trọng của trẻ bị hạ thấp. Lâu dần trẻ sẽ không có đủ tự tin để làm bất cứ việc gì. Hệ quả cuối cùng là trẻ rơi vào bế tắc và trầm cảm.

3. Kỳ vọng quá cao vào con cái

Sự kỳ vọng quá cao từ gia đình cũng vô tình khiến cho con trẻ phải chịu đựng quá nhiều áp lực. Trẻ thường phải học hành quá nhiều, chạy đua với từng con số để giành điểm cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử.

Mục tiêu và kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra cho trẻ có thể khiến trẻ bị căng thẳng, lo lắng quá mức. Lâu dần còn phát triển chứng trầm cảm. Đặc biệt là khi trẻ đã cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng vẫn không đạt được kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra.

nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm do áp lực gia đình
Cha mẹ kỳ vọng quá cao vào con cái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ

4. Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe

Nguy cơ trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình sẽ có xu hướng gia tăng nếu thiếu vắng sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe từ cha mẹ. Trẻ em, nhất là những trẻ ở tuổi dậy thì cần phải nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ người lớn.

Khi bước vào độ tuổi dậy thì thì trẻ thường có nhiều nhu cầu kết bạn, yêu đương cũng như hình thành nhiều sở thích cá nhân hơn. Chính các mối quan hệ của các em cũng được cho là một vấn đề có thể gây ra áp lực khiến cho trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần.

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại không đồng cảm và lắng nghe con chia sẻ ước muốn của mình. Thậm chí không ít phụ huynh còn phản đối dữ dội khi phát hiện ra chuyện yêu đương của con cái. Từ đó dẫn đến kiểm soát con quá mức, làm gia tăng áp lực và khiến con rơi vào trầm cảm.

5. Các quan niệm cổ hủ, lạc hậu

Xã hội đang ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc. Do đó những quan niệm cổ hủ, lạc hậu từ xa xưa thường không còn phù hợp để áp dụng ở hiện tại. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh vẫn giữ lối mòn cũ trong nếp sống gia đình. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách thế hệ lớn, có thể gây mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Quan niệm cổ hủ và lạc hậu thường đi kèm với cách giáo dục con cái quá hà khắc, cứng nhắc. Từ đó làm gia tăng áp lực tinh thần cho con. Một số trẻ có xu hướng chống đối cha mẹ. Trong khi nhiều trẻ khác lại có xu hướng thu mình lại, rút lui khỏi gia đình và phát triển chứng trầm cảm.

6. Trẻ bị bạo hành, đánh đập

Vì nhiều lý do khác nhau mà có một số bậc cha mẹ thường sử dụng đòn roi và những hành vi bạo lực để dạy dỗ và răn đe con cái. Thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ chửi mắng, bạo hành và đánh đập sẽ có nhiều nguy cơ phát triển chứng trầm cảm hơn so với bình thường.

Trên thực tế, kỷ luật mang tính bạo lực hiện vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy, có đến 68.4% trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 cho biết chúng đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc bởi người chăm sóc trong gia đình.

áp lực gia đình khiến trẻ bị trầm cảm
Trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý và phát triển chứng trầm cảm nếu cha mẹ thường xuyên đánh đập, bạo hành

Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Bởi các em có hiểu biết còn hạn chế về quyền của chính mình nên không lên tiếng hay tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bạo hành, đánh đập. Sự bạo hành thường xuyên xảy ra khiến các em phải chịu nhiều áp lực, lo lắng, sợ hãi và rơi vào trạng thái trầm cảm.

7. Quan niệm về chuyện tình yêu, đồng tính

Cho đến nay, rất nhiều gia đình vẫn còn giữ tư tưởng khắt khe về chuyện tình cảm cũng như giới tính của con cái. Nhiều bậc phụ huynh cấm cản con cái yêu đương, thậm chí lựa chọn bạn đời cho con theo ý muốn của bản thân.

Ngoài ra, do khoảng cách của thế hệ mà rất nhiều bậc cha mẹ còn chưa chấp nhận được quan niệm về “đồng tính”. Nhiều người vẫn cho rằng đồng tính là một căn bệnh cần được điều trị. Điều này có thể khiến cho con cái rơi vào bế tắc do phải chịu áp lực quá lớn và dẫn tới trầm cảm.

Biểu hiện trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Tình trạng trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình thường bắt nguồn từ chính sự tấn công, đả kích từ cha mẹ hoặc người thân (có thể là vô tình hoặc hữu ý) khiến trẻ cảm thấy bị mất dần sự tự tin, trở nên chán ghét bản thân và rút lui khỏi gia đình.

Mặc dù phải đón nhận những cảm xúc tiêu cực nhưng trẻ lại không thể bày tỏ ra bên ngoài. Điều này thường khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và đơn độc trong chính mái ấm gia đình mình.

Nhiều trường hợp, trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình nhưng cha mẹ lại không thể phát hiện. Họ cho rằng đây chỉ là tính cách ngang ngạnh, ương bướng và giả vờ của con cái. Điều này khiến trẻ càng lún sâu vào cảm xúc hỗn loạn và gia tăng nguy cơ phát triển các hệ quả nghiêm trọng.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận ra trẻ đang bị trầm cảm vì áp lực gia đình:

  • Thường xuyên tức giận: Trẻ ở độ tuổi vị thành niên có thể có những cảm xúc lẫn lộn và nhất thời. Khi cảm thấy chán nản thì trẻ thường khó có được khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Do đó trẻ có thể trở nên nóng tính, tức giận, la hét hay thậm chí là đập đồ.
  • Tự ti, lòng tự trọng thấp và luôn cảm thấy bản thân vô dụng: Trẻ bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình trở nên vô vị. Trẻ có lòng tự trọng thấp và thường tự cho mình vô dụng cũng là một dấu hiệu của tình trạng trầm cảm vì áp lực gia đình.
  • Cảm thấy buồn chán không có lý do: Việc trẻ luôn giữ thái độ trầm lắng và chán nản trong mọi tình huống mà không có nguyên do thỏa đáng chính là sự phản ánh rằng trẻ đang gặp phải vấn đề về tâm lý. Lúc này cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và sát cánh bên cạnh con.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Mặc dù trẻ không phải làm việc gì nặng nhọc hay không phải học hành căng thẳng thì cảm giác mệt mỏi vẫn luôn thường trực. Thay vì trách mắng trẻ thì cha mẹ hãy đi tìm nguyên nhân khiến con trở nên như vậy.
  • Thay đổi thói quen khi ngủ: Thường thì khi mắc bệnh trầm cảm, con bạn sẽ có xu hướng mất ngủ, khó ngủ, ngủ ít hoặc có những trẻ lại ngủ quá nhiều. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn khi nhận thấy con có những sự thay đổi trong giấc ngủ.
  • Thích ở một mình: Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình thường tự động tách mình ra khỏi bạn bè, cha mẹ và người thân. Trẻ có xu hướng ít chia sẻ và không thích đi chơi. Đây là những dấu hiệu đáng báo động cho các bậc phụ huynh.
  • Mất hứng thú với mọi thứ: Trẻ em thường rất năng nổ đối với các hoạt động mà chúng yêu thích. Tuy nhiên đối với những trẻ bị trầm cảm thì chúng có thể mất hứng thú với mọi thứ, ngay cả với sở thích hay với hoạt động mà trước đây chúng rất thích thú.
  • Trở nên thèm ăn hơn: Khi có dấu hiệu trầm cảm thì không ít trẻ em tìm đến với đồ ăn thức uống giống như một cách giúp chúng giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên cách này thường không hiệu quả, hơn nữa còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Có suy nghĩ và hành vi tự tử: Đây được cho là dấu hiệu nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi trẻ mắc chứng trầm cảm vì áp lực gia đình. Cha mẹ và người thân nên chú ý đến lời nói cũng như hành vi của trẻ khi chúng liên tục đề cập đến cái chết.
dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm do áp lực gia đình
Trầm cảm vì áp lực gia đình khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán không rõ lý do

Thực tế cho thấy rằng, các biểu hiện tâm lý bất thường ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý quan sát con mình một cách tinh tế để sớm phát hiện ra những bất thường ở trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình có ảnh hưởng gì?

Trầm cảm ở trẻ em vốn dĩ đã là một căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tinh thần, cảm xúc, nhận thức và hành vi mà thậm chí còn cướp đi cả tính mạng của trẻ.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình đang là thực trạng đáng báo động hiện nay. Nguyên nhân xuất phát từ chính áp lực gia đình nên bệnh có xu hướng tiến triển tương đối nhanh nếu không sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.

Trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng rút lui khỏi gia đình và bạn bè. Các cảm xúc tiêu cực có thể khiến cho kết quả học tập ở trường giảm sút rõ rệt. Cùng với đó, điểm số thấp lại làm gia tăng thêm áp lực và khiến cho bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Không ít trẻ bị trầm cảm do áp lực từ gia đình còn thường xuyên nghĩ về cái chết và cố gắng thực hiện hành vi tự sát. Cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ nhiều hơn, quan tâm đến lời nói, cử chỉ và hành động của trẻ để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Cần làm gì khi trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình?

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình là tình trạng cần phải được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện và đồng hành cùng con trong suốt quá trình khắc phục. Bởi không dễ dàng để có thể kiểm soát các triệu chứng và khiến bệnh biến mất hoàn toàn.

Cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình điều trị trầm cảm ở trẻ khi nguyên nhân bắt nguồn từ áp lực gia đình. Cần xem xét lại cách nuôi dạy con cái, dành nhiều thời gian cho con hơn và chủ động đưa trẻ đi tham vấn tâm lý để nhận được lời khuyên phù hợp.

1. Thay đổi cách giáo dục con cái

Cách giáo dục của cha mẹ và người chăm sóc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần cũng như sự hình thành nhân cách của trẻ. Trường hợp trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình thì các bậc phụ huynh nên xem xét lại cách giáo dục đối với con cái đã phù hợp hay chưa. Từ đó sớm có sự điều chỉnh để hạn chế ảnh hưởng xấu đến con.

giúp trẻ vượt qua trầm cảm
Khi trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình, cha mẹ nên điều chỉnh lại cách giáo dục cho phù hợp

Tốt nhất không nên áp dụng cách giáo dục quá hà khắc đối với con. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ có hình thức thưởng phạt rõ ràng. Tuy nhiên tuyệt đối không được bạo lực hay chửi mắng trẻ. Đặc biệt là với những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì bởi chúng thường rất nhạy cảm.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên đặt kỳ vọng hay mục tiêu quá cao cho con mình. Nên biết khả năng của con đến đâu và động viên con cố gắng trong học tập cũng như trong mọi hoạt động. Tốt nhất nên tạo điều kiện cho con theo đuổi đam mê, hoài bão của bản thân.

2. Dành thời gian cho con nhiều hơn

Cuộc sống hiện đại với biết bao lo toan, bộn bề đã khiến cho nhiều bậc cha mẹ không có thời gian dành cho con cái. Thiếu vắng đi sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe từ cha mẹ có thể khiến cho chứng trầm cảm cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần ở con tiến triển nghiêm trọng hơn.

Để chăm sóc tốt hơn và sớm giúp con vượt qua trầm cảm vì áp lực gia đình thì cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con hơn. Khi con cần hãy luôn ở ngay đó và sẵn sàng lắng nghe con chia sẻ mọi lúc. Tuy nhiên tuyệt đối không được bắt ép con phải nói về vấn đề mà chúng không muốn. Hãy để con thoải mái chia sẻ khi mà chúng thật sự sẵn sàng.

Việc dành thời gian cho con nhiều hơn còn giúp gia tăng sự gắn kết giữa cha mẹ, con cái và các thành viên khác trong gia đình. Thỉnh thoảng bạn có thể cùng con vào bếp, làm vườn, chăm sóc thú cưng hay đến các khu vui chơi. Chính sự quan tâm từ cha mẹ là nguồn động lực lớn nhất giúp trẻ vượt qua mọi chướng ngại tâm lý.

3. Đưa trẻ đi trị liệu tâm lý

Khi phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu của chứng trầm cảm thì cha mẹ nên chủ động đưa con đi tìm gặp chuyên gia tư vấn tâm lý. Việc tham vấn tâm lý sẽ giúp cha mẹ có được cái nhìn tổng quát và chuyên sâu hơn về tình hình sức khỏe tinh thần của con.

trị liệu tâm lý cho trẻ trầm cảm
Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình cần được trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt

Để giúp trẻ sớm thoát khỏi chứng trầm cảm do áp lực gia đình thì các chuyên gia tâm lý cần căn cứ vào biểu hiện cũng như các vấn đề mà trẻ gặp phải để lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm của bệnh trầm cảm, trẻ có thể vượt qua bệnh tình mà không cần sử dụng thuốc hay điều trị chuyên sâu.

Tuy nhiên quá trình hồi phục của trẻ cần có sự hỗ trợ, quan tâm, đồng hành đúng cách từ cả người thân trong gia đình và chuyên gia tâm lý. Điều này giúp trẻ nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm. Đồng thời tìm lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống để có thể học tập và phát triển tốt hơn.

Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình. Ngoài việc xem xét và thay đổi cách giáo dục cũng như dành thêm thời gian cho con thì cần sớm đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Can thiệp điều trị sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm và trở lại cuộc sống bình thường.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *